Đức Giê-su, sự cần thiết cho cơn đại dịch Covid-19
(Gợi ý chia sẻ Tin mừng Chúa nhật 12 thường niên B)
Trong khi tôi soạn bài giảng này, mọi người trên khắp cả thế giới, nhất là tại Việt Nam đang phải oằn mình, hoang mang lo sợ vì đại dịch Covid-19 bùng phát rất nhanh từng giờ từng phút kéo theo con số tử vong cũng như người nhiễm bệnh rất cao. Đây quả là sóng gió bão bùng đối với con người mà tự sức khó để chèo chống. Tuy nhiên, có nhiều quốc gia, tập thể và cá nhân đã nỗ lực dùng nhiều cách thức như quyền lực, tiền tài, vật chất, ngay cả cầu khấn các thần thánh để chống lại Covid, nhưng mọi sự đều vô vọng không muốn nói càng ngày đại dịch lại càng gia tăng. Trong phụng vụ Lời Chúa của tuần 12 thương niên B hôm nay, chúng ta bắt gặp một Giê-su, nguồn sức mạnh của Thiên Chúa hiện diện với nhân loại ngang qua việc làm cho chiếc thuyền của các môn đệ thoát khỏi những cơn sóng mạnh mẽ và giết chết.
Quả thật, Covid, hình bóng của sự Dữ và sự Chết đang ‘gầm gừ’ và ‘mạnh mẽ hoành hành’ trong thế giới lữ hành của chúng ta. ‘Bão tố hung dữ’ này đang làm cho người người, nhà nhà phải xa cách vì bị cách ly hay tử vong khi bị nó xâm nhập và lây nhiễm. Biết bao nhiêu nỗ lực của các nhà khoa học và các chuyên gia y tế đã, đang và sẽ tìm mọi phương cách hữu hiệu nhất để phòng chống ‘cơn sóng dữ dội’ này. Nhìn chung phần nào đó đã ngăn chặn được sự lây lan của dịch bệnh qua việc nghiên cứu ra Vacinne. Tuy nhiên, tự sức con người làm sao có thể chống trả được ‘cơn sóng’ nguy hiểm này? Nơi bài Tin mừng hôm nay, chính Chúa Giê-su đã muốn cho các môn đệ tiếp cận với cơn sóng dữ dội nơi biển hồ Galile khi Ngài bảo: “Chúng ta sang bờ bên kia đi !” (Mc 4,35). Nơi đây các môn đệ đã bị cuồng phong giông tố đe doạ: “Một trận cuồng phong nổi lên, sóng ập vào thuyền, đến nỗi thuyền đầy nước.” (c.37). Ý Chúa Giê-su muốn dạy cho các môn đệ nói riêng và tất cả mọi người chúng ta nói chung bài học trong cuộc đời là không thể mà không có sự Dữ, nhất là sự Chết. Chúng ta phải chấp nhận tiếp cận, chung đụng và trải qua. Các môn đệ đã va chạm và đối diện với sóng dữ. Các ông đã hoang mang lo sợ và bất lực hoàn toàn khi nhận ra rằng tự mình chẳng giải quyết và chiến thắng được cơn giống tố bão bùng này. Chính vì thế, các môn đệ đã mau chóng chạy đến với Đức Giê-su để cậy nhờ Ngài can thiệp: Trong khi đó, Đức Giê-su đang ở đàng lái, dựa đầu vào chiếc gối mà ngủ. Các môn đệ đánh thức Người dậy và nói : “Thầy ơi, chúng ta chết mất, Thầy chẳng lo gì sao?”. Một điều chúng ta đáng lưu ý là việc Chúa Giê-su ‘ngủ’ trên chiếc thuyền không phải là Ngài không hiện diện, Ngài bỏ rơi các môn đệ, bỏ rơi nhân loại, nhưng Ngài muốn cho mọi người biết rằng Ngài vẫn hiện diện ở đó, trong mọi nơi mọi lúc, nhất là trong những lúc bi thương nhất của cuộc đời. Điều quan trọng là con người đã không nhận ra Ngài và đã mời Ngài ra khỏi con thuyền cuộc đời của mình để tự giải quyết mọi sự. Và đương nhiên, đứng trước mọi khó khăn hay sóng gió cuộc đời, con người dường như bị giới hạn và chẳng làm được gì để vượt qua. Cái khôn ngoan nơi các môn đệ là nhớ đến Chúa Giê-su và kêu cầu Ngài để Ngài giúp đỡ vì biết rằng ‘không có Thầy, chúng con không làm được gì.’(Ga 15,5). Quả thật, sự hiện diện của Chúa Giê-su đã làm vơi đi, tan đi và mất đi sự ‘lộng hành của bão táp’ mà các môn đệ đang phải hứng chịu. Tin mừng đã thuật lại điều đó: “Người thức dậy, ngăm đe gió, và truyền cho biển : “Im đi ! Câm đi !” Gió liền tắt, và biển lặng như tờ.” (c.39). Đức Giê-su, Ngôi Lời Thiên Chúa, có uy quyền trên mọi sự, cụ thể là trên biển cả mà Tin mừng hôm nay trình thuật. Uy quyền của Ngài đã và đang chiến thắng mọi sự Dữ và ngay cả sự Chết. Hình ảnh Ngài ‘ngủ’ như là hình ảnh báo trước cái chết của Ngài. Và khi Ngài ‘thức dậy’ là hình ảnh chiến thắng tử thần của Ngài trong tương lai, nghĩa là Ngài sẽ sống lại hiển vinh. Đối với Ngài, sự Dữ và sự Chết chẳng làm được gì vì Ngài là Thiên Chúa toàn năng toàn thiện và Đấng tác sinh muôn loài muôn vật.
Chính vì thế, đứng trước sự Dữ là giông tố cuộc đời, nhất là trong bối cảnh cả và nhân loại đang đối diện với Đại dịch Covid-19, con người chúng ta ngoài việc nỗ lực thực hiện phòng chống nó với tiêu chuẩn 9K (Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế - Kiểm soát biên giới - Khu cách ly an toàn - Không ra khỏi nhà khi cần thiết - Không đăng tải thông tin sai sự thật), ngoài việc nỗ lực tìm kiếm Vacinne phòng ngừa, là những người có đức tin chân chính, chúng ta được mời gọi hãy mau chóng chạy đến với Thiên Chúa tình yêu ngang qua Chúa Giê-su Ki-tô để nhờ Ngài, trong Ngài và với Ngài mọi người sẽ được cứu chữa và giải thoát. Cũng vậy, đứng trước sóng dữ hoành hành, các môn đệ đã vội vã kêu cầu Đức Giê-su hơn là cậy dựa vào sức lực yếu đuối của con người, và kết quả đã được giải thoát khỏi bão tố hãi hùng đó. Chính Thánh Phao lô, tông đồ dân ngoại, cũng đã khẳng quyết trong bài đọc II (2Cr 5, 14-17): nơi Đức Giê-su, Đấng đã chết và sống lại hiển vinh sẽ làm cho con người trở nên thụ tạo mới và được tham dự vào phần vinh quang bất diệt. Nơi Ngài, mọi người sẽ được giải thoát mọi sự Dữ và sự Chết. Cũng vậy, nơi bài đọc I, Thiên Chúa đã khẳng định với Gióp rằng: “Bấy giờ, giữa cơn bão táp, Đức Chúa lên tiếng trả lời ông Gióp như sau : Cửa đại dương, ai ra tay khép lại khi nước tuôn trào từ đáy vực sâu, khi Ta giăng mây làm áo nó mặc, phủ sương mù làm tã che thân? Đường ranh giới của nó, chính Ta vạch sẵn, lại đặt vào nơi cửa đóng then cài,…” (G 38, 1.8-10). Chính Thiên Chúa làm nên mọi sự, chủ mọi sự và giải thoát mọi sự, con người chỉ là dụng cụ và là người quản lý công trình sáng tạo mà thôi.
Thật vậy, hình ảnh sóng gió bão bùng trong bài Tin mừng hôm nay đối với con thuyền các môn đệ chính là hình ảnh giông tố trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Hình ảnh rõ ràng và thiết thực nhất, đó là Đại dịch Covid mà nhân loại chúng ta đang đối diện. Nó đang làm cho thế giới đảo điên và hoang mang lo sợ. Đứng trước Đại dịch này, mọi người đã dùng mọi phương cách để phòng chống nhưng xem ra mọi sự không như mong muốn. Phải chăng con người đã tự cậy dựa vào sự khôn ngoan, thông minh, giàu có của mình để giải quyết? Phải chăng mọi người tự cho mình làm được mọi sự, tự cho mình là cái rốn của vũ trụ? Nhưng thực tế đã cho thấy, tất cả nỗ lực của con người chẳng đem lại được cái gì nếu thiếu đi sự can thiệp của Thiên Chúa. Vì thế, là những người tin nhờ sự vào mặc khải của Chúa Giê-su, nhờ Tin mừng của Ngài, chúng ta được nhận chân rằng chính Chúa là Đấng uy quyền trên trời dưới đất. Nhờ Ngài, trong Ngài và với Ngài, mọi sóng gió bão bùng sẽ được dập tắt nếu chúng ta biết cậy dựa vào Ngài.
Do đó, chúng ta hãy mau nói cho thế giới loài người biết rằng Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng, Đấng dựng nên muôn loài muôn vật và có uy quyền trên mọi sự. Ngài luôn yêu thương và ban phát mọi ơn lành cho những ai biết tin tưởng vào Ngài và mong muốn Ngài đi vào con thuyền cuộc đời đang chênh vênh và gập ghềnh bởi biết bao sóng gió dữ dằn của ma quỷ, của thế gian và xác thịt, nhất là trong tình cảnh khó khăn và sợ hãi bởi cơn sóng của Đại dịch Covid-19 này.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
(Gợi ý chia sẻ Tin mừng Chúa nhật 12 thường niên B)
Trong khi tôi soạn bài giảng này, mọi người trên khắp cả thế giới, nhất là tại Việt Nam đang phải oằn mình, hoang mang lo sợ vì đại dịch Covid-19 bùng phát rất nhanh từng giờ từng phút kéo theo con số tử vong cũng như người nhiễm bệnh rất cao. Đây quả là sóng gió bão bùng đối với con người mà tự sức khó để chèo chống. Tuy nhiên, có nhiều quốc gia, tập thể và cá nhân đã nỗ lực dùng nhiều cách thức như quyền lực, tiền tài, vật chất, ngay cả cầu khấn các thần thánh để chống lại Covid, nhưng mọi sự đều vô vọng không muốn nói càng ngày đại dịch lại càng gia tăng. Trong phụng vụ Lời Chúa của tuần 12 thương niên B hôm nay, chúng ta bắt gặp một Giê-su, nguồn sức mạnh của Thiên Chúa hiện diện với nhân loại ngang qua việc làm cho chiếc thuyền của các môn đệ thoát khỏi những cơn sóng mạnh mẽ và giết chết.
Quả thật, Covid, hình bóng của sự Dữ và sự Chết đang ‘gầm gừ’ và ‘mạnh mẽ hoành hành’ trong thế giới lữ hành của chúng ta. ‘Bão tố hung dữ’ này đang làm cho người người, nhà nhà phải xa cách vì bị cách ly hay tử vong khi bị nó xâm nhập và lây nhiễm. Biết bao nhiêu nỗ lực của các nhà khoa học và các chuyên gia y tế đã, đang và sẽ tìm mọi phương cách hữu hiệu nhất để phòng chống ‘cơn sóng dữ dội’ này. Nhìn chung phần nào đó đã ngăn chặn được sự lây lan của dịch bệnh qua việc nghiên cứu ra Vacinne. Tuy nhiên, tự sức con người làm sao có thể chống trả được ‘cơn sóng’ nguy hiểm này? Nơi bài Tin mừng hôm nay, chính Chúa Giê-su đã muốn cho các môn đệ tiếp cận với cơn sóng dữ dội nơi biển hồ Galile khi Ngài bảo: “Chúng ta sang bờ bên kia đi !” (Mc 4,35). Nơi đây các môn đệ đã bị cuồng phong giông tố đe doạ: “Một trận cuồng phong nổi lên, sóng ập vào thuyền, đến nỗi thuyền đầy nước.” (c.37). Ý Chúa Giê-su muốn dạy cho các môn đệ nói riêng và tất cả mọi người chúng ta nói chung bài học trong cuộc đời là không thể mà không có sự Dữ, nhất là sự Chết. Chúng ta phải chấp nhận tiếp cận, chung đụng và trải qua. Các môn đệ đã va chạm và đối diện với sóng dữ. Các ông đã hoang mang lo sợ và bất lực hoàn toàn khi nhận ra rằng tự mình chẳng giải quyết và chiến thắng được cơn giống tố bão bùng này. Chính vì thế, các môn đệ đã mau chóng chạy đến với Đức Giê-su để cậy nhờ Ngài can thiệp: Trong khi đó, Đức Giê-su đang ở đàng lái, dựa đầu vào chiếc gối mà ngủ. Các môn đệ đánh thức Người dậy và nói : “Thầy ơi, chúng ta chết mất, Thầy chẳng lo gì sao?”. Một điều chúng ta đáng lưu ý là việc Chúa Giê-su ‘ngủ’ trên chiếc thuyền không phải là Ngài không hiện diện, Ngài bỏ rơi các môn đệ, bỏ rơi nhân loại, nhưng Ngài muốn cho mọi người biết rằng Ngài vẫn hiện diện ở đó, trong mọi nơi mọi lúc, nhất là trong những lúc bi thương nhất của cuộc đời. Điều quan trọng là con người đã không nhận ra Ngài và đã mời Ngài ra khỏi con thuyền cuộc đời của mình để tự giải quyết mọi sự. Và đương nhiên, đứng trước mọi khó khăn hay sóng gió cuộc đời, con người dường như bị giới hạn và chẳng làm được gì để vượt qua. Cái khôn ngoan nơi các môn đệ là nhớ đến Chúa Giê-su và kêu cầu Ngài để Ngài giúp đỡ vì biết rằng ‘không có Thầy, chúng con không làm được gì.’(Ga 15,5). Quả thật, sự hiện diện của Chúa Giê-su đã làm vơi đi, tan đi và mất đi sự ‘lộng hành của bão táp’ mà các môn đệ đang phải hứng chịu. Tin mừng đã thuật lại điều đó: “Người thức dậy, ngăm đe gió, và truyền cho biển : “Im đi ! Câm đi !” Gió liền tắt, và biển lặng như tờ.” (c.39). Đức Giê-su, Ngôi Lời Thiên Chúa, có uy quyền trên mọi sự, cụ thể là trên biển cả mà Tin mừng hôm nay trình thuật. Uy quyền của Ngài đã và đang chiến thắng mọi sự Dữ và ngay cả sự Chết. Hình ảnh Ngài ‘ngủ’ như là hình ảnh báo trước cái chết của Ngài. Và khi Ngài ‘thức dậy’ là hình ảnh chiến thắng tử thần của Ngài trong tương lai, nghĩa là Ngài sẽ sống lại hiển vinh. Đối với Ngài, sự Dữ và sự Chết chẳng làm được gì vì Ngài là Thiên Chúa toàn năng toàn thiện và Đấng tác sinh muôn loài muôn vật.
Chính vì thế, đứng trước sự Dữ là giông tố cuộc đời, nhất là trong bối cảnh cả và nhân loại đang đối diện với Đại dịch Covid-19, con người chúng ta ngoài việc nỗ lực thực hiện phòng chống nó với tiêu chuẩn 9K (Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế - Kiểm soát biên giới - Khu cách ly an toàn - Không ra khỏi nhà khi cần thiết - Không đăng tải thông tin sai sự thật), ngoài việc nỗ lực tìm kiếm Vacinne phòng ngừa, là những người có đức tin chân chính, chúng ta được mời gọi hãy mau chóng chạy đến với Thiên Chúa tình yêu ngang qua Chúa Giê-su Ki-tô để nhờ Ngài, trong Ngài và với Ngài mọi người sẽ được cứu chữa và giải thoát. Cũng vậy, đứng trước sóng dữ hoành hành, các môn đệ đã vội vã kêu cầu Đức Giê-su hơn là cậy dựa vào sức lực yếu đuối của con người, và kết quả đã được giải thoát khỏi bão tố hãi hùng đó. Chính Thánh Phao lô, tông đồ dân ngoại, cũng đã khẳng quyết trong bài đọc II (2Cr 5, 14-17): nơi Đức Giê-su, Đấng đã chết và sống lại hiển vinh sẽ làm cho con người trở nên thụ tạo mới và được tham dự vào phần vinh quang bất diệt. Nơi Ngài, mọi người sẽ được giải thoát mọi sự Dữ và sự Chết. Cũng vậy, nơi bài đọc I, Thiên Chúa đã khẳng định với Gióp rằng: “Bấy giờ, giữa cơn bão táp, Đức Chúa lên tiếng trả lời ông Gióp như sau : Cửa đại dương, ai ra tay khép lại khi nước tuôn trào từ đáy vực sâu, khi Ta giăng mây làm áo nó mặc, phủ sương mù làm tã che thân? Đường ranh giới của nó, chính Ta vạch sẵn, lại đặt vào nơi cửa đóng then cài,…” (G 38, 1.8-10). Chính Thiên Chúa làm nên mọi sự, chủ mọi sự và giải thoát mọi sự, con người chỉ là dụng cụ và là người quản lý công trình sáng tạo mà thôi.
Thật vậy, hình ảnh sóng gió bão bùng trong bài Tin mừng hôm nay đối với con thuyền các môn đệ chính là hình ảnh giông tố trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Hình ảnh rõ ràng và thiết thực nhất, đó là Đại dịch Covid mà nhân loại chúng ta đang đối diện. Nó đang làm cho thế giới đảo điên và hoang mang lo sợ. Đứng trước Đại dịch này, mọi người đã dùng mọi phương cách để phòng chống nhưng xem ra mọi sự không như mong muốn. Phải chăng con người đã tự cậy dựa vào sự khôn ngoan, thông minh, giàu có của mình để giải quyết? Phải chăng mọi người tự cho mình làm được mọi sự, tự cho mình là cái rốn của vũ trụ? Nhưng thực tế đã cho thấy, tất cả nỗ lực của con người chẳng đem lại được cái gì nếu thiếu đi sự can thiệp của Thiên Chúa. Vì thế, là những người tin nhờ sự vào mặc khải của Chúa Giê-su, nhờ Tin mừng của Ngài, chúng ta được nhận chân rằng chính Chúa là Đấng uy quyền trên trời dưới đất. Nhờ Ngài, trong Ngài và với Ngài, mọi sóng gió bão bùng sẽ được dập tắt nếu chúng ta biết cậy dựa vào Ngài.
Do đó, chúng ta hãy mau nói cho thế giới loài người biết rằng Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng, Đấng dựng nên muôn loài muôn vật và có uy quyền trên mọi sự. Ngài luôn yêu thương và ban phát mọi ơn lành cho những ai biết tin tưởng vào Ngài và mong muốn Ngài đi vào con thuyền cuộc đời đang chênh vênh và gập ghềnh bởi biết bao sóng gió dữ dằn của ma quỷ, của thế gian và xác thịt, nhất là trong tình cảnh khó khăn và sợ hãi bởi cơn sóng của Đại dịch Covid-19 này.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương