Diễn văn của ĐTC khi ký tông huấn Africae Munus (Nghĩa vụ châu Phi)
"Chúng ta không bao giờ từ bỏ việc tìm kiếm các con đường mới của hòa bình!"
Cotonou, Benin – Dưới đây là một bản dịch của Toà thánh về bài diễn văn đa ngôn ngữ của ĐTC Biển Đức XVI ngày 19-11 tại Benin, khi Ngài ký Tông huấn hậu Thượng Hội đồng Giám mục châu Phi, với nhan đề "Africae Munus" (Nghĩa vụ châu Phi)
(nói bằng tiếng Anh)
Kính thưa quý khách,
Anh em Giám Mục và Linh Mục thân mến,
Anh chị em thân mến,
Tôi chân thành cám ơn Tổng thư ký của Thượng Hội Đồng Giám Mục, Đức Tổng Giám Mục Nikola Eterovic, về những lời chào mừng và giới thiệu, cũng như cám ơn tất cả các thành viên của Hội đồng đặc biệt châu Phi, những người đã giúp đối chiếu kết quả của Đại hội Thượng hội đồng để chuẩn bị công bố Tông huấn Hậu Thượng Hội đồng Giám mục.
Hôm nay, Thượng Hội Đồng kết thúc với việc ký Tông huấn Africae Munus (Nghĩa vụ châu Phi). Thượng Hội Đồng đã đưa ra một động lực cho Giáo Hội Công giáo tại châu Phi, vốn cầu nguyện, suy tư và thảo luận chủ đề hòa giải, công lý và hòa bình. Quá trình này được đánh dấu bằng một sự gần gũi đặc biệt nối kết Đấng Kế vị Thánh Phêrô và các Giáo Hội quốc gia ở châu Phi. Các Giám Mục, và các chuyên gia, người dự thính, khách mời đặc biệt và các đại biểu huynh đệ, tất cả đã đến Rome để tham dự sự kiện quan trọng này của Giáo Hội.
Bản thân tôi đã đi đến Yaoundé để trình bày Tài liệu làm việc (Instrumentum Laboris) của Thượng Hội Đồng cho các Chủ tịch Hội đồng Giám mục, như là một dấu hiệu của sự quan tâm và lo lắng của tôi cho tất cả các dân tộc của lục địa châu Phi và các đảo lân cận. Hôm nay tôi vui mừng trở lại châu Phi, và đặc biệt đến Benin, để ký văn kiện cuối cùng này, vốn phản ánh suy tư của các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng, và trình bày chúng một cách tổng hợp như là một phần của một tầm nhìn mục vụ rộng lớn.
(nói bằng tiếng Pháp)
Khoá họp đặc biệt thứ hai cho châu Phi của Thượng Hội đồng Giám mục hưởng lợi từ Tông huấn Hậu Thượng Hội đồng Giám mục Ecclesia in Africa (Giáo hội tại châu Phi) của Chân Phước Gioan Phaolô II, vốn nhấn mạnh sự khẩn cấp là rao giảng Tin Mừng cho lục địa này, một hoạt động không có thể được tách rời khỏi công việc thăng tiến con người. Tông Huấn cũng khai triển khái niệm Giáo Hội như gia đình của Thiên Chúa. Khái niệm này đã mang nhiều hoa trái tinh thần cho Giáo Hội Công Giáo, cho hoạt động truyền giáo và thăng tiến con người, mà Giáo hội đã thực hiện trong xã hội châu Phi như một toàn thể.
Giáo Hội được mời gọi dần dà nhìn thấy mình như một gia đình. Đối với Kitô hữu, điều này có nghĩa là một cộng đồng của các tín hữu ca ngợi Thiên Chúa Ba Ngôi, cử hành các mầu nhiệm lớn của đức tin chúng ta, và làm sinh động với các mối quan hệ bác ái giữa các cá nhân, nhóm và các quốc gia, trên và vượt ra ngoài các dị biệt dân tộc, văn hóa và tôn giáo. Trong khi cung cấp sự phục vụ này cho tất cả mọi người, Giáo Hội mở ra cho sự hợp tác với tất cả các thành phần của xã hội, đặc biệt là với đại diện của các Giáo Hội và các cộng đồng Giáo Hội chưa có sự hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo, cũng như với đại diện của các tôn giáo ngoài Kitô giáo, trên hết với đại diện của các tôn giáo truyền thống và của Hồi giáo.
Trong chân trời Giáo Hội này, Khoá họp đặc biệt lần thứ hai cho châu Phi tập trung vào chủ đề hòa giải, công lý và hòa bình. Đây là các vấn đề quan trọng đối với thế giới nói chung, nhưng chúng có sự cấp bách đặc biệt ở châu Phi. Chúng ta cần nhớ lại các căng thẳng, hành vi bạo lực, các chiến tranh, sự bất công và lạm dụng đủ loại, cũ và mới, diễn ra trong năm nay. Chủ đề chính là hòa giải với Thiên Chúa và với tha nhân. Tuy nhiên, một Giáo hội hòa giải với chính mình và giữa các thành viên với nhau, có thể trở thành một dấu chỉ sứ ngôn của sự hòa giải trong xã hội, trong mỗi quốc gia nói riêng và cả châu lục nói chung.
Thánh Phaolô đã viết: "Mọi sự ấy đều do bởi Thiên Chúa là Đấng đã nhờ Đức Kitô mà cho chúng ta được hoà giải với Người, và trao cho chúng tôi chức vụ hoà giải" (2 Cr 5,18). Nền tảng của sự hòa giải này được tìm thấy trong chính bản chất của Giáo Hội, vốn “trong Chúa Kitô là một bí tích hoặc dấu chỉ, và khí cụ của sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và của sự hiệp nhất toàn thể nhân loại" (Hiến chế Lumen Gentium, 1). Theo Khoá họp này, Giáo Hội tại Châu Phi được kêu gọi cổ vũ hòa bình và công lý. ‘Cửa Ra Đi Không Trở Lại’, cũng như ‘Cửa Tha Thứ’, nhắc nhở chúng ta về nhiệm vụ này, và thúc đẩy chúng ta chống lại mọi hình thức của chế độ nô lệ.
(nói bằng tiếng Bồ Đào Nha)
Chúng ta không bao giờ từ bỏ việc tìm kiếm các con đường mới của của hòa bình! Hòa bình là một trong những tài sản lớn nhất của chúng ta! Để đạt được hòa bình, chúng ta cần phải có lòng can đảm và sự hòa giải, được sinh ra từ sự tha thứ, ý muốn sống như mọi người, chia sẻ một tầm nhìn tương lai và kiên trì khắc phục khó khăn. Nam giới và nữ giới, sau khi hoà giải với nhau, sống thanh bình với Chúa và với tha nhân, có thể làm việc cho công lý lớn hơn trong xã hội. Chúng ta đừng quên Tin Mừng dạy rằng công lý có nghĩa trên tất cả là làm theo ý Chúa. Điều cơ bản này sinh ra vô số sáng kiến nhằm cổ vũ công lý ở châu Phi và phúc lợi của mọi dân tộc của châu Phi, đặc biệt là những người thiệt thòi nhất và những người cần có việc làm, trường học và bệnh viện.
Hỡi Châu Phi, vùng đất của một Lễ Hiện Xuống Mới, hãy đặt niềm tin vào Chúa! Được thúc đẩy bởi Thánh Thần của Chúa Kitô Phục Sinh, hãy trở thành một đại gia đình của Thiên Chúa, hãy hào phóng với tất cả con trai và con gái của mình, là tác nhân của sự hòa giải, hòa bình và công lý! Hỡi Châu Phi, Tin Mừng cho Giáo Hội, hãy trở thành Tin Mừng cho toàn thế giới!
Xin cám ơn quý khách và anh chị em! (Zenit.org 19-11-2011)
Nguyễn Trọng Đa
"Chúng ta không bao giờ từ bỏ việc tìm kiếm các con đường mới của hòa bình!"
Cotonou, Benin – Dưới đây là một bản dịch của Toà thánh về bài diễn văn đa ngôn ngữ của ĐTC Biển Đức XVI ngày 19-11 tại Benin, khi Ngài ký Tông huấn hậu Thượng Hội đồng Giám mục châu Phi, với nhan đề "Africae Munus" (Nghĩa vụ châu Phi)
(nói bằng tiếng Anh)
Kính thưa quý khách,
Anh em Giám Mục và Linh Mục thân mến,
Anh chị em thân mến,
Tôi chân thành cám ơn Tổng thư ký của Thượng Hội Đồng Giám Mục, Đức Tổng Giám Mục Nikola Eterovic, về những lời chào mừng và giới thiệu, cũng như cám ơn tất cả các thành viên của Hội đồng đặc biệt châu Phi, những người đã giúp đối chiếu kết quả của Đại hội Thượng hội đồng để chuẩn bị công bố Tông huấn Hậu Thượng Hội đồng Giám mục.
Hôm nay, Thượng Hội Đồng kết thúc với việc ký Tông huấn Africae Munus (Nghĩa vụ châu Phi). Thượng Hội Đồng đã đưa ra một động lực cho Giáo Hội Công giáo tại châu Phi, vốn cầu nguyện, suy tư và thảo luận chủ đề hòa giải, công lý và hòa bình. Quá trình này được đánh dấu bằng một sự gần gũi đặc biệt nối kết Đấng Kế vị Thánh Phêrô và các Giáo Hội quốc gia ở châu Phi. Các Giám Mục, và các chuyên gia, người dự thính, khách mời đặc biệt và các đại biểu huynh đệ, tất cả đã đến Rome để tham dự sự kiện quan trọng này của Giáo Hội.
Bản thân tôi đã đi đến Yaoundé để trình bày Tài liệu làm việc (Instrumentum Laboris) của Thượng Hội Đồng cho các Chủ tịch Hội đồng Giám mục, như là một dấu hiệu của sự quan tâm và lo lắng của tôi cho tất cả các dân tộc của lục địa châu Phi và các đảo lân cận. Hôm nay tôi vui mừng trở lại châu Phi, và đặc biệt đến Benin, để ký văn kiện cuối cùng này, vốn phản ánh suy tư của các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng, và trình bày chúng một cách tổng hợp như là một phần của một tầm nhìn mục vụ rộng lớn.
(nói bằng tiếng Pháp)
Khoá họp đặc biệt thứ hai cho châu Phi của Thượng Hội đồng Giám mục hưởng lợi từ Tông huấn Hậu Thượng Hội đồng Giám mục Ecclesia in Africa (Giáo hội tại châu Phi) của Chân Phước Gioan Phaolô II, vốn nhấn mạnh sự khẩn cấp là rao giảng Tin Mừng cho lục địa này, một hoạt động không có thể được tách rời khỏi công việc thăng tiến con người. Tông Huấn cũng khai triển khái niệm Giáo Hội như gia đình của Thiên Chúa. Khái niệm này đã mang nhiều hoa trái tinh thần cho Giáo Hội Công Giáo, cho hoạt động truyền giáo và thăng tiến con người, mà Giáo hội đã thực hiện trong xã hội châu Phi như một toàn thể.
Giáo Hội được mời gọi dần dà nhìn thấy mình như một gia đình. Đối với Kitô hữu, điều này có nghĩa là một cộng đồng của các tín hữu ca ngợi Thiên Chúa Ba Ngôi, cử hành các mầu nhiệm lớn của đức tin chúng ta, và làm sinh động với các mối quan hệ bác ái giữa các cá nhân, nhóm và các quốc gia, trên và vượt ra ngoài các dị biệt dân tộc, văn hóa và tôn giáo. Trong khi cung cấp sự phục vụ này cho tất cả mọi người, Giáo Hội mở ra cho sự hợp tác với tất cả các thành phần của xã hội, đặc biệt là với đại diện của các Giáo Hội và các cộng đồng Giáo Hội chưa có sự hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo, cũng như với đại diện của các tôn giáo ngoài Kitô giáo, trên hết với đại diện của các tôn giáo truyền thống và của Hồi giáo.
Trong chân trời Giáo Hội này, Khoá họp đặc biệt lần thứ hai cho châu Phi tập trung vào chủ đề hòa giải, công lý và hòa bình. Đây là các vấn đề quan trọng đối với thế giới nói chung, nhưng chúng có sự cấp bách đặc biệt ở châu Phi. Chúng ta cần nhớ lại các căng thẳng, hành vi bạo lực, các chiến tranh, sự bất công và lạm dụng đủ loại, cũ và mới, diễn ra trong năm nay. Chủ đề chính là hòa giải với Thiên Chúa và với tha nhân. Tuy nhiên, một Giáo hội hòa giải với chính mình và giữa các thành viên với nhau, có thể trở thành một dấu chỉ sứ ngôn của sự hòa giải trong xã hội, trong mỗi quốc gia nói riêng và cả châu lục nói chung.
Thánh Phaolô đã viết: "Mọi sự ấy đều do bởi Thiên Chúa là Đấng đã nhờ Đức Kitô mà cho chúng ta được hoà giải với Người, và trao cho chúng tôi chức vụ hoà giải" (2 Cr 5,18). Nền tảng của sự hòa giải này được tìm thấy trong chính bản chất của Giáo Hội, vốn “trong Chúa Kitô là một bí tích hoặc dấu chỉ, và khí cụ của sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và của sự hiệp nhất toàn thể nhân loại" (Hiến chế Lumen Gentium, 1). Theo Khoá họp này, Giáo Hội tại Châu Phi được kêu gọi cổ vũ hòa bình và công lý. ‘Cửa Ra Đi Không Trở Lại’, cũng như ‘Cửa Tha Thứ’, nhắc nhở chúng ta về nhiệm vụ này, và thúc đẩy chúng ta chống lại mọi hình thức của chế độ nô lệ.
(nói bằng tiếng Bồ Đào Nha)
Chúng ta không bao giờ từ bỏ việc tìm kiếm các con đường mới của của hòa bình! Hòa bình là một trong những tài sản lớn nhất của chúng ta! Để đạt được hòa bình, chúng ta cần phải có lòng can đảm và sự hòa giải, được sinh ra từ sự tha thứ, ý muốn sống như mọi người, chia sẻ một tầm nhìn tương lai và kiên trì khắc phục khó khăn. Nam giới và nữ giới, sau khi hoà giải với nhau, sống thanh bình với Chúa và với tha nhân, có thể làm việc cho công lý lớn hơn trong xã hội. Chúng ta đừng quên Tin Mừng dạy rằng công lý có nghĩa trên tất cả là làm theo ý Chúa. Điều cơ bản này sinh ra vô số sáng kiến nhằm cổ vũ công lý ở châu Phi và phúc lợi của mọi dân tộc của châu Phi, đặc biệt là những người thiệt thòi nhất và những người cần có việc làm, trường học và bệnh viện.
Hỡi Châu Phi, vùng đất của một Lễ Hiện Xuống Mới, hãy đặt niềm tin vào Chúa! Được thúc đẩy bởi Thánh Thần của Chúa Kitô Phục Sinh, hãy trở thành một đại gia đình của Thiên Chúa, hãy hào phóng với tất cả con trai và con gái của mình, là tác nhân của sự hòa giải, hòa bình và công lý! Hỡi Châu Phi, Tin Mừng cho Giáo Hội, hãy trở thành Tin Mừng cho toàn thế giới!
Xin cám ơn quý khách và anh chị em! (Zenit.org 19-11-2011)
Nguyễn Trọng Đa