Saudi Arabia: Phụ nữ phải che đôi mắt "hấp dẫn"
Riyadh – Các phụ nữ Saudi Arabia có đôi mắt ‘hấp dẫn’ có thể bị buộc phải che mắt, - theo Sheikh Motlab al Nabet, một phát ngôn viên của Ủy ban Saudi Arabia khuyến khích đức hạnh và phòng chống tệ nạn (CPVPV), thường được gọi là cảnh sát tôn giáo hoặc Mutaween.
Tin này xuất hiện trên trang web Bikya Masr. Trong đó, al Nabet được trích dẫn lời nói rằng Ủy ban có quyền ngăn cản phụ nữ khoe đôi mắt "hấp dẫn" trước công chúng.
Quyết định này được chọn sau khi một người đàn ông phải nhập viện, vì một vụ đánh nhau với một thành viên ủy ban, do người này bảo vợ ông phải che đôi mắt.
Phụ nữ Saudi Arabia đã phải che mái tóc của họ, và, ở một số vùng, che cả mặt của họ ở nơi công cộng. Nếu họ không chấp hành, họ phải đối mặt với sự trừng phạt, trong đó có phạt tiền và bị đánh roi công khai.
Về mặt pháp lý, phụ nữ được đối xử như trẻ vị thành niên, mà không có quyền làm theo ý mình, và phải có một người ‘giám hộ’, và sự đồng ý của người này là cần thiết cho tất cả các thủ tục pháp lý, từ hôn nhân đến hợp đồng, chẳng hạn lái xe, đi du lịch hoặc chỉ đơn giản là đi đến một khách sạn.
Tuy nhiên, cách đây vài năm, phụ nữ Saudi Arabia có thể đi bầu phiếu trong cuộc bầu cử địa phương lần đầu tiên. Thực ra, do áp lực từ các nhóm phụ nữ và lời đề nghị thận trọng của vua Abdallah, tình hình có thể cải thiện.
Tuy nhiên, việc bổ nhiệm hoàng tử Nayef bin Abdul Aziz làm Thái tử thừa kế ngai vàng có thể đảo ngược quá trình các sự kiện, vì ông được xem là gần gũi với các nhóm bảo thủ. (AsiaNews 18-11-2011)
Phạm Kim An
Tin này xuất hiện trên trang web Bikya Masr. Trong đó, al Nabet được trích dẫn lời nói rằng Ủy ban có quyền ngăn cản phụ nữ khoe đôi mắt "hấp dẫn" trước công chúng.
Quyết định này được chọn sau khi một người đàn ông phải nhập viện, vì một vụ đánh nhau với một thành viên ủy ban, do người này bảo vợ ông phải che đôi mắt.
Phụ nữ Saudi Arabia đã phải che mái tóc của họ, và, ở một số vùng, che cả mặt của họ ở nơi công cộng. Nếu họ không chấp hành, họ phải đối mặt với sự trừng phạt, trong đó có phạt tiền và bị đánh roi công khai.
Về mặt pháp lý, phụ nữ được đối xử như trẻ vị thành niên, mà không có quyền làm theo ý mình, và phải có một người ‘giám hộ’, và sự đồng ý của người này là cần thiết cho tất cả các thủ tục pháp lý, từ hôn nhân đến hợp đồng, chẳng hạn lái xe, đi du lịch hoặc chỉ đơn giản là đi đến một khách sạn.
Tuy nhiên, cách đây vài năm, phụ nữ Saudi Arabia có thể đi bầu phiếu trong cuộc bầu cử địa phương lần đầu tiên. Thực ra, do áp lực từ các nhóm phụ nữ và lời đề nghị thận trọng của vua Abdallah, tình hình có thể cải thiện.
Tuy nhiên, việc bổ nhiệm hoàng tử Nayef bin Abdul Aziz làm Thái tử thừa kế ngai vàng có thể đảo ngược quá trình các sự kiện, vì ông được xem là gần gũi với các nhóm bảo thủ. (AsiaNews 18-11-2011)
Phạm Kim An