Sử gia William Durant có lần phát biểu: “Khi tự do trở thành thả dàn, độc tài sẽ ở trước cửa”. Thói quen định nghĩa tự do như muốn làm gì thì làm hay thả dàn (license), thay vì làm điều mình nên làm, từ lâu vốn được những người ủng hộ chủ nghĩa tự do thế tục cho là thứ tự do được nước Mỹ dùng làm căn bản. Nhưng thứ tự do đó đâu phải là tự do. Đúng hơn, điều gọi là “quyền” hay “tự do” làm điều mình muốn mà không cần tham chiếu bất cứ tiêu chuẩn luân lý hay thiên luật nào, tức các nguyên tắc dùng để điều hướng và thống nhất xã hội, chỉ dẫn tới hỗn loạn cho xã hội mà thôi. Và trong cảnh hỗn loạn, bất ổn xã hội ấy, người ta bắt buộc phải cầu cứu tới nhà nước. Tuy nhiên, trong ngữ cảnh thấp kém về tiêu chuẩn luân lý đó, nhà nước sẽ viện cớ loại bỏ sự hỗn loạn, bất ổn của xã hội để diệt trừ mọi tự do của công dân ngõ hầu củng cố quyền lực của mình. Trong số các tự do này, các chính khách ưa diệt trừ tự do tôn giáo nhất.
Trong mấy thập niên qua, chính phủ Mỹ vốn tự hài lòng với việc hạn chế tự do tôn giáo bằng cách ngăn cản; nghĩa là giới hạn các thực hành tôn giáo trong một số điều kiện và tại một số nơi. Năm 1840, chính sách đó được Tocqueville gọi là “nền chuyên chính êm dịu” (soft despotism). Ông viết rằng dưới nền chuyên chính ấy “người ta ít khi bị nó cưỡng chế hành động, nhưng họ không ngừng bị ngăn cản để không hành động được: quyền bính đó không tiêu diệt, nhưng ngăn cản sự hiện hữu; nó không bạo chúa hóa, nhưng nó thu nhỏ (compresses)…”. Tuy nhiên, lúc này đây, qua mệnh lệnh (mandate) mới của liên bang về chăm sóc sức khỏe, kiểu nói lịch sự của chính phủ Obama, Nhà Nước đang mạnh dạn tiến vào vùng đất mới. Nó đang cưỡng bức công dân phải hành động, phải mua một dịch vụ đặc thù và trong trường hợp ta đang bàn ở đây, đang buộc người Công Giáo vi phạm lương tâm của họ.
Thực vậy, dưới qui định mới của liên bang về chăm sóc sức khỏe, chính phủ Obama có nhiệm vụ ra lệnh các kế hoạch bảo hiểm tư phải bảo hiểm trọn vẹn việc triệt sản, việc ngừa thai, và các dịch vụ huấn đạo có liên quan tới chúng. Theo thông cáo báo chí gần đây của Giáo Phận Green Bay, các vị Giám Mục Công Giáo Wisconsin đã viết một lá thư cho Bộ Trưởng Y Tế Và Dịch Vụ Nhân Bản Liên Bang là Kathleen Sebelius, để nói với bà ta rằng các qui định đó không bảo vệ thoả đáng quyền tự do tôn giáo của các định chế, của các chủ nhân, các hãng bảo hiểm, và nhiều người khác. Lá thư qui kết trách nhiệm cho chính phủ Obama thực tế đã cản trở hoạt động tôn giáo bằng cách giảm thiểu quyền tự do tôn giáo của người Công Giáo Wisconsin và cả nước Mỹ.
Lá thư của các vị giám mục sau đó đã nhắc nhở chính phủ Obama nhớ tới bản chất đích thực của quyền tự do tôn giáo: “Thừa tác vụ trong truyền thống Công Giáo không chỉ giới hạn tại các nơi thờ phượng. Biểu thức trọn vẹn của nó là ở chỗ phục vụ người khác. Đức tin mà chúng tôi tuyên xưng và cử hành tại giáo xứ được đem ra thế giới qua các thừa tác vụ công khai của chúng tôi”. Hiểu trong ngữ cảnh đích thực của Kitô Giáo, quyền tự do tôn giáo không những có nghĩa là tự do thờ phượng mà còn đảm bảo cả sự tự do được vâng lời luật lệ của Thiên Chúa và của lương tâm mình. Nó không phải là việc riêng tư mà là vấn đề phát biểu và thực hành công khai. Nhưng với mệnh lệnh chăm sóc sức khỏe mới của liên bang, điều ấy không còn có thể nữa.
Vào thế kỷ thứ 19, Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đã cảnh cáo thế giới rằng lẫn lộn quyền tự do với lối sống thả dàn là điều hết sức nguy hiểm. Ngài viết trong thông điệp “Về Bản Chất Của Quyền Tự Do Nhân Bản” rằng “Sống thả dàn sẽ lượm được điều quyền tự do đánh mất; vì quyền tự do chỉ có thể tự do và an toàn hơn bao lâu lối sống thả dàn được hạn chế trọn vẹn hơn”. Không gì đúng bằng. Dung túng tội lỗi, vô luân và bất công một cách quá đáng dưới chiêu bài tôn trọng tự do của người ta, cuối cùng, sẽ dẫn tới việc bác bỏ chính tự do. Mà bác bỏ chính tự do thì là tôi mọi và chuyên chính chứ còn là gì nữa?
Đức Lêô XIII còn viết thêm rằng: nếu lối sống thả dàn bừa bãi trong lời nói và bài viết được ban cấp cho mọi người, thì đâu còn gì là thánh thiêng và bất khả xâm phạm; ngay cả những mệnh lệnh cao cả nhất và chân thực nhất của tự nhiên, từng được tuân giữ một cách chính đáng làm gia tài chung và cao quí của nhân loại, cũng sẽ không được kiêng nể. Ta nên ghi nhớ lời nói đầy tiên tri của Đức Lêô XIII vì người ta đã chứng minh rằng nó chân thực trong suốt 120 năm qua.
Ở đây, ta thấy điều nghịch lý lớn lao hơn hết. Điều chủ nghĩa tự do thế tục đòi hỏi cho chính nó, nó đã không ngừng bác bỏ đối với Giáo Hội Công Giáo. Đức Lêô XIII viết tiếp: một đàng, nó đòi cho nó và cho nhà nước lối sống thả dàn, một lối sống mở cửa cho mọi thứ ý kiến đồi trụy; nhưng mặt khác, nó lại ngăn cản Giáo Hội nhiều cách, hạn chế quyền tự do của Giáo Hội vào những giới hạn chật hẹp nhất… Quả thật đó là thế đứng hiện nay của Giáo Hội tại Hoa Kỳ.
Trong cuốn “Christianity and Culture” (Kitô Giáo và Văn Hóa), T. S. Eliot từng viết một điều rất liên quan tới chủ nghĩa tự do thế tục hiện nay. Ông bảo: Xét từ trong bản chất của nó, việc chủ nghĩa tự do có xu thế hướng về một điều khác với chính nó đúng là một khả thể… Nó là một phong trào không được định nghĩa bằng mục đích của nó bao nhiêu, cho bằng bằng khởi điểm của nó; nó tránh xa, chứ không hướng về một điều nhất định”. Phản đối, thách thức và rút chân ra khỏi Kitô Giáo và các nguyên tắc luân lý tuyệt đối của tôn giáo này là điều T.S. Eliot muốn ám chỉ trong câu chủ nghĩa tự do “tránh xa chứ không hướng về một điều nhất định”. Tránh xa một điều gì đó đều nguy hiểm ở chỗ ta không có đôi mắt ở phía sau đầu. Nhất định ta sẽ vấp ngã. Và khi ta bước lùi hay bước khỏi điều làm ta ngại ngùng, thường là mình sẽ rơi vào chỗ tệ hơn lúc khởi hành.
Xem sét mệnh lệnh của liên bang về chăm sóc sức khỏe, cuộc chiến chống khủng bố và nhiều vấn để khẩn trương khác, ta có cảm tưởng như chủ nghĩa tự do đúng hơn đang là nô lệ của nhà nước, và cả của Hồi Giáo nữa, hơn là tự do trong xã hội Kitô Giáo. Có lẽ chính vì thế, Eliot cảnh cáo rằng quyền tự do, khi bị định nghĩa sai lầm như được thả dàn sống bừa bãi, nhất định sẽ dẫn tới điều ngược lại với chính nó tức bạo chúa. Hay, nói theo lối nói của nhà thơ: chủ nghĩa tự do dọn đường cho chính sự chối bỏ nó: tức quyền kiểm soát giả tạo, máy móc hay bạo tàn được coi như thuốc chữa trong thất vọng đối với các hoảng loạn của nó.
Theo Joe Tremblay, CNA 7 tháng 10 năm 2011.
Trong mấy thập niên qua, chính phủ Mỹ vốn tự hài lòng với việc hạn chế tự do tôn giáo bằng cách ngăn cản; nghĩa là giới hạn các thực hành tôn giáo trong một số điều kiện và tại một số nơi. Năm 1840, chính sách đó được Tocqueville gọi là “nền chuyên chính êm dịu” (soft despotism). Ông viết rằng dưới nền chuyên chính ấy “người ta ít khi bị nó cưỡng chế hành động, nhưng họ không ngừng bị ngăn cản để không hành động được: quyền bính đó không tiêu diệt, nhưng ngăn cản sự hiện hữu; nó không bạo chúa hóa, nhưng nó thu nhỏ (compresses)…”. Tuy nhiên, lúc này đây, qua mệnh lệnh (mandate) mới của liên bang về chăm sóc sức khỏe, kiểu nói lịch sự của chính phủ Obama, Nhà Nước đang mạnh dạn tiến vào vùng đất mới. Nó đang cưỡng bức công dân phải hành động, phải mua một dịch vụ đặc thù và trong trường hợp ta đang bàn ở đây, đang buộc người Công Giáo vi phạm lương tâm của họ.
Thực vậy, dưới qui định mới của liên bang về chăm sóc sức khỏe, chính phủ Obama có nhiệm vụ ra lệnh các kế hoạch bảo hiểm tư phải bảo hiểm trọn vẹn việc triệt sản, việc ngừa thai, và các dịch vụ huấn đạo có liên quan tới chúng. Theo thông cáo báo chí gần đây của Giáo Phận Green Bay, các vị Giám Mục Công Giáo Wisconsin đã viết một lá thư cho Bộ Trưởng Y Tế Và Dịch Vụ Nhân Bản Liên Bang là Kathleen Sebelius, để nói với bà ta rằng các qui định đó không bảo vệ thoả đáng quyền tự do tôn giáo của các định chế, của các chủ nhân, các hãng bảo hiểm, và nhiều người khác. Lá thư qui kết trách nhiệm cho chính phủ Obama thực tế đã cản trở hoạt động tôn giáo bằng cách giảm thiểu quyền tự do tôn giáo của người Công Giáo Wisconsin và cả nước Mỹ.
Lá thư của các vị giám mục sau đó đã nhắc nhở chính phủ Obama nhớ tới bản chất đích thực của quyền tự do tôn giáo: “Thừa tác vụ trong truyền thống Công Giáo không chỉ giới hạn tại các nơi thờ phượng. Biểu thức trọn vẹn của nó là ở chỗ phục vụ người khác. Đức tin mà chúng tôi tuyên xưng và cử hành tại giáo xứ được đem ra thế giới qua các thừa tác vụ công khai của chúng tôi”. Hiểu trong ngữ cảnh đích thực của Kitô Giáo, quyền tự do tôn giáo không những có nghĩa là tự do thờ phượng mà còn đảm bảo cả sự tự do được vâng lời luật lệ của Thiên Chúa và của lương tâm mình. Nó không phải là việc riêng tư mà là vấn đề phát biểu và thực hành công khai. Nhưng với mệnh lệnh chăm sóc sức khỏe mới của liên bang, điều ấy không còn có thể nữa.
Vào thế kỷ thứ 19, Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đã cảnh cáo thế giới rằng lẫn lộn quyền tự do với lối sống thả dàn là điều hết sức nguy hiểm. Ngài viết trong thông điệp “Về Bản Chất Của Quyền Tự Do Nhân Bản” rằng “Sống thả dàn sẽ lượm được điều quyền tự do đánh mất; vì quyền tự do chỉ có thể tự do và an toàn hơn bao lâu lối sống thả dàn được hạn chế trọn vẹn hơn”. Không gì đúng bằng. Dung túng tội lỗi, vô luân và bất công một cách quá đáng dưới chiêu bài tôn trọng tự do của người ta, cuối cùng, sẽ dẫn tới việc bác bỏ chính tự do. Mà bác bỏ chính tự do thì là tôi mọi và chuyên chính chứ còn là gì nữa?
Đức Lêô XIII còn viết thêm rằng: nếu lối sống thả dàn bừa bãi trong lời nói và bài viết được ban cấp cho mọi người, thì đâu còn gì là thánh thiêng và bất khả xâm phạm; ngay cả những mệnh lệnh cao cả nhất và chân thực nhất của tự nhiên, từng được tuân giữ một cách chính đáng làm gia tài chung và cao quí của nhân loại, cũng sẽ không được kiêng nể. Ta nên ghi nhớ lời nói đầy tiên tri của Đức Lêô XIII vì người ta đã chứng minh rằng nó chân thực trong suốt 120 năm qua.
Ở đây, ta thấy điều nghịch lý lớn lao hơn hết. Điều chủ nghĩa tự do thế tục đòi hỏi cho chính nó, nó đã không ngừng bác bỏ đối với Giáo Hội Công Giáo. Đức Lêô XIII viết tiếp: một đàng, nó đòi cho nó và cho nhà nước lối sống thả dàn, một lối sống mở cửa cho mọi thứ ý kiến đồi trụy; nhưng mặt khác, nó lại ngăn cản Giáo Hội nhiều cách, hạn chế quyền tự do của Giáo Hội vào những giới hạn chật hẹp nhất… Quả thật đó là thế đứng hiện nay của Giáo Hội tại Hoa Kỳ.
Trong cuốn “Christianity and Culture” (Kitô Giáo và Văn Hóa), T. S. Eliot từng viết một điều rất liên quan tới chủ nghĩa tự do thế tục hiện nay. Ông bảo: Xét từ trong bản chất của nó, việc chủ nghĩa tự do có xu thế hướng về một điều khác với chính nó đúng là một khả thể… Nó là một phong trào không được định nghĩa bằng mục đích của nó bao nhiêu, cho bằng bằng khởi điểm của nó; nó tránh xa, chứ không hướng về một điều nhất định”. Phản đối, thách thức và rút chân ra khỏi Kitô Giáo và các nguyên tắc luân lý tuyệt đối của tôn giáo này là điều T.S. Eliot muốn ám chỉ trong câu chủ nghĩa tự do “tránh xa chứ không hướng về một điều nhất định”. Tránh xa một điều gì đó đều nguy hiểm ở chỗ ta không có đôi mắt ở phía sau đầu. Nhất định ta sẽ vấp ngã. Và khi ta bước lùi hay bước khỏi điều làm ta ngại ngùng, thường là mình sẽ rơi vào chỗ tệ hơn lúc khởi hành.
Xem sét mệnh lệnh của liên bang về chăm sóc sức khỏe, cuộc chiến chống khủng bố và nhiều vấn để khẩn trương khác, ta có cảm tưởng như chủ nghĩa tự do đúng hơn đang là nô lệ của nhà nước, và cả của Hồi Giáo nữa, hơn là tự do trong xã hội Kitô Giáo. Có lẽ chính vì thế, Eliot cảnh cáo rằng quyền tự do, khi bị định nghĩa sai lầm như được thả dàn sống bừa bãi, nhất định sẽ dẫn tới điều ngược lại với chính nó tức bạo chúa. Hay, nói theo lối nói của nhà thơ: chủ nghĩa tự do dọn đường cho chính sự chối bỏ nó: tức quyền kiểm soát giả tạo, máy móc hay bạo tàn được coi như thuốc chữa trong thất vọng đối với các hoảng loạn của nó.
Theo Joe Tremblay, CNA 7 tháng 10 năm 2011.