Đức Hồng Y Angelo Scola, Thượng Phụ Venise, người vừa được cử nhiệm làm Tổng Giám Mục Milan, Tổng Giáo Phận lớn nhất của Ý với 5 triệu tín hữu và 3,000 linh mục, mới đây có tổ chức một hội nghị gây ấn tượng vào tuần rồi để thảo luận các hệ quả của “Mùa Xuân Ả Rập”. Ký giả Jean-Marie Guénois của tờ Le Figaro tường trình rằng hội nghị chuyên đề do Đức HỒng Y Scola, sáng lập viên tập san Oasis chuyên nghiên cứu các mối liên hệ giữa Kitô Giáo và Hồi Giáo, đã lôi kéo được nhiều chuyên gia nổi tiếng trên thế giới. Cách chuyên viên này đều là những tác giả chuyên nghiên cứu về tương lai của Hồi Giáo tranh đấu, về ý nguyện của giới trẻ Ả Rập, và khả thể nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo và những nhóm tương tự có thể chịu thỏa hiệp để nắm quyền chính trị. Nội dung bài tường trình như sau.
Venise là thành phố Âu Châu trên nước với sức lôi cuốn lạ thường, có dòng chẩy tự nhiên xuôi về Phương Đông, dù là Cận hay Trung Đông. Vị Thượng Phụ của nó, Đức Hồng Y Scola, có ý tưởng hồi sinh nền văn hóa cấp cao của thành phố trên nước này bằng cách lập ra tập san quốc tế lừng danh Oasis cách nay vài năm. Ý niệm trung tâm của tập san là lấy việc giao thoa văn minh chống lại việc kình chống văn minh giữa Phương Đông và Phương Tây. Không chấp nhận những ý niệm có sẵn, tập san xoay quanh khẩu hiệu duy nhất này: “Luôn biết để hiểu” (sempre conoscere per capire).
Hàng năm, ngài triệu tập một ủy ban khoa học để dừng lại và… suy tư. Người Mỹ thường gọi là "think tank" để diễn tả “bể chứa suy nghĩ” nhưng lối nói này không hợp với sự tinh tế của thành phố vốn được cả đông lẫn tây lên khuôn, giao thoa ngay trong từng viên đá này. Thiết tưởng ta nên bằng lòng với chữ “ủy ban” dù chữ này không có chi thơ mộng để chỉ một nhóm các nhà nghiên cứu, chuyên môn, chuyên nghiệp, cả mục tử nữa tự do trao đổi quan điểm về các diễn biến đang diễn ra đồng thời và có liên hệ với Trung Đông và Âu Châu.
Tôi được mời tham dự, trong tư cách nhà báo, phiên họp trong các ngày thứ Hai và thứ Ba với chủ đề « Trung Đông hướng về đâu? Tính thế tục mới và Bắc Phi bất ngờ ». Vì quá dài, ở đây không thể trình bày chi tiết cả 15 cuộc hội thảo và rất nhiều tham luận, tôi chỉ cố gắng đề cập tới một phần của vấn đề chính, có tính rất soi sáng đối với tương lai của Hồi Giáo. Và rồi, tôi xin kết luận với một nhận định về việc Giáo Hội Công Giáo nên đầu tư vào... trí thức.
Trong số các nhà nghiên cứu được mời, hàng đầu ta thấy những người Pháp như Olivier Roy, chuyên viên về Hồi Giáo quốc tế, Dominique Avon, chuyên viên về Libăng ; những người Ai Cập như Tewfik Aclimandos, chuyên viên về Huynh Đệ Hồi Giáo và quân đội Ai Cập, Amr Elshobaki, chuyên viên về chính trị nội trị Ai Cập, Malika Zeghal, giáo sư về Hồi Giáo hiện đại tại Harvard ; người Libăng như Hoda Mehmé, khoa trưởng đại học. Ngoài ra còn có Vittorio Emmanuele Parsi, chuyên viên người Ý về các liên hệ quốc tế, Madawi Al-Rasheed, giáo sư King’s College, Luân Đôn, chuyên viên về Ảrập Saoudite, Mark Movsesian, người Mỹ, chuyên viên về luật quốc tế so sánh. Về phía tôn giáo, có Thượng Phụ Antonio Neguib thuộc giáo hội cốptích Công Giáo Alexandria, Đức Cha Maroun Lahham, Tổng Giám Mục Tunis. Ấy là chưa kể tới các diễn giả chính của phiên họp. Hội nghị này diễn ra hàng năm, lần lượt họp tại Venise và một thủ phủ của Trung Đông.
Chú trọng tới vịnh Địa Trung Hải, từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Maroc, nhưng tập chú vào Ai Cập, các nhà chuyên môn trên đồng ý phân tích các nguyên nhân đa dạng có tính văn hóa, tôn giáo, chính trị, kinh tế, xã hội, địa chính trị từng góp phần tạo ra « Mùa Xuân Ả Rập ». Tất cả các vấn đề này tựu trung đưa về vấn đề duy nhất liên quan tới tương lai.
Và chủ yếu là tìm hiểu xem, không phải liệu Huynh Đệ Hồi Giáo có sắp sửa nắm chính quyền hay không vì việc này xem ra đã có bằng chứng đối với mọi người ở Ai Cập và chắc chắn cả ở nơi khác nữa. Mà là tìm hiểu xem việc chuyển quyền cho Hồi Giáo quá khích này sẽ kéo dài trong bao lâu. Và nhất là nhóm Hồi Giáo chính trị này sẽ đi theo chiều hướng nào ? Thỏa hiệp hay hoàn toàn cực đoan ?
Và câu chuyện là như thế, hai chủ đề trái ngược nhau. Tôi xin tóm lược một cách hết sức giản lược như sau : Về phần mình, Olivier Roy, diễn giả đầu tiên của phiên họp lượng định rằng Mùa Xuân Ả Rập đánh dấu một gián đọan trong tâm thức Trung Đông. Diễn biến này được thúc đẩy bởi ba đòi hỏi mới sau đây :
- một cuộc giải phóng theo cá nhân chủ nghĩa « chú trọng tới đời sống chứ không muốn chỉ lặp lại khuôn thước của cha mẹ ». Việc giải phóng này dựa phần lớn vào việc giảm dân số, thăng tiến việc học hành cho con gái và cả sự kiện này nữa là « thế hệ di động này » không còn tin vào các nhà lãnh đạo đầy sức quyến rũ nữa, « những cha già dân tộc », cả chủ nghĩa « tổ phụ » cũng vậy.
- một cuộc cách mạng chính trị vì « thế hệ này không còn cuồng tín đối với Hồi Giáo chính trị nữa », là thứ không còn được nhắc tới trong các đòi hỏi vừa qua. Những người trẻ này đã thấy rõ sự thất bại của cách mạng Iran. Chính các đảng phái duy Hồi Giáo cũng đã hiểu sự cần thiết phải liên minh với người khác để đạt được quyền hành. Và một số còn công nhận « nguyên tắc bầu cử nghị viện ».
- thay đổi khuôn mẫu tôn giáo. Ông lượng định rằng việc dân chủ hóa đang diễn biến sẽ không nhất thiết đòi phải có một cuộc thế tục hóa vì « người ta không cho rằng các xã hội Ả Rập ít tôn giáo hơn (các xã hội khác) ». Ông còn thấy cả một cuộc hồi sinh trong hơn 30 năm qua, điều cũng thấy nơi nhiều tôn giáo khác, hướng tới một tính đa dạng lớn hơn trong cách thực hành hay trong cách thuộc về một tôn giáo.
Tuy nhiên, ông tiên đoán rằng « cần phải lưu ý tới làn sóng bảo thủ » vì các « phe chủ trương trật tự » như quân đội, các đảng duy hồi giáo và các giới làm ăn, những phe vốn đạt được những điều họ muốn, không bao giờ có thiện cảm đối với việc đòi hỏi quyền lợi xã hội vốn bị các nghiệp đoàn và cánh tả ảnh hưởng.
Thành thử, trong đại dương xã hội và nền chính trị phức tạp và còn đang sôi sục này, « vấn đề tôn giáo chắc chắn sẽ trở nên chủ yếu » không hẳn theo nghĩa một chiến thắng của phe Hồi Giáo chính trị với việc áp dụng nghiêm ngặt luật « charia », nhưng như một thượng tôn Hồi Giáo thành điểm qui chiếu trong việc xây dựng xã hội mới. Trong các vụ căng thẳng và tranh luận về những chủ đề nhất định như chủ đề phạm thượng hay chủ đề tự do tôn giáo. Gần giống như cách tranh đấu của các nhà truyền giảng tin lành Mỹ cho các giá trị luân lý, nhờ truyền thông mà trở thành hết sức hiển thị nhưng không được trình bày như một chương trình có tính đảng phái chính trị.
Tính lạc quan của Olivier Roy từng gây ra tranh cãi và không được đa số các nhà nghiên cứu chia sẻ, dù ông cho hay : « tôi không bi quan, nhưng sẽ có những năm khó khăn ». Nói chung, các nhà nghiên cứu này không nhất trí với việc phân tích của ông về sự thay đổi của phe Hồi Giáo cực đoan, những người không tương nhượng trong các vấn đề có tính biểu tượng lớn về luân lý hay tôn giáo, nhưng sẵn sàng nhượng bộ trong việc quản trị sinh hoạt chính trị và xã hội, nhiều dân chủ và cởi mở hơn.
Đối với nhiều nhà nghiên cứu này, hiện người ta chưa biết rõ nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo sẽ tiến xa đến đâu trong các thoả hiệp nhằm nắm quyền của họ, như ở Ai Cập chẳng hạn, và nhất là không biết họ sẽ cư xử ra sao sau đó. Hay liệu Ai Cập có tượng trưng cho một điển hình học tập, một tấm gương gây ảnh hưởng không.
Tất cả đồng ý rằng quyền lực tinh thần do giới trẻ đạt được, quyền lực của giới làm ăn, quyền lực của quân đội trong trường hợp Ai Cập sẽ cân bằng phần lớn ảnh hưởng tiềm ẩn của phe cực đoan. Nhưng điểm bất đồng nằm ở chỗ khả năng và y muốn hòa dịu của phe Hồi Giáo cực đoan. Có người cho rằng phe này vẫn là một lực lượng đáng kể ; có người bảo: sau khi đã thử nghiệm việc mình không có khả năng cai trị và đáp ứng được các vấn đề xã hội cụ thể của người dân, họ sẽ bắt buộc phải thay đổi.
Đây là một cuộc tranh luận lớn mà không người nào có thể có câu kết luận. Nhưng cho phép tôi được đưa ra một nhận định về hình thức: tôi rất có ấn tượng khi thấy rằng bất cứ nơi nào Giáo Hội Công Giáo « đầu tư » vào trí thức, nghĩa là vào các công trình có ngạnh nguồn, giao thoa và chịu phê phán, của các nhà trí thức khác, Giáo Hội đều rút tỉa được lợi ích lớn lao làm bàn đạp cho tương lai. Người ta đã thấy điều đó với Đức Hồng Y Lustiger. Và hôm nay, ở đây, ở Venise này với Đức Hồng Y Scola, mà có người cho là sắp sửa được đổi về Tòa Tổng Giám Mục Milan.
Có người cho rằng đây không hẳn là một ưu tiên của Giáo Hội Công Giáo, là Giáo Hội đáng lý ra nên chuyên lo việc « rỗi linh hồn » thì đúng hơn. Nhiều người khác lại cho rằng Giáo Hội vốn lưu tâm đến việc này từ lâu lắm rồi qua truyền thống đại học mà chính Giáo Hội đã sáng chế ra (Đại Học Sorbonne, Đại Học Bologne...). Nhưng điều làm tôi khâm phục trong cuộc hội nghị này là tính hiện đại về phương pháp : tụ tập tại một nơi các nhà trí thức của nhiều chân trời, của nhiều xứ sở khác nhau, không tiên thiên, để cùng nhau suy nghĩ các vấn đề chủ yếu và không cần sau đó phải soạn ra cuốn bách khoa mà chỉ nhằm làm mình phong phú hơn thế thôi. Điều ấy chắc chắn là những châu báu thật sự.
Venise là thành phố Âu Châu trên nước với sức lôi cuốn lạ thường, có dòng chẩy tự nhiên xuôi về Phương Đông, dù là Cận hay Trung Đông. Vị Thượng Phụ của nó, Đức Hồng Y Scola, có ý tưởng hồi sinh nền văn hóa cấp cao của thành phố trên nước này bằng cách lập ra tập san quốc tế lừng danh Oasis cách nay vài năm. Ý niệm trung tâm của tập san là lấy việc giao thoa văn minh chống lại việc kình chống văn minh giữa Phương Đông và Phương Tây. Không chấp nhận những ý niệm có sẵn, tập san xoay quanh khẩu hiệu duy nhất này: “Luôn biết để hiểu” (sempre conoscere per capire).
Hàng năm, ngài triệu tập một ủy ban khoa học để dừng lại và… suy tư. Người Mỹ thường gọi là "think tank" để diễn tả “bể chứa suy nghĩ” nhưng lối nói này không hợp với sự tinh tế của thành phố vốn được cả đông lẫn tây lên khuôn, giao thoa ngay trong từng viên đá này. Thiết tưởng ta nên bằng lòng với chữ “ủy ban” dù chữ này không có chi thơ mộng để chỉ một nhóm các nhà nghiên cứu, chuyên môn, chuyên nghiệp, cả mục tử nữa tự do trao đổi quan điểm về các diễn biến đang diễn ra đồng thời và có liên hệ với Trung Đông và Âu Châu.
Tôi được mời tham dự, trong tư cách nhà báo, phiên họp trong các ngày thứ Hai và thứ Ba với chủ đề « Trung Đông hướng về đâu? Tính thế tục mới và Bắc Phi bất ngờ ». Vì quá dài, ở đây không thể trình bày chi tiết cả 15 cuộc hội thảo và rất nhiều tham luận, tôi chỉ cố gắng đề cập tới một phần của vấn đề chính, có tính rất soi sáng đối với tương lai của Hồi Giáo. Và rồi, tôi xin kết luận với một nhận định về việc Giáo Hội Công Giáo nên đầu tư vào... trí thức.
Trong số các nhà nghiên cứu được mời, hàng đầu ta thấy những người Pháp như Olivier Roy, chuyên viên về Hồi Giáo quốc tế, Dominique Avon, chuyên viên về Libăng ; những người Ai Cập như Tewfik Aclimandos, chuyên viên về Huynh Đệ Hồi Giáo và quân đội Ai Cập, Amr Elshobaki, chuyên viên về chính trị nội trị Ai Cập, Malika Zeghal, giáo sư về Hồi Giáo hiện đại tại Harvard ; người Libăng như Hoda Mehmé, khoa trưởng đại học. Ngoài ra còn có Vittorio Emmanuele Parsi, chuyên viên người Ý về các liên hệ quốc tế, Madawi Al-Rasheed, giáo sư King’s College, Luân Đôn, chuyên viên về Ảrập Saoudite, Mark Movsesian, người Mỹ, chuyên viên về luật quốc tế so sánh. Về phía tôn giáo, có Thượng Phụ Antonio Neguib thuộc giáo hội cốptích Công Giáo Alexandria, Đức Cha Maroun Lahham, Tổng Giám Mục Tunis. Ấy là chưa kể tới các diễn giả chính của phiên họp. Hội nghị này diễn ra hàng năm, lần lượt họp tại Venise và một thủ phủ của Trung Đông.
Chú trọng tới vịnh Địa Trung Hải, từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Maroc, nhưng tập chú vào Ai Cập, các nhà chuyên môn trên đồng ý phân tích các nguyên nhân đa dạng có tính văn hóa, tôn giáo, chính trị, kinh tế, xã hội, địa chính trị từng góp phần tạo ra « Mùa Xuân Ả Rập ». Tất cả các vấn đề này tựu trung đưa về vấn đề duy nhất liên quan tới tương lai.
Và chủ yếu là tìm hiểu xem, không phải liệu Huynh Đệ Hồi Giáo có sắp sửa nắm chính quyền hay không vì việc này xem ra đã có bằng chứng đối với mọi người ở Ai Cập và chắc chắn cả ở nơi khác nữa. Mà là tìm hiểu xem việc chuyển quyền cho Hồi Giáo quá khích này sẽ kéo dài trong bao lâu. Và nhất là nhóm Hồi Giáo chính trị này sẽ đi theo chiều hướng nào ? Thỏa hiệp hay hoàn toàn cực đoan ?
Và câu chuyện là như thế, hai chủ đề trái ngược nhau. Tôi xin tóm lược một cách hết sức giản lược như sau : Về phần mình, Olivier Roy, diễn giả đầu tiên của phiên họp lượng định rằng Mùa Xuân Ả Rập đánh dấu một gián đọan trong tâm thức Trung Đông. Diễn biến này được thúc đẩy bởi ba đòi hỏi mới sau đây :
- một cuộc giải phóng theo cá nhân chủ nghĩa « chú trọng tới đời sống chứ không muốn chỉ lặp lại khuôn thước của cha mẹ ». Việc giải phóng này dựa phần lớn vào việc giảm dân số, thăng tiến việc học hành cho con gái và cả sự kiện này nữa là « thế hệ di động này » không còn tin vào các nhà lãnh đạo đầy sức quyến rũ nữa, « những cha già dân tộc », cả chủ nghĩa « tổ phụ » cũng vậy.
- một cuộc cách mạng chính trị vì « thế hệ này không còn cuồng tín đối với Hồi Giáo chính trị nữa », là thứ không còn được nhắc tới trong các đòi hỏi vừa qua. Những người trẻ này đã thấy rõ sự thất bại của cách mạng Iran. Chính các đảng phái duy Hồi Giáo cũng đã hiểu sự cần thiết phải liên minh với người khác để đạt được quyền hành. Và một số còn công nhận « nguyên tắc bầu cử nghị viện ».
- thay đổi khuôn mẫu tôn giáo. Ông lượng định rằng việc dân chủ hóa đang diễn biến sẽ không nhất thiết đòi phải có một cuộc thế tục hóa vì « người ta không cho rằng các xã hội Ả Rập ít tôn giáo hơn (các xã hội khác) ». Ông còn thấy cả một cuộc hồi sinh trong hơn 30 năm qua, điều cũng thấy nơi nhiều tôn giáo khác, hướng tới một tính đa dạng lớn hơn trong cách thực hành hay trong cách thuộc về một tôn giáo.
Tuy nhiên, ông tiên đoán rằng « cần phải lưu ý tới làn sóng bảo thủ » vì các « phe chủ trương trật tự » như quân đội, các đảng duy hồi giáo và các giới làm ăn, những phe vốn đạt được những điều họ muốn, không bao giờ có thiện cảm đối với việc đòi hỏi quyền lợi xã hội vốn bị các nghiệp đoàn và cánh tả ảnh hưởng.
Thành thử, trong đại dương xã hội và nền chính trị phức tạp và còn đang sôi sục này, « vấn đề tôn giáo chắc chắn sẽ trở nên chủ yếu » không hẳn theo nghĩa một chiến thắng của phe Hồi Giáo chính trị với việc áp dụng nghiêm ngặt luật « charia », nhưng như một thượng tôn Hồi Giáo thành điểm qui chiếu trong việc xây dựng xã hội mới. Trong các vụ căng thẳng và tranh luận về những chủ đề nhất định như chủ đề phạm thượng hay chủ đề tự do tôn giáo. Gần giống như cách tranh đấu của các nhà truyền giảng tin lành Mỹ cho các giá trị luân lý, nhờ truyền thông mà trở thành hết sức hiển thị nhưng không được trình bày như một chương trình có tính đảng phái chính trị.
Tính lạc quan của Olivier Roy từng gây ra tranh cãi và không được đa số các nhà nghiên cứu chia sẻ, dù ông cho hay : « tôi không bi quan, nhưng sẽ có những năm khó khăn ». Nói chung, các nhà nghiên cứu này không nhất trí với việc phân tích của ông về sự thay đổi của phe Hồi Giáo cực đoan, những người không tương nhượng trong các vấn đề có tính biểu tượng lớn về luân lý hay tôn giáo, nhưng sẵn sàng nhượng bộ trong việc quản trị sinh hoạt chính trị và xã hội, nhiều dân chủ và cởi mở hơn.
Đối với nhiều nhà nghiên cứu này, hiện người ta chưa biết rõ nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo sẽ tiến xa đến đâu trong các thoả hiệp nhằm nắm quyền của họ, như ở Ai Cập chẳng hạn, và nhất là không biết họ sẽ cư xử ra sao sau đó. Hay liệu Ai Cập có tượng trưng cho một điển hình học tập, một tấm gương gây ảnh hưởng không.
Tất cả đồng ý rằng quyền lực tinh thần do giới trẻ đạt được, quyền lực của giới làm ăn, quyền lực của quân đội trong trường hợp Ai Cập sẽ cân bằng phần lớn ảnh hưởng tiềm ẩn của phe cực đoan. Nhưng điểm bất đồng nằm ở chỗ khả năng và y muốn hòa dịu của phe Hồi Giáo cực đoan. Có người cho rằng phe này vẫn là một lực lượng đáng kể ; có người bảo: sau khi đã thử nghiệm việc mình không có khả năng cai trị và đáp ứng được các vấn đề xã hội cụ thể của người dân, họ sẽ bắt buộc phải thay đổi.
Đây là một cuộc tranh luận lớn mà không người nào có thể có câu kết luận. Nhưng cho phép tôi được đưa ra một nhận định về hình thức: tôi rất có ấn tượng khi thấy rằng bất cứ nơi nào Giáo Hội Công Giáo « đầu tư » vào trí thức, nghĩa là vào các công trình có ngạnh nguồn, giao thoa và chịu phê phán, của các nhà trí thức khác, Giáo Hội đều rút tỉa được lợi ích lớn lao làm bàn đạp cho tương lai. Người ta đã thấy điều đó với Đức Hồng Y Lustiger. Và hôm nay, ở đây, ở Venise này với Đức Hồng Y Scola, mà có người cho là sắp sửa được đổi về Tòa Tổng Giám Mục Milan.
Có người cho rằng đây không hẳn là một ưu tiên của Giáo Hội Công Giáo, là Giáo Hội đáng lý ra nên chuyên lo việc « rỗi linh hồn » thì đúng hơn. Nhiều người khác lại cho rằng Giáo Hội vốn lưu tâm đến việc này từ lâu lắm rồi qua truyền thống đại học mà chính Giáo Hội đã sáng chế ra (Đại Học Sorbonne, Đại Học Bologne...). Nhưng điều làm tôi khâm phục trong cuộc hội nghị này là tính hiện đại về phương pháp : tụ tập tại một nơi các nhà trí thức của nhiều chân trời, của nhiều xứ sở khác nhau, không tiên thiên, để cùng nhau suy nghĩ các vấn đề chủ yếu và không cần sau đó phải soạn ra cuốn bách khoa mà chỉ nhằm làm mình phong phú hơn thế thôi. Điều ấy chắc chắn là những châu báu thật sự.