Theo tin của TTXVN, mặc dù gặp nhiều khó khăn và thách thức do thiên tai và diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, kinh tế-xã hội Việt Nam trong năm 2002 tiếp tục phát triển ổn định và tăng trưởng ở hầu hết các ngành.
Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2002 đạt trên 536 ngàn tỷ đồng, tăng 7,04% so với năm 2001. Với thành tựu này, Việt Nam xếp vị trí thứ hai về tốc độ tăng trưởng kinh tế của châu Á, chỉ đứng sau Trung Quốc.
Các ngành sản xuất và dịch vụ đều phát triển toàn diện và tăng trưởng khá. Trong 7,04% tăng trưởng của GDP, khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 3,45%. Như vậy, trong 4 năm liền, mức đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của khu vực công nghiệp tương đối cao và ổn định. Giá trị sản xuất công nghiệp năm qua đạt trên 260 ngàn tỷ đồng, tăng 14,5% so với năm 2001.
Trong cơ cấu sản xuất, tỷ trọng nông lâm nghiệp và thủy sản giảm từ trên 25,4% năm 1999 xuống còn xấp xỉ 23% năm 2002. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm qua đạt gần 154,5 ngàn tỷ đồng, tăng 5,4% so với năm ngoái. Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản đều tăng trưởng theo hướng sản xuất hàng hóa.
Hoạt động dịch vụ, du lịch có nhiều khởi sắc sau nhiều năm trầm lắng. Khu vực dịch vụ chiếm 2,68% trong GDP, tăng dần trong 4 năm qua.
Tổng mức bán lẻ năm 2002 tăng 12,8% so với năm trước. Sức mua của cư dân đã tăng rõ rệt, thị trường khá sôi động, hàng hóa phong phú, giá cả tương đối ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng cả năm tăng 4%, chấm dứt thời kỳ giảm phát kéo dài từ năm 1999.
Đặc biệt, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm qua tăng đột biến với gần 2,63 triệu người, tăng 12,8% so với năm 2001.
Các chỉ tiêu phát triển xã hội năm qua đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Cả nước đã tạo việc làm mới cho 1,4 triệu lao động; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị giảm 0,27%. Tỷ trọng lao động trong nông nghiệp giảm từ 82,7% năm 2000 xuống 78,4%; tỷ trọng lao động trong công nghiệp, dịch vụ tăng từ 7,8% lên 15,4%.
Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân tăng khoảng 10% so với năm 2001.
VN phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP từ 7 đến 7,5% trong năm 2003.
Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2002 đạt trên 536 ngàn tỷ đồng, tăng 7,04% so với năm 2001. Với thành tựu này, Việt Nam xếp vị trí thứ hai về tốc độ tăng trưởng kinh tế của châu Á, chỉ đứng sau Trung Quốc.
Các ngành sản xuất và dịch vụ đều phát triển toàn diện và tăng trưởng khá. Trong 7,04% tăng trưởng của GDP, khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 3,45%. Như vậy, trong 4 năm liền, mức đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của khu vực công nghiệp tương đối cao và ổn định. Giá trị sản xuất công nghiệp năm qua đạt trên 260 ngàn tỷ đồng, tăng 14,5% so với năm 2001.
Trong cơ cấu sản xuất, tỷ trọng nông lâm nghiệp và thủy sản giảm từ trên 25,4% năm 1999 xuống còn xấp xỉ 23% năm 2002. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm qua đạt gần 154,5 ngàn tỷ đồng, tăng 5,4% so với năm ngoái. Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản đều tăng trưởng theo hướng sản xuất hàng hóa.
Hoạt động dịch vụ, du lịch có nhiều khởi sắc sau nhiều năm trầm lắng. Khu vực dịch vụ chiếm 2,68% trong GDP, tăng dần trong 4 năm qua.
Tổng mức bán lẻ năm 2002 tăng 12,8% so với năm trước. Sức mua của cư dân đã tăng rõ rệt, thị trường khá sôi động, hàng hóa phong phú, giá cả tương đối ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng cả năm tăng 4%, chấm dứt thời kỳ giảm phát kéo dài từ năm 1999.
Đặc biệt, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm qua tăng đột biến với gần 2,63 triệu người, tăng 12,8% so với năm 2001.
Các chỉ tiêu phát triển xã hội năm qua đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Cả nước đã tạo việc làm mới cho 1,4 triệu lao động; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị giảm 0,27%. Tỷ trọng lao động trong nông nghiệp giảm từ 82,7% năm 2000 xuống 78,4%; tỷ trọng lao động trong công nghiệp, dịch vụ tăng từ 7,8% lên 15,4%.
Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân tăng khoảng 10% so với năm 2001.
VN phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP từ 7 đến 7,5% trong năm 2003.