Phỏng vấn Linh Mục Puerbattista Pizzaballa, Bề trên tỉnh dòng Phanxicô quản thủ Thánh Địa
Ngày 10-5-2012 buổi hội học về đề tài ”Các kitô hữu trong thế giới A rập, một năm sau Mùa xuân A rập” đã diễn ra tại Bruxelles thủ đô nước Bỉ. Ngày hội học do Liên Hội Đồng Giám Mục Âu châu tổ chức nhằm mục đích duyệt xét, đối chiếu và thu thập các dữ kiện xảy ra cho các cộng đoàn kitô tại các quốc gia A Rập. Trong số các thuyết trình viên cũng có Linh Mục Pierbattista Pizzaballa, Bề trên tỉnh dòng Phanxicô quản thủ Thánh Địa.
Như đã biết hồi năm ngoái, hàng triệu người dân các nước Bắc Phi đã ồ ạt xuống đường biểu tình để phản đối và hạ bệ các chính quyền độc tài của Ben Ali, Hosni Mubarak và Muammar Ghedaffi, tạo ra ”Mùa Xuân A Rập”, mở ra con đường dẫn tới nền dân chủ. Làn sóng dân chủ ấy đã đạt được nhiều kết qủa tích cực, nhưng tình hình các nước Bắc Phi vẫn chưa được ổn định, và nền dân chủ mong muốn vẫn còn bước những bước đầu khó khăn. Làn sóng biểu tình của Mùa xuân A Rập cũng nhanh chóng lan sang nhiều thành phố khác trên thế giới: từ Mátscơva cho tớí Luân Đôn, từ Athènes cho tới Dakar, Kampala, Phnom Penh và Tokyo. Nó là một dấu chỉ thời đại, chứng minh cho thấy ý thức và ước muốn dân chủ của người dân khắp nơi trên thế giới ngày càng mạnh mẽ và rõ nét. Nó cũng cho thấy kết qủa hữu hiệu của các phương tiện truyền thông hiện đại, đã được người trẻ sử dụng một cách nhanh chóng, thành thạo để dấy lên cả một phong trào đòi tự do dân chủ.
Riêng tại các nước Bắc Phi, trừ Tunisia ra, Ai Cập và Libia vẫn còn trong tình trạng bất ổn, dò dẫm từng bước, và các diễn tiến dân chủ đã không được nhanh chóng như nguyện vọng của người dân. Trong bản tường trình năm 2012 công bố những ngày vừa qua, tổ chức Ân Xá Quốc Tế đã mạnh mẽ tố cáo tình hình vi phạm các quyền con người đó đây trên thế giới trong đó có các nước Bắc Phi và Siria.
Tại Libia ngày 19-6-2012 dân chúng sẽ đi bầu quốc hội, nhưng tình hình vẫn còn rất căng thẳng vì nhiều lý do. Trước hết các lực lượng dân vệ địa phương vẫn còn sở hữu các vũ khí, và việc thành lập quân đội quốc gia vẫn chưa xong. Tiếp đến có các căng thẳng và xung khắc giữa các chủng tộc và bộ lạc đã bị ông Ghedaffi lèo lái sử dụng trong 40 năm cầm quyền. Giờ đây họ bị kỳ thị, và bách hại. Trong khi đó thì chính quyền Tripoli quá yếu kém và bất lực chưa kiểm soát được tình hình trong nước và không bảo đảm được an ninh cho dân chúng.
Riêng tại Siria các bạo lực đàn áp từ phía quân đội chính phủ chống lại các nhóm nổi dậy đòi hỏi dân chủ và giải thể chính quyền của tổng thống Al Assad đã khiến cho hơn 10.000 bị giết, hàng chục ngàn người khác bị thương, nhiều thành phố và làng mạc bị tàn phá và hàng trăm ngàn người phải tản cư lánh nạn, trong đó cũng có rất nhiều tín hữu kitô.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Linh Mục Pierbattista Pizzaballa, Bề trên tỉnh dòng Phanxicô quản thủ Thánh Địa, về tình trạng sống của các kitô hữu bên Phi châu và vùng Trung Đông một năm sau ”Mùa xuân A rập”.
Hỏi: Thưa cha Pizzaballa, một năm đã trôi qua kể từ khi ”Mùa xuân A Rập” nở rộ tại các quốc gia Bắc Phi và vùng Trung Đông, tình trạng sống của các kitô hữu trong các nước này hiện nay ra sao?
Đáp: Trong 40 năm qua thế giới A Rập đã sống trong một loại tình hình bất động, nhưng hiện nay tình hình ấy đã chấm dứt, không còn nữa. Ngày nay không còn có thể yêu sách dân chúng sống bất động trong cùng một tình trạng như trước đây.
Đã có các thay đổi mau chóng dẫn đưa tới một tình hình mới. Nhưng nó đòi hỏi phải có nhiều thời gian, và cũng có các tình hình khó khăn của sự hiểu lầm và các căng thẳng. Đây là điều không thể tránh được. Có nhiều vấn đề lắm, nhưng cững có các khả thể cộng tác và cần phải biết nhìn thẳng vảo thực tại, một cách đơn sơ nhưng rất thực tế, mà không được hốt hoảng; trái lại cần phải xăn tay áo lên để làm việc.
Hỏi: Chìa khóa của tất cả những điều này là việc đối thoại, mà theo cha không chỉ liên quan tới các đề tài đức tin, nhưng còn liên quan tới cả các đề tài cuộc sống thường ngày nữa, có đúng thế không?
Đáp: Vâng, đúng vậy, việc đối thoại phải tập trung vào các vấn đề cuộc sống, bởi vì liên quan tới đức tin; chẳng hạn giữa chúng tôi là các tín hữu kitô và các anh chị em hồi giáo, không có nhiều diều để nói. Có lẽ trong tương lai có thể đối thoại về đức tin, nhưng hiện nay thì không. Hiện nay, cần phải nhắm tới việc đối thoại nhất là giữa các cộng đoàn tôn giáo, làm sao để gây được ảnh hưởng trên cuộc sống dân sự, trên các khía cạnh chung, không chỉ liên quan tới hòa bình một cách tổng quát, mà liên quan tới cả vấn đề quyền lợi, công ăn việc làm, sự bình đằng giữa nam nữ, quyền công dân tràn đầy cho mọi thành phần xã hội, vấn đề công lý vv... Tất cả đều là các đề tài liên quan tới cuộc sống của các cộng đoàn đang viết lại Hiến pháp của mình. Vì thế thật là điều tốt, khi cuộc đối thoại bàn tới các đề tài cụ thể đó, chứ không duyệt xét các nguyên tắc lý thuyết không liên lụy đến cuộc sống của ai hết.
Hỏi: Thưa cha Pizzaballa, cha đã nhấn mạnh là không chỉ có các cuộc bách hại chống các tín hữu kitô, mà cũng có các gương nhân đức đối thoại với các tín hữu hồi nữa, có phải thế không?
Đáp: Đây là điểm khởi hành của chúng tôi, chúng tôi không có các lựa chọn khác. Chúng tôi phải đối thoại và xây dựng cuộc đối thoại, nhất là với giới lãnh đạo Hồi giáo, làm sao để gây được ảnh hưởng trên việc đào tạo tư tưởng, từ từ, từng bước một.
Hỏi: Liên quan tới tình hình rất là lỏng lẻo mà dân chúng vùng Trung Đông đang phải sống sau Mùa xuân A rập, đâu là nguy cơ cụ thể đối với các tín hữu đnag phải sống trong hoàn cảnh hiện nay?
Đáp: Nguy cơ ở đây cũng là để cho mình có thái độ cực đoan, khép kín co cụm trong chính mình, và cho rằng trước đây chúng ta phải sống trong tình trạng tệ hại hơn, hay trước đây chúng ta được bảo vệ, và vì thế lên án tất cả mọi thay đổi; hay nói rằng mọi sự đều tốt đẹp cả và không có vấn đề gì. Thật là điều quan trọng, khi cộng đoàn kitô tham dự vào cuộc sống công cộng với một tinh thần thanh thản có óc phán đoán, nghĩa là không giả bộ cho rằng không có các vấn đề, nhưng cũng không để cho các vấn đề gây hốt hoảng sợ hãi, nhưng trái lại phải bước vào trong các vấn đề đó để tìm cách giải quyết chúng.
Hỏi: Thưa cha Bề trên, tình hình kinh khủng đang xảy ra tại Siria trong thời gian này cũng như các giao động đang xảy ra bên Ai Cập, hoặc tình hình của Libia mà chúng ta đã thấy trong các tháng qua, tất cả đã làm lu mờ tình trạng sống khó khăn mà người Palestine và người Israel đang phải sống, và nó đã là thực tại kéo dài tứ 20 năm nay. Thế tình hình của các tín hữu kitô bên Thánh Địa hiện ra sao thưa cha?
Đáp: Một cách mâu thuẫn, Thánh Địa được coi như là trung tâm của cuộc xung khắc trong vùng Trung Đông, thì hiện nay lại yên ổn hơn, không thanh bình nhưng yên ổn, bởi vì thế giới chung quanh chúng tôi đang bốc cháy. Trái lại tại Thánh Địa, tại Israel và Palestina tình hình ngưng đọng, và vì thế nó đang bị ứ đọng một chút. Các tín hữu kitô sống trong tình trạng chờ đợi triền miên môt thỏa hiệp, nhưng phải nói thật là người ta không trông thấy nó nhiều lắm ở chân trời.
Hỏi: Thế tân chính quyền Israel có thể giúp giải tỏa tình trạng bế tắc này hay không thưa cha?
Đáp: Tôi nghi ngờ. Tôi tin rằng tân chính quyền Israel có các ưu tiên khác mà không chú ý tới vấn đề này. Chúng tôi đã thấy trong các năm qua chính quyền này đã rất là ”hâm hẩm” trong tương quan với người Palestine, và tôi không tin rằng thỏa hiệp với người Palestine nằm trong lịch trình làm việc của chính quyền Israel. Tôi mong là mình nghĩ sai! Nhưng tôi tin chắc là phải chờ đợi một thời gian rất lấu nữa, thì mới có thể giải tỏa được tình trạng này.
Hỏi: Thế cha có muốn đưa ra lời kêu gọi nào không?
Đáp: Trước hết tôi kêu gọi mọi người trên thế giới đừng sợ hãi, hãy đến hành hương Thánh Địa, bởi vì thật là điều quan trọng cần đến để xem tận mắt và nhận ra rằng, nói cho cùng, tình hình cũng không đến nỗi thê thảm, nhất là đối với vấn đề an ninh của các tín hữu hành hương. Thế rồi luôn luôn chú ý nhìn vào những gì đang xảy ra trong vùng Trung Đông, bởi vì nó liên quan tới chúng ta: Âu châu và Trung Đông đã luôn luôn gắn liền với nhau trên bình diện lịch sử, kinh tế và văn hóa. Vỉ thế lời kêu gọi của tôi đó là việc chú ý tới vùng Trung Đông đừng theo các lợi nhuận và thị hiếu của giới truyền thông, nhưng luôn được tiếp tục trong thời gian. (RG 11-5-2012)
Ngày 10-5-2012 buổi hội học về đề tài ”Các kitô hữu trong thế giới A rập, một năm sau Mùa xuân A rập” đã diễn ra tại Bruxelles thủ đô nước Bỉ. Ngày hội học do Liên Hội Đồng Giám Mục Âu châu tổ chức nhằm mục đích duyệt xét, đối chiếu và thu thập các dữ kiện xảy ra cho các cộng đoàn kitô tại các quốc gia A Rập. Trong số các thuyết trình viên cũng có Linh Mục Pierbattista Pizzaballa, Bề trên tỉnh dòng Phanxicô quản thủ Thánh Địa.
Như đã biết hồi năm ngoái, hàng triệu người dân các nước Bắc Phi đã ồ ạt xuống đường biểu tình để phản đối và hạ bệ các chính quyền độc tài của Ben Ali, Hosni Mubarak và Muammar Ghedaffi, tạo ra ”Mùa Xuân A Rập”, mở ra con đường dẫn tới nền dân chủ. Làn sóng dân chủ ấy đã đạt được nhiều kết qủa tích cực, nhưng tình hình các nước Bắc Phi vẫn chưa được ổn định, và nền dân chủ mong muốn vẫn còn bước những bước đầu khó khăn. Làn sóng biểu tình của Mùa xuân A Rập cũng nhanh chóng lan sang nhiều thành phố khác trên thế giới: từ Mátscơva cho tớí Luân Đôn, từ Athènes cho tới Dakar, Kampala, Phnom Penh và Tokyo. Nó là một dấu chỉ thời đại, chứng minh cho thấy ý thức và ước muốn dân chủ của người dân khắp nơi trên thế giới ngày càng mạnh mẽ và rõ nét. Nó cũng cho thấy kết qủa hữu hiệu của các phương tiện truyền thông hiện đại, đã được người trẻ sử dụng một cách nhanh chóng, thành thạo để dấy lên cả một phong trào đòi tự do dân chủ.
Riêng tại các nước Bắc Phi, trừ Tunisia ra, Ai Cập và Libia vẫn còn trong tình trạng bất ổn, dò dẫm từng bước, và các diễn tiến dân chủ đã không được nhanh chóng như nguyện vọng của người dân. Trong bản tường trình năm 2012 công bố những ngày vừa qua, tổ chức Ân Xá Quốc Tế đã mạnh mẽ tố cáo tình hình vi phạm các quyền con người đó đây trên thế giới trong đó có các nước Bắc Phi và Siria.
Tại Libia ngày 19-6-2012 dân chúng sẽ đi bầu quốc hội, nhưng tình hình vẫn còn rất căng thẳng vì nhiều lý do. Trước hết các lực lượng dân vệ địa phương vẫn còn sở hữu các vũ khí, và việc thành lập quân đội quốc gia vẫn chưa xong. Tiếp đến có các căng thẳng và xung khắc giữa các chủng tộc và bộ lạc đã bị ông Ghedaffi lèo lái sử dụng trong 40 năm cầm quyền. Giờ đây họ bị kỳ thị, và bách hại. Trong khi đó thì chính quyền Tripoli quá yếu kém và bất lực chưa kiểm soát được tình hình trong nước và không bảo đảm được an ninh cho dân chúng.
Riêng tại Siria các bạo lực đàn áp từ phía quân đội chính phủ chống lại các nhóm nổi dậy đòi hỏi dân chủ và giải thể chính quyền của tổng thống Al Assad đã khiến cho hơn 10.000 bị giết, hàng chục ngàn người khác bị thương, nhiều thành phố và làng mạc bị tàn phá và hàng trăm ngàn người phải tản cư lánh nạn, trong đó cũng có rất nhiều tín hữu kitô.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Linh Mục Pierbattista Pizzaballa, Bề trên tỉnh dòng Phanxicô quản thủ Thánh Địa, về tình trạng sống của các kitô hữu bên Phi châu và vùng Trung Đông một năm sau ”Mùa xuân A rập”.
Hỏi: Thưa cha Pizzaballa, một năm đã trôi qua kể từ khi ”Mùa xuân A Rập” nở rộ tại các quốc gia Bắc Phi và vùng Trung Đông, tình trạng sống của các kitô hữu trong các nước này hiện nay ra sao?
Đáp: Trong 40 năm qua thế giới A Rập đã sống trong một loại tình hình bất động, nhưng hiện nay tình hình ấy đã chấm dứt, không còn nữa. Ngày nay không còn có thể yêu sách dân chúng sống bất động trong cùng một tình trạng như trước đây.
Đã có các thay đổi mau chóng dẫn đưa tới một tình hình mới. Nhưng nó đòi hỏi phải có nhiều thời gian, và cũng có các tình hình khó khăn của sự hiểu lầm và các căng thẳng. Đây là điều không thể tránh được. Có nhiều vấn đề lắm, nhưng cững có các khả thể cộng tác và cần phải biết nhìn thẳng vảo thực tại, một cách đơn sơ nhưng rất thực tế, mà không được hốt hoảng; trái lại cần phải xăn tay áo lên để làm việc.
Hỏi: Chìa khóa của tất cả những điều này là việc đối thoại, mà theo cha không chỉ liên quan tới các đề tài đức tin, nhưng còn liên quan tới cả các đề tài cuộc sống thường ngày nữa, có đúng thế không?
Đáp: Vâng, đúng vậy, việc đối thoại phải tập trung vào các vấn đề cuộc sống, bởi vì liên quan tới đức tin; chẳng hạn giữa chúng tôi là các tín hữu kitô và các anh chị em hồi giáo, không có nhiều diều để nói. Có lẽ trong tương lai có thể đối thoại về đức tin, nhưng hiện nay thì không. Hiện nay, cần phải nhắm tới việc đối thoại nhất là giữa các cộng đoàn tôn giáo, làm sao để gây được ảnh hưởng trên cuộc sống dân sự, trên các khía cạnh chung, không chỉ liên quan tới hòa bình một cách tổng quát, mà liên quan tới cả vấn đề quyền lợi, công ăn việc làm, sự bình đằng giữa nam nữ, quyền công dân tràn đầy cho mọi thành phần xã hội, vấn đề công lý vv... Tất cả đều là các đề tài liên quan tới cuộc sống của các cộng đoàn đang viết lại Hiến pháp của mình. Vì thế thật là điều tốt, khi cuộc đối thoại bàn tới các đề tài cụ thể đó, chứ không duyệt xét các nguyên tắc lý thuyết không liên lụy đến cuộc sống của ai hết.
Hỏi: Thưa cha Pizzaballa, cha đã nhấn mạnh là không chỉ có các cuộc bách hại chống các tín hữu kitô, mà cũng có các gương nhân đức đối thoại với các tín hữu hồi nữa, có phải thế không?
Đáp: Đây là điểm khởi hành của chúng tôi, chúng tôi không có các lựa chọn khác. Chúng tôi phải đối thoại và xây dựng cuộc đối thoại, nhất là với giới lãnh đạo Hồi giáo, làm sao để gây được ảnh hưởng trên việc đào tạo tư tưởng, từ từ, từng bước một.
Hỏi: Liên quan tới tình hình rất là lỏng lẻo mà dân chúng vùng Trung Đông đang phải sống sau Mùa xuân A rập, đâu là nguy cơ cụ thể đối với các tín hữu đnag phải sống trong hoàn cảnh hiện nay?
Đáp: Nguy cơ ở đây cũng là để cho mình có thái độ cực đoan, khép kín co cụm trong chính mình, và cho rằng trước đây chúng ta phải sống trong tình trạng tệ hại hơn, hay trước đây chúng ta được bảo vệ, và vì thế lên án tất cả mọi thay đổi; hay nói rằng mọi sự đều tốt đẹp cả và không có vấn đề gì. Thật là điều quan trọng, khi cộng đoàn kitô tham dự vào cuộc sống công cộng với một tinh thần thanh thản có óc phán đoán, nghĩa là không giả bộ cho rằng không có các vấn đề, nhưng cũng không để cho các vấn đề gây hốt hoảng sợ hãi, nhưng trái lại phải bước vào trong các vấn đề đó để tìm cách giải quyết chúng.
Hỏi: Thưa cha Bề trên, tình hình kinh khủng đang xảy ra tại Siria trong thời gian này cũng như các giao động đang xảy ra bên Ai Cập, hoặc tình hình của Libia mà chúng ta đã thấy trong các tháng qua, tất cả đã làm lu mờ tình trạng sống khó khăn mà người Palestine và người Israel đang phải sống, và nó đã là thực tại kéo dài tứ 20 năm nay. Thế tình hình của các tín hữu kitô bên Thánh Địa hiện ra sao thưa cha?
Đáp: Một cách mâu thuẫn, Thánh Địa được coi như là trung tâm của cuộc xung khắc trong vùng Trung Đông, thì hiện nay lại yên ổn hơn, không thanh bình nhưng yên ổn, bởi vì thế giới chung quanh chúng tôi đang bốc cháy. Trái lại tại Thánh Địa, tại Israel và Palestina tình hình ngưng đọng, và vì thế nó đang bị ứ đọng một chút. Các tín hữu kitô sống trong tình trạng chờ đợi triền miên môt thỏa hiệp, nhưng phải nói thật là người ta không trông thấy nó nhiều lắm ở chân trời.
Hỏi: Thế tân chính quyền Israel có thể giúp giải tỏa tình trạng bế tắc này hay không thưa cha?
Đáp: Tôi nghi ngờ. Tôi tin rằng tân chính quyền Israel có các ưu tiên khác mà không chú ý tới vấn đề này. Chúng tôi đã thấy trong các năm qua chính quyền này đã rất là ”hâm hẩm” trong tương quan với người Palestine, và tôi không tin rằng thỏa hiệp với người Palestine nằm trong lịch trình làm việc của chính quyền Israel. Tôi mong là mình nghĩ sai! Nhưng tôi tin chắc là phải chờ đợi một thời gian rất lấu nữa, thì mới có thể giải tỏa được tình trạng này.
Hỏi: Thế cha có muốn đưa ra lời kêu gọi nào không?
Đáp: Trước hết tôi kêu gọi mọi người trên thế giới đừng sợ hãi, hãy đến hành hương Thánh Địa, bởi vì thật là điều quan trọng cần đến để xem tận mắt và nhận ra rằng, nói cho cùng, tình hình cũng không đến nỗi thê thảm, nhất là đối với vấn đề an ninh của các tín hữu hành hương. Thế rồi luôn luôn chú ý nhìn vào những gì đang xảy ra trong vùng Trung Đông, bởi vì nó liên quan tới chúng ta: Âu châu và Trung Đông đã luôn luôn gắn liền với nhau trên bình diện lịch sử, kinh tế và văn hóa. Vỉ thế lời kêu gọi của tôi đó là việc chú ý tới vùng Trung Đông đừng theo các lợi nhuận và thị hiếu của giới truyền thông, nhưng luôn được tiếp tục trong thời gian. (RG 11-5-2012)