Mùa Vọng dẫn chúng ta tới niềm vui của Mùa Giáng Sinh. Đối với người Công Giáo, Giáng Sinh không chỉ là một ngày lễ mà là cả một mùa Phụng Vụ. Trong suốt Mùa Vọng trình bầy cho chúng ta biết việc tưởng niệm Chúa Kitô giáng trần hết sức linh thiêng và là sự tiên báo Đấng Cứu Thế ra đời mà tất cả trần gian phải tin. Sau việc cử hành Mầu Nhiệm Phục Sinh trong Tam Nhật Thánh và Lễ Phục Sinh, đây là những ngày Giáo Hội coi là linh thiêng nhất. Mùa Giáng Sinh khởi sự từ kinh chiều 1 ngày vọng Giáng Sinh tới Chúa Nhật sau Lễ Hiển Linh, là Ngày Lễ Chúa Giêsu chịu phép Rửa. Trong những ngày này, chúng ta cử hành tất cả những gì chúng ta đã chuẩn bị trong Mùa Vọng. Các ngọn đèn trong nhà thờ được thắp sáng để phản ảnh sự chói lòa của vinh quang Chúa Kitô chiếu soi trên khắp dương gian. Qua việc giáng sinh, đời sống, cái chết và sự Phục Sinh, Chúa Giêsu đã hoàn toàn vượt thắng những tối tăm.
Sau phụng vụ ngày Lễ Giáng Sinh, Giáo Hội cử hành Lễ Thánh Gia, năm nay trùng vào ngày 29 tháng 12. Mục đích của ngày lễ này là để khuyến khích các gia đình sống đức tin. Vào ngày thứ tám của tuần bát nhật Giáng Sinh, là ngày 1 tháng 1, Giáo Hội cử hành Lễ Maria Mẹ Thiên Chúa. Đây là danh hiệu xưa cổ nhất được Giáo Hội trao tặng cho Mẹ Maria. Mẹ là hình ảnh của Giáo Hội và là gương mẫu của người môn đệ và sự thánh thiện. Đây cũng là ngày chúng ta mừng việc đặt tên cho Chúa Giêsu: và cũng có liên quan đến việc cắt bì, là một truyền thống được thực hành tám ngày sau khi một bé trai Do Thái được sanh ra.
Lễ trọng sau đó chúng ta cử hành trong Mùa Giáng Sinh là Lễ Hiển Linh. Lễ này rơi vào ngày 5 tháng 1 năm nay. Đa số người Công Giáo quen thuộc với ngày này vì là ngày ba đạo sĩ đi theo ngôi sao để đến chiêm ngắm Giêsu, đem dâng lên Chúa các tặng vật để tôn vinh Người. Lễ Hiển Linh có nghĩa là “tỏ hiện”, cũng cho chúng ta cơ hội để suy niệm xâu xa về mầu nhiệm nhập thể. Chúa Giêsu, đến như một con người, bầy tỏ Thiên Chúa cho chúng ta. Chúa đã là, và muôn đời vẫn sẽ là Emmanuel—Chúa ở cùng chúng ta—Đấng Cứu Độ chúng ta và Cứu Độ Thế Giới. Vì thế chúng ta ca ngợi và tôn vinh Người.
Mùa Giáng Sinh kết thúc với một sự tỏ hiện khác: Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa. Trong biến cố Chúa Giêsu chịu Phép Rửa được tường thuật năm nay trong Phúc Âm thánh Mát Thêu, Thần Khí của Thiên Chúa hiện xuống trên Chúa Giêsu, và một tiếng nói từ Trời giới thiệu Người: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người " (Mát thêu 3:17). Căn tính của Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa và là Đấng Xức Dầu được mạc khải trong biến cố này. Ngoài ra, cũng như Phép Rửa dánh dấu khởi đầu của sứ mệnh rao giảng của Chúa Giêsu, phép rửa của chúng ta đánh dấu khởi đầu của đời sống chúng ta trên trần gian như những môn đệ của Người.
Bài Đọc 1
Khi Mùa vọng chấm dứt và Mùa Giáng Sinh khởi đầu, chúng ta tiếp tục đươc nghe nhiều về tiên tri Isaiah. Ngài loan báo việc cứu độ—và chân lý là Chúa không bỏ rơi con người, Chúa cứu chuộc—lời tiên tri vang vọng với những lời thơ đẹp đẽ và trang trọng. Vào ngày Lễ Thánh Gia, chúng ta được nghe lời giảng dậy trong sách Huấn Ca về việc con cái phải tôn kính và chăm sóc cho cha mẹ. Rồi vào ngày Lễ Hiển Linh, tiên tri Isaiah khuyên Giêrusalem phải trỗi dậy trong huy hoàng vì được Thiên Chúa cứu độ, nhắc chúng ta phải chiếu dọi ánh sáng của chúng ta ngày hôm nay. Qua gương sáng của chúng ta, như Giêrusalem chúng ta phản ảnh vinh quang của Chúa, để cho muôn nước và muôn dân sẽ cùng đi trong ánh sáng của chúng ta. Vào ngày Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, Bài Đọc 1 là một trong bốn bài nói về người tôi tớ của Isaiah. Bài này nói về người tôi tớ được Chúa chọn, và phù hợp với bài Phúc Âm tường thuật Chúa Giêsu chịu phép rửa bởi thánh Gioan Tẩy Giả trên sông Giođan.
Thánh Vịnh đáp ca
Trong Mùa Giáng Sinh, các thánh vịnh đáp ca nhấn mạnh vào ánh sáng, việc cứu độ và quyền năng cứu chuộc của Chúa. Vào ngày Lễ Thánh Gia; Lễ Maria Mẹ Thiên Chúa; và Lễ Chúa chịu Phép Rửa, thánh vịnh nói về những ai đi theo con đường của Chúa sẽ được chúc lành, và về hai ngày lễ sau đó, thánh vịnh nói về niềm tin rằng Thiên Chúa sẽ chúc bình an cho dân Người, và khuyến khích dân Do Thái cũng như chúng ta cầu xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta qua lòng thương xót của Người.
Bài Đọc 2
Bài đọc 2 trong Mùa Giáng Sinh cũng giống như cả ba năm trong chu kỳ phụng vụ, ngoại trừ vào hai ngày Lễ Thánh Gia và Chúa chịu Phép Rửa. Tuy nhiên, vào hai ngày này. Bài đọc Năm A có thể được đọc trong cả ba năm trong chu kỳ phụng vụ. Bài dọc 2 cho 4 thánh lễ Giáng Sinh tuyên xưng những gì Thiên Chúa đã nói hết với chúng ta qua Con của Người; với Người, chúng ta phải làm nhân chứng y như thánh Phaolô tông đồ. Vào ngày lễ kế tiếp là ngày Lễ trọng Giáng Sinh, bài đọc 2 trích từ thư gửi tín hữu Côlôsê, Galát, Êphêsô, và Công Vụ Tông Đồ. Các bài này lại nói về nhân đức của đời sống gia đình, về Con Thiên Chúa được sinh ra bởi một phụ nữ, việc chia xẻ với người dân ngoại và tất cả những ai tin vào những hứa hẹn của Phúc Âm, và nhân chứng của Thánh Phêrô là Thiên Chúa đã xức dầu cho Chúa Giêsu bằng Thánh Thần.
Bài Phúc Âm
Lễ Trọng Chúa Giáng Sinh đánh dấu khởi đầu của Mùa Giáng Sinh, có bốn loạt bài đọc đặc biệt, được dùng cho cả ba năm trong chu kỳ phụng vụ. Mỗi Phúc Âm được dành cho một Thánh Lễ Giáng Sinh nhất định, phản ảnh một sự chú tâm đặc biệt vào việc nhập thể—biến cố Thiên Chúa trở thành người phàm trong Giêsu. Phúc Âm của Lễ Vọng Giáng Sinh của Mát Thêu kể lại gia phả của Chúa Giêsu. Trong Thánh Lễ đêm, Phúc Âm Luca kể lại chuyện các thiên thần loan báo việc Chúa Giêsu giáng sinh tại Bê Lem. Phúc Âm buổi sáng của Luca mô tả các mục đồng tìm thấy Mẹ Maria, thánh Giuse, và hài nhi nằm trong máng cỏ. Trong Phúc Âm này, chúng ta nghe nói về bản tính suy niệm của mẹ Maria và sự say sưa của các mục đồng khi chúng trở về nhà và ngợi khen Thiên Chúa về những gì chúng đã được chứng kiến. Trong Thánh Lễ trọng thứ tư, Thánh Lễ ban ngày, Phúc Âm được chọn từ một đoạn trong Lời Tựa của Thánh Goan. Đoạn này có tính cách thần học xâu xa, tuyên dương chân lý mầu nhiệm là Ngôi Lời trở nên xác phàm và ở giữa chúng ta. Chúng ta nghe nói về vinh quang của Ngôi Lời chiếu dọi trong bóng tối, và không bao giờ để cho bóng tối khuất phục.
Trong khi Mùa giáng Sinh tiếp diễn với Lễ Thánh Gia, Phúc Âm nói về thời thơ ấu của Chúa Giêsu. Năm nay cũng thế, nhân vật chính là Thánh Giuse, là người lần thứ hai lại được một thiên thần báo mộng là phải đưa Mẹ Maria và Giêsu đến một nơi an toàn tránh cho hài nhi khỏi bị sát hại vì sự báo thù của vua Hêrôđê.
Phúc Âm về ngày Lễ Chúa Hiển Linh cũng giống như các năm khác trong ba năm của chu kỳ phụng vụ, và là trình thuật về các đạo sĩ đi theo ngôi sao để tôn vinh Giêsu. Vào ngày lễ Chúa chịu Phép Rửa, là ngày lễ cuối cùng của Mùa Giáng Sinh, Phúc Âm của mỗi năm là một trong ba Phúc Âm nhất lãm về việc Chúa Giêsu chịu phép rửa bởi thánh Gioan Tẩy Giả trên sông Giođan, được tuyên xưng trong Năm A, nhấn mạnh Chúa Giê su là sự viên mãn của kế hoạch của Thiên Chúa về việc cứu độ nhân loại.
Sau phụng vụ ngày Lễ Giáng Sinh, Giáo Hội cử hành Lễ Thánh Gia, năm nay trùng vào ngày 29 tháng 12. Mục đích của ngày lễ này là để khuyến khích các gia đình sống đức tin. Vào ngày thứ tám của tuần bát nhật Giáng Sinh, là ngày 1 tháng 1, Giáo Hội cử hành Lễ Maria Mẹ Thiên Chúa. Đây là danh hiệu xưa cổ nhất được Giáo Hội trao tặng cho Mẹ Maria. Mẹ là hình ảnh của Giáo Hội và là gương mẫu của người môn đệ và sự thánh thiện. Đây cũng là ngày chúng ta mừng việc đặt tên cho Chúa Giêsu: và cũng có liên quan đến việc cắt bì, là một truyền thống được thực hành tám ngày sau khi một bé trai Do Thái được sanh ra.
Lễ trọng sau đó chúng ta cử hành trong Mùa Giáng Sinh là Lễ Hiển Linh. Lễ này rơi vào ngày 5 tháng 1 năm nay. Đa số người Công Giáo quen thuộc với ngày này vì là ngày ba đạo sĩ đi theo ngôi sao để đến chiêm ngắm Giêsu, đem dâng lên Chúa các tặng vật để tôn vinh Người. Lễ Hiển Linh có nghĩa là “tỏ hiện”, cũng cho chúng ta cơ hội để suy niệm xâu xa về mầu nhiệm nhập thể. Chúa Giêsu, đến như một con người, bầy tỏ Thiên Chúa cho chúng ta. Chúa đã là, và muôn đời vẫn sẽ là Emmanuel—Chúa ở cùng chúng ta—Đấng Cứu Độ chúng ta và Cứu Độ Thế Giới. Vì thế chúng ta ca ngợi và tôn vinh Người.
Mùa Giáng Sinh kết thúc với một sự tỏ hiện khác: Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa. Trong biến cố Chúa Giêsu chịu Phép Rửa được tường thuật năm nay trong Phúc Âm thánh Mát Thêu, Thần Khí của Thiên Chúa hiện xuống trên Chúa Giêsu, và một tiếng nói từ Trời giới thiệu Người: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người " (Mát thêu 3:17). Căn tính của Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa và là Đấng Xức Dầu được mạc khải trong biến cố này. Ngoài ra, cũng như Phép Rửa dánh dấu khởi đầu của sứ mệnh rao giảng của Chúa Giêsu, phép rửa của chúng ta đánh dấu khởi đầu của đời sống chúng ta trên trần gian như những môn đệ của Người.
Bài Đọc 1
Khi Mùa vọng chấm dứt và Mùa Giáng Sinh khởi đầu, chúng ta tiếp tục đươc nghe nhiều về tiên tri Isaiah. Ngài loan báo việc cứu độ—và chân lý là Chúa không bỏ rơi con người, Chúa cứu chuộc—lời tiên tri vang vọng với những lời thơ đẹp đẽ và trang trọng. Vào ngày Lễ Thánh Gia, chúng ta được nghe lời giảng dậy trong sách Huấn Ca về việc con cái phải tôn kính và chăm sóc cho cha mẹ. Rồi vào ngày Lễ Hiển Linh, tiên tri Isaiah khuyên Giêrusalem phải trỗi dậy trong huy hoàng vì được Thiên Chúa cứu độ, nhắc chúng ta phải chiếu dọi ánh sáng của chúng ta ngày hôm nay. Qua gương sáng của chúng ta, như Giêrusalem chúng ta phản ảnh vinh quang của Chúa, để cho muôn nước và muôn dân sẽ cùng đi trong ánh sáng của chúng ta. Vào ngày Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, Bài Đọc 1 là một trong bốn bài nói về người tôi tớ của Isaiah. Bài này nói về người tôi tớ được Chúa chọn, và phù hợp với bài Phúc Âm tường thuật Chúa Giêsu chịu phép rửa bởi thánh Gioan Tẩy Giả trên sông Giođan.
Thánh Vịnh đáp ca
Trong Mùa Giáng Sinh, các thánh vịnh đáp ca nhấn mạnh vào ánh sáng, việc cứu độ và quyền năng cứu chuộc của Chúa. Vào ngày Lễ Thánh Gia; Lễ Maria Mẹ Thiên Chúa; và Lễ Chúa chịu Phép Rửa, thánh vịnh nói về những ai đi theo con đường của Chúa sẽ được chúc lành, và về hai ngày lễ sau đó, thánh vịnh nói về niềm tin rằng Thiên Chúa sẽ chúc bình an cho dân Người, và khuyến khích dân Do Thái cũng như chúng ta cầu xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta qua lòng thương xót của Người.
Bài Đọc 2
Bài đọc 2 trong Mùa Giáng Sinh cũng giống như cả ba năm trong chu kỳ phụng vụ, ngoại trừ vào hai ngày Lễ Thánh Gia và Chúa chịu Phép Rửa. Tuy nhiên, vào hai ngày này. Bài đọc Năm A có thể được đọc trong cả ba năm trong chu kỳ phụng vụ. Bài dọc 2 cho 4 thánh lễ Giáng Sinh tuyên xưng những gì Thiên Chúa đã nói hết với chúng ta qua Con của Người; với Người, chúng ta phải làm nhân chứng y như thánh Phaolô tông đồ. Vào ngày lễ kế tiếp là ngày Lễ trọng Giáng Sinh, bài đọc 2 trích từ thư gửi tín hữu Côlôsê, Galát, Êphêsô, và Công Vụ Tông Đồ. Các bài này lại nói về nhân đức của đời sống gia đình, về Con Thiên Chúa được sinh ra bởi một phụ nữ, việc chia xẻ với người dân ngoại và tất cả những ai tin vào những hứa hẹn của Phúc Âm, và nhân chứng của Thánh Phêrô là Thiên Chúa đã xức dầu cho Chúa Giêsu bằng Thánh Thần.
Bài Phúc Âm
Lễ Trọng Chúa Giáng Sinh đánh dấu khởi đầu của Mùa Giáng Sinh, có bốn loạt bài đọc đặc biệt, được dùng cho cả ba năm trong chu kỳ phụng vụ. Mỗi Phúc Âm được dành cho một Thánh Lễ Giáng Sinh nhất định, phản ảnh một sự chú tâm đặc biệt vào việc nhập thể—biến cố Thiên Chúa trở thành người phàm trong Giêsu. Phúc Âm của Lễ Vọng Giáng Sinh của Mát Thêu kể lại gia phả của Chúa Giêsu. Trong Thánh Lễ đêm, Phúc Âm Luca kể lại chuyện các thiên thần loan báo việc Chúa Giêsu giáng sinh tại Bê Lem. Phúc Âm buổi sáng của Luca mô tả các mục đồng tìm thấy Mẹ Maria, thánh Giuse, và hài nhi nằm trong máng cỏ. Trong Phúc Âm này, chúng ta nghe nói về bản tính suy niệm của mẹ Maria và sự say sưa của các mục đồng khi chúng trở về nhà và ngợi khen Thiên Chúa về những gì chúng đã được chứng kiến. Trong Thánh Lễ trọng thứ tư, Thánh Lễ ban ngày, Phúc Âm được chọn từ một đoạn trong Lời Tựa của Thánh Goan. Đoạn này có tính cách thần học xâu xa, tuyên dương chân lý mầu nhiệm là Ngôi Lời trở nên xác phàm và ở giữa chúng ta. Chúng ta nghe nói về vinh quang của Ngôi Lời chiếu dọi trong bóng tối, và không bao giờ để cho bóng tối khuất phục.
Trong khi Mùa giáng Sinh tiếp diễn với Lễ Thánh Gia, Phúc Âm nói về thời thơ ấu của Chúa Giêsu. Năm nay cũng thế, nhân vật chính là Thánh Giuse, là người lần thứ hai lại được một thiên thần báo mộng là phải đưa Mẹ Maria và Giêsu đến một nơi an toàn tránh cho hài nhi khỏi bị sát hại vì sự báo thù của vua Hêrôđê.
Phúc Âm về ngày Lễ Chúa Hiển Linh cũng giống như các năm khác trong ba năm của chu kỳ phụng vụ, và là trình thuật về các đạo sĩ đi theo ngôi sao để tôn vinh Giêsu. Vào ngày lễ Chúa chịu Phép Rửa, là ngày lễ cuối cùng của Mùa Giáng Sinh, Phúc Âm của mỗi năm là một trong ba Phúc Âm nhất lãm về việc Chúa Giêsu chịu phép rửa bởi thánh Gioan Tẩy Giả trên sông Giođan, được tuyên xưng trong Năm A, nhấn mạnh Chúa Giê su là sự viên mãn của kế hoạch của Thiên Chúa về việc cứu độ nhân loại.