Đức Giê-Su, Đấng Chữa Lành
(Suy niệm Chúa nhật 23 TNB)
1/ Đức Giê-su, Đấng chữa lành
Trong Tin mừng (Mc 7, 31-37) của Chúa nhật 23 thường niên B hôm nay, chúng ta bắt gặp hình ảnh một người vừa bị ngọng vừa bị điếc được người ta đem đến để nhờ Đức Giê-su đặt tay chữa lành. Cái thiệt thòi của anh ta là không thể lắng nghe khi gặp gỡ mọi người và không thể nói rõ được khi đối diện với những người chung quanh. Đây là một nỗi khổ. Đây là một nỗi đau về thể lý. Anh ta chắc là đã vất vả chạy thầy chạy thuốc nhưng xem ra bất lực. Hôm nay, nơi vùng dân ngoại này, anh ta và mọi người nghe biết và đón gặp được Đức Giê-su, Đấng có uy quyền trong lời giảng cũng như việc làm để mong rằng sẽ được cứu chữa. Hình ảnh Đức Giê-su đã được tiên báo gần cả ngàn năm qua ngôn sứ Isaia trong bài đọc I: “Thiên Chúa của anh em đây rồi; sắp tới ngày báo phục, ngày Thiên Chúa thưởng công, phạt tội. Chính Người sẽ đến cứu anh em. Bấy giờ mắt người mù mở ra, tai người điếc nghe được. Bấy giờ kẻ què sẽ nhảy nhót như nai, miệng lưỡi người câm sẽ reo hò.” (Is 35, 4-6). Đúng vậy, Đức Giê-su đã xuất hiện để thực hiện những lời tiên báo về Ngài. Nơi nào Ngài hiện diện là nơi đó được thi ân giáng phúc. Ngài hiện diện là kẻ điếc được nghe, kẻ câm nói được, kẻ què được đi, kẻ đui mù được sáng, kẻ bệnh hoạn tật nguyền được chữa lành, và ngay cả kẻ chết đều được hồi sinh.
Quả thật, sau lời mời gọi đặt tay cho người vừa bị ngọng vừa bị điếc, Đức Giê-su đã không ngần ngại để thi thố quyền năng của Thiên Chúa. Ngài kéo riêng anh ta ra như muốn diễn ta sự gặp gỡ thân mật giữa Ngài với anh ta. Đồng thời, Đức Giê-su cũng muốn anh ta không bị đám đông quấy rầy và muốn giúp anh dễ dàng đón nhận sự chữa lành này cách nhẹ nhàng mà không ồn áo náo động. Đức Giê-su ‘đặt ngón tay vào lỗ tai và nhổ nước miếng mà bôi vào lưỡi anh ta’(Mc 7, 32-33). Đây là ngôn ngữ cử điệu nhằm giúp anh ta sẽ được cứu chữa. Rồi Đức Giê-su ‘ngước mắt lên trời’ (c.34) như muốn nói rằng quyền năng đến từ trên cao. Anh sẽ được chữa lành là bởi từ trên cao chứ không phải con người. Thật vậy, điều con người không thể thì đối với Thiên Chúa mọi sự đều có thể. (x.Lc 1,37)
Chúng ta thấy Đức Giê-su ‘thở dài’ (c.34) như diễn tả lòng thương xót cũng như sự rung động của Ngài trước hoàn cảnh này. Vì Ngài là hiện thân lòng thương xót của Thiên Chúa, nên trong mọi nơi mọi lúc và đối với mọi người, Ngài đã không ngừng ban ơn và chúc phúc. Điều đặc biệt là Đức Giê-su đã dùng lời để chữa lành như những lần khác, khi Ngài nói: “Ep-pha-ta”, nghĩa là: hãy mở ra (c.34)! Từ lời phán của Đức Giê-su lưỡi được giải phóng khỏi sự ràng cột đã từng khiến nó không thể nói năng rành mạch. Tai của anh đã nghe rõ ràng. Anh như đã trở nên con người bình thường nhờ quyền năng của Thiên Chúa ngang qua Đức Giê-su Ki-tô. Quả thật, phép lạ không do bởi những cử chỉ của Đức Giê-su nhưng thực ra bởi ‘Lời’ được phán ra.
Tuy nhiên, chúng ta nên hiểu rằng việc Đức Giê-su vừa làm không chủ ý đến việc chữa lành thân xác mà hệ tại ở việc chữa lành bệnh thiêng liêng, bệnh tâm hồn hay bệnh đức tin. Vì thế, nhiều lần trong Tin mừng, trước khi chữa lành bệnh thể lý cho ai, Đức Giêsu thường nói: Đức tin con đã chữa lành con.(x.Lc 8,48; Mt 9,22; ) Quả thật, Đức tin mới là quan trọng. Một khi đức tin được củng cố mạnh mẽ thì thân xác sẽ được khoẻ mạnh và an toàn.
Qua việc chữa lành của Đức Giê-su đối với người vừa bị ngọng vừa bị điếc, chúng ta được mời gọi nhận biết về một vị Thiên Chúa tình yêu và tràn đầy lòng nhân ái đối với con người, nhất là đối với những hoàn cảnh khổ đau, bệnh tật, nghèo đói, bị loại ra khỏi lề xã hội,…Trong bối cảnh mọi người đang phải hoang mang lo sợ bởi đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới, nhất là tại Việt nam chúng ta: nhiều người đã bị nhiễm bệnh, hàng triệu người đã phải tử vong, dường như chúng ta đã cảm thấy mỏi mệt và bất lực hoàn toàn trước sự hoành hành của con Vi-rút nhỏ bẻ này. Tiền tài danh vọng cũng đã thất bại trước nó. Quyền cao chức trọng sở hữu và chạy theo nó bấy lâu, nay cũng tiêu tan và cũng chẳng thể làm được gì trước sự tấn công của Covid. Nhưng dưới nhãn quan đức tin, là những người tin vào Đức Giê-su Ki-tô, Ngôi Lời Thiên Chúa, Ngài là Em-ma-nu-en, Thiên Chúa ở cùng chúng ta, chúng ta được mời gọi hãy tin tưởng vào quyền năng chữa lành của Ngài. Nơi Ngài, qua Ngài và trong Ngài, chúng ta sẽ được bình an và tràn đầy hạnh phúc nếu chúng ta tin. Ngoài Người ra, không ai có thể đem lại ơn cứu độ cho con người.(x.Cv 4,12). Thật vậy, dù sống dù chết, dù bệnh thể lý hay tâm hồn, chúng ta chỉ thật sự được giải thoát nơi danh Đức Giê-su.
Mỗi chúng ta đang đối diện đủ thứ bệnh tật không phải ngọng và điếc về thể lý nhưng ‘ngọng và điếc’ về mặt tâm hồn đang cần đến sự chữa lành của Đức Giê-su. Quả thật, đối với Covd-19, chúng ta có thể tiêm vắc-xin để phòng ngừa, nhưng đối với căn bệnh “covid tâm hồn” là vô cảm, là ích kỷ, là tham lam, là hận thù, là trộm cắp, là giết người, là ngoại tình, là cờ bạc, là rượu chè, là nói hành nói xấu, là bất hoà bất thuận,…chúng ta cần phải tiêm ‘Vắc-xin’ Lời Chúa, ‘Vắc-xin’ Mình Máu Thánh Chúa để loại trừ và giải thoát. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại việc đón nhận chữa lành cho mình mà không màng tới anh chị em chung quanh.
2/ Chúng ta được mời gọi chữa lành cho nhau
Người ta thường nói ‘có đi có lại mới toại lòng nhau’. Câu nói đó có thể cũng đang mời gọi chúng ta hướng về một nghĩa thiêng liêng giữa ta với Thiên Chúa. Vì chúng ta được Thiên Chúa dựng nên từ hư không, được dựng nên giống hình ảnh của Ngài, nên chúng ta cũng giống Ngài trong nghĩa cử yêu thương như Ngài đã yêu thương chúng ta. Ai yêu mến thì ở lại trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở lại trong người ấy. (x. 1Ga 4,16)
Vì thế, như Đức Giê-su đã luôn luôn thao thức và hướng đến việc chữa lành những mảnh đời đau khổ và bất hạnh, cụ thể trong bài Tin mừng của Chúa nhật hôm nay. Ngài đã chạnh lòng thương và chữa lành họ khi gặp gỡ. Đến lượt chúng ta, những người đã được chữa lành mỗi ngày bằng Lời Chúa và Mình Máu Thánh Chúa, chúng ta cũng không thể không yêu thương, chữa lành và quan tâm đến anh chị em chúng ta bằng những lời nói yêu thương, bằng những hành động bác ái, bằng những cử chỉ tôn trọng và chân thành.
Nơi bài đọc II (Gc 2, 1-5), Thánh Gia-cô-bê Tông đồ mời gọi chúng ta đừng sống thiên tư, thiên vị và kỳ thị anh chị em đồng loại, nhưng hãy có thái độ bao dung và thứ tha cũng như công bằng bác ái. Đây là thái độ sống cần đối với các ki-tô hữu chúng ta. Chúng ta không thể nói yêu mến Thiên Chúa mà lại không yêu thương anh chị em của mình. Vì như Gioan Tông đồ đã nói: “Các con thân mến, chúng ta hãy yêu mến Thiên Chúa, vì Người đã thương yêu chúng ta trước. Nếu ai nói mình yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em mình, thì là người nói dối. Vì người anh em mình xem thấy mà không thương yêu họ được, thì làm sao yêu mến Thiên Chúa là Ðấng mình không thấy được?” (1 Ga 4,19).
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
(Suy niệm Chúa nhật 23 TNB)
1/ Đức Giê-su, Đấng chữa lành
Trong Tin mừng (Mc 7, 31-37) của Chúa nhật 23 thường niên B hôm nay, chúng ta bắt gặp hình ảnh một người vừa bị ngọng vừa bị điếc được người ta đem đến để nhờ Đức Giê-su đặt tay chữa lành. Cái thiệt thòi của anh ta là không thể lắng nghe khi gặp gỡ mọi người và không thể nói rõ được khi đối diện với những người chung quanh. Đây là một nỗi khổ. Đây là một nỗi đau về thể lý. Anh ta chắc là đã vất vả chạy thầy chạy thuốc nhưng xem ra bất lực. Hôm nay, nơi vùng dân ngoại này, anh ta và mọi người nghe biết và đón gặp được Đức Giê-su, Đấng có uy quyền trong lời giảng cũng như việc làm để mong rằng sẽ được cứu chữa. Hình ảnh Đức Giê-su đã được tiên báo gần cả ngàn năm qua ngôn sứ Isaia trong bài đọc I: “Thiên Chúa của anh em đây rồi; sắp tới ngày báo phục, ngày Thiên Chúa thưởng công, phạt tội. Chính Người sẽ đến cứu anh em. Bấy giờ mắt người mù mở ra, tai người điếc nghe được. Bấy giờ kẻ què sẽ nhảy nhót như nai, miệng lưỡi người câm sẽ reo hò.” (Is 35, 4-6). Đúng vậy, Đức Giê-su đã xuất hiện để thực hiện những lời tiên báo về Ngài. Nơi nào Ngài hiện diện là nơi đó được thi ân giáng phúc. Ngài hiện diện là kẻ điếc được nghe, kẻ câm nói được, kẻ què được đi, kẻ đui mù được sáng, kẻ bệnh hoạn tật nguyền được chữa lành, và ngay cả kẻ chết đều được hồi sinh.
Quả thật, sau lời mời gọi đặt tay cho người vừa bị ngọng vừa bị điếc, Đức Giê-su đã không ngần ngại để thi thố quyền năng của Thiên Chúa. Ngài kéo riêng anh ta ra như muốn diễn ta sự gặp gỡ thân mật giữa Ngài với anh ta. Đồng thời, Đức Giê-su cũng muốn anh ta không bị đám đông quấy rầy và muốn giúp anh dễ dàng đón nhận sự chữa lành này cách nhẹ nhàng mà không ồn áo náo động. Đức Giê-su ‘đặt ngón tay vào lỗ tai và nhổ nước miếng mà bôi vào lưỡi anh ta’(Mc 7, 32-33). Đây là ngôn ngữ cử điệu nhằm giúp anh ta sẽ được cứu chữa. Rồi Đức Giê-su ‘ngước mắt lên trời’ (c.34) như muốn nói rằng quyền năng đến từ trên cao. Anh sẽ được chữa lành là bởi từ trên cao chứ không phải con người. Thật vậy, điều con người không thể thì đối với Thiên Chúa mọi sự đều có thể. (x.Lc 1,37)
Chúng ta thấy Đức Giê-su ‘thở dài’ (c.34) như diễn tả lòng thương xót cũng như sự rung động của Ngài trước hoàn cảnh này. Vì Ngài là hiện thân lòng thương xót của Thiên Chúa, nên trong mọi nơi mọi lúc và đối với mọi người, Ngài đã không ngừng ban ơn và chúc phúc. Điều đặc biệt là Đức Giê-su đã dùng lời để chữa lành như những lần khác, khi Ngài nói: “Ep-pha-ta”, nghĩa là: hãy mở ra (c.34)! Từ lời phán của Đức Giê-su lưỡi được giải phóng khỏi sự ràng cột đã từng khiến nó không thể nói năng rành mạch. Tai của anh đã nghe rõ ràng. Anh như đã trở nên con người bình thường nhờ quyền năng của Thiên Chúa ngang qua Đức Giê-su Ki-tô. Quả thật, phép lạ không do bởi những cử chỉ của Đức Giê-su nhưng thực ra bởi ‘Lời’ được phán ra.
Tuy nhiên, chúng ta nên hiểu rằng việc Đức Giê-su vừa làm không chủ ý đến việc chữa lành thân xác mà hệ tại ở việc chữa lành bệnh thiêng liêng, bệnh tâm hồn hay bệnh đức tin. Vì thế, nhiều lần trong Tin mừng, trước khi chữa lành bệnh thể lý cho ai, Đức Giêsu thường nói: Đức tin con đã chữa lành con.(x.Lc 8,48; Mt 9,22; ) Quả thật, Đức tin mới là quan trọng. Một khi đức tin được củng cố mạnh mẽ thì thân xác sẽ được khoẻ mạnh và an toàn.
Qua việc chữa lành của Đức Giê-su đối với người vừa bị ngọng vừa bị điếc, chúng ta được mời gọi nhận biết về một vị Thiên Chúa tình yêu và tràn đầy lòng nhân ái đối với con người, nhất là đối với những hoàn cảnh khổ đau, bệnh tật, nghèo đói, bị loại ra khỏi lề xã hội,…Trong bối cảnh mọi người đang phải hoang mang lo sợ bởi đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới, nhất là tại Việt nam chúng ta: nhiều người đã bị nhiễm bệnh, hàng triệu người đã phải tử vong, dường như chúng ta đã cảm thấy mỏi mệt và bất lực hoàn toàn trước sự hoành hành của con Vi-rút nhỏ bẻ này. Tiền tài danh vọng cũng đã thất bại trước nó. Quyền cao chức trọng sở hữu và chạy theo nó bấy lâu, nay cũng tiêu tan và cũng chẳng thể làm được gì trước sự tấn công của Covid. Nhưng dưới nhãn quan đức tin, là những người tin vào Đức Giê-su Ki-tô, Ngôi Lời Thiên Chúa, Ngài là Em-ma-nu-en, Thiên Chúa ở cùng chúng ta, chúng ta được mời gọi hãy tin tưởng vào quyền năng chữa lành của Ngài. Nơi Ngài, qua Ngài và trong Ngài, chúng ta sẽ được bình an và tràn đầy hạnh phúc nếu chúng ta tin. Ngoài Người ra, không ai có thể đem lại ơn cứu độ cho con người.(x.Cv 4,12). Thật vậy, dù sống dù chết, dù bệnh thể lý hay tâm hồn, chúng ta chỉ thật sự được giải thoát nơi danh Đức Giê-su.
Mỗi chúng ta đang đối diện đủ thứ bệnh tật không phải ngọng và điếc về thể lý nhưng ‘ngọng và điếc’ về mặt tâm hồn đang cần đến sự chữa lành của Đức Giê-su. Quả thật, đối với Covd-19, chúng ta có thể tiêm vắc-xin để phòng ngừa, nhưng đối với căn bệnh “covid tâm hồn” là vô cảm, là ích kỷ, là tham lam, là hận thù, là trộm cắp, là giết người, là ngoại tình, là cờ bạc, là rượu chè, là nói hành nói xấu, là bất hoà bất thuận,…chúng ta cần phải tiêm ‘Vắc-xin’ Lời Chúa, ‘Vắc-xin’ Mình Máu Thánh Chúa để loại trừ và giải thoát. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại việc đón nhận chữa lành cho mình mà không màng tới anh chị em chung quanh.
2/ Chúng ta được mời gọi chữa lành cho nhau
Người ta thường nói ‘có đi có lại mới toại lòng nhau’. Câu nói đó có thể cũng đang mời gọi chúng ta hướng về một nghĩa thiêng liêng giữa ta với Thiên Chúa. Vì chúng ta được Thiên Chúa dựng nên từ hư không, được dựng nên giống hình ảnh của Ngài, nên chúng ta cũng giống Ngài trong nghĩa cử yêu thương như Ngài đã yêu thương chúng ta. Ai yêu mến thì ở lại trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở lại trong người ấy. (x. 1Ga 4,16)
Vì thế, như Đức Giê-su đã luôn luôn thao thức và hướng đến việc chữa lành những mảnh đời đau khổ và bất hạnh, cụ thể trong bài Tin mừng của Chúa nhật hôm nay. Ngài đã chạnh lòng thương và chữa lành họ khi gặp gỡ. Đến lượt chúng ta, những người đã được chữa lành mỗi ngày bằng Lời Chúa và Mình Máu Thánh Chúa, chúng ta cũng không thể không yêu thương, chữa lành và quan tâm đến anh chị em chúng ta bằng những lời nói yêu thương, bằng những hành động bác ái, bằng những cử chỉ tôn trọng và chân thành.
Nơi bài đọc II (Gc 2, 1-5), Thánh Gia-cô-bê Tông đồ mời gọi chúng ta đừng sống thiên tư, thiên vị và kỳ thị anh chị em đồng loại, nhưng hãy có thái độ bao dung và thứ tha cũng như công bằng bác ái. Đây là thái độ sống cần đối với các ki-tô hữu chúng ta. Chúng ta không thể nói yêu mến Thiên Chúa mà lại không yêu thương anh chị em của mình. Vì như Gioan Tông đồ đã nói: “Các con thân mến, chúng ta hãy yêu mến Thiên Chúa, vì Người đã thương yêu chúng ta trước. Nếu ai nói mình yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em mình, thì là người nói dối. Vì người anh em mình xem thấy mà không thương yêu họ được, thì làm sao yêu mến Thiên Chúa là Ðấng mình không thấy được?” (1 Ga 4,19).
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương