Bằng Hữu Tù Nhân Quốc Tế (Prison Fellowship International) là một hiệp hội có mặt tại 132 quốc gia trên thế giới. Các hội viên của họ đi thăm viếng các nhà tù để cổ động điều họ gọi là “công bình tái lập” nhằm làm giảm cái đau của các nạn nhân và phục hồi nhân tính kẻ phạm tội.
Bộ phận của hiệp hội tại Ý mang tên Bằng Hữu Tù Nhân Ý Onlus và được điều hợp bởi Marcella Clara Reni. Bà và Carlo Paris là đồng tác giả cuốn "Tra le Mura Dell'anima" [Giữa Các Bức Tường Của Linh Hồn], do nhà Sabbiarossa xuất bản, nhằm thuật lại kinh nghiệm của người từng hy vọng đem Chúa Giêsu vào các nhà tù, nhưng thay vào đó, đã khám phá ra Người trên khuôn mặt và nỗi đau khổ của các tù nhân.
Trong một cuộc phỏng vấn của Zenit gần đây, Marcella Reni, một phụ nữ can trường đã có gia đình, vốn hành nghề công chứng viên, hiện là giám đốc toàn quốc phong trào Canh Tân Đặc Sủng Công Giáo của Ý và là chủ tịch Bằng Hữu Tù Nhân Ý Onlus, đã cho hay bà tình cờ khám phá ra hiệp hội Bằng Hữu Tù Nhân Quốc Tế. Bà vốn là một công chứng viên, trong khi cha của bà là một trung sĩ Cảnh Sát (Carabinieri). Nên trong tâm não của bà, khía cạnh luât pháp khá nổi bật. Một ngày kia, có người cho bà hay “thưa bà công chứng, em tôi là một bác sĩ trẻ; nó đang ngồi tù chờ được phán xử, nhưng nó hoàn toàn vô tội, không làm điều gì đáng tội cả. Xin bà vào nhà giam để làm việc bà vốn làm. Marcella đi, nhưng với nhiều thiên kiến trong đầu, vì nghĩ: ai cũng nói thế cả, ai cũng vô tội cả, nhưng ai mà biết được…
Thành thử khi gặp viên bác sĩ trẻ, bà lạnh lùng làm công việc công chứng của mình. Bà cố gắng tìm xem anh ta có hiểu điều bà đọc cho anh ta nghe hay không. Khi đã đọc xong biên bản, bà yêu cầu anh ta ký nhận. Lúc ấy bà mới hiểu anh ta như đã chết về cả phương diện thể lý lẫn phương diện xúc cảm rồi. Vốn trên hành trình tâm linh từ lâu, bà cảm thấy xúc động bởi người đàn ông không muốn sống này nữa. Bởi thế, nhìn vào mắt anh ta, bà nói: “can đảm lên anh ạ, từ hôm nay trở đi, tôi sẽ cầu nguyện cho anh, mỗi ngày tôi sẽ đọc cho anh một Kinh Lạy Cha”. Rồi bà thu dọn giấy tờ, rời khỏi nhà tù, và bắt đầu cầu nguyện cho viên bác sĩ trẻ.
Đầu óc bà lúc đó nẩy sinh câu hỏi “nếu thực sự anh ta vô tội thì sao đây? Sao anh ta đau khổ quá vậy?”. Thế rồi cuộc sống bận rộn làm bà quên khuấy, quên cả việc cầu nguyện cho anh ta. Tuy nhiên, ít năm sau, có người đàn ông tới văn phòng bà, bà không nhớ anh ta là ai; anh ta lịch sự nói: “chào bà công chứng, tôi là người mới từ nhà tù ra. Tôi đến cám ơn bà đã cứu sống tôi. Trong những năm qua, tôi đã cố gắng tự sát ba lần. Cả ba lần, tôi đều nghe có tiếng nói từ trái tim bảo tôi rằng ‘ở bên ngoài, có người đang cầu nguyện cho mi”. Và cả ba lần, tôi đều dừng lại vào phút chót”.
Trên thực tế, bà đã quên cả việc cầu nguyện cho anh ta, nhưng Chúa nào quên anh, Người luôn nhớ đến anh. Từ đó, Marcella hết sức quan tâm tới các tù nhân. Sau biến cố này, bà diễm phúc gặp một số hội viên của hiệp hội Bằng Hữu Tù Nhân Quốc Tế tại Ý, những người bà không quen biết. Hiệp hội này có mặt khắp năm châu và tới Ý tìm hiểu xem có thể mở được một bộ phận hay không.
Họ ước mong có được một nhóm Công Giáo. Nên đã xin Đức Gioan Phaolô II giúp. Ngài hướng dẫn họ tới gặp phong trào Canh Tân Đặc Sủng, vì “chỉ những người say mê và hứng khởi đối với Chúa mới có thể đảm nhiệm được loại công việc này”.
Thế là sau một số cuộc gặp gỡ, hội Bằng Hữu Tù Nhân Ý Onlus ra đời và bắt đầu hoạt động từ năm 2009. Vì các lý do nghề nghiệp, và vì Marcella có thạc sĩ luật, nên Canh Tân Đặc Sủng đề nghị Marcella đích thân điều khiển hội. Bà đảm nhiệm công việc này một cách rất ngạo nghễ, vì nghĩ rằng mình sẽ vào nhà tù để đem Chúa Giêsu đến cho họ. Ấy thế nhưng, điều đánh động trái tim bà hơn cả và làm bà hồi tâm là khi bước vào nhà tù, bà thấy Chúa Giêsu đang sống ở trong đó, và Người đích thân ra gặp bà. Bà chẳng đem vào đó được gì ngoại trừ sự khốn khó của mình.
Marcella cho hay hiệp hội Bằng Hữu Tù Nhân Quốc Tế ra đời tại Hoa Kỳ do sáng kiến của Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ Charles Colson, cánh tay mặt của TT Nixon. Ông liên lụy tới vụ Watergate và bị kết án 13 năm tù giam. Chính trong thời gian ngồi tù này, ông đã hồi tâm và khi ra tù, ông bán hết mọi điều mình có và hiến trọn cuộc đời còn lại để giúp đỡ các tù nhân trên thế giới. Có những nơi trên thế giới nhà tù hết sức bất nhân, nhưng theo Colson “Với Chúa Giêsu, nhà tù, dù tồi tệ nhất, cũng trở thành nơi nhân đạo hơn. Không có Chúa Giêsu, nó chỉ là một nơi bất nhân mà thôi”.
Trong bối cảnh này, bối cảnh ta có thể gọi là “đồng hành bạn bè với tù nhân”, trực giác đã tiến xa hơn một bước nhờ dự án Sicomoro, tức dự án gặp gỡ giữa tù nhân và nạn nhân. Bởi thế, tại Ý, hội Bằng Hữu Nạn Nhân cũng đã được thiết lập, vì những người thiết lập hiểu rõ: nạn nhân chịu đau khổ không thua gì các tù nhân, nên cả họ nữa cũng cần được phục hồi.
Nói với một tù nhân từng bị kết án về ít nhất 35 vụ sát nhân, Mario Congiusta, mà con trai từng bị giết vì bác bỏ yêu cầu “đóng thuế” (pizzo) cho Mafia ở Calabria, cho rằng “Vì đối với bạn, chẳng chóng thì chày, bản án cũng sẽ kết thúc. Tuy nhiên, nỗi đau buồn của tôi sẽ không bao giờ kết thúc cả”.
Nhưng nay, Mario giải thích rằng ông “đi từ đau buồn tới dấn thân để nó không xẩy ra với người khác nữa, và ông thấy mình thanh thản sau khi làm việc với dự án Sicomoro. Giống như ông, nhiều nạn nhân khác tìm được bình an sau khi làm việc với dự án Bằng Hữu Nạn Nhân Nhà Tù.
Dự án Sicomoro đầu tiên ra đời tại nhà tù Opera. Tất cả các tù nhân ở đấy đều mang án chung thân, những người tay đã vấy máu. Hội yêu cầu nhà tù trao phó cho họ các tù nhân khá hơn để xem xem dự án này có thành công hay không. Tuy nhiên, các nhà chuyên môn đã trao cho hội những tù nhân dữ tợn nhất vì họ bảo: “nếu dự án thành công với những người này, nó sẽ thành công với mọi người khác”. Và quả đúng thế thật!
Nhưng có ai yêu cầu hội làm như thế không? Marcella cho hay ai cũng yêu cầu như vậy. Đây là cách phục hồi và đem người ta trở lại với điều thiện, để họ thấy rằng: nhiều người trong số họ, cả những tù nhân khét tiếng nhất, cũng là nạn nhân theo nghĩa họ xuất thân từ những gia đình tuyệt vọng vì nghèo nàn về xã hội và luân lý, và hội có nhiệm vụ sửa chữa các thiệt hại này.
Và trong các hoạt động này, hội được chứng kiến nhiều cuộc hồi tâm, ăn năn trở lại. Trong dự án Sicomoro đầu tiên, hội gặp một tín hữu của Chứng Nhân Giêhôva, từng được sinh ra và được dưỡng dục trong một gia đình Chứng Nhân Giêhôva. Cuối dự án, ông ta đã xin được lãnh nhận các bí tích Công Giáo. Nay, ông ta đã được rửa tội và khi hỏi lý do tại sao trở lại, ông trả lời: “họ trình bày với tôi một Thiên Chúa luôn sẵn sàng phán xét tôi. Còn các anh, các anh trình bày một Chúa Giêsu sẵn sàng tha thứ cho tôi. Tôi muốn vị Thiên Chúa này”.
Marcella, nhân dịp này, cho hay hội rất nghèo, không có tài chánh hay người bảo trợ, mọi lợi nhuận từ cuốn sách nói trên được dành cho dự án Sicomoro. Chỉ cần các nạn nhân, những người muốn chữa lành các vết thương gây ra cho họ, mau mắn tiếp xúc với hội. Vì hội thấy rõ những cuộc gặp mặt giữa nạn nhân và tù nhân mang lại lợi ích cho cả đôi bên. Hội giúp đỡ bằng cách cầu nguyện cho họ và chứng kiến được nhiều thay đổi lạ lùng. Thoạt đầu, hội gặp khó khăn vì người ta không cho phép hội lui tới các nhà tù. Bây giờ thì người ta mong hội vì họ đã hiểu được sức mạnh của dự án. Ít nhất đã có 10 nhà tù xin hội tới can thiệp.
Vào một nhà tù, hội giải thích dự án cho các tù nhân. Ai muốn tham dự đều được nhận. Dựa vào tội ác đã phạm, hội đi tìm nạn nhân. Các nạn nhân vào nhà tù thường trách cứ các tù nhân về nỗi đau họ phải chịu. Kinh nghiệm này giúp họ và giúp các tù nhân hiểu ra rằng người ta chẳng làm gì được ngoài việc hiểu rõ nỗi đau khổ đã gây ra. Điều ấy thúc đẩy họ tìm cách sửa chữa thiệt hại. Đây là những cuộc gặp gỡ đầy xúc động, làm mủi lòng cả những người đứng ra tổ chức các cuộc gặp gỡ này. Nhưng chính ở lúc này, một sợi dây liên kết bắt đầu ló dạng, với ăn năn và tha thứ. Kết quả không tài nào tin được: nhiều cuộc đời đã được phục hồi, những cuộc đời trước đây vấy bẩn bởi tội ác và nhiều nạn nhân thoát được đau buồn từng vây khốn họ.
Nhận định cuối cùng: trong số 132 quốc gia có sự hiện diện của Bằng Hữu Tù Nhân Quốc Tế, ta thấy có Cambodia. Nhưng tìm hoài không thấy Việt Nam đâu. Không ngờ Cambodia văn minh hơn Việt Nam không những nhờ Đế Thiên Đế Thích, mà còn nhờ có sự hiện diện của những hiệp hội như Bằng Hữu Tù Nhân Quốc Tế nữa.
Bộ phận của hiệp hội tại Ý mang tên Bằng Hữu Tù Nhân Ý Onlus và được điều hợp bởi Marcella Clara Reni. Bà và Carlo Paris là đồng tác giả cuốn "Tra le Mura Dell'anima" [Giữa Các Bức Tường Của Linh Hồn], do nhà Sabbiarossa xuất bản, nhằm thuật lại kinh nghiệm của người từng hy vọng đem Chúa Giêsu vào các nhà tù, nhưng thay vào đó, đã khám phá ra Người trên khuôn mặt và nỗi đau khổ của các tù nhân.
Trong một cuộc phỏng vấn của Zenit gần đây, Marcella Reni, một phụ nữ can trường đã có gia đình, vốn hành nghề công chứng viên, hiện là giám đốc toàn quốc phong trào Canh Tân Đặc Sủng Công Giáo của Ý và là chủ tịch Bằng Hữu Tù Nhân Ý Onlus, đã cho hay bà tình cờ khám phá ra hiệp hội Bằng Hữu Tù Nhân Quốc Tế. Bà vốn là một công chứng viên, trong khi cha của bà là một trung sĩ Cảnh Sát (Carabinieri). Nên trong tâm não của bà, khía cạnh luât pháp khá nổi bật. Một ngày kia, có người cho bà hay “thưa bà công chứng, em tôi là một bác sĩ trẻ; nó đang ngồi tù chờ được phán xử, nhưng nó hoàn toàn vô tội, không làm điều gì đáng tội cả. Xin bà vào nhà giam để làm việc bà vốn làm. Marcella đi, nhưng với nhiều thiên kiến trong đầu, vì nghĩ: ai cũng nói thế cả, ai cũng vô tội cả, nhưng ai mà biết được…
Thành thử khi gặp viên bác sĩ trẻ, bà lạnh lùng làm công việc công chứng của mình. Bà cố gắng tìm xem anh ta có hiểu điều bà đọc cho anh ta nghe hay không. Khi đã đọc xong biên bản, bà yêu cầu anh ta ký nhận. Lúc ấy bà mới hiểu anh ta như đã chết về cả phương diện thể lý lẫn phương diện xúc cảm rồi. Vốn trên hành trình tâm linh từ lâu, bà cảm thấy xúc động bởi người đàn ông không muốn sống này nữa. Bởi thế, nhìn vào mắt anh ta, bà nói: “can đảm lên anh ạ, từ hôm nay trở đi, tôi sẽ cầu nguyện cho anh, mỗi ngày tôi sẽ đọc cho anh một Kinh Lạy Cha”. Rồi bà thu dọn giấy tờ, rời khỏi nhà tù, và bắt đầu cầu nguyện cho viên bác sĩ trẻ.
Đầu óc bà lúc đó nẩy sinh câu hỏi “nếu thực sự anh ta vô tội thì sao đây? Sao anh ta đau khổ quá vậy?”. Thế rồi cuộc sống bận rộn làm bà quên khuấy, quên cả việc cầu nguyện cho anh ta. Tuy nhiên, ít năm sau, có người đàn ông tới văn phòng bà, bà không nhớ anh ta là ai; anh ta lịch sự nói: “chào bà công chứng, tôi là người mới từ nhà tù ra. Tôi đến cám ơn bà đã cứu sống tôi. Trong những năm qua, tôi đã cố gắng tự sát ba lần. Cả ba lần, tôi đều nghe có tiếng nói từ trái tim bảo tôi rằng ‘ở bên ngoài, có người đang cầu nguyện cho mi”. Và cả ba lần, tôi đều dừng lại vào phút chót”.
Trên thực tế, bà đã quên cả việc cầu nguyện cho anh ta, nhưng Chúa nào quên anh, Người luôn nhớ đến anh. Từ đó, Marcella hết sức quan tâm tới các tù nhân. Sau biến cố này, bà diễm phúc gặp một số hội viên của hiệp hội Bằng Hữu Tù Nhân Quốc Tế tại Ý, những người bà không quen biết. Hiệp hội này có mặt khắp năm châu và tới Ý tìm hiểu xem có thể mở được một bộ phận hay không.
Họ ước mong có được một nhóm Công Giáo. Nên đã xin Đức Gioan Phaolô II giúp. Ngài hướng dẫn họ tới gặp phong trào Canh Tân Đặc Sủng, vì “chỉ những người say mê và hứng khởi đối với Chúa mới có thể đảm nhiệm được loại công việc này”.
Thế là sau một số cuộc gặp gỡ, hội Bằng Hữu Tù Nhân Ý Onlus ra đời và bắt đầu hoạt động từ năm 2009. Vì các lý do nghề nghiệp, và vì Marcella có thạc sĩ luật, nên Canh Tân Đặc Sủng đề nghị Marcella đích thân điều khiển hội. Bà đảm nhiệm công việc này một cách rất ngạo nghễ, vì nghĩ rằng mình sẽ vào nhà tù để đem Chúa Giêsu đến cho họ. Ấy thế nhưng, điều đánh động trái tim bà hơn cả và làm bà hồi tâm là khi bước vào nhà tù, bà thấy Chúa Giêsu đang sống ở trong đó, và Người đích thân ra gặp bà. Bà chẳng đem vào đó được gì ngoại trừ sự khốn khó của mình.
Marcella cho hay hiệp hội Bằng Hữu Tù Nhân Quốc Tế ra đời tại Hoa Kỳ do sáng kiến của Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ Charles Colson, cánh tay mặt của TT Nixon. Ông liên lụy tới vụ Watergate và bị kết án 13 năm tù giam. Chính trong thời gian ngồi tù này, ông đã hồi tâm và khi ra tù, ông bán hết mọi điều mình có và hiến trọn cuộc đời còn lại để giúp đỡ các tù nhân trên thế giới. Có những nơi trên thế giới nhà tù hết sức bất nhân, nhưng theo Colson “Với Chúa Giêsu, nhà tù, dù tồi tệ nhất, cũng trở thành nơi nhân đạo hơn. Không có Chúa Giêsu, nó chỉ là một nơi bất nhân mà thôi”.
Trong bối cảnh này, bối cảnh ta có thể gọi là “đồng hành bạn bè với tù nhân”, trực giác đã tiến xa hơn một bước nhờ dự án Sicomoro, tức dự án gặp gỡ giữa tù nhân và nạn nhân. Bởi thế, tại Ý, hội Bằng Hữu Nạn Nhân cũng đã được thiết lập, vì những người thiết lập hiểu rõ: nạn nhân chịu đau khổ không thua gì các tù nhân, nên cả họ nữa cũng cần được phục hồi.
Nói với một tù nhân từng bị kết án về ít nhất 35 vụ sát nhân, Mario Congiusta, mà con trai từng bị giết vì bác bỏ yêu cầu “đóng thuế” (pizzo) cho Mafia ở Calabria, cho rằng “Vì đối với bạn, chẳng chóng thì chày, bản án cũng sẽ kết thúc. Tuy nhiên, nỗi đau buồn của tôi sẽ không bao giờ kết thúc cả”.
Nhưng nay, Mario giải thích rằng ông “đi từ đau buồn tới dấn thân để nó không xẩy ra với người khác nữa, và ông thấy mình thanh thản sau khi làm việc với dự án Sicomoro. Giống như ông, nhiều nạn nhân khác tìm được bình an sau khi làm việc với dự án Bằng Hữu Nạn Nhân Nhà Tù.
Dự án Sicomoro đầu tiên ra đời tại nhà tù Opera. Tất cả các tù nhân ở đấy đều mang án chung thân, những người tay đã vấy máu. Hội yêu cầu nhà tù trao phó cho họ các tù nhân khá hơn để xem xem dự án này có thành công hay không. Tuy nhiên, các nhà chuyên môn đã trao cho hội những tù nhân dữ tợn nhất vì họ bảo: “nếu dự án thành công với những người này, nó sẽ thành công với mọi người khác”. Và quả đúng thế thật!
Nhưng có ai yêu cầu hội làm như thế không? Marcella cho hay ai cũng yêu cầu như vậy. Đây là cách phục hồi và đem người ta trở lại với điều thiện, để họ thấy rằng: nhiều người trong số họ, cả những tù nhân khét tiếng nhất, cũng là nạn nhân theo nghĩa họ xuất thân từ những gia đình tuyệt vọng vì nghèo nàn về xã hội và luân lý, và hội có nhiệm vụ sửa chữa các thiệt hại này.
Và trong các hoạt động này, hội được chứng kiến nhiều cuộc hồi tâm, ăn năn trở lại. Trong dự án Sicomoro đầu tiên, hội gặp một tín hữu của Chứng Nhân Giêhôva, từng được sinh ra và được dưỡng dục trong một gia đình Chứng Nhân Giêhôva. Cuối dự án, ông ta đã xin được lãnh nhận các bí tích Công Giáo. Nay, ông ta đã được rửa tội và khi hỏi lý do tại sao trở lại, ông trả lời: “họ trình bày với tôi một Thiên Chúa luôn sẵn sàng phán xét tôi. Còn các anh, các anh trình bày một Chúa Giêsu sẵn sàng tha thứ cho tôi. Tôi muốn vị Thiên Chúa này”.
Marcella, nhân dịp này, cho hay hội rất nghèo, không có tài chánh hay người bảo trợ, mọi lợi nhuận từ cuốn sách nói trên được dành cho dự án Sicomoro. Chỉ cần các nạn nhân, những người muốn chữa lành các vết thương gây ra cho họ, mau mắn tiếp xúc với hội. Vì hội thấy rõ những cuộc gặp mặt giữa nạn nhân và tù nhân mang lại lợi ích cho cả đôi bên. Hội giúp đỡ bằng cách cầu nguyện cho họ và chứng kiến được nhiều thay đổi lạ lùng. Thoạt đầu, hội gặp khó khăn vì người ta không cho phép hội lui tới các nhà tù. Bây giờ thì người ta mong hội vì họ đã hiểu được sức mạnh của dự án. Ít nhất đã có 10 nhà tù xin hội tới can thiệp.
Vào một nhà tù, hội giải thích dự án cho các tù nhân. Ai muốn tham dự đều được nhận. Dựa vào tội ác đã phạm, hội đi tìm nạn nhân. Các nạn nhân vào nhà tù thường trách cứ các tù nhân về nỗi đau họ phải chịu. Kinh nghiệm này giúp họ và giúp các tù nhân hiểu ra rằng người ta chẳng làm gì được ngoài việc hiểu rõ nỗi đau khổ đã gây ra. Điều ấy thúc đẩy họ tìm cách sửa chữa thiệt hại. Đây là những cuộc gặp gỡ đầy xúc động, làm mủi lòng cả những người đứng ra tổ chức các cuộc gặp gỡ này. Nhưng chính ở lúc này, một sợi dây liên kết bắt đầu ló dạng, với ăn năn và tha thứ. Kết quả không tài nào tin được: nhiều cuộc đời đã được phục hồi, những cuộc đời trước đây vấy bẩn bởi tội ác và nhiều nạn nhân thoát được đau buồn từng vây khốn họ.
Nhận định cuối cùng: trong số 132 quốc gia có sự hiện diện của Bằng Hữu Tù Nhân Quốc Tế, ta thấy có Cambodia. Nhưng tìm hoài không thấy Việt Nam đâu. Không ngờ Cambodia văn minh hơn Việt Nam không những nhờ Đế Thiên Đế Thích, mà còn nhờ có sự hiện diện của những hiệp hội như Bằng Hữu Tù Nhân Quốc Tế nữa.