Mỗi nơi đi qua đều để lại trong tôi một cảm giác, vui- buồn, hạnh phúc- suy nghĩ... đặc biệt hơn khi đi thăm những ngôi nhà, mái ấm của các em khuyết tật, khiếm thị, trẻ em đường phố và những nhà mồ côi, ấn tượng để lại trong tôi là niềm vui khi thấy các em hạnh phúc, nỗi buồn khi các em không có được cơ hội đầy đủ như mỗi người Chúa dựng nên, những suy nghĩ này cứ ở trong lòng tôi với suy nghĩ: Làm sao để giúp các em.
Với các em ở chốn thành thị, các tổ chức, các đơn vị và những cá nhân biết đến rất nhiều qua các bài viết, các trang web, qua lời giới thiệu... Tôi cũng được diễm phúc theo chân các chị em trong ban tông đồ của Dòng đến thăm nhiều nơi, nên cũng cảm nhận được những hạnh phúc của các em tại các nhà gần với các trung tâm thành phố.
Tuy nhiên, cảm giác khi tôi đến thăm các em cô nhi ở Hàm Rồng- Gialai đọng lại trong tôi thật nhiều là sự bình an. Trại này nằm cách xa Saigon 600 cây số. Đây là một trại mồ côi của Dòng Nữ Đaminh Rosa Lima. Có 33 em, lớn nhất hiện đang học lớp 7, nhỏ nhất là 3 tuổi, gái nhiều hơn trai, 100% là người dân tộc.
Thật là lạ, tại sao đến với người kém may mắn hơn mình, ai cũng nghĩ là mình sẽ trao tặng cái gì đó. Ý nghĩ này khởi đầu cho những chuyến đi thăm. Thế mà nơi này tôi nhận được sự bình an. Vì sao ư?
Do các sơ không đủ người để chăm sóc nên đã huấn luyện các em biết tự phục vụ và em lớn giúp bé nhỏ. Giờ tắm, các chị tắm- giặt cho em trước rồi mới đến mình. Giờ ăn, các chị xới cơm, dọn bàn... rồi cùng cầu nguyện và ăn. Chẳng ai phải đút cơm cho ai cả. Hôm tôi đến thăm, có 4 em gái chừng 3 tuổi tự ngồi xúc cơm ăn, không rơi vãi và ăn cũng rất gọn gàng.
Dễ thương nhất có lẽ là giờ cầu nguyện. Mỗi ngày các em đều viếng Chúa, đọc kinh Mân Côi chung với nhau sau đó là cầu nguyện tự phát. Một chị đọc trước, 32 cái miệng lập lại lời cầu nguyện ấy. cứ như vậy cho những ý cầu nguyện chung và những lời cầu nguyện riêng trong ngày. Phải tham dự giờ cầu nguyện này mới cảm thấy hết sự bình an và tuyệt vời Chúa cho các em. Tôi tham dự cũng lấy được sự tĩnh lặng của tâm hồn. Có lẽ Chúa Giê-su là người thích nhất khi thấy các em thưa chuyện với mình một cách gần gũi và thân mật như thế này.
Đặc biệt trong số này có Blaih, 13 tuổi là người không tay và chỉ có một chân. Tôi cứ ngỡ em chỉ quanh quẩn ở nhà, không ngờ em cũng đến trường như bạn đồng trang lứa. Tôi không thể tin vào mắt mình khi thấy em cầm bút như bao người viết những dòng nắn nót chân phương. Em đi học bình thường như bao bạn khác. Em ăn cơm, múa hát, tắm, giặt quần áo và các sinh hoạt như một em bé bình thường. Hôm tôi đến thăm, nghe biết em vẽ giỏi, nên ngồi làm mẫu để em vẽ chân dung mình. Bức hí họa của em 20 phút đã xong. Tác phẩm miêu tả rất giống, vì tác giả xấu òm nên có phần hơi hơi giống Thị Nở ở làng Vũ Đại. Tuy nhiên, tôi không biết vẽ, tôi có đủ tay, đủ chân... vẫn không thể vẽ được bức chân dung nào cho ai cả, nên tôi rất thích tấm hí họa này của em.
Được biết, một số em ở đây mồ côi, nhưng cũng có một số em bố hay mẹ qua đời, người còn lại đi lập gia đình mới nên tá túc trong ngôi nhà nhỏ này; một số các em do người trong các bản làng mang ra nhờ các sơ nuôi, một số em các sơ “ nhặt” được từ đống rác. Số là gần đó có một “ bô” rác rất lớn, rác từ các nơi đổ về tập trung nơi đây. Các em nhỏ từ các làng đến bới rác, tìm thức ăn mà tôi đã có lần viết trên VietCatholic:
Bãi rác, làng Brong Ngol và Giọt nước (http://www.vietcatholic.net/News/Html/53780.htm). Các sơ đã đưa các em về và một số em chọn nơi đây là mái ấm của mình.
Tôi ở lại chơi với các em vài ngày học được vài câu chào hỏi bằng tiếng Jrai... nhưng khi lên xe về lại Saigon thì quên mất. Nhưng có một điều làm tôi luyến lưu mãi. Các em gửi cho tôi rất nhiều thư, những con chữ mộc mạc của núi rừng Tây Nguyên như cuốn lấy tôi. Những tình cảm chân thành nhất của các bé hì hục thức khuya để viết. điều làm tôi vui nữa là các em rất có tình, biết tri ân, các em viết thư cho các sơ đã từng phục vụ tại cộng đoàn này, đã từng chăm bẵm cho các em. Khi về, quà đã gửi tất cả ở lại, nhưng balô trên vai nặng trĩu những lá thư, những ân tình của những bông hoa Tây Nguyên.
Tôi tự đặt tên cho các em là “ những đóa hoa rừng”, chỉ riêng trong lòng mình. Người ta nói: “ăn của rừng rưng rưng nước mắt”. Hôm nay, tôi nhận được tình cảm của rừng lại thấy bừng bừng niềm vui.
Các em lớn lên thanh khiết như những bông hoa trên rừng, đón nhận bầu khí trong lành và vẻ đẹp của Thiên Chúa. Ước chi nhiều bàn tay nâng đỡ những cánh hoa rừng này. Ước chi mơ ước của Blaih, của YHLiêng, của Y’Yến, của Rulơ, của H’Thoa ... sau này trở thành cô giáo, thành bác sĩ, thành ma sơ... sẽ được hiện thực với cánh tay nối dài của những tấm lòng hào hiệp.
Maria Nguyễn Thị Minh Du
Congregation of Dominican Sisters of Saint Rose of Lima
Với các em ở chốn thành thị, các tổ chức, các đơn vị và những cá nhân biết đến rất nhiều qua các bài viết, các trang web, qua lời giới thiệu... Tôi cũng được diễm phúc theo chân các chị em trong ban tông đồ của Dòng đến thăm nhiều nơi, nên cũng cảm nhận được những hạnh phúc của các em tại các nhà gần với các trung tâm thành phố.
Tuy nhiên, cảm giác khi tôi đến thăm các em cô nhi ở Hàm Rồng- Gialai đọng lại trong tôi thật nhiều là sự bình an. Trại này nằm cách xa Saigon 600 cây số. Đây là một trại mồ côi của Dòng Nữ Đaminh Rosa Lima. Có 33 em, lớn nhất hiện đang học lớp 7, nhỏ nhất là 3 tuổi, gái nhiều hơn trai, 100% là người dân tộc.
Thật là lạ, tại sao đến với người kém may mắn hơn mình, ai cũng nghĩ là mình sẽ trao tặng cái gì đó. Ý nghĩ này khởi đầu cho những chuyến đi thăm. Thế mà nơi này tôi nhận được sự bình an. Vì sao ư?
Do các sơ không đủ người để chăm sóc nên đã huấn luyện các em biết tự phục vụ và em lớn giúp bé nhỏ. Giờ tắm, các chị tắm- giặt cho em trước rồi mới đến mình. Giờ ăn, các chị xới cơm, dọn bàn... rồi cùng cầu nguyện và ăn. Chẳng ai phải đút cơm cho ai cả. Hôm tôi đến thăm, có 4 em gái chừng 3 tuổi tự ngồi xúc cơm ăn, không rơi vãi và ăn cũng rất gọn gàng.
Dễ thương nhất có lẽ là giờ cầu nguyện. Mỗi ngày các em đều viếng Chúa, đọc kinh Mân Côi chung với nhau sau đó là cầu nguyện tự phát. Một chị đọc trước, 32 cái miệng lập lại lời cầu nguyện ấy. cứ như vậy cho những ý cầu nguyện chung và những lời cầu nguyện riêng trong ngày. Phải tham dự giờ cầu nguyện này mới cảm thấy hết sự bình an và tuyệt vời Chúa cho các em. Tôi tham dự cũng lấy được sự tĩnh lặng của tâm hồn. Có lẽ Chúa Giê-su là người thích nhất khi thấy các em thưa chuyện với mình một cách gần gũi và thân mật như thế này.
Được biết, một số em ở đây mồ côi, nhưng cũng có một số em bố hay mẹ qua đời, người còn lại đi lập gia đình mới nên tá túc trong ngôi nhà nhỏ này; một số các em do người trong các bản làng mang ra nhờ các sơ nuôi, một số em các sơ “ nhặt” được từ đống rác. Số là gần đó có một “ bô” rác rất lớn, rác từ các nơi đổ về tập trung nơi đây. Các em nhỏ từ các làng đến bới rác, tìm thức ăn mà tôi đã có lần viết trên VietCatholic:
Bãi rác, làng Brong Ngol và Giọt nước (http://www.vietcatholic.net/News/Html/53780.htm). Các sơ đã đưa các em về và một số em chọn nơi đây là mái ấm của mình.
Tôi ở lại chơi với các em vài ngày học được vài câu chào hỏi bằng tiếng Jrai... nhưng khi lên xe về lại Saigon thì quên mất. Nhưng có một điều làm tôi luyến lưu mãi. Các em gửi cho tôi rất nhiều thư, những con chữ mộc mạc của núi rừng Tây Nguyên như cuốn lấy tôi. Những tình cảm chân thành nhất của các bé hì hục thức khuya để viết. điều làm tôi vui nữa là các em rất có tình, biết tri ân, các em viết thư cho các sơ đã từng phục vụ tại cộng đoàn này, đã từng chăm bẵm cho các em. Khi về, quà đã gửi tất cả ở lại, nhưng balô trên vai nặng trĩu những lá thư, những ân tình của những bông hoa Tây Nguyên.
Tôi tự đặt tên cho các em là “ những đóa hoa rừng”, chỉ riêng trong lòng mình. Người ta nói: “ăn của rừng rưng rưng nước mắt”. Hôm nay, tôi nhận được tình cảm của rừng lại thấy bừng bừng niềm vui.
Các em lớn lên thanh khiết như những bông hoa trên rừng, đón nhận bầu khí trong lành và vẻ đẹp của Thiên Chúa. Ước chi nhiều bàn tay nâng đỡ những cánh hoa rừng này. Ước chi mơ ước của Blaih, của YHLiêng, của Y’Yến, của Rulơ, của H’Thoa ... sau này trở thành cô giáo, thành bác sĩ, thành ma sơ... sẽ được hiện thực với cánh tay nối dài của những tấm lòng hào hiệp.
Maria Nguyễn Thị Minh Du
Congregation of Dominican Sisters of Saint Rose of Lima