Sự thay đổi trong khung cảnh chính trị xã hội hiện đang ảnh hưởng tới cái hiểu truyền thống của Công Giáo về luật pháp, chủ quyền quốc gia, chiến tranh, ích chung và nhất là các đe dọa cũng như thực tại khủng bố ngày một gia tăng. Mục tiêu của bài này là trình bày một số nét chính yếu của giáo huấn xã hội Công Giáo liên quan tới các vấn đề này trong hơn 100 năm qua, đồng thời cho thấy những vấn đề đang làm đau đầu cần được nghiên cứu thêm của giáo huấn này.
Câu hỏi đầu tiên là: tại sao Giáo Hội Công Giáo cổ vũ luật quốc tế? Tại sao luật quốc gia mà thôi không đủ? Phải hiểu luật quốc tế ra sao và đâu là những giới hạn của luật này?
Mục đích của luật: ích chung
Theo lý thuyết của Thánh Tôma Aquinô, và truyền thống cổ điển được ngài dựa vào, triết lý chính trị Công Giáo dạy rằng mục đích của mọi luật lệ, và của mọi thẩm quyền công cộng có nhiệm vụ công bố và áp dụng nó, là ích chung. Bên trên ích riêng và quyền lợi đặc thù của cá nhân, có ích chung của cả cộng đồng.
Ích chung này không phải là lợi ích của tập thể hay nhà nước trừu tượng, cũng không phải chỉ là tổng số các ích riêng của các cá nhân hợp lại, mà đúng hơn, là ích lợi của mọi người cả trong tư cách cá nhân lẫn trong tư cách hữu thể xã hội trong tương quan với người khác.
Học thuyết xã hội Công Giáo định nghĩa ích chung là “tổng số các điều kiện xã hội giúp người ta, trong tư cách nhóm hay trong tư cách cá nhân, đạt được sự trọn hảo của họ một cách đầy đủ và dễ dàng hơn” (xem Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, số 1906). Luật pháp và thẩm quyền công cộng có sứ mệnh chuyên biệt phải bảo đảm các điều kiện xã hội ấy vì lợi ích của mọi người.
Toàn bộ các điều kiện bao hàm trong ích chung ấy có thể phân chia thành 3 loại thành tố: tôn trọng phẩm giá con người vì là con người và bảo vệ cũng như thoả mãn các quyền lợi của họ, phúc lợi xã hội và phát triển nhóm (thịnh vượng vật chất, sức khỏe, giáo dục, văn hóa v.v…), hòa bình: ổn định và an ninh trong một trật tự công chính.
Ích chung phổ quát
Ích chung không chỉ hiện hữu trên bình diện nhà nước hay quốc gia mà thôi, mà còn trên bình diện của mọi nhóm hay cộng đồng nhân bản. Do đó, ta có thể nói tới ích chung của gia đình, của cộng đồng địa phương, của nhà nước và quốc gia và của bất cứ nhóm nhân bản nào chen vào giữa các thực thể ấy. Mặt khác, cùng với các ích chung đặc thù của những nhóm nhân bản khác nhau này, ta còn có thể nói tới ích chung phổ quát của tòa thể gia đình nhân loại.
Làm thế nào có thể có thứ ích chung phổ quát này? Điều gì có thể giữ cho các lợi ích đặc thù của những thành viên mạnh hơn của xã hội, bất luận là cá nhân, quốc gia hay bất cứ định chế xã hội hay kinh tế nào, khỏi lấn lướt lợi ích của các thành viên yếu hơn?
Giáo Hội Công Giáo đề ra hai giải pháp cho vấn đề này, một thuộc bình diện nhân đức, một thuộc bình diện cơ cấu.
Liên Đới
Giải pháp thứ nhất thuộc bình diện đạo đức có tên là liên đới. Trong thông điệp “Sollicitudo Rei Socialis” năm 1987, Đức Gioan Phaolô II viết rằng: sự liên lập ngày càng lớn mạnh về kinh tế, văn hóa và tôn giáo, từng lên đặc điểm cho thế giới hiện đại, đã tạo ra một phạm trù luân lý tương hợp với nhân đức liên đới.
Ngài viết thêm: liên đới “không phải là lòng cảm thương mơ hồ hay niềm đau lòng nông cạn trước các bất hạnh của quá nhiều người, cả gần lẫn xa. Trái lại, nó là một quyết tâm vững mạnh và kiên trì nhất định dấn thân cho ích chung; điều này muốn nói tới ích lợi của mọi và của mỗi cá nhân, vì tất cả chúng ta, ai cũng có trách nhiệm đối với mọi người” (số 38).
Cho nên, liên đới, trong tư cách một nhân đức, thúc đẩy con người và cộng đồng nhân bản mở rộng chân trời quan tâm luân lý của mình, nhìn quá bên kia các quyền lợi cá nhân để bao gồm luôn nhu cầu của các cá nhân và các nhóm khác và hành động bằng cách nghĩ tới các quyền lợi của họ.
Dù mọi người phải vun đắp nhân đức này, nhưng nó đặc biệt quan yếu đối với những ai đảm nhiệm thẩm quyền công cộng hay những ai có ảnh hưởng đối với hoàn cảnh người khác. Dù thẩm quyền công cộng là chủ thể đầu hết có trách nhiệm đối với các công dân của mình, tức là phần nhân loại được trao phó cho mình, nhưng trách nhiệm này không có tính độc hữu. Nhà cầm quyền công cộng phải mở rộng phạm vi quan tâm của mình đối với toàn thể nhân loại. Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo số 1941 đã long trọng tuyên bố rằng: “tình liên đới quốc tế là đòi hỏi của trật tự luân lý”.
Ở đâu tình liên đới được thẩm thấu và thực hành, ở đấy, căng thẳng giữa các quốc gia và dân tộc sẽ giảm thiểu và ích chung phổ quát được phát huy.
Luật quốc tế
Giải pháp thứ hai, thuộc bình diện cơ cấu, do Giáo Hội Công Giáo đề ra, là phải bảo đảm để ích chung phổ quát trở thành nền pháp trị quốc tế.
Mọi cộng đồng nhân bản cần một thẩm quyền và một nền pháp trị "supra partes" (siêu phe phái) để quản trị nó và để phục vụ ích chung một cách vô vị lợi. Trong khi ta có thẩm quyền chính trị để phục vụ ích chung đặc thù của từng quốc gia, thì hiện vẫn chưa có một thẩm quyền như thế để phục vụ ích chung phổ quát của toàn thể cộng đồng thế giới. Mặt khác, không một quốc gia đơn độc hay một nhóm quốc gia nào có thể đảm nhiệm việc này.
Trong thông điệp "Pacem in Terris" năm 1963, Đức Gioan XXIII viết rằng: “Ngày nay, ích chung phổ quát đặt ra nhiều vấn đề có chiều kích thế giới, mà ta không thể xử lý hay giải quyết một cách thỏa đáng nếu không có các cố gắng của một thẩm quyền công cộng được trao quyền rộng rãi, có cơ cấu và phương tiện cũng kích cỡ: nghĩa là, một thẩm quyền công cộng có tư thế hành động một cách hữu hiệu trên bình diện toàn thế giới. Cho nên, chính trật tự luân lý đòi phải thiết lập ra một hình thức thẩm quyền công cộng như vậy” (số 137).
Sự hợp tác quốc tế, thẩm quyền công cộng hay nền pháp trị quốc tế này có thể mặc nhiều hình thức thực tiễn khác nhau. Huấn quyền của Giáo Hội không muốn chỉ rõ việc cần phải thiết lập ra thứ cơ cấu nào. Con đường dẫn tới sự hợp tác lớn hơn về luật pháp giữa các dân tộc nhất thiết đòi phải vượt qua nhiều trở ngại, như ý niệm cho rằng các cơ quan quốc tế nào thì cũng, có khi còn hơn là đàng khác, chịu lệ thuộc các cuộc vận động hành lang hay các quyền lợi cá biệt như các quốc gia thành viên mà thôi. Cũng không phải là chuyện họa hiếm khi nhiều người cho rằng ai thì cũng tin tưởng chính phủ riêng của mình hơn là một cơ quan quốc tế.
Ngoài ra, cả trên bình diện quốc tế nữa, Giáo Hội cũng nhấn mạnh tới nguyên tắc có tính chủ yếu là phụ đới, tức nguyên tắc định rằng “cộng đồng cao hơn không được can thiệp vào sinh hoạt nội bộ của một cộng đồng nhỏ hơn, tước mất các chức năng của cộng đồng này, nhưng đúng hơn, phải hỗ trợ cộng đồng nhỏ hơn này khi cần, giúp nó phối trí hoạt động của nó với các hoạt động của các thành phần khác trong xã hội, luôn nhằm ích chung”. Lần đầu tiên được Đức Piô XI phát biểu rõ như hình thức hiện nay, nguyên tắc này đã tạo nên phần chủ yếu trong quan điểm Kitô Giáo về trật tự xã hội.
Do đó, bất cứ luật lệ hay thẩm quyền quốc tế nào cũng phải có tính bao gồm hay “xâm lấn” sinh hoạt nội bộ các quốc gia, nhưng đồng thời phải nghiêm khắc tự hạn chế trong các phạm vi sinh hoạt mà các quốc gia thành viên, trên thực tế, không thể quản trị một cách hữu hiệu được. Chủ quyền các quốc gia không bị thiệt hại do các cơ cấu luật lệ quốc tế hung hãn gây ra.
Một số phạm vi chuyên biệt của luật quốc tế
Trong thế kỷ trước, huấn quyền Giáo Hội nại tới nhu cầu luật quốc tế và thẩm quyền công cộng siêu quốc gia chủ yếu vì ngữ cảnh của 2 mục tiêu thực tế sau đây: (1) để làm trọng tài và giúp giải quyết trong hòa bình các cuộc tranh chấp quốc tế, (2) để phối hợp các cố gắng phát triển kinh tế khắp thế giới. Cả hai mục tiêu này đều là thành phần tạo ra ích chung phổ quát.
Phạm vi quan tâm thứ nhất phát sinh từ lịch sử tranh chấp vũ trang lâu dài, và nhất là lịch sử đắng cay của cuộc tắm máu trong thế kỷ 20. Dù việc sử dụng chiến tranh làm phương tiện giải quyết các bất đồng quốc tế hay để sửa chữa các bất công quốc tế, trên nguyên tắc, chưa bao giờ bị loại bỏ, nhưng Giáo Hội vẫn cho rằng chỉ nên làm thế sau khi không còn phương tiện nào khác.
Giáo Hội khuyên mọi dân tộc trên thế giới tìm kiếm các giải pháp có tính lâu dài cho các cuộc tranh chấp mà không cần phải sử dụng chiến tranh. Trong thông điệp "Centesimus Annus" năm 1991, Đức Gioan Phaolô II viết ở số 52 rằng: “Sau cùng đã tới lúc, tại mỗi quốc gia cá biệt, hệ thống hận thù hay trả thù riêng tư đã nhường chỗ cho pháp trị thế nào, thì một bước tiến tương tự như thế cũng cần phải có ngay tại cộng đồng quốc tế”.
Vì ích chung phổ quát bao gồm sự an ninh và sự ổn định của một trật tự xã hội quốc tế công chính, nên ta cần phải đưa ra các biện pháp sáng tạo để làm cho việc hợp tác giữa các quốc gia được dễ dàng cũng như tạo ra các cơ cấu để bảo đảm một nền hòa bình lâu dài.
Về phương diện này, Đức Gioan Phaolô II, ở số 27 của cùng thông điệp, đã viết rằng: “Điều cần là phải có các biện pháp cụ thể để tạo ra hay củng cố các cơ cấu quốc tế có khả năng can thiệp bằng cách làm trọng tài cho các cuộc tranh chấp giữa các dân tộc, để mỗi dân tộc có thể duy trì được quyền lợi riêng của mình mà vẫn đạt được thỏa hiệp công chính cũng như các giải pháp hoà bình liên hệ tới quyền lợi các dân tộc khác”.
Phát triển và liên đới kinh tế
Phạm vi thực tế thứ hai khiến Giáo Hội liên tiếp đòi phải có các cơ cấu luật lệ quốc tế là lãnh vực phát triển kinh tế. Trong khi tại các quốc gia mở mang, người ta đã có các cơ cấu luật lệ để bảo vệ quyền lợi công nhân và qui trách nhiệm cho các xí nghiệp kinh tế, thì tại các quốc gia kém mở mang, các cơ cấu như thế thường không có, khiến các công nhân của họ trở thành mồi ngon cho giới kinh doanh vô lương tâm tha hồ bóc lột.
Chính việc giao thương quốc tế cũng đòi phải có các cơ cấu và thẩm quyền luật pháp có khả năng giải quyết các bất công. Ngoài ra, một số quốc gia thực tế bị loại ra ngoài việc phát triển vì không đem lại một cơ hội béo bở nào về thị trường và do đó, không nhận được đầu tư và giao thương.
Đức Gioan Phaolô II đã tóm lược các ưu tư đó trong thông điệp "Centesimus Annus". Ở số 58, ngài viết rằng: “Ngày nay, ta đang đối diện với điều được mệnh danh là ‘hoàn cầu hóa’ nền kinh tế, một hiện tượng ta không nên làm ngơ, vì nó đem lại nhiều cơ may phi thường tạo ra thịnh vượng lớn hơn. Tuy nhiên, người ta càng ngày càng nhận thấy rằng việc quốc tế hóa nền kinh tế mỗi ngày một gia tăng này cần phải được đi đôi với những cơ quan quốc tế hữu hiệu để giám sát và điều hướng nền kinh tế nhằm phục vụ ích chung, điều mà các quốc gia riêng rẽ, dù cho hùng cường nhất trên thế giới, cũng khó lòng thực hiện được. Để đạt được điều đó, người ta cần có sự phối hợp nhiều hơn giữa các quốc gia hùng mạnh, và trong các cơ quan quốc tế này, quyền lợi của toàn bộ gia đình nhân loại phải có đại diện đồng đều”.
Cũng trong thông điệp ấy, Đức Gioan Phaolô II so sánh vai trò qui định của luật buôn bán quốc gia với vai trò qui định của các luật lệ cần thiết cho việc điều hướng các thị trường quốc tế. Ở số 52, ngài viết: “Như trách nhiệm tập thể phải tránh chiến tranh thế nào, thì cũng cần phải có trách nhiệm tập thể để cổ xúy phát triển như vậy. Trong các xã hội cá thể, người ta thấy có thể và nên tổ chức một nền kinh tế vững chắc để điều hướng việc vận hành của thị trường nhằm phục vụ ích chung thế nào, thì trên bình diện quốc tế, người ta cũng có nhu cầu tương tự phải có sự can thiệp thỏa đáng như vậy”.
Giờ đây, với những nguyên tắc tổng quát của giáo huấn xã hội Công Giáo trong đầu như thế, ta có thể lưu ý tới vấn đề chuyên biệt hiện đang làm ta ưu tư liên quan tới vai trò của luật quốc tế trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế, nhất là vấn đề khủng bố quốc tế. Muốn thế, ta cần xem sét một số đặc điểm chuyên biệt của tình hình thế giới hiện nay.
“Những điều mới mẻ” hiện nay
Dù các quan tâm đối với vấn đề công bằng xã hội vốn đi đôi với sứ mệnh của Giáo Hội ngay từ những ngày đầu tiên, nhưng giáo huấn xã hội Công Giáo, như ta hiểu hiện nay, chỉ chính thức bắt đầu với thông điệp “Rerum Novarum” (những điều mới mẻ) năm 1891 của Đức Lêô XIII.
Cái tựa đề gợi hình “Những Điều Mới Mẻ” liên tiếp được các vị Giáo Hoàng kế tiếp Đức Lêô XIII trưng dẫn làm lời kêu gọi phải liên tục đọc lại giáo huấn xã hội Công Giáo dưới ánh sáng các thực tại xã hội, chính trị và kinh tế hiện thời. Trong tinh thần của truyền thống lành mạnh này, đâu là một số những điều mới mẻ hiện nay có liên quan tới vấn đề luật quốc tế và hòa bình?
Tài liệu có tính nền tảng của huấn quyền bàn đến các vấn đề này là hiến chế mục vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay, tức hiến chế “Gaudium et Spes”. Văn kiện này nói tới vai trò của người giáo dân Công Giáo trong việc tin mừng hóa trật tự trần thế để các thành tố khác nhau của xã hội mỗi ngày một hành động phù hợp hơn với các đòi hỏi của ích chung.
Văn kiện trên được Đức Phaolô VI công bố ngày 7 tháng 12 năm 1965 giữa cao điểm của Chiến Tranh Lạnh, 20 năm sau khi Thế Chiến II kết thúc, 15 năm sau khi nổ ra Chiến Tranh Triều Tiên, 9 năm sau khi Thủ Tướng Xô Viết Nikita Khrushchev nện giầy trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc và hét vào tai đại diện Hoa Kỳ: “Bọn tao sẽ chôn sống bọn bay!” và chỉ sau 4 năm cuộc khủng hoảng hoả tiễn ở Cuba.
Lúc đó, sợ hãi đang lởn vởn quanh việc chạy đua vũ khí hạch nhân giữa các siêu cường, và đối với nhiều người dường như chỉ còn một giải pháp duy nhất tránh được chiến tranh là chiến tranh toàn diện để tiêu diệt lẫn nhau hầu cho không còn bên thua bên thắng. Nếu ta đọc văn kiện này một cách cẩn thận, ta sẽ thấy nhiều tuyên bố của Giáo Hội lúc đó và sau đó đều xoay quanh những nỗi sợ hãi có cơ sở ấy.
"Gaudium et Spes" ở số 80 khẳng định rằng “nỗi kinh hoàng và tính xấu xa của chiến tranh đã được khuếch đại mênh mông do việc chất thêm vũ khí khoa học. Vì các hành động chiến tranh với sự tham dự của các vũ khí này có thể gây ra những cuộc tiêu diệt hàng loạt và bất phân biệt, vượt rất xa các giới hạn của việc phòng vệ chính đáng”.
Đúng thế, văn kiện viết tiếp, nếu các loại trang bị hiện đang nằm trong kho vũ khí của các siêu cường được sử dụng đầy đủ, thì “một vụ sát hại hầu như toàn diện và song phương, bên này gây cho bên kia, chắc chắn sẽ diễn ra”.
Văn kiện kết luận: “Tất cả những xem sét ấy buộc chúng ta phải lượng giá chiến tranh với một thái độ hoàn toàn mới mẻ”. Các xem sét này theo sát thông điệp “Pacem in Terris” năm 1963, trong đó Đức Gioan XXIII viết ở số 127 như sau: “Như thế, trong thời đại vốn huênh hoang về sức mạnh nguyên tử của mình này, sẽ không còn hợp lý chút nào khi chủ trương rằng chiến tranh là phương thế chính đáng để sửa chữa các vi phạm công lý”.
Thần học luân lý Công Giáo, theo truyền thống, vẫn phân biệt giữa luân lý tính của việc tham chiến ("ius ad bellum") và tác phong luân lý khi tham chiến ("ius in bello"). Ấy thế nhưng người ta có lý khi tự hỏi tham chiến có bao giờ còn được biện minh về luân lý hay không khi tác phong luân lý lúc tham chiến đã trở thành bất khả do bản chất các vũ khí sử dụng.
Các tiêu chuẩn luân lý dùng để lượng giá tác phong trong chiến tranh ("in bello") bao gồm nguyên tắc phân biệt, qua đó, người ta phải phân biệt đầy đủ giữa người chiến đấu và thường dân, và nguyên tắc tương xứng (proportionality), qua đó, sức mạnh sử dụng phải tương xứng với mục đích tìm kiếm. Với việc xuất hiện vũ khí hạch nhân cực mạnh, hai tiêu chuẩn này không thể nào được áp dụng nữa.
Dù những tuyên bố như thế chắc chắn phản ảnh tâm tư và sự sợ hãi của thời ấy, nhưng hậu quả sâu xa của vũ khí hiện đại vẫn khiến chúng ta âu lo hiện nay. Năm 1991, 2 năm sau ngày Bức Tường Bá Linh xụp đổ, Đức Gioan Phaolô II viết trong thông điệp “Centesimus Annus” số 51 rằng: “Dễ dàng nhận thấy rằng sức mạnh khiếp đảm của các phương tiện hủy diệt, một phương tiện mà ngay các nước cỡ trung và cỡ nhỏ cũng có được, và các liên hệ gần gũi hơn bao giờ hết giữa các dân tộc trên khắp thế giới làm người ta rất khó hay hầu như không thể giới hạn được các hậu quả của tranh chấp”
Ấy thế nhưng trong các suy tư hiện nay về lý thuyết chiến tranh chính nghĩa, ta cần thêm việc người ta càng ngày càng phát triển các loại vũ khí chính xác hơn. Kinh nghiệm gần đây cho thấy các tiến bộ trong lãnh vực này làm cho các cuộc chiến tranh có giới hạn có thể có cũng như các cuộc tấn công có phân biệt đánh vào các mục tiêu quân sự có tính chiến lược với ít tử vong cho thường dân và ít thiệt hại cho tài sản hơn.
Những phát triển quân sự như thế vẫn không có cách nào làm giảm các cam kết không lay chuyển của chúng ta đối với hòa bình, nhưng khi khách quan lượng định một hành động quân sự, thiết nghĩ nên chú ý đến khía cạnh này.
Khổ một điều, song song với các tiến bộ kỹ thuật nhằm giới hạn các hậu quả chiến tranh như trên, một “điều mới mẻ” thứ hai lại đã xuất hiện khiến mọi người đang hết sức lo âu: việc gia tăng sử dụng và qui mô các cuộc tấn công khủng bố. Các vụ tấn công của khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 vào Hoa Kỳ và cuộc đặt bom mấy năm sau đó ở Madrid là hai điển hình rõ nhất của cuộc đe dọa thực sự mà chủ nghĩa khủng bố quốc tế đang áp đặt lên nền văn minh hiện đại. Nỗi sợ hãi và sự mất an toàn phát sinh nơi thường dân do những thảm họa này gây ra đã vượt quá mọi ước tính, ấy là chưa kể tới các hậu quả gây cho các người du hành xa cũng như việc gia tăng căng thẳng nơi các sắc tộc và tôn giáo.
Các đặc điểm chuyên biệt của chủ nghĩa khủng bố hiện đại so với chiến tranh cổ điển giữa các quốc gia với nhau chắc chắn đòi giáo huấn xã hội Công Giáo phải đưa ra các suy nghĩ và áp dụng mới. Có điều đứng trước đe dọa quốc tế mới này, sự hợp tác quốc tế càng trở nên quan yếu hơn trong khi quyền các quốc gia được tự vệ chính đáng phải được nhất quán tôn trọng.
Theo Cha Thomas D. Williams, Terrorism and International Law, Catholic Perspective, © 2004, Innovative Media, Inc.
Câu hỏi đầu tiên là: tại sao Giáo Hội Công Giáo cổ vũ luật quốc tế? Tại sao luật quốc gia mà thôi không đủ? Phải hiểu luật quốc tế ra sao và đâu là những giới hạn của luật này?
Mục đích của luật: ích chung
Theo lý thuyết của Thánh Tôma Aquinô, và truyền thống cổ điển được ngài dựa vào, triết lý chính trị Công Giáo dạy rằng mục đích của mọi luật lệ, và của mọi thẩm quyền công cộng có nhiệm vụ công bố và áp dụng nó, là ích chung. Bên trên ích riêng và quyền lợi đặc thù của cá nhân, có ích chung của cả cộng đồng.
Ích chung này không phải là lợi ích của tập thể hay nhà nước trừu tượng, cũng không phải chỉ là tổng số các ích riêng của các cá nhân hợp lại, mà đúng hơn, là ích lợi của mọi người cả trong tư cách cá nhân lẫn trong tư cách hữu thể xã hội trong tương quan với người khác.
Học thuyết xã hội Công Giáo định nghĩa ích chung là “tổng số các điều kiện xã hội giúp người ta, trong tư cách nhóm hay trong tư cách cá nhân, đạt được sự trọn hảo của họ một cách đầy đủ và dễ dàng hơn” (xem Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, số 1906). Luật pháp và thẩm quyền công cộng có sứ mệnh chuyên biệt phải bảo đảm các điều kiện xã hội ấy vì lợi ích của mọi người.
Toàn bộ các điều kiện bao hàm trong ích chung ấy có thể phân chia thành 3 loại thành tố: tôn trọng phẩm giá con người vì là con người và bảo vệ cũng như thoả mãn các quyền lợi của họ, phúc lợi xã hội và phát triển nhóm (thịnh vượng vật chất, sức khỏe, giáo dục, văn hóa v.v…), hòa bình: ổn định và an ninh trong một trật tự công chính.
Ích chung phổ quát
Ích chung không chỉ hiện hữu trên bình diện nhà nước hay quốc gia mà thôi, mà còn trên bình diện của mọi nhóm hay cộng đồng nhân bản. Do đó, ta có thể nói tới ích chung của gia đình, của cộng đồng địa phương, của nhà nước và quốc gia và của bất cứ nhóm nhân bản nào chen vào giữa các thực thể ấy. Mặt khác, cùng với các ích chung đặc thù của những nhóm nhân bản khác nhau này, ta còn có thể nói tới ích chung phổ quát của tòa thể gia đình nhân loại.
Làm thế nào có thể có thứ ích chung phổ quát này? Điều gì có thể giữ cho các lợi ích đặc thù của những thành viên mạnh hơn của xã hội, bất luận là cá nhân, quốc gia hay bất cứ định chế xã hội hay kinh tế nào, khỏi lấn lướt lợi ích của các thành viên yếu hơn?
Giáo Hội Công Giáo đề ra hai giải pháp cho vấn đề này, một thuộc bình diện nhân đức, một thuộc bình diện cơ cấu.
Liên Đới
Giải pháp thứ nhất thuộc bình diện đạo đức có tên là liên đới. Trong thông điệp “Sollicitudo Rei Socialis” năm 1987, Đức Gioan Phaolô II viết rằng: sự liên lập ngày càng lớn mạnh về kinh tế, văn hóa và tôn giáo, từng lên đặc điểm cho thế giới hiện đại, đã tạo ra một phạm trù luân lý tương hợp với nhân đức liên đới.
Ngài viết thêm: liên đới “không phải là lòng cảm thương mơ hồ hay niềm đau lòng nông cạn trước các bất hạnh của quá nhiều người, cả gần lẫn xa. Trái lại, nó là một quyết tâm vững mạnh và kiên trì nhất định dấn thân cho ích chung; điều này muốn nói tới ích lợi của mọi và của mỗi cá nhân, vì tất cả chúng ta, ai cũng có trách nhiệm đối với mọi người” (số 38).
Cho nên, liên đới, trong tư cách một nhân đức, thúc đẩy con người và cộng đồng nhân bản mở rộng chân trời quan tâm luân lý của mình, nhìn quá bên kia các quyền lợi cá nhân để bao gồm luôn nhu cầu của các cá nhân và các nhóm khác và hành động bằng cách nghĩ tới các quyền lợi của họ.
Dù mọi người phải vun đắp nhân đức này, nhưng nó đặc biệt quan yếu đối với những ai đảm nhiệm thẩm quyền công cộng hay những ai có ảnh hưởng đối với hoàn cảnh người khác. Dù thẩm quyền công cộng là chủ thể đầu hết có trách nhiệm đối với các công dân của mình, tức là phần nhân loại được trao phó cho mình, nhưng trách nhiệm này không có tính độc hữu. Nhà cầm quyền công cộng phải mở rộng phạm vi quan tâm của mình đối với toàn thể nhân loại. Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo số 1941 đã long trọng tuyên bố rằng: “tình liên đới quốc tế là đòi hỏi của trật tự luân lý”.
Ở đâu tình liên đới được thẩm thấu và thực hành, ở đấy, căng thẳng giữa các quốc gia và dân tộc sẽ giảm thiểu và ích chung phổ quát được phát huy.
Luật quốc tế
Giải pháp thứ hai, thuộc bình diện cơ cấu, do Giáo Hội Công Giáo đề ra, là phải bảo đảm để ích chung phổ quát trở thành nền pháp trị quốc tế.
Mọi cộng đồng nhân bản cần một thẩm quyền và một nền pháp trị "supra partes" (siêu phe phái) để quản trị nó và để phục vụ ích chung một cách vô vị lợi. Trong khi ta có thẩm quyền chính trị để phục vụ ích chung đặc thù của từng quốc gia, thì hiện vẫn chưa có một thẩm quyền như thế để phục vụ ích chung phổ quát của toàn thể cộng đồng thế giới. Mặt khác, không một quốc gia đơn độc hay một nhóm quốc gia nào có thể đảm nhiệm việc này.
Trong thông điệp "Pacem in Terris" năm 1963, Đức Gioan XXIII viết rằng: “Ngày nay, ích chung phổ quát đặt ra nhiều vấn đề có chiều kích thế giới, mà ta không thể xử lý hay giải quyết một cách thỏa đáng nếu không có các cố gắng của một thẩm quyền công cộng được trao quyền rộng rãi, có cơ cấu và phương tiện cũng kích cỡ: nghĩa là, một thẩm quyền công cộng có tư thế hành động một cách hữu hiệu trên bình diện toàn thế giới. Cho nên, chính trật tự luân lý đòi phải thiết lập ra một hình thức thẩm quyền công cộng như vậy” (số 137).
Sự hợp tác quốc tế, thẩm quyền công cộng hay nền pháp trị quốc tế này có thể mặc nhiều hình thức thực tiễn khác nhau. Huấn quyền của Giáo Hội không muốn chỉ rõ việc cần phải thiết lập ra thứ cơ cấu nào. Con đường dẫn tới sự hợp tác lớn hơn về luật pháp giữa các dân tộc nhất thiết đòi phải vượt qua nhiều trở ngại, như ý niệm cho rằng các cơ quan quốc tế nào thì cũng, có khi còn hơn là đàng khác, chịu lệ thuộc các cuộc vận động hành lang hay các quyền lợi cá biệt như các quốc gia thành viên mà thôi. Cũng không phải là chuyện họa hiếm khi nhiều người cho rằng ai thì cũng tin tưởng chính phủ riêng của mình hơn là một cơ quan quốc tế.
Ngoài ra, cả trên bình diện quốc tế nữa, Giáo Hội cũng nhấn mạnh tới nguyên tắc có tính chủ yếu là phụ đới, tức nguyên tắc định rằng “cộng đồng cao hơn không được can thiệp vào sinh hoạt nội bộ của một cộng đồng nhỏ hơn, tước mất các chức năng của cộng đồng này, nhưng đúng hơn, phải hỗ trợ cộng đồng nhỏ hơn này khi cần, giúp nó phối trí hoạt động của nó với các hoạt động của các thành phần khác trong xã hội, luôn nhằm ích chung”. Lần đầu tiên được Đức Piô XI phát biểu rõ như hình thức hiện nay, nguyên tắc này đã tạo nên phần chủ yếu trong quan điểm Kitô Giáo về trật tự xã hội.
Do đó, bất cứ luật lệ hay thẩm quyền quốc tế nào cũng phải có tính bao gồm hay “xâm lấn” sinh hoạt nội bộ các quốc gia, nhưng đồng thời phải nghiêm khắc tự hạn chế trong các phạm vi sinh hoạt mà các quốc gia thành viên, trên thực tế, không thể quản trị một cách hữu hiệu được. Chủ quyền các quốc gia không bị thiệt hại do các cơ cấu luật lệ quốc tế hung hãn gây ra.
Một số phạm vi chuyên biệt của luật quốc tế
Trong thế kỷ trước, huấn quyền Giáo Hội nại tới nhu cầu luật quốc tế và thẩm quyền công cộng siêu quốc gia chủ yếu vì ngữ cảnh của 2 mục tiêu thực tế sau đây: (1) để làm trọng tài và giúp giải quyết trong hòa bình các cuộc tranh chấp quốc tế, (2) để phối hợp các cố gắng phát triển kinh tế khắp thế giới. Cả hai mục tiêu này đều là thành phần tạo ra ích chung phổ quát.
Phạm vi quan tâm thứ nhất phát sinh từ lịch sử tranh chấp vũ trang lâu dài, và nhất là lịch sử đắng cay của cuộc tắm máu trong thế kỷ 20. Dù việc sử dụng chiến tranh làm phương tiện giải quyết các bất đồng quốc tế hay để sửa chữa các bất công quốc tế, trên nguyên tắc, chưa bao giờ bị loại bỏ, nhưng Giáo Hội vẫn cho rằng chỉ nên làm thế sau khi không còn phương tiện nào khác.
Giáo Hội khuyên mọi dân tộc trên thế giới tìm kiếm các giải pháp có tính lâu dài cho các cuộc tranh chấp mà không cần phải sử dụng chiến tranh. Trong thông điệp "Centesimus Annus" năm 1991, Đức Gioan Phaolô II viết ở số 52 rằng: “Sau cùng đã tới lúc, tại mỗi quốc gia cá biệt, hệ thống hận thù hay trả thù riêng tư đã nhường chỗ cho pháp trị thế nào, thì một bước tiến tương tự như thế cũng cần phải có ngay tại cộng đồng quốc tế”.
Vì ích chung phổ quát bao gồm sự an ninh và sự ổn định của một trật tự xã hội quốc tế công chính, nên ta cần phải đưa ra các biện pháp sáng tạo để làm cho việc hợp tác giữa các quốc gia được dễ dàng cũng như tạo ra các cơ cấu để bảo đảm một nền hòa bình lâu dài.
Về phương diện này, Đức Gioan Phaolô II, ở số 27 của cùng thông điệp, đã viết rằng: “Điều cần là phải có các biện pháp cụ thể để tạo ra hay củng cố các cơ cấu quốc tế có khả năng can thiệp bằng cách làm trọng tài cho các cuộc tranh chấp giữa các dân tộc, để mỗi dân tộc có thể duy trì được quyền lợi riêng của mình mà vẫn đạt được thỏa hiệp công chính cũng như các giải pháp hoà bình liên hệ tới quyền lợi các dân tộc khác”.
Phát triển và liên đới kinh tế
Phạm vi thực tế thứ hai khiến Giáo Hội liên tiếp đòi phải có các cơ cấu luật lệ quốc tế là lãnh vực phát triển kinh tế. Trong khi tại các quốc gia mở mang, người ta đã có các cơ cấu luật lệ để bảo vệ quyền lợi công nhân và qui trách nhiệm cho các xí nghiệp kinh tế, thì tại các quốc gia kém mở mang, các cơ cấu như thế thường không có, khiến các công nhân của họ trở thành mồi ngon cho giới kinh doanh vô lương tâm tha hồ bóc lột.
Chính việc giao thương quốc tế cũng đòi phải có các cơ cấu và thẩm quyền luật pháp có khả năng giải quyết các bất công. Ngoài ra, một số quốc gia thực tế bị loại ra ngoài việc phát triển vì không đem lại một cơ hội béo bở nào về thị trường và do đó, không nhận được đầu tư và giao thương.
Đức Gioan Phaolô II đã tóm lược các ưu tư đó trong thông điệp "Centesimus Annus". Ở số 58, ngài viết rằng: “Ngày nay, ta đang đối diện với điều được mệnh danh là ‘hoàn cầu hóa’ nền kinh tế, một hiện tượng ta không nên làm ngơ, vì nó đem lại nhiều cơ may phi thường tạo ra thịnh vượng lớn hơn. Tuy nhiên, người ta càng ngày càng nhận thấy rằng việc quốc tế hóa nền kinh tế mỗi ngày một gia tăng này cần phải được đi đôi với những cơ quan quốc tế hữu hiệu để giám sát và điều hướng nền kinh tế nhằm phục vụ ích chung, điều mà các quốc gia riêng rẽ, dù cho hùng cường nhất trên thế giới, cũng khó lòng thực hiện được. Để đạt được điều đó, người ta cần có sự phối hợp nhiều hơn giữa các quốc gia hùng mạnh, và trong các cơ quan quốc tế này, quyền lợi của toàn bộ gia đình nhân loại phải có đại diện đồng đều”.
Cũng trong thông điệp ấy, Đức Gioan Phaolô II so sánh vai trò qui định của luật buôn bán quốc gia với vai trò qui định của các luật lệ cần thiết cho việc điều hướng các thị trường quốc tế. Ở số 52, ngài viết: “Như trách nhiệm tập thể phải tránh chiến tranh thế nào, thì cũng cần phải có trách nhiệm tập thể để cổ xúy phát triển như vậy. Trong các xã hội cá thể, người ta thấy có thể và nên tổ chức một nền kinh tế vững chắc để điều hướng việc vận hành của thị trường nhằm phục vụ ích chung thế nào, thì trên bình diện quốc tế, người ta cũng có nhu cầu tương tự phải có sự can thiệp thỏa đáng như vậy”.
Giờ đây, với những nguyên tắc tổng quát của giáo huấn xã hội Công Giáo trong đầu như thế, ta có thể lưu ý tới vấn đề chuyên biệt hiện đang làm ta ưu tư liên quan tới vai trò của luật quốc tế trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế, nhất là vấn đề khủng bố quốc tế. Muốn thế, ta cần xem sét một số đặc điểm chuyên biệt của tình hình thế giới hiện nay.
“Những điều mới mẻ” hiện nay
Dù các quan tâm đối với vấn đề công bằng xã hội vốn đi đôi với sứ mệnh của Giáo Hội ngay từ những ngày đầu tiên, nhưng giáo huấn xã hội Công Giáo, như ta hiểu hiện nay, chỉ chính thức bắt đầu với thông điệp “Rerum Novarum” (những điều mới mẻ) năm 1891 của Đức Lêô XIII.
Cái tựa đề gợi hình “Những Điều Mới Mẻ” liên tiếp được các vị Giáo Hoàng kế tiếp Đức Lêô XIII trưng dẫn làm lời kêu gọi phải liên tục đọc lại giáo huấn xã hội Công Giáo dưới ánh sáng các thực tại xã hội, chính trị và kinh tế hiện thời. Trong tinh thần của truyền thống lành mạnh này, đâu là một số những điều mới mẻ hiện nay có liên quan tới vấn đề luật quốc tế và hòa bình?
Tài liệu có tính nền tảng của huấn quyền bàn đến các vấn đề này là hiến chế mục vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay, tức hiến chế “Gaudium et Spes”. Văn kiện này nói tới vai trò của người giáo dân Công Giáo trong việc tin mừng hóa trật tự trần thế để các thành tố khác nhau của xã hội mỗi ngày một hành động phù hợp hơn với các đòi hỏi của ích chung.
Văn kiện trên được Đức Phaolô VI công bố ngày 7 tháng 12 năm 1965 giữa cao điểm của Chiến Tranh Lạnh, 20 năm sau khi Thế Chiến II kết thúc, 15 năm sau khi nổ ra Chiến Tranh Triều Tiên, 9 năm sau khi Thủ Tướng Xô Viết Nikita Khrushchev nện giầy trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc và hét vào tai đại diện Hoa Kỳ: “Bọn tao sẽ chôn sống bọn bay!” và chỉ sau 4 năm cuộc khủng hoảng hoả tiễn ở Cuba.
Lúc đó, sợ hãi đang lởn vởn quanh việc chạy đua vũ khí hạch nhân giữa các siêu cường, và đối với nhiều người dường như chỉ còn một giải pháp duy nhất tránh được chiến tranh là chiến tranh toàn diện để tiêu diệt lẫn nhau hầu cho không còn bên thua bên thắng. Nếu ta đọc văn kiện này một cách cẩn thận, ta sẽ thấy nhiều tuyên bố của Giáo Hội lúc đó và sau đó đều xoay quanh những nỗi sợ hãi có cơ sở ấy.
"Gaudium et Spes" ở số 80 khẳng định rằng “nỗi kinh hoàng và tính xấu xa của chiến tranh đã được khuếch đại mênh mông do việc chất thêm vũ khí khoa học. Vì các hành động chiến tranh với sự tham dự của các vũ khí này có thể gây ra những cuộc tiêu diệt hàng loạt và bất phân biệt, vượt rất xa các giới hạn của việc phòng vệ chính đáng”.
Đúng thế, văn kiện viết tiếp, nếu các loại trang bị hiện đang nằm trong kho vũ khí của các siêu cường được sử dụng đầy đủ, thì “một vụ sát hại hầu như toàn diện và song phương, bên này gây cho bên kia, chắc chắn sẽ diễn ra”.
Văn kiện kết luận: “Tất cả những xem sét ấy buộc chúng ta phải lượng giá chiến tranh với một thái độ hoàn toàn mới mẻ”. Các xem sét này theo sát thông điệp “Pacem in Terris” năm 1963, trong đó Đức Gioan XXIII viết ở số 127 như sau: “Như thế, trong thời đại vốn huênh hoang về sức mạnh nguyên tử của mình này, sẽ không còn hợp lý chút nào khi chủ trương rằng chiến tranh là phương thế chính đáng để sửa chữa các vi phạm công lý”.
Thần học luân lý Công Giáo, theo truyền thống, vẫn phân biệt giữa luân lý tính của việc tham chiến ("ius ad bellum") và tác phong luân lý khi tham chiến ("ius in bello"). Ấy thế nhưng người ta có lý khi tự hỏi tham chiến có bao giờ còn được biện minh về luân lý hay không khi tác phong luân lý lúc tham chiến đã trở thành bất khả do bản chất các vũ khí sử dụng.
Các tiêu chuẩn luân lý dùng để lượng giá tác phong trong chiến tranh ("in bello") bao gồm nguyên tắc phân biệt, qua đó, người ta phải phân biệt đầy đủ giữa người chiến đấu và thường dân, và nguyên tắc tương xứng (proportionality), qua đó, sức mạnh sử dụng phải tương xứng với mục đích tìm kiếm. Với việc xuất hiện vũ khí hạch nhân cực mạnh, hai tiêu chuẩn này không thể nào được áp dụng nữa.
Dù những tuyên bố như thế chắc chắn phản ảnh tâm tư và sự sợ hãi của thời ấy, nhưng hậu quả sâu xa của vũ khí hiện đại vẫn khiến chúng ta âu lo hiện nay. Năm 1991, 2 năm sau ngày Bức Tường Bá Linh xụp đổ, Đức Gioan Phaolô II viết trong thông điệp “Centesimus Annus” số 51 rằng: “Dễ dàng nhận thấy rằng sức mạnh khiếp đảm của các phương tiện hủy diệt, một phương tiện mà ngay các nước cỡ trung và cỡ nhỏ cũng có được, và các liên hệ gần gũi hơn bao giờ hết giữa các dân tộc trên khắp thế giới làm người ta rất khó hay hầu như không thể giới hạn được các hậu quả của tranh chấp”
Ấy thế nhưng trong các suy tư hiện nay về lý thuyết chiến tranh chính nghĩa, ta cần thêm việc người ta càng ngày càng phát triển các loại vũ khí chính xác hơn. Kinh nghiệm gần đây cho thấy các tiến bộ trong lãnh vực này làm cho các cuộc chiến tranh có giới hạn có thể có cũng như các cuộc tấn công có phân biệt đánh vào các mục tiêu quân sự có tính chiến lược với ít tử vong cho thường dân và ít thiệt hại cho tài sản hơn.
Những phát triển quân sự như thế vẫn không có cách nào làm giảm các cam kết không lay chuyển của chúng ta đối với hòa bình, nhưng khi khách quan lượng định một hành động quân sự, thiết nghĩ nên chú ý đến khía cạnh này.
Khổ một điều, song song với các tiến bộ kỹ thuật nhằm giới hạn các hậu quả chiến tranh như trên, một “điều mới mẻ” thứ hai lại đã xuất hiện khiến mọi người đang hết sức lo âu: việc gia tăng sử dụng và qui mô các cuộc tấn công khủng bố. Các vụ tấn công của khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 vào Hoa Kỳ và cuộc đặt bom mấy năm sau đó ở Madrid là hai điển hình rõ nhất của cuộc đe dọa thực sự mà chủ nghĩa khủng bố quốc tế đang áp đặt lên nền văn minh hiện đại. Nỗi sợ hãi và sự mất an toàn phát sinh nơi thường dân do những thảm họa này gây ra đã vượt quá mọi ước tính, ấy là chưa kể tới các hậu quả gây cho các người du hành xa cũng như việc gia tăng căng thẳng nơi các sắc tộc và tôn giáo.
Các đặc điểm chuyên biệt của chủ nghĩa khủng bố hiện đại so với chiến tranh cổ điển giữa các quốc gia với nhau chắc chắn đòi giáo huấn xã hội Công Giáo phải đưa ra các suy nghĩ và áp dụng mới. Có điều đứng trước đe dọa quốc tế mới này, sự hợp tác quốc tế càng trở nên quan yếu hơn trong khi quyền các quốc gia được tự vệ chính đáng phải được nhất quán tôn trọng.
Theo Cha Thomas D. Williams, Terrorism and International Law, Catholic Perspective, © 2004, Innovative Media, Inc.