Theo tin OSV (Người Khách Chúa Nhật Của Ta), người Công Giáo ngoan đạo Stephen Colbert sẽ đảm nhiệm chương trình “The Late Show” của CBS vào năm 2015. Danh hề châm biếm này có lần bông đùa rằng mình là người Công Giáo nổi tiếng nhất Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong khi chuẩn bị bước từ một ngôi sao của Truyền Hình Cáp qua làm chủ chương trình “The Last Show” của CBS vào năm tới, anh sẽ phải cạnh tranh với một danh sách khá dài gồm những danh hề có đức tin trong lãnh vực hội thoại về đêm.
Đầu tháng Tư vừa qua, CBS công bố rằng Colbert, người từng giữ chương trình “The Colbert Show” của Comedy Central từ năm 2005, sẽ thay thế David Letterman làm chủ chương trình “Late Show” của họ sau khi Letterman về hưu. Tin này xẩy ra liền sau khi một người Công Giáo khác là Jimmy Fallon khởi sự chương trình “The Tonight Show” của NBC vào tháng Hai vừa qua. Fallon, người thay thế Jay Leno về hưu, vốn là sản phẩm của nền giáo dục Công Giáo, được giáo dục trong một gia đình Ái Nhĩ Lan sùng đạo.
Chưa hết, chương trình hội thoại về đêm của ABC, gọi là “Jimmy Kimmel Live” cũng có một người Công Giáo ở phía sau. Kimmel từng thảo luận về đức tin của anh tuy không trước ống kính truyền hình và là người có công đem một truyền thống trong gia tài Công Giáo Ý của New York, tức lễ mừng hàng năm Thánh Gennaro đầy đủ với thánh lễ và rước kiệu ngoài phố tới nơi anh ở là Los Angeles.
Đoàn Công Giáo Hội thoại về đêm còn lan qua cả lãnh vực cáp nữa, vì tại đây, một người Công Giáo Ái Nhĩ Lan là Conan O’Brien, người điều khiển chương trình “The Tonight Show” ít lâu vào năm 2009, nay đang điều khiển chương trình hội thoại riêng của anh trên TBS.
Các nền tảng Đức Tin
Trong số các người điều khiển chương trình, Colbert, vừa là diễn viên vừa là một người châm biếm hài hước của chương trình tin cáp do anh điều khiển trên The Colbert Report, được coi là người nổi danh hơn cả trong việc công khai nói về Đạo Công Giáo. Chương trình của anh còn có cả một “vị tuyên úy chính thức” là Cha James Martin, Dòng Tên, và trong các vị khách đến với chương trình của anh có Đức HY Timothy Dolan của New York. Có lần, Colbert còn đọc cả Kinh Tin Kính Nixêa trên làn sóng đài anh nữa.
Đức Giáo Hoàng sẽ là khách ?
Đức Giáo Hoàng có thể xuất hiện về đêm chăng, Đức Phanxicô ấy? Khi nghe tin Stephen Colbert sẽ đảm nhiệm “The Late Show” thay thế David Letterman, điều đầu tiên Phó Tế Greg Kandra nhớ là đã thốt lên “có lẽ anh ta sẽ mời được Đức Phanxicô làm khách trên chương trình!”
Nhận định trên có thể chỉ là để bông đùa, nhưng quả Colbert có nhiều liên hệ tốt với các vị giáo phẩm trong Giáo Hội, nên điều này không hẳn không thể xẩy ra. Anh từng phát triển được mối liên hệ vững chắc với Đức HY Timothy Dolan, người, có lần, lên tiếng ca ngợi đức tin sâu sắc của Colbert. Rồi người khách rất thường xuyên của Colbert là Cha James Martin, một cha Dòng Tên, một người rất có thể giúp Colbert cơ hội được phỏng vấn vị giáo hoàng nổi tiếng như cồn hiện nay, vốn cũng thuộc cùng một Dòng.
Một linh mục Dòng tên khác là Cha Michael Tueth của ĐH Fordham nghĩ rằng: cho dù Đức Phanxicô chẳng bao giờ đoái hoài tới “The Late Show”, thì các bạn bè của Colbert cũng có thể giúp anh nói truyện trực tiếp với Đức Giáo Hoàng. “Tôi cá với quí vị rằng nếu Đức GH tới New York, Colbert sẽ phỏng vấn được ngài”, cha Tueth nói thế. “Nếu bất cứ ai đó đã làm được, thì Colbert cũng sẽ làm được”.
Trong các cuộc phỏng vấn mình, Colbert thẳng thắn trình bày ảnh hưởng lớn lao của đức tin đối với đời anh, trong đó có việc giúp anh vượt qua được diễn trình thương nhớ sau khi cha và hai người anh của anh qua đời trong một tai nạn máy bay lúc anh mới có 10 tuổi. Anh cũng thảo luận việc dưỡng dục con cái anh trong đức tin Công Giáo, thậm chí anh còn dạy giáo lý tại giáo xứ của anh nữa.
Phó tế Greg Kandra, người từng viết và sản xuất cho CBS News trong hai thập niên trước đây và hiện đang viết cho trang mạng The Deacon’s Bench, cho hay: “Colbert quả là một con bài tẩy trong tất cả các vấn đề trên”. Phó tế Kandra nói rằng ông rất muốn thấy liệu Colbert, người sẽ từ bỏ vai nổi tiếng anh từng thủ diễn khi chuyển qua “The Late Show", có còn tiếp tục giữ các chủ đề cũng như các khách mời Công Giáo làm thành phần chủ yếu cho chương trình mới của anh hay không.
Dù Fallon chưa nói bao nhiêu về Giáo Hội trong chương trình của anh, nhưng trong các cuộc phỏng vấn, anh cho mọi người thấy rõ đức tin Công Giáo là thành phần chủ yếu trong việc dưỡng dục anh. Trong một cuộc phỏng vấn truyền thanh với Terry Gross của NPR, Fallon chia sẻ nhiều ký ức thân yêu về việc lúc nhỏ, anh dự thánh lễ hàng ngày ra sao, và còn là một cậu bé giúp lễ; thậm chí, có lúc, anh đã đắn đo trước ơn gọi làm linh mục nữa. Tuy nhiên, anh cũng cho hay hiện nay không không còn thường xuyên đi tham dự thánh lễ.
Nhưng phó tế Kandra cho rằng cả hai người chủ chương trình này đều coi trọng đức tin của mình; việc này sẽ đem lại một năng động tính mới, đáng lưu ý cho ngành hội thoại về đêm. Phó tế nói với tờ Our Sunday Visitor rằng: “Theo tôi, chỉ do hậu cảnh của họ mà thôi, Colbert và Fallon chắc chắn sẽ lồng được một nhậy cảm Công Giáo vào cách thế họ điều khiển chương trình… Theo tôi, họ sẽ có một quan điểm khác, kính trọng hơn một chút đối với tôn giáo, và có lẽ cả với Đức Giáo Hoàng và Đạo Công Giáo nữa”.
Cách nhìn thay đổi
Điều trên sẽ đánh dấu một thay đổi lớn so với những người chủ chương trình hội thoại về đêm trước đây. Đó là nhận định của Cha Michael Tueth, Dòng Tên, hiện là giáo sư về truyền thông và các phương tiện truyền thông tại Đại Học Fordham, trong đó, đặc biệt có giảng khóa về hài kịch truyền hình. Cha Tueth nói rằng các người chủ chương trình hội thoại về đêm trước đây như Jonny Carson, Jay Leno và David Letterman không biết gì tới việc lồng các chủ đề tôn giáo vào các chương trình của họ. Cha bảo: “Họ không bao giờ nói về tôn giáo, mà có nói chăng nữa, cũng luôn trong tư cách người đứng ngoài”.
Cha nêu thí dụ: lúc các vụ giáo sĩ lạm dụng tình dục trở thành đề tài tin tức, cả Leno lẫn Letterman đều đưa ra những câu đùa dỡn có hại cho Giáo Hội. Cha nhận định: “Họ thích giễu cượt khi nói tới tôn giáo. Nhưng những người chủ chương trình mới này đều là những người không nói như thế về Giáo Hội”.
Cha Tueth nói thêm: cha coi là một bước đột phá khi thấy nhiều người Công Giáo, cởi mở đối với việc thảo luận đức tin của họ, đảm nhận các chương trình hội thoại về đêm trên truyền hình. Ngài cho rằng “điều đáng lưu ý là chờ xem điều gì sẽ xẩy ra khi họ chịu mời các người Kitô hữu khác, hoặc ít ra những người thuộc các tôn giáo khác, làm khách cho chương trình, một điều sẽ tạo nên những câu truyện thích thú về đức tin, “một điều hiện chưa thấy trên truyền hình”
Hài hước lành mạnh
Chỉ bởi vì họ là người Công Giáo, điều này không có nghĩa họ phải luôn tỏ ra nghiêm túc đối với đức tin của mình. Dù sao, họ vẫn là các kịch sĩ hài hước. John Kelly, một kịch sĩ Công Giáo kỳ cựu, hiện là đại diện và là nguyên phó chủ tịch của Những Người Công Giáo Trong Các Liên Hợp Truyền Thông, tin rằng: người Công Giáo rất có thể nói dỡn về đạo mình mà không vượt quá giới hạn tôn kính.
Ông nói: “theo tôi đó là điều lành mạnh. Tất cả chúng ta đều thiếu sót, và đôi khi ta làm những điều có vẻ lỳ cục hoặc cần phải chế diễu, và người Công Giáo chúng ta nên là những người đầu tiên nhạo cười về chính mình”.
Kelly tin rằng có được những người Công Giáo có tiếng trên truyền hình dám đưa ra một cái nhìn châm biếm, thậm chí đôi khi phải phê phán nữa về chính Giáo Hội của mình một cách nhẹ nhàng, hài hước sẽ phản ảnh tốt đối với Giáo Hội nói chung, nhờ thế, Giáo Hội sẽ thay đổi được cách người ta vẫn quan niệm về người Công Giáo xưa nay. Ông cho hay: “Họ có thể qui kết cho Giáo Hội một điều gì đó họ coi là đáng cười hay vụng về, nhưng đó là điều các nhà hài hước quen làm. Họ là những người vui đùa và rất khéo khi làm những điều như thế, nhưng lẽ dĩ nhiên họ phải làm thế vì lòng tôn trọng”.
Đầu tháng Tư vừa qua, CBS công bố rằng Colbert, người từng giữ chương trình “The Colbert Show” của Comedy Central từ năm 2005, sẽ thay thế David Letterman làm chủ chương trình “Late Show” của họ sau khi Letterman về hưu. Tin này xẩy ra liền sau khi một người Công Giáo khác là Jimmy Fallon khởi sự chương trình “The Tonight Show” của NBC vào tháng Hai vừa qua. Fallon, người thay thế Jay Leno về hưu, vốn là sản phẩm của nền giáo dục Công Giáo, được giáo dục trong một gia đình Ái Nhĩ Lan sùng đạo.
Chưa hết, chương trình hội thoại về đêm của ABC, gọi là “Jimmy Kimmel Live” cũng có một người Công Giáo ở phía sau. Kimmel từng thảo luận về đức tin của anh tuy không trước ống kính truyền hình và là người có công đem một truyền thống trong gia tài Công Giáo Ý của New York, tức lễ mừng hàng năm Thánh Gennaro đầy đủ với thánh lễ và rước kiệu ngoài phố tới nơi anh ở là Los Angeles.
Đoàn Công Giáo Hội thoại về đêm còn lan qua cả lãnh vực cáp nữa, vì tại đây, một người Công Giáo Ái Nhĩ Lan là Conan O’Brien, người điều khiển chương trình “The Tonight Show” ít lâu vào năm 2009, nay đang điều khiển chương trình hội thoại riêng của anh trên TBS.
Các nền tảng Đức Tin
Trong số các người điều khiển chương trình, Colbert, vừa là diễn viên vừa là một người châm biếm hài hước của chương trình tin cáp do anh điều khiển trên The Colbert Report, được coi là người nổi danh hơn cả trong việc công khai nói về Đạo Công Giáo. Chương trình của anh còn có cả một “vị tuyên úy chính thức” là Cha James Martin, Dòng Tên, và trong các vị khách đến với chương trình của anh có Đức HY Timothy Dolan của New York. Có lần, Colbert còn đọc cả Kinh Tin Kính Nixêa trên làn sóng đài anh nữa.
Đức Giáo Hoàng sẽ là khách ?
Đức Giáo Hoàng có thể xuất hiện về đêm chăng, Đức Phanxicô ấy? Khi nghe tin Stephen Colbert sẽ đảm nhiệm “The Late Show” thay thế David Letterman, điều đầu tiên Phó Tế Greg Kandra nhớ là đã thốt lên “có lẽ anh ta sẽ mời được Đức Phanxicô làm khách trên chương trình!”
Nhận định trên có thể chỉ là để bông đùa, nhưng quả Colbert có nhiều liên hệ tốt với các vị giáo phẩm trong Giáo Hội, nên điều này không hẳn không thể xẩy ra. Anh từng phát triển được mối liên hệ vững chắc với Đức HY Timothy Dolan, người, có lần, lên tiếng ca ngợi đức tin sâu sắc của Colbert. Rồi người khách rất thường xuyên của Colbert là Cha James Martin, một cha Dòng Tên, một người rất có thể giúp Colbert cơ hội được phỏng vấn vị giáo hoàng nổi tiếng như cồn hiện nay, vốn cũng thuộc cùng một Dòng.
Một linh mục Dòng tên khác là Cha Michael Tueth của ĐH Fordham nghĩ rằng: cho dù Đức Phanxicô chẳng bao giờ đoái hoài tới “The Late Show”, thì các bạn bè của Colbert cũng có thể giúp anh nói truyện trực tiếp với Đức Giáo Hoàng. “Tôi cá với quí vị rằng nếu Đức GH tới New York, Colbert sẽ phỏng vấn được ngài”, cha Tueth nói thế. “Nếu bất cứ ai đó đã làm được, thì Colbert cũng sẽ làm được”.
Trong các cuộc phỏng vấn mình, Colbert thẳng thắn trình bày ảnh hưởng lớn lao của đức tin đối với đời anh, trong đó có việc giúp anh vượt qua được diễn trình thương nhớ sau khi cha và hai người anh của anh qua đời trong một tai nạn máy bay lúc anh mới có 10 tuổi. Anh cũng thảo luận việc dưỡng dục con cái anh trong đức tin Công Giáo, thậm chí anh còn dạy giáo lý tại giáo xứ của anh nữa.
Phó tế Greg Kandra, người từng viết và sản xuất cho CBS News trong hai thập niên trước đây và hiện đang viết cho trang mạng The Deacon’s Bench, cho hay: “Colbert quả là một con bài tẩy trong tất cả các vấn đề trên”. Phó tế Kandra nói rằng ông rất muốn thấy liệu Colbert, người sẽ từ bỏ vai nổi tiếng anh từng thủ diễn khi chuyển qua “The Late Show", có còn tiếp tục giữ các chủ đề cũng như các khách mời Công Giáo làm thành phần chủ yếu cho chương trình mới của anh hay không.
Dù Fallon chưa nói bao nhiêu về Giáo Hội trong chương trình của anh, nhưng trong các cuộc phỏng vấn, anh cho mọi người thấy rõ đức tin Công Giáo là thành phần chủ yếu trong việc dưỡng dục anh. Trong một cuộc phỏng vấn truyền thanh với Terry Gross của NPR, Fallon chia sẻ nhiều ký ức thân yêu về việc lúc nhỏ, anh dự thánh lễ hàng ngày ra sao, và còn là một cậu bé giúp lễ; thậm chí, có lúc, anh đã đắn đo trước ơn gọi làm linh mục nữa. Tuy nhiên, anh cũng cho hay hiện nay không không còn thường xuyên đi tham dự thánh lễ.
Nhưng phó tế Kandra cho rằng cả hai người chủ chương trình này đều coi trọng đức tin của mình; việc này sẽ đem lại một năng động tính mới, đáng lưu ý cho ngành hội thoại về đêm. Phó tế nói với tờ Our Sunday Visitor rằng: “Theo tôi, chỉ do hậu cảnh của họ mà thôi, Colbert và Fallon chắc chắn sẽ lồng được một nhậy cảm Công Giáo vào cách thế họ điều khiển chương trình… Theo tôi, họ sẽ có một quan điểm khác, kính trọng hơn một chút đối với tôn giáo, và có lẽ cả với Đức Giáo Hoàng và Đạo Công Giáo nữa”.
Cách nhìn thay đổi
Điều trên sẽ đánh dấu một thay đổi lớn so với những người chủ chương trình hội thoại về đêm trước đây. Đó là nhận định của Cha Michael Tueth, Dòng Tên, hiện là giáo sư về truyền thông và các phương tiện truyền thông tại Đại Học Fordham, trong đó, đặc biệt có giảng khóa về hài kịch truyền hình. Cha Tueth nói rằng các người chủ chương trình hội thoại về đêm trước đây như Jonny Carson, Jay Leno và David Letterman không biết gì tới việc lồng các chủ đề tôn giáo vào các chương trình của họ. Cha bảo: “Họ không bao giờ nói về tôn giáo, mà có nói chăng nữa, cũng luôn trong tư cách người đứng ngoài”.
Cha nêu thí dụ: lúc các vụ giáo sĩ lạm dụng tình dục trở thành đề tài tin tức, cả Leno lẫn Letterman đều đưa ra những câu đùa dỡn có hại cho Giáo Hội. Cha nhận định: “Họ thích giễu cượt khi nói tới tôn giáo. Nhưng những người chủ chương trình mới này đều là những người không nói như thế về Giáo Hội”.
Cha Tueth nói thêm: cha coi là một bước đột phá khi thấy nhiều người Công Giáo, cởi mở đối với việc thảo luận đức tin của họ, đảm nhận các chương trình hội thoại về đêm trên truyền hình. Ngài cho rằng “điều đáng lưu ý là chờ xem điều gì sẽ xẩy ra khi họ chịu mời các người Kitô hữu khác, hoặc ít ra những người thuộc các tôn giáo khác, làm khách cho chương trình, một điều sẽ tạo nên những câu truyện thích thú về đức tin, “một điều hiện chưa thấy trên truyền hình”
Hài hước lành mạnh
Chỉ bởi vì họ là người Công Giáo, điều này không có nghĩa họ phải luôn tỏ ra nghiêm túc đối với đức tin của mình. Dù sao, họ vẫn là các kịch sĩ hài hước. John Kelly, một kịch sĩ Công Giáo kỳ cựu, hiện là đại diện và là nguyên phó chủ tịch của Những Người Công Giáo Trong Các Liên Hợp Truyền Thông, tin rằng: người Công Giáo rất có thể nói dỡn về đạo mình mà không vượt quá giới hạn tôn kính.
Ông nói: “theo tôi đó là điều lành mạnh. Tất cả chúng ta đều thiếu sót, và đôi khi ta làm những điều có vẻ lỳ cục hoặc cần phải chế diễu, và người Công Giáo chúng ta nên là những người đầu tiên nhạo cười về chính mình”.
Kelly tin rằng có được những người Công Giáo có tiếng trên truyền hình dám đưa ra một cái nhìn châm biếm, thậm chí đôi khi phải phê phán nữa về chính Giáo Hội của mình một cách nhẹ nhàng, hài hước sẽ phản ảnh tốt đối với Giáo Hội nói chung, nhờ thế, Giáo Hội sẽ thay đổi được cách người ta vẫn quan niệm về người Công Giáo xưa nay. Ông cho hay: “Họ có thể qui kết cho Giáo Hội một điều gì đó họ coi là đáng cười hay vụng về, nhưng đó là điều các nhà hài hước quen làm. Họ là những người vui đùa và rất khéo khi làm những điều như thế, nhưng lẽ dĩ nhiên họ phải làm thế vì lòng tôn trọng”.