Suy nghĩ về vị giám mục của mình, Cha Dwight Longenecker, một cựu mục sư Tin Lành và một cựu linh mục Anh Giáo, hết sức thán phục chiều rộng mênh mông trong sứ vụ của ngài: Giáo Hội Công Giáo vốn đa dạng một cách đáng khâm phục, và vị giám mục quả là tiêu điểm của hợp nhất trong giáo phận ngài.
Chỉ cần nhìn vào hàng giáo sĩ thôi, ta thấy ngài đã phải xử lý với giáo sĩ triều, giáo sĩ dòng. Trong các giáo phận Âu Mỹ hay Úc hiện nay, các giáo sĩ này có thể xuất thân từ những nguồn địa dư thật khác nhau: Á Châu có, Phi Châu có, Trung và Nam Mỹ cũng có. Đối với nhiều vị, tiếng Anh chỉ là ngôn ngữ phụ và phải vất vả lắm mới thi hành thừa tác vụ của mình cách xuông xẻ. Ấy là chưa kể các linh mục già nua, các linh mục “có gia đình” xuất thân từ các Giáo Hội Đông Phương hay các cựu mục sư như Cha Longenecker, và các linh mục “mới ra lò”. Cộng vào tính đa phức ấy, ta còn thấy sự khác biệt ý kiến về phụng vụ, về thần học và về các ưu tiên của Giáo Hội.
Tính đa dạng trong Giáo Hội là một ân phúc phong phú, nhưng sự chia rẽ trong Giáo Hội thì quả là một đại họa khủng khiếp. Thực thế, tính đa dạng trong các phát biểu văn hóa về thờ phượng và các phong thái thờ phượng khác nhau là điều có thể chấp nhận được. Nhưng không hề có chỗ đứng cho “đa dạng” khi đụng tới giáo huấn của Giáo Hội, và đây là điều các người duy hiện đại đang mắc phải, khiến họ đang phản bội đức tin Công Giáo. Họ lầm lẫn tính đa dạng chính đáng trong phong thái và văn hóa với việc bất đồng trong các vấn đề chủ yếu của đức tin. Bởi thế, họ chủ trương rằng ta được quyền bất đồng với Giáo Hội về các vấn đề như ngừa thai nhân tạo, phong chức linh mục cho nữ giới, “hôn nhân” đồng tính hay phá thai. Họ cho rằng: “tất cả các vấn đề này đều là thành phần của tính đa dạng, được chúng ta cử hành trong lòng Giáo Hội”.
Thực sự, trong Giáo Hội, có một số vấn đề giáo huấn và tôn sùng có tính tạm thời hoặc chỉ là “sáng kiến đạo đức”. Đức Mẹ, chẳng hạn, chưa được phán quyết là Đấng Đồng Công Cứu Chuộc. Bạn không cần phải đeo ảnh áo Đức Bà nếu bạn không muốn. Lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu là việc nhiệm ý và phụ nữ đâu cần trùm đầu để vào nhà thờ. Có khá nhiều thực hành và nguyên tắc nhiệm ý, nhưng trọng tâm các giáo huấn của Giáo Hội thì không có tính nhiệm ý như thế. Bởi vậy, khi ta coi là nhiệm ý các chân lý đã được phán quyết và được bênh vực như là chân lý đức tin, ta đã rơi vào con đường chia rẽ và bất đồng rồi, chứ không còn đa dạng nữa.
Hình thức chia rẽ và bất đồng tế nhị nhất là khi người Công Giáo nhấn mạnh một khía cạnh hợp pháp nào đó trong sinh hoạt của Giáo Hội hơn cả sứ mệnh cốt lõi của Giáo Hội. Thí dụ: sứ mệnh căn bản của Giáo Hội là làm Nhiệm Thể Chúa Kitô trên trần gian. Giáo Hội làm điều Chúa Kitô từng làm, tức bốn điều sau đây: 1. Giảng dạy sự thật; 2. Chữa lành người bệnh; 3. Tha thứ tội lỗi; và 4. Chế ngự sự ác. Nghĩa là đem ơn cứu chuộc của Chúa Kitô đến cho thế gian đang rất cần đến nó, nói cách khác, là cứu rỗi các linh hồn.
Khi đặt bất cứ điều gì trước sứ mệnh căn bản, hay sứ mệnh đệ nhất đẳng này, ta sẽ tạo ra chia rẽ. Sự việc ta đặt trước sứ mệnh ấy có thể rất tốt. Chúng có thể là một phần trong các hoa trái hợp pháp của sứ mệnh này, nhưng khi chúng được đặt lên trước sứ mệnh hàng đầu ấy, chia rẽ sẽ là điều tất yếu, chứ không phải hợp nhất. Xin đơn cử một thí dụ: thừa tác vụ người nghèo và người túng thiếu vốn là thừa tác vụ đệ nhị đẳng trong Giáo Hội. Nó là kết quả của sứ mệnh đệ nhất đẳng khi sứ mệnh đệ nhất đẳng này được thực hiện cách đúng đắn. Điều này có nghĩa: một khi ta đã cứu được các linh hồn, thì các cá nhân được cứu rỗi này sẽ dấn thân phục vụ thế giới một cách đầy thương cảm như Chúa Kitô, vì họ được tràn đầy Thần Khí của Người. Giáo dụ trẻ em, cử hành và duy trì các nền văn hóa khác biệt, duy trì môi sinh, khuyến khích nghệ thuật và âm nhạc, kiến trúc và văn chương, tất cả những sự việc xứng đáng này đều là sứ mệnh đệ nhị đẳng của Giáo Hội.
Tuy nhiên, khi ta đặt chúng lên hàng đầu, chia rẽ sẽ xẩy ra vì các sứ mệnh đệ nhị đẳng này sẽ trở thành các chính nghĩa được ưa chuộng nhất (pet causes). Chúng sẽ lái mọi năng lực, mọi chi tiêu, mọi hứng thú ra khỏi sứ mệnh đệ nhất đẳng của Giáo Hội, là sứ mệnh đem lại hợp nhất. Hơn nữa, quá tập chú vào các sứ mệnh đệ nhị đẳng của Giáo Hội cuối cùng sẽ tiêu diệt chính Giáo Hội. Tại sao? Vì không bao lâu sau, người ta chẳng đần độn chi mà không cho rằng chỉ cần thực hiện các sứ mệnh đệ nhị đẳng ấy đã là quá đủ, không cần phải “đi nhà thờ” chi cho mệt !
Nếu điều quan trọng nhất là xây trường cho trẻ em nghèo, cổ vũ nghệ thuật hay kiến trúc, nuôi người đói ăn và giúp người sa cơ lỡ vận, thì còn cần những thứ như phụng vụ, thờ lạy, cầu nguyện và cứu rỗi các linh hồn làm chi? Người ta sẽ nhanh chóng kết luận rằng bạn có thể tốt lành thánh thiện và cổ vũ nghệ thuật, xây dựng cộng đồng và giúp đỡ người túng thiếu mà không cần chi tới tôn giáo cả. Thế là họ thôi, không còn hành đạo nữa.
Rất nhiều người Công Giáo bỏ đạo đã nghĩ như thế. Với họ, “bạn vẫn tốt dù không đi nhà thờ” hay “tôi tâm linh nhưng vô tôn giáo” hoặc “tôi cũng tốt y như người đi nhà thờ”. Họ là sản phẩm của chủ nghĩa tự sức mình không cần tới Thiên Chúa (Pelagianism). Khi các linh mục tập chú thừa tác vụ của mình vào việc phục vụ người nghèo thay vì cứu rỗi người nghèo, thì đức tin Công Giáo quả đã bị thương tổn. Khi người của Giáo Hội hoàn toàn tập chú vào việc làm tốt của tôn giáo thay vì vào chính tôn giáo của họ, thì tôn giáo của họ sẽ đổ xập tan tành.
Sự hợp nhất ta được hưởng trong đức tin Công Giáo, và sự hợp nhất mà vị giám mục đại biểu cho chính là sự hợp nhất ta cùng chia sẻ trong Thánh Giá Chúa Kitô. Chính trong mầu nhiện ấy ta được vinh quang. Đó cũng chính là mầu nhiệm được ta tuyên xưng khi ta rao giảng Chúa Kitô đóng đinh. Đó cũng chính là mầu nhiệm ta cử hành tại hy lễ bàn thờ.
Điển hình sai lầm của đa dạng
Trong khi đó, linh mục Robert Barron, sáng lập viên thừa tác vụ “Word on Fire” và là viện trưởng Chủng Viện Mundelein, cho ta một điển hình sai lầm về đa dạng tính, qua chủ trương “bao gồm” sau đây, dựa vào bức hí họa của tờ New Yorker mô tả cảnh một mục sư giới thiệu vị diễn giả khách cho cộng đoàn mình: “Căn cứ vào chính sách thì giờ bằng nhau, tôi muốn dành cho người bạn của chúng ta cơ hội trình bày một quan điểm khác”. Ngồi cạnh vị mục sư và sắp sửa đứng lên để diễn thuyết là tên quỉ, ăn mặc khá bảnh bao và đang lần rở các trang soạn sẵn của một bài thuyết trình.
Ngài bảo: bức hí họa trên làm ngài nhớ đến một bài giảng mới đây của Katharine Jefferts Schori, giám mục chủ trì của Giáo Hội Giám Chức (Episcopal) Hoa Kỳ. Nói với cộng đoàn tín hữu tại Curaçao, Venezuela, giám mục Jefferts Schori ca tụng cái đẹp của tính đa dạng, và than phiền sự kiện có quá nhiều người vẫn còn hoảng sợ trước cái khác, cái không giống mình: “Con người nhân bản vốn có một lịch sử lâu dài coi thường và hạ giá sự khác biệt, vì thấy nó có tính xúc phạm, thậm chí xấu xa nữa”. Theo cha Barron, về phương diện này, ta cần phân biệt giữa điều bất thường và điều xấu xa ngay trong nội tại.
Tuy nhiên, đấy chưa hẳn là tất cả những gì giám mục Schori muốn nói, trái lại bà lấy tác phong của Thánh Phaolô làm điển hình cho tác phong loại trừ đáng trách kia. Ta biết chương 16 của Sách Công Vụ thuật lại lần đầu Thánh Phaolô đến thăm Philippi của Hy Lạp. Trên đường tới nguyện đường, ngài bị bám sát bởi một đầy tớ gái “bị quỉ thần ốp, và thuật bói toán của cô làm lợi nhiều cho các chủ của cô” (Cv 16:16). Người tớ gái này cứ lẽo đẽo theo Thánh Phaolô và những người đồng hành của ngài trong nhiều ngày, vừa đi vừa hô hoán rằng “các ông này là tôi tớ Thiên Chúa Tối Cao; họ loan báo cho các người con đường cứu độ”. Bực mình, Thánh Phaolô quay lại bảo quỉ “Nhân danh Đức Giêsu Kitô, ta truyền cho ngươi phải xuất khỏi người này”. Ngay lúc ấy, quỉ liền ra khỏi người tớ gái (Cv 16:18).
Trước bài nói của giám mục Schori, toàn bộ truyền thống giải thích của Kitô Giáo đều đọc đoạn này như một trình thuật giải thoát, một câu truyện giải phóng người tớ gái khỏi cả quyền lực giam hãm của sức mạnh quỉ thần đen tối lẫn việc những con người nhân bản bóc lột cô.
Nhưng giám mục Schori lại đọc nó như một trình thuật áp bức và bất khoan dung có tính cha chú. Bà giải thích như sau: “Nhưng Phaolô lại khó chịu… và đã phản ứng bằng cách tước đoạt khỏi cô tài năng hiểu biết việc thiêng liêng. Phaolô không thể chịu đựng được điều ngài không cho là đẹp đẽ hay thánh thiện, nên ngài đã ráng tiêu diệt nó”. Giám mục Schori đúng khi cho rằng người tớ gái nói những điều đúng sự thật về Thánh Phaolô và các bạn hữu của ngài, nhưng trong Tân Ước, quỉ luôn nói những điều đúng sự thật như thế. Ta nên nhớ các thần xấu luôn tuyên xưng Chúa Giêsu là Đấng Thánh của Thiên Chúa. Khi giám mục Schori coi việc quỉ ám người tớ gái như một điều “đẹp đẽ và thánh thiện”, bà quả đã hạ nhục đức tin rồi vậy.
Chưa hết. Trong Công Vụ, ta còn thấy các chủ nhân của người tớ gái rất tức giận khi thấy Thánh Phaolô tước mất nguồn thu nhập chính của họ và do đó, họ đã gây nên một cuộc phản đối công cộng và làm cho ngài phải vào tù. Theo giám mục Schori, Thánh Phaolô đáng bị như thế: “Đúng là ngài tự đem mình vào tù vì đã không chịu thừa nhận rằng cả người tớ gái này cũng dự phần vào bản tính Thiên Chúa, giống như ngài vậy, thậm chí có khi còn hơn ngài nữa!” Xem ra bà hân hoan khi thấy các ông cảnh sát có óc phóng khoáng tại Philippi của nửa đầu thế kỷ thứ nhất đã có lương tri tống giam ông Phaolô cha chú vì đã bất khoan dung đối với các thần xấu! Quan điểm của bà quả y hệt bức hí họa của tờ New Yorker.
Ngồi tù đêm đó, Thánh Phaolô và Xila ca hát ngợi khen Thiên Chúa và giảng Tin Mừng cho các cai tù. Lạ lùng một điều: giám mục Schori coi việc này như một cuộc hồi tâm của Thánh Phaolô; ngài nhớ tới Thiên Chúa, nên đã từ bỏ sự khó chịu đối với người tớ gái và tiếp nhận tinh thần cảm thương. Há không đơn giản và rõ ràng hơn đó sao khi cho rằng Thánh Phaolô, người chưa bao giờ “quên Thiên Chúa”, luôn tỏ lòng cảm thương đối với cả bé gái bị quỉ ám lẫn những viên cai tù chưa được phúc âm hóa, bằng cách giải thoát cho người tớ gái và giảng giải Tin Mừng cho các viên cai tù?
Gốc rễ cái sai lầm trong bài giảng của giám mục Schori là việc nhập nhằng đồng hóa các giá trị bao gồm và khoan dung của thế kỷ 21 với giá trị yêu thương vĩ đại của Thánh Kinh. Yêu thương là muốn điều tốt cho người khác. Hiểu như thế, tình yêu có thể, và thực ra phải, bao gồm một bất khoan dung sâu xa đối với sự dữ và một quyết tâm rõ ràng loại bỏ một số hình thức sống, cư xử và suy tư nào đó. Khi tính bao gồm và khoan dung được hiểu như các giá trị tối cao, như lối hiểu của xã hội ngày nay, thì tình yêu quả đã thoái hóa thành một điều mơ hồ, thuộc xúc cảm và nguy hiểm. Tại sao nguy hiểm? Vì ta bắt đầu coi quỉ là đẹp đẽ và thánh thiện.
Chỉ cần nhìn vào hàng giáo sĩ thôi, ta thấy ngài đã phải xử lý với giáo sĩ triều, giáo sĩ dòng. Trong các giáo phận Âu Mỹ hay Úc hiện nay, các giáo sĩ này có thể xuất thân từ những nguồn địa dư thật khác nhau: Á Châu có, Phi Châu có, Trung và Nam Mỹ cũng có. Đối với nhiều vị, tiếng Anh chỉ là ngôn ngữ phụ và phải vất vả lắm mới thi hành thừa tác vụ của mình cách xuông xẻ. Ấy là chưa kể các linh mục già nua, các linh mục “có gia đình” xuất thân từ các Giáo Hội Đông Phương hay các cựu mục sư như Cha Longenecker, và các linh mục “mới ra lò”. Cộng vào tính đa phức ấy, ta còn thấy sự khác biệt ý kiến về phụng vụ, về thần học và về các ưu tiên của Giáo Hội.
Tính đa dạng trong Giáo Hội là một ân phúc phong phú, nhưng sự chia rẽ trong Giáo Hội thì quả là một đại họa khủng khiếp. Thực thế, tính đa dạng trong các phát biểu văn hóa về thờ phượng và các phong thái thờ phượng khác nhau là điều có thể chấp nhận được. Nhưng không hề có chỗ đứng cho “đa dạng” khi đụng tới giáo huấn của Giáo Hội, và đây là điều các người duy hiện đại đang mắc phải, khiến họ đang phản bội đức tin Công Giáo. Họ lầm lẫn tính đa dạng chính đáng trong phong thái và văn hóa với việc bất đồng trong các vấn đề chủ yếu của đức tin. Bởi thế, họ chủ trương rằng ta được quyền bất đồng với Giáo Hội về các vấn đề như ngừa thai nhân tạo, phong chức linh mục cho nữ giới, “hôn nhân” đồng tính hay phá thai. Họ cho rằng: “tất cả các vấn đề này đều là thành phần của tính đa dạng, được chúng ta cử hành trong lòng Giáo Hội”.
Thực sự, trong Giáo Hội, có một số vấn đề giáo huấn và tôn sùng có tính tạm thời hoặc chỉ là “sáng kiến đạo đức”. Đức Mẹ, chẳng hạn, chưa được phán quyết là Đấng Đồng Công Cứu Chuộc. Bạn không cần phải đeo ảnh áo Đức Bà nếu bạn không muốn. Lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu là việc nhiệm ý và phụ nữ đâu cần trùm đầu để vào nhà thờ. Có khá nhiều thực hành và nguyên tắc nhiệm ý, nhưng trọng tâm các giáo huấn của Giáo Hội thì không có tính nhiệm ý như thế. Bởi vậy, khi ta coi là nhiệm ý các chân lý đã được phán quyết và được bênh vực như là chân lý đức tin, ta đã rơi vào con đường chia rẽ và bất đồng rồi, chứ không còn đa dạng nữa.
Hình thức chia rẽ và bất đồng tế nhị nhất là khi người Công Giáo nhấn mạnh một khía cạnh hợp pháp nào đó trong sinh hoạt của Giáo Hội hơn cả sứ mệnh cốt lõi của Giáo Hội. Thí dụ: sứ mệnh căn bản của Giáo Hội là làm Nhiệm Thể Chúa Kitô trên trần gian. Giáo Hội làm điều Chúa Kitô từng làm, tức bốn điều sau đây: 1. Giảng dạy sự thật; 2. Chữa lành người bệnh; 3. Tha thứ tội lỗi; và 4. Chế ngự sự ác. Nghĩa là đem ơn cứu chuộc của Chúa Kitô đến cho thế gian đang rất cần đến nó, nói cách khác, là cứu rỗi các linh hồn.
Khi đặt bất cứ điều gì trước sứ mệnh căn bản, hay sứ mệnh đệ nhất đẳng này, ta sẽ tạo ra chia rẽ. Sự việc ta đặt trước sứ mệnh ấy có thể rất tốt. Chúng có thể là một phần trong các hoa trái hợp pháp của sứ mệnh này, nhưng khi chúng được đặt lên trước sứ mệnh hàng đầu ấy, chia rẽ sẽ là điều tất yếu, chứ không phải hợp nhất. Xin đơn cử một thí dụ: thừa tác vụ người nghèo và người túng thiếu vốn là thừa tác vụ đệ nhị đẳng trong Giáo Hội. Nó là kết quả của sứ mệnh đệ nhất đẳng khi sứ mệnh đệ nhất đẳng này được thực hiện cách đúng đắn. Điều này có nghĩa: một khi ta đã cứu được các linh hồn, thì các cá nhân được cứu rỗi này sẽ dấn thân phục vụ thế giới một cách đầy thương cảm như Chúa Kitô, vì họ được tràn đầy Thần Khí của Người. Giáo dụ trẻ em, cử hành và duy trì các nền văn hóa khác biệt, duy trì môi sinh, khuyến khích nghệ thuật và âm nhạc, kiến trúc và văn chương, tất cả những sự việc xứng đáng này đều là sứ mệnh đệ nhị đẳng của Giáo Hội.
Tuy nhiên, khi ta đặt chúng lên hàng đầu, chia rẽ sẽ xẩy ra vì các sứ mệnh đệ nhị đẳng này sẽ trở thành các chính nghĩa được ưa chuộng nhất (pet causes). Chúng sẽ lái mọi năng lực, mọi chi tiêu, mọi hứng thú ra khỏi sứ mệnh đệ nhất đẳng của Giáo Hội, là sứ mệnh đem lại hợp nhất. Hơn nữa, quá tập chú vào các sứ mệnh đệ nhị đẳng của Giáo Hội cuối cùng sẽ tiêu diệt chính Giáo Hội. Tại sao? Vì không bao lâu sau, người ta chẳng đần độn chi mà không cho rằng chỉ cần thực hiện các sứ mệnh đệ nhị đẳng ấy đã là quá đủ, không cần phải “đi nhà thờ” chi cho mệt !
Nếu điều quan trọng nhất là xây trường cho trẻ em nghèo, cổ vũ nghệ thuật hay kiến trúc, nuôi người đói ăn và giúp người sa cơ lỡ vận, thì còn cần những thứ như phụng vụ, thờ lạy, cầu nguyện và cứu rỗi các linh hồn làm chi? Người ta sẽ nhanh chóng kết luận rằng bạn có thể tốt lành thánh thiện và cổ vũ nghệ thuật, xây dựng cộng đồng và giúp đỡ người túng thiếu mà không cần chi tới tôn giáo cả. Thế là họ thôi, không còn hành đạo nữa.
Rất nhiều người Công Giáo bỏ đạo đã nghĩ như thế. Với họ, “bạn vẫn tốt dù không đi nhà thờ” hay “tôi tâm linh nhưng vô tôn giáo” hoặc “tôi cũng tốt y như người đi nhà thờ”. Họ là sản phẩm của chủ nghĩa tự sức mình không cần tới Thiên Chúa (Pelagianism). Khi các linh mục tập chú thừa tác vụ của mình vào việc phục vụ người nghèo thay vì cứu rỗi người nghèo, thì đức tin Công Giáo quả đã bị thương tổn. Khi người của Giáo Hội hoàn toàn tập chú vào việc làm tốt của tôn giáo thay vì vào chính tôn giáo của họ, thì tôn giáo của họ sẽ đổ xập tan tành.
Sự hợp nhất ta được hưởng trong đức tin Công Giáo, và sự hợp nhất mà vị giám mục đại biểu cho chính là sự hợp nhất ta cùng chia sẻ trong Thánh Giá Chúa Kitô. Chính trong mầu nhiện ấy ta được vinh quang. Đó cũng chính là mầu nhiệm được ta tuyên xưng khi ta rao giảng Chúa Kitô đóng đinh. Đó cũng chính là mầu nhiệm ta cử hành tại hy lễ bàn thờ.
Điển hình sai lầm của đa dạng
Trong khi đó, linh mục Robert Barron, sáng lập viên thừa tác vụ “Word on Fire” và là viện trưởng Chủng Viện Mundelein, cho ta một điển hình sai lầm về đa dạng tính, qua chủ trương “bao gồm” sau đây, dựa vào bức hí họa của tờ New Yorker mô tả cảnh một mục sư giới thiệu vị diễn giả khách cho cộng đoàn mình: “Căn cứ vào chính sách thì giờ bằng nhau, tôi muốn dành cho người bạn của chúng ta cơ hội trình bày một quan điểm khác”. Ngồi cạnh vị mục sư và sắp sửa đứng lên để diễn thuyết là tên quỉ, ăn mặc khá bảnh bao và đang lần rở các trang soạn sẵn của một bài thuyết trình.
Ngài bảo: bức hí họa trên làm ngài nhớ đến một bài giảng mới đây của Katharine Jefferts Schori, giám mục chủ trì của Giáo Hội Giám Chức (Episcopal) Hoa Kỳ. Nói với cộng đoàn tín hữu tại Curaçao, Venezuela, giám mục Jefferts Schori ca tụng cái đẹp của tính đa dạng, và than phiền sự kiện có quá nhiều người vẫn còn hoảng sợ trước cái khác, cái không giống mình: “Con người nhân bản vốn có một lịch sử lâu dài coi thường và hạ giá sự khác biệt, vì thấy nó có tính xúc phạm, thậm chí xấu xa nữa”. Theo cha Barron, về phương diện này, ta cần phân biệt giữa điều bất thường và điều xấu xa ngay trong nội tại.
Tuy nhiên, đấy chưa hẳn là tất cả những gì giám mục Schori muốn nói, trái lại bà lấy tác phong của Thánh Phaolô làm điển hình cho tác phong loại trừ đáng trách kia. Ta biết chương 16 của Sách Công Vụ thuật lại lần đầu Thánh Phaolô đến thăm Philippi của Hy Lạp. Trên đường tới nguyện đường, ngài bị bám sát bởi một đầy tớ gái “bị quỉ thần ốp, và thuật bói toán của cô làm lợi nhiều cho các chủ của cô” (Cv 16:16). Người tớ gái này cứ lẽo đẽo theo Thánh Phaolô và những người đồng hành của ngài trong nhiều ngày, vừa đi vừa hô hoán rằng “các ông này là tôi tớ Thiên Chúa Tối Cao; họ loan báo cho các người con đường cứu độ”. Bực mình, Thánh Phaolô quay lại bảo quỉ “Nhân danh Đức Giêsu Kitô, ta truyền cho ngươi phải xuất khỏi người này”. Ngay lúc ấy, quỉ liền ra khỏi người tớ gái (Cv 16:18).
Trước bài nói của giám mục Schori, toàn bộ truyền thống giải thích của Kitô Giáo đều đọc đoạn này như một trình thuật giải thoát, một câu truyện giải phóng người tớ gái khỏi cả quyền lực giam hãm của sức mạnh quỉ thần đen tối lẫn việc những con người nhân bản bóc lột cô.
Nhưng giám mục Schori lại đọc nó như một trình thuật áp bức và bất khoan dung có tính cha chú. Bà giải thích như sau: “Nhưng Phaolô lại khó chịu… và đã phản ứng bằng cách tước đoạt khỏi cô tài năng hiểu biết việc thiêng liêng. Phaolô không thể chịu đựng được điều ngài không cho là đẹp đẽ hay thánh thiện, nên ngài đã ráng tiêu diệt nó”. Giám mục Schori đúng khi cho rằng người tớ gái nói những điều đúng sự thật về Thánh Phaolô và các bạn hữu của ngài, nhưng trong Tân Ước, quỉ luôn nói những điều đúng sự thật như thế. Ta nên nhớ các thần xấu luôn tuyên xưng Chúa Giêsu là Đấng Thánh của Thiên Chúa. Khi giám mục Schori coi việc quỉ ám người tớ gái như một điều “đẹp đẽ và thánh thiện”, bà quả đã hạ nhục đức tin rồi vậy.
Chưa hết. Trong Công Vụ, ta còn thấy các chủ nhân của người tớ gái rất tức giận khi thấy Thánh Phaolô tước mất nguồn thu nhập chính của họ và do đó, họ đã gây nên một cuộc phản đối công cộng và làm cho ngài phải vào tù. Theo giám mục Schori, Thánh Phaolô đáng bị như thế: “Đúng là ngài tự đem mình vào tù vì đã không chịu thừa nhận rằng cả người tớ gái này cũng dự phần vào bản tính Thiên Chúa, giống như ngài vậy, thậm chí có khi còn hơn ngài nữa!” Xem ra bà hân hoan khi thấy các ông cảnh sát có óc phóng khoáng tại Philippi của nửa đầu thế kỷ thứ nhất đã có lương tri tống giam ông Phaolô cha chú vì đã bất khoan dung đối với các thần xấu! Quan điểm của bà quả y hệt bức hí họa của tờ New Yorker.
Ngồi tù đêm đó, Thánh Phaolô và Xila ca hát ngợi khen Thiên Chúa và giảng Tin Mừng cho các cai tù. Lạ lùng một điều: giám mục Schori coi việc này như một cuộc hồi tâm của Thánh Phaolô; ngài nhớ tới Thiên Chúa, nên đã từ bỏ sự khó chịu đối với người tớ gái và tiếp nhận tinh thần cảm thương. Há không đơn giản và rõ ràng hơn đó sao khi cho rằng Thánh Phaolô, người chưa bao giờ “quên Thiên Chúa”, luôn tỏ lòng cảm thương đối với cả bé gái bị quỉ ám lẫn những viên cai tù chưa được phúc âm hóa, bằng cách giải thoát cho người tớ gái và giảng giải Tin Mừng cho các viên cai tù?
Gốc rễ cái sai lầm trong bài giảng của giám mục Schori là việc nhập nhằng đồng hóa các giá trị bao gồm và khoan dung của thế kỷ 21 với giá trị yêu thương vĩ đại của Thánh Kinh. Yêu thương là muốn điều tốt cho người khác. Hiểu như thế, tình yêu có thể, và thực ra phải, bao gồm một bất khoan dung sâu xa đối với sự dữ và một quyết tâm rõ ràng loại bỏ một số hình thức sống, cư xử và suy tư nào đó. Khi tính bao gồm và khoan dung được hiểu như các giá trị tối cao, như lối hiểu của xã hội ngày nay, thì tình yêu quả đã thoái hóa thành một điều mơ hồ, thuộc xúc cảm và nguy hiểm. Tại sao nguy hiểm? Vì ta bắt đầu coi quỉ là đẹp đẽ và thánh thiện.