Thuyết tỷ lệ (proportionalism) là một lý thuyết luân lý được khá nhiều thần học gia khoa bảng của Mỹ và Âu Châu tin theo. Đây là một hình thức lý luận đạo đức thường được biết dưới danh xưng thuyết hậu quả (consequentialism). Một lý thuyết luân lý được coi là theo thuyết tỷ lệ (hay hậu quả) khi dựa vào việc lượng giá theo lối so sánh lợi hại để xác định luân lý tính của các hành động. Luân lý tính của một hành động được lượng định bằng cách cân nhắc lợi ích tương đối (những điều tốt hay có giá trị) có thể có được từ một diễn tiến hành động ngược với những thiệt hại tương ứng (điều xấu) có thể có của nó. Nếu tốt nặng hơn xấu, thì hành động ấy được coi là đúng về phương diện luân lý bất kể sự kiện điều xấu hay điều ác có thể đã xẩy ra.
Trong tư duy Công Giáo, việc cầu cứu tới lối suy luận theo thuyết tỷ lệ này xẩy ra sau khi có việc làm của Ủy Ban Giáo Hoàng về Kiểm Soát Sinh Đẻ, nhưng không nhiều lắm. Thực vậy, Ủy Ban kết thúc việc làm của mình vào năm 1966. Các nhà thần học Âu Châu lúc ấy có chú ý tới thuyết tỷ lệ nhưng ý niệm này chưa nổi bật bao nhiêu.
Cho tới cuối năm 1971, các nhà thần học Mỹ vẫn còn tỏ ra dè dặt đối với nền luân lý duy hậu quả. Linh mục quá cố Richard A. McCormick, Dòng Tên, cha đẻ của thuyết tỷ lệ Mỹ và là nhà thần học nổi tiếng của Đại Học Notre-Dame, xem ra đã chạy theo tiền đề của thuyết tỷ lệ vào khoảng năm 1972. Trước đó, ngài tỏ ra lo lắng: nếu áp dụng trọn vẹn lý thuyết luân lý này, nó có thể hủy hẳn ý niệm “intrinsece malum ex objecto”(sự ác nội tại từ chính sự vật), nghĩa là một số hành động xấu ngay trong chúng, bất kể các lợi ích do hành động ấy mang lại (xem “Notes on Moral Theology” của ngài trong Theological Studies từ năm 1971).
Lo sợ của linh mục McCormick rất đúng. Phương pháp này quả đã bác bỏ các hành vi tự nó xấu và do đó bác bỏ luôn truyền thống Công Giáo là truyền thống bênh vực sự hiện hữu của chúng. Nhưng sau đó, ngài tin rằng nguyên tắc tự gọi là ưu tiên chọn lựa (preference) là điều rất chủ yếu đối với suy luận luân lý; nó khá hiển nhiên, vì nó cho rằng người ta luôn thích chọn giải pháp nào hứa hẹn tối đa điều tốt hoặc tối thiểu điều xấu, và quả là điều vô lý khi chọn giải pháp hứa hẹn đem lại tối thiểu điều tốt hay tối đa điều xấu.
Quan điểm trên dẫn người ta tới chỗ bác bỏ việc có những hành động xấu từ trong nội tại và chọn chúng sẽ không bao giờ là đúng cả. Cha McCormick công nhận rằng một vài qui tắc có tính tuyệt đối thực tiễn (practical absolutes) vì vi phạm chúng khó có thể đem lại điều tốt lớn hơn hay điều xấu nhỏ hơn (như hiếp dâm chẳng hạn). Nhưng nguyên tắc (tỷ lệ) vẫn đúng và cực kỳ hiếm họa mới có những hoàn cảnh trong đó thực hiện những việc loại này có thể là điều ít xấu hơn.
Tại sao “nguyên tắc ưu tiên chọn lựa” của McCormick lại không lành mạnh? Tại sao việc tính toán “điều tốt hơn” và “điều ít xấu hơn” lại không thể là cách thỏa đáng để hành động? Vấn đề hệ ở ý niệm này: người ta có thể tối đa hóa điều tốt, điều tốt nhân bản có thể được định lượng hóa bằng bất cứ phương thức thuận lý nào. Điều ấy vừa lầm lẫn vừa đòi hỏi một quan điểm hời hợt về sự thiện nhân bản và đời sống luân lý.
Nói một cách đơn giản, các sự thiện nhân bản trong chọn lựa luân lý không thể đo lường được. Làm sao ta đo lường được giá trị sự sống con người so với tình bạn hay nhận thức chân lý, hay làm sao tôi đo lường được giá trị sự sống của tôi so với giá trị sự sống của anh? Sự thiện nhân bản không hề có “ở ngoài kia” đâu đó để được tối đa hóa. Nó cư ngụ trong trái tim người nào biết cam kết với nó trước khi họ biểu lộ nó ra bên ngoài, và nó vẫn tồn tại ngay cả khi người này thất bại không đưa ra được bất cứ thành quả tốt đẹp nào.
Xin đơn cử một thí dụ: sự cam kết của một bà mẹ đối với phúc lợi của con mình vốn có một thực tại trong trái tim bà bất luận bà có thành công hay không trong việc phát huy phúc lợi cho con. Sự cam kết của bà đối với sự thiện của con không đơn giản chỉ dựa vào khả thể một phúc lợi có thể được thực hiện nếu mọi sự đều diễn tiến như dự trù. Sự cam kết của một người chồng đối với một người vợ bị hôn mê không phương cứu chữa cũng thế. Bỏ nàng lấy người khác có thể hứa hẹn một lợi ích lớn hơn. Vậy thì điều gì biện minh cho việc vẫn trung thành với nàng, trong nhiều năm còn lại? Chắc chắn không phải bất cứ thước đo định lượng nào về tốt hơn hay ít xấu hơn. Đúng hơn, là sự tôn kính chàng vẫn dành cho giao ước hôn nhân giữa hai người, là tình yêu của chàng dành cho vợ và cho thực tại của mối liên hệ một xương một thịt lâu bền của họ; và cho sự tốt lành của đời nàng ngay trong lúc này, tàn tật, không còn biết gì, liệt giường, ấy thế nhưng vẫn tốt lành một cách chân thực và khách quan.
Thứ đạo đức tỷ lệ cũng là thứ đạo đức nông cạn. Luân lý tính không đơn giản chỉ là “làm tốt” theo nghĩa tối đa hóa tư thế sinh lợi của sự việc trên thế giới, nhưng là làm người tốt. Mà làm người tốt đòi phải cam kết tôn kính sự thiện nhân bản như nó đang hiện hữu trong hũu thể trọn vẹn và đầy đủ của các cá nhân và cộng đoàn (được cụ thể hoá tức khắc trong sự sống thân xác, trong tình bạn, trong hôn nhân, trong sự hoà hợp với Thiên Chúa, trong nhận thức chân lý…).
Như thế, đòi hỏi căn bản của luân lý tính là: mọi yếu tố của sự thiện nhân bản phải được tôn trọng trong mọi chọn lựa của ta, cho dù hành động ngược lại có thể hứa hẹn nhiều lợi ích đo lường được. Nếu biết hành động lối này, ta sẽ lên khuôn ý chí ta và chính ta biết tôn kính sự thiện. Đức Gioan Phaolô II từng viết rằng “hành vi nhân bản là hành vi luân lý vì chúng nói lên và xác định ra sự thiện hay sự ác của cá nhân thực hiện chúng. Chúng không tạo ra sự thay đổi chỉ trong tình trạng sự vật ở bên ngoài con người, nhưng trong mức độ chọn lựa tự do, chúng đem lại một định nghĩa luân lý cho người thực hiện chúng, nói lên các đặc điểm tâm linh sâu sắc của họ” ("Veritatis Splendor" số 71).
Thiếu sót sau cùng được coi là trầm trọng nhất của thuyết tỷ lệ là việc nó chủ trương rằng ta có thể thực hiện trước việc lượng giá so sánh để thấy điều tốt và điều xấu thuần (net good and bad) do một diễn trình hành động hứa hẹn. Nhưng để làm việc này, người ta cần phải nhìn được tương lai, phải vào được cả lãnh vực của quan phòng. Một tham vọng như thế cũng không kém ảo tưởng hơn việc đi tìm thuốc trường sinh kiểu Tần Thủy Hoàng. Việc phân tích luân lý bề ngoài xem ra khách quan của thuyết tỷ lệ nhất thiết phải thiên vị một số hậu quả được nó phóng chiếu hơn các hậu quả khác, đặc biệt là những hậu quả thúc bách nhất đối với xúc cảm của người chọn lựa, nhất định sẽ giảm thiểu thành quả theo sở thích chủ quan của họ.
Nghịch lý thay, trước đó, linh mục McCormick còn sử dụng suy luận trên tốt hơn ta: “Nhưng ai có thể tự tin đưa ra một phán đoán như thế? Một cá nhân? Ít khi lắm. Xem ra cần phải có một sự sáng suốt mà ít người trần có thể có được, một sự sáng có thể làm tê liệt quyết định trong hầu hết mọi trường hợp. Thí dụ, một cá nhân sẽ nói được gì về việc liệu việc phá thai hiện nay, xét về lâu về dài, sẽ phá hoại hay cổ vũ giá trị sự sống bà mẹ và thai nhi? Điều này đặc biệt đúng nếu cá nhân trong cuộc bị đe dọa nhiều khiến phải phá thai và do đó chú trọng nhiều vào sự bế tắc tức khắc hơn là những đe dọa về lâu về dài” (Notes On Moral Theology 1965 Through 1980, Washington, D.C.: University Press of America, 1981, tr. 319; cũng nên xem John Paul II trong Veritatis Splendor, số 77).
Nếu một loại hành động nào luôn luôn hủy diệt, làm hư hại hay ngăn cản một yếu căn bản nào đó của sự thiện nhân bản, thì không một việc xếp hạng thành quả theo tỷ lệ nào có thể biến hành động ấy thành nhất quán với sự triển nở toàn diện của con người. Cố ý chọn hành động ấy sẽ làm ta ra xấu. Đó chính là lý do tại sao Đức Gioan Phaolô II dạy trong "Veritatis Splendor" rằng thuyết tỷ lệ vừa không lành mạnh vừa không thích đáng được dùng trong lý luận đạo đức Công Giáo (các số 76, 79).
Theo E. Christian Brugger, Giáo Sư Thần Học Luân Lý tại Chủng Viện Thánh John Vianney, Denver, Colorado, Zenit 27 tháng 7, 2011.
Trong tư duy Công Giáo, việc cầu cứu tới lối suy luận theo thuyết tỷ lệ này xẩy ra sau khi có việc làm của Ủy Ban Giáo Hoàng về Kiểm Soát Sinh Đẻ, nhưng không nhiều lắm. Thực vậy, Ủy Ban kết thúc việc làm của mình vào năm 1966. Các nhà thần học Âu Châu lúc ấy có chú ý tới thuyết tỷ lệ nhưng ý niệm này chưa nổi bật bao nhiêu.
Cho tới cuối năm 1971, các nhà thần học Mỹ vẫn còn tỏ ra dè dặt đối với nền luân lý duy hậu quả. Linh mục quá cố Richard A. McCormick, Dòng Tên, cha đẻ của thuyết tỷ lệ Mỹ và là nhà thần học nổi tiếng của Đại Học Notre-Dame, xem ra đã chạy theo tiền đề của thuyết tỷ lệ vào khoảng năm 1972. Trước đó, ngài tỏ ra lo lắng: nếu áp dụng trọn vẹn lý thuyết luân lý này, nó có thể hủy hẳn ý niệm “intrinsece malum ex objecto”(sự ác nội tại từ chính sự vật), nghĩa là một số hành động xấu ngay trong chúng, bất kể các lợi ích do hành động ấy mang lại (xem “Notes on Moral Theology” của ngài trong Theological Studies từ năm 1971).
Lo sợ của linh mục McCormick rất đúng. Phương pháp này quả đã bác bỏ các hành vi tự nó xấu và do đó bác bỏ luôn truyền thống Công Giáo là truyền thống bênh vực sự hiện hữu của chúng. Nhưng sau đó, ngài tin rằng nguyên tắc tự gọi là ưu tiên chọn lựa (preference) là điều rất chủ yếu đối với suy luận luân lý; nó khá hiển nhiên, vì nó cho rằng người ta luôn thích chọn giải pháp nào hứa hẹn tối đa điều tốt hoặc tối thiểu điều xấu, và quả là điều vô lý khi chọn giải pháp hứa hẹn đem lại tối thiểu điều tốt hay tối đa điều xấu.
Quan điểm trên dẫn người ta tới chỗ bác bỏ việc có những hành động xấu từ trong nội tại và chọn chúng sẽ không bao giờ là đúng cả. Cha McCormick công nhận rằng một vài qui tắc có tính tuyệt đối thực tiễn (practical absolutes) vì vi phạm chúng khó có thể đem lại điều tốt lớn hơn hay điều xấu nhỏ hơn (như hiếp dâm chẳng hạn). Nhưng nguyên tắc (tỷ lệ) vẫn đúng và cực kỳ hiếm họa mới có những hoàn cảnh trong đó thực hiện những việc loại này có thể là điều ít xấu hơn.
Tại sao “nguyên tắc ưu tiên chọn lựa” của McCormick lại không lành mạnh? Tại sao việc tính toán “điều tốt hơn” và “điều ít xấu hơn” lại không thể là cách thỏa đáng để hành động? Vấn đề hệ ở ý niệm này: người ta có thể tối đa hóa điều tốt, điều tốt nhân bản có thể được định lượng hóa bằng bất cứ phương thức thuận lý nào. Điều ấy vừa lầm lẫn vừa đòi hỏi một quan điểm hời hợt về sự thiện nhân bản và đời sống luân lý.
Nói một cách đơn giản, các sự thiện nhân bản trong chọn lựa luân lý không thể đo lường được. Làm sao ta đo lường được giá trị sự sống con người so với tình bạn hay nhận thức chân lý, hay làm sao tôi đo lường được giá trị sự sống của tôi so với giá trị sự sống của anh? Sự thiện nhân bản không hề có “ở ngoài kia” đâu đó để được tối đa hóa. Nó cư ngụ trong trái tim người nào biết cam kết với nó trước khi họ biểu lộ nó ra bên ngoài, và nó vẫn tồn tại ngay cả khi người này thất bại không đưa ra được bất cứ thành quả tốt đẹp nào.
Xin đơn cử một thí dụ: sự cam kết của một bà mẹ đối với phúc lợi của con mình vốn có một thực tại trong trái tim bà bất luận bà có thành công hay không trong việc phát huy phúc lợi cho con. Sự cam kết của bà đối với sự thiện của con không đơn giản chỉ dựa vào khả thể một phúc lợi có thể được thực hiện nếu mọi sự đều diễn tiến như dự trù. Sự cam kết của một người chồng đối với một người vợ bị hôn mê không phương cứu chữa cũng thế. Bỏ nàng lấy người khác có thể hứa hẹn một lợi ích lớn hơn. Vậy thì điều gì biện minh cho việc vẫn trung thành với nàng, trong nhiều năm còn lại? Chắc chắn không phải bất cứ thước đo định lượng nào về tốt hơn hay ít xấu hơn. Đúng hơn, là sự tôn kính chàng vẫn dành cho giao ước hôn nhân giữa hai người, là tình yêu của chàng dành cho vợ và cho thực tại của mối liên hệ một xương một thịt lâu bền của họ; và cho sự tốt lành của đời nàng ngay trong lúc này, tàn tật, không còn biết gì, liệt giường, ấy thế nhưng vẫn tốt lành một cách chân thực và khách quan.
Thứ đạo đức tỷ lệ cũng là thứ đạo đức nông cạn. Luân lý tính không đơn giản chỉ là “làm tốt” theo nghĩa tối đa hóa tư thế sinh lợi của sự việc trên thế giới, nhưng là làm người tốt. Mà làm người tốt đòi phải cam kết tôn kính sự thiện nhân bản như nó đang hiện hữu trong hũu thể trọn vẹn và đầy đủ của các cá nhân và cộng đoàn (được cụ thể hoá tức khắc trong sự sống thân xác, trong tình bạn, trong hôn nhân, trong sự hoà hợp với Thiên Chúa, trong nhận thức chân lý…).
Như thế, đòi hỏi căn bản của luân lý tính là: mọi yếu tố của sự thiện nhân bản phải được tôn trọng trong mọi chọn lựa của ta, cho dù hành động ngược lại có thể hứa hẹn nhiều lợi ích đo lường được. Nếu biết hành động lối này, ta sẽ lên khuôn ý chí ta và chính ta biết tôn kính sự thiện. Đức Gioan Phaolô II từng viết rằng “hành vi nhân bản là hành vi luân lý vì chúng nói lên và xác định ra sự thiện hay sự ác của cá nhân thực hiện chúng. Chúng không tạo ra sự thay đổi chỉ trong tình trạng sự vật ở bên ngoài con người, nhưng trong mức độ chọn lựa tự do, chúng đem lại một định nghĩa luân lý cho người thực hiện chúng, nói lên các đặc điểm tâm linh sâu sắc của họ” ("Veritatis Splendor" số 71).
Thiếu sót sau cùng được coi là trầm trọng nhất của thuyết tỷ lệ là việc nó chủ trương rằng ta có thể thực hiện trước việc lượng giá so sánh để thấy điều tốt và điều xấu thuần (net good and bad) do một diễn trình hành động hứa hẹn. Nhưng để làm việc này, người ta cần phải nhìn được tương lai, phải vào được cả lãnh vực của quan phòng. Một tham vọng như thế cũng không kém ảo tưởng hơn việc đi tìm thuốc trường sinh kiểu Tần Thủy Hoàng. Việc phân tích luân lý bề ngoài xem ra khách quan của thuyết tỷ lệ nhất thiết phải thiên vị một số hậu quả được nó phóng chiếu hơn các hậu quả khác, đặc biệt là những hậu quả thúc bách nhất đối với xúc cảm của người chọn lựa, nhất định sẽ giảm thiểu thành quả theo sở thích chủ quan của họ.
Nghịch lý thay, trước đó, linh mục McCormick còn sử dụng suy luận trên tốt hơn ta: “Nhưng ai có thể tự tin đưa ra một phán đoán như thế? Một cá nhân? Ít khi lắm. Xem ra cần phải có một sự sáng suốt mà ít người trần có thể có được, một sự sáng có thể làm tê liệt quyết định trong hầu hết mọi trường hợp. Thí dụ, một cá nhân sẽ nói được gì về việc liệu việc phá thai hiện nay, xét về lâu về dài, sẽ phá hoại hay cổ vũ giá trị sự sống bà mẹ và thai nhi? Điều này đặc biệt đúng nếu cá nhân trong cuộc bị đe dọa nhiều khiến phải phá thai và do đó chú trọng nhiều vào sự bế tắc tức khắc hơn là những đe dọa về lâu về dài” (Notes On Moral Theology 1965 Through 1980, Washington, D.C.: University Press of America, 1981, tr. 319; cũng nên xem John Paul II trong Veritatis Splendor, số 77).
Nếu một loại hành động nào luôn luôn hủy diệt, làm hư hại hay ngăn cản một yếu căn bản nào đó của sự thiện nhân bản, thì không một việc xếp hạng thành quả theo tỷ lệ nào có thể biến hành động ấy thành nhất quán với sự triển nở toàn diện của con người. Cố ý chọn hành động ấy sẽ làm ta ra xấu. Đó chính là lý do tại sao Đức Gioan Phaolô II dạy trong "Veritatis Splendor" rằng thuyết tỷ lệ vừa không lành mạnh vừa không thích đáng được dùng trong lý luận đạo đức Công Giáo (các số 76, 79).
Theo E. Christian Brugger, Giáo Sư Thần Học Luân Lý tại Chủng Viện Thánh John Vianney, Denver, Colorado, Zenit 27 tháng 7, 2011.