Thành kiến
Hôm nay Bài Tin Mừng Luca thuật lại việc Chúa Giêsu vinh qui về làng sau khi đã nổi được một ít danh trên thành Capharnaum. Nhưng danh gì thì danh, danh đâu mặc kệ, người dân làng quê Nazareth vẫn cứ nhìn chàng Giêsu là con trai ông già Giuse thợ mộc. (Đúng ra là thợ tạp dịch, chứ thợ mộc cũng có giá rồi). Nhìn như thế là nhìn bằng cặp mắt xem thường: “Nào chàng này chẳng phải Giêsu là con trai của ông Giuse đó sao?” (chứ đâu phải con nghị này tướng kia đâu !)
Vậy đề tài của chúng ta sẽ là “thành kiến.” Thành kiến là khi chúng ta nhìn (kiến là thấy, là nhìn) ai đó, mà chúng ta có sẵn cái nhìn nào đó về người ấy (thành là xong, có sẵn), mà thường là cái có sẵn xấu. Cái có sẵn tốt, người ta không gọi là thành kiến. Xem ông ta là thánh, không phải “thành kiến”, mà coi bà ta là quỉ, quỉ cái, thì đích thị là thành kiến.
Sách Liệt Tử thuật chuyện có người kia làm mất cái búa, nghi cho đứa con người láng giềng lấy trộm. Nghi nó ăn trộm tức là tạo thành kiến (thấy sẵn) trong nó là tên ăn trộm, nên anh trông dáng nó đi: rõ là đứa ăn trộm búa. Nhìn vẻ mặt nó: rõ là đứa ăn trộm búa. Thấy nó cử động: rõ là đứa ăn trộm búa. Nhất cử nhất động của nó không một tý gì là không phải của một đứa ăn trộm búa. Tối hôm đó, người ấy bới trong góc nhà, thấy lại cái búa. Hôm sau, trông đứa trẻ con nhà láng giềng, cử động nhất nhất không một tí gì là giống đứa ăn trộm búa nữa.
Thành kiến quả là tai hại độc ác. Tại nó mà sự giao thiệp giữa con người và con người trong xã hội từ xưa đến nay trở thành vô cùng gay go phức tạp.
Thành kiến thường do đâu mà có, các nhà tâm lý kể cho ta nghe khá dài, ta không liệt kê tại đây, chỉ tóm bằng chữ GATO, Ghen Ăn Tức Ở.
Ta, người có Đạo, nhìn kẻ không cùng Đạo với ta là kẻ ngoại Đạo với nghĩa hơi khinh thường: “Ôi chấp gì tên ngoại đạo đó.” Nhưng có chắc gì kẻ có Đạo như ta bác ái thương người như kẻ ngoại đạo kia không, mà Karl Rahner gọi là “Kitô hữu vô danh,” còn chúng ta kẻ mang danh Kitô hữu, nhưng lại là “Kitô hữu vô thần.”
Ta, người Đạo gốc nhìn kẻ kia là Đạo theo với cái nhìn tự hào về mình. Nhưng ai lại không phải là Đạo theo. Không theo sao theo vào được Đạo. Giống như người con ruột kia tự hào khi chỉ cô gái nọ mà nói: “cô ta là con nuôi đó.” Tôi xin nói. “Tôi cũng là con nuôi.” Ai cũng là con nuôi, không nuôi làm sao sống đến bây giờ. Thì cũng vậy, ai cũng là Đạo theo hết, không theo làm sao trèo vào được Đạo. Tự hào đạo gốc mà xem lễ dưới gốc cây còn tệ hơn đạo theo mà leo lên cao, vào ghế đầu ngồi đàng hoàng.
Vì thế đừng có thành kiến gì về ai. Thành kiến làm cho người ta mù quáng, đến nỗi không thể nhận ra đâu là sự thật, và khó lòng có được nhận xét đúng đắn về người khác. Bài Tin Mừng hôm nay thuật lại câu chuyện Đức Giêsu trở về thăm quê nhà Nadarét. Những người đồng hương tuy thán phục lời giảng của Người, nhưng vì có thành kiến về gia đình tầm thường của Người, nên đã không chấp nhận sứ mệnh Thiên Sai của Người. Họ muốn thấy Người làm phép lạ để chứng minh sứ mệnh ấy. Khi không được thoả mãn, và nhất là sau khi nghe Người không phân biệt dân Do Thái với dân ngoại, dân thành ngoại giáo Ca-phác-na-um hay dân Nadarét đồng hương…thì họ đã nổi giận và tìm cách giết hại Người.
A Lưu là tên tiểu đồng. Nó thực là ngây ngô, không được việc gì cả. Vậy mà Chu Nguyên Tố nuôi nó suốt đời. Lúc ông bảo nó quét nhà, nó cầm chổi quanh quẩn suốt buổi mà không sạch được cái buồng con. Ông giận mắng thì nó quăng chổi, lẩm bẩm: “Ông quét giỏi thì phiền đến tôi làm gì ?” Khi ông đi vắng, sai nó trực ngoài cửa, dù khách quen đến, nó cũng không nhớ được tên ai. Có hỏi, thì nó nói: người ấy lùn mà béo ... Người ấy gầy mà lắm râu ... người ấy xinh đẹp ... người ấy cao tuổi và chống gậy... . Đến khi nó liệu chừng không nhớ xuể, nó đóng cửa lại, không cho ai vào nữa.
Nhà có cái ghế gãy chân, ông sai nó đi chặt cây có chạc ba để chữa lại. Nó cầm búa, cưa, đi khắp vườn. Hết ngày về nó chìa hai ngón tay làm hiệu và nói: “Cành cây có chạc đều chĩa lên cả, không có cành nào chúc xuống đất”. Cả nhà đều cười.
Trước sân có vài cây liễu mới trồng ông sợ trẻ láng giềng đến nghịch hỏng, sai nó trông nom giùm. Đến lúc nó vào ăn cơm, nó nhổ cả cây lên mà cất đi một chỗ. Công việc nó làm, nhiều chuyện đáng cười như thế cả.
Ông Chu Nguyên Tố là người viết chữ chân tốt mà vẽ lại giởi lắm. Một hôm, ông hòa phấn với mực để vẽ, thấy A Lưu, ông hỏi đùa: “Mày vẽ được không ?”. A Lưu đáp: “Khó gì mà không được”. Ông bảo vẽ, A Lưu vẻ nét đậm, nét nhạt, nét xa, nét gần y như người xưa nay vốn đã biết vẽ. Ông thử luôn mấy lần, lần nào A Lưu cũng vẽ được như ý cả. Từ bấy giờ, ông dùng tới A Lưu luôn, không lúc nào rời. Sau A Lưu nổi tiếng là một nhà danh họa. (trích Lục Dung)
Câu chuyện dường như cố ý nêu lên những cái ngây ngô đờ đẫn... để rồi đưa ra một nhận xét bất ngờ của Hàn Tín dụng quân: “dụng quân như dụng mộc.” Trong trời đất, không vật nào là vật bỏ, chỉ vì ta không biết dùng do thành kiến mà phí uổng không biết bao nhiêu là nhân tài.
Nhưng có tiểu đồng A Lưu cũng phải có ông chủ Chu Nguyên Tố. Có Hàn Tín phải có Trương Lương. Trong ngành giáo dục ngày nay, không thiếu chi A Lưu. Chỉ có Chu Nguyên Tố, kẻ biết nhìn người, không thành kiến, thật là hiếm hoi, có thể đếm được trên đầu ngón tay.
Phần ta người Kitô hữu, có khi ta cũng như người Nazaret xưa, vì thành kiến mà không nhận ra Đức Kitô. Thánh Martino thành Tours không thành kiến nên thấy được Vua Kitô qua hình dạng người ăn xin khi thánh nhân cắt nửa vạt áo tặng kẻ ăn mày rét lạnh, và ban đêm Vua Giêsu khoác mảnh áo đó đến với Martino. Thánh Phanxicô giục thành kiến ra sau để nhận ra Chúa Kitô nơi người phung hủi. Phanxicô ôm hôn người phung. Và cuối thế kỉ 20 vừa qua, khuôn mặt nổi bật của nhân loại, mẹ Têrêxa Calcutta, không hề có thành kiến, đã nhìn thấy Chúa Giêsu Kitô ở khắp nơi, nằm la liệt gần chết. Mẹ và con cái mẹ đem về để Chúa Kitô có cái chết xứng đáng. Nâng niu người hấp hối như nâng niu Mình Thánh Chúa.
Einstein có nói, phá vỡ một thành kiến còn khó hơn phá vỡ một nhân nguyên tử. Trên thế giới này mấy nước đã làm được chuyện đó: phá vỡ nhân nguyên tử để chế ra bom nguyên tử. Ấy vậy mà chế bom nguyên tử còn dễ hơn phá vỡ thành kiến.
Khi vợ nhìn người chồng với thành kiến là “đồ lười” thì chồng có chăm đến mấy cũng chẳng được điểm.
Khi chồng nhìn vợ bằng thành kiến “đồ lăng loàn” thì vợ có cố tu thân đến mấy cũng chẳng xoá tan thành kiến nơi chồng.
Khi con cái nhìn cha mẹ như là ông kẹ, là kỳ đà cản mũi, thì cha mẹ có làm gì nâng đỡ con, cũng bị con hiểu sai là cản trở.
Khi cha mẹ nhìn con cái thấy chỉ là một “lũ yêu” thì con cái nhiều khi thành lũ yêu thật, chẳng được tích sự gì.
Chúng ta cầu xin Chúa, Đấng toàn năng có thể làm được mọi việc, cho mỗi người chúng ta bớt thành kiến trong cách nhìn người để nhận ra nơi anh chàng Giêsu, cà lơ phất phơ ngoài đường, con bác thợ, là Chúa Kitô để không xua đuổi Người đi, và không tìm cách giết Ngài như dân làng Nazaret xưa. Amen.
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Hôm nay Bài Tin Mừng Luca thuật lại việc Chúa Giêsu vinh qui về làng sau khi đã nổi được một ít danh trên thành Capharnaum. Nhưng danh gì thì danh, danh đâu mặc kệ, người dân làng quê Nazareth vẫn cứ nhìn chàng Giêsu là con trai ông già Giuse thợ mộc. (Đúng ra là thợ tạp dịch, chứ thợ mộc cũng có giá rồi). Nhìn như thế là nhìn bằng cặp mắt xem thường: “Nào chàng này chẳng phải Giêsu là con trai của ông Giuse đó sao?” (chứ đâu phải con nghị này tướng kia đâu !)
Vậy đề tài của chúng ta sẽ là “thành kiến.” Thành kiến là khi chúng ta nhìn (kiến là thấy, là nhìn) ai đó, mà chúng ta có sẵn cái nhìn nào đó về người ấy (thành là xong, có sẵn), mà thường là cái có sẵn xấu. Cái có sẵn tốt, người ta không gọi là thành kiến. Xem ông ta là thánh, không phải “thành kiến”, mà coi bà ta là quỉ, quỉ cái, thì đích thị là thành kiến.
Sách Liệt Tử thuật chuyện có người kia làm mất cái búa, nghi cho đứa con người láng giềng lấy trộm. Nghi nó ăn trộm tức là tạo thành kiến (thấy sẵn) trong nó là tên ăn trộm, nên anh trông dáng nó đi: rõ là đứa ăn trộm búa. Nhìn vẻ mặt nó: rõ là đứa ăn trộm búa. Thấy nó cử động: rõ là đứa ăn trộm búa. Nhất cử nhất động của nó không một tý gì là không phải của một đứa ăn trộm búa. Tối hôm đó, người ấy bới trong góc nhà, thấy lại cái búa. Hôm sau, trông đứa trẻ con nhà láng giềng, cử động nhất nhất không một tí gì là giống đứa ăn trộm búa nữa.
Thành kiến quả là tai hại độc ác. Tại nó mà sự giao thiệp giữa con người và con người trong xã hội từ xưa đến nay trở thành vô cùng gay go phức tạp.
Thành kiến thường do đâu mà có, các nhà tâm lý kể cho ta nghe khá dài, ta không liệt kê tại đây, chỉ tóm bằng chữ GATO, Ghen Ăn Tức Ở.
Ta, người có Đạo, nhìn kẻ không cùng Đạo với ta là kẻ ngoại Đạo với nghĩa hơi khinh thường: “Ôi chấp gì tên ngoại đạo đó.” Nhưng có chắc gì kẻ có Đạo như ta bác ái thương người như kẻ ngoại đạo kia không, mà Karl Rahner gọi là “Kitô hữu vô danh,” còn chúng ta kẻ mang danh Kitô hữu, nhưng lại là “Kitô hữu vô thần.”
Ta, người Đạo gốc nhìn kẻ kia là Đạo theo với cái nhìn tự hào về mình. Nhưng ai lại không phải là Đạo theo. Không theo sao theo vào được Đạo. Giống như người con ruột kia tự hào khi chỉ cô gái nọ mà nói: “cô ta là con nuôi đó.” Tôi xin nói. “Tôi cũng là con nuôi.” Ai cũng là con nuôi, không nuôi làm sao sống đến bây giờ. Thì cũng vậy, ai cũng là Đạo theo hết, không theo làm sao trèo vào được Đạo. Tự hào đạo gốc mà xem lễ dưới gốc cây còn tệ hơn đạo theo mà leo lên cao, vào ghế đầu ngồi đàng hoàng.
Vì thế đừng có thành kiến gì về ai. Thành kiến làm cho người ta mù quáng, đến nỗi không thể nhận ra đâu là sự thật, và khó lòng có được nhận xét đúng đắn về người khác. Bài Tin Mừng hôm nay thuật lại câu chuyện Đức Giêsu trở về thăm quê nhà Nadarét. Những người đồng hương tuy thán phục lời giảng của Người, nhưng vì có thành kiến về gia đình tầm thường của Người, nên đã không chấp nhận sứ mệnh Thiên Sai của Người. Họ muốn thấy Người làm phép lạ để chứng minh sứ mệnh ấy. Khi không được thoả mãn, và nhất là sau khi nghe Người không phân biệt dân Do Thái với dân ngoại, dân thành ngoại giáo Ca-phác-na-um hay dân Nadarét đồng hương…thì họ đã nổi giận và tìm cách giết hại Người.
A Lưu là tên tiểu đồng. Nó thực là ngây ngô, không được việc gì cả. Vậy mà Chu Nguyên Tố nuôi nó suốt đời. Lúc ông bảo nó quét nhà, nó cầm chổi quanh quẩn suốt buổi mà không sạch được cái buồng con. Ông giận mắng thì nó quăng chổi, lẩm bẩm: “Ông quét giỏi thì phiền đến tôi làm gì ?” Khi ông đi vắng, sai nó trực ngoài cửa, dù khách quen đến, nó cũng không nhớ được tên ai. Có hỏi, thì nó nói: người ấy lùn mà béo ... Người ấy gầy mà lắm râu ... người ấy xinh đẹp ... người ấy cao tuổi và chống gậy... . Đến khi nó liệu chừng không nhớ xuể, nó đóng cửa lại, không cho ai vào nữa.
Nhà có cái ghế gãy chân, ông sai nó đi chặt cây có chạc ba để chữa lại. Nó cầm búa, cưa, đi khắp vườn. Hết ngày về nó chìa hai ngón tay làm hiệu và nói: “Cành cây có chạc đều chĩa lên cả, không có cành nào chúc xuống đất”. Cả nhà đều cười.
Trước sân có vài cây liễu mới trồng ông sợ trẻ láng giềng đến nghịch hỏng, sai nó trông nom giùm. Đến lúc nó vào ăn cơm, nó nhổ cả cây lên mà cất đi một chỗ. Công việc nó làm, nhiều chuyện đáng cười như thế cả.
Ông Chu Nguyên Tố là người viết chữ chân tốt mà vẽ lại giởi lắm. Một hôm, ông hòa phấn với mực để vẽ, thấy A Lưu, ông hỏi đùa: “Mày vẽ được không ?”. A Lưu đáp: “Khó gì mà không được”. Ông bảo vẽ, A Lưu vẻ nét đậm, nét nhạt, nét xa, nét gần y như người xưa nay vốn đã biết vẽ. Ông thử luôn mấy lần, lần nào A Lưu cũng vẽ được như ý cả. Từ bấy giờ, ông dùng tới A Lưu luôn, không lúc nào rời. Sau A Lưu nổi tiếng là một nhà danh họa. (trích Lục Dung)
Câu chuyện dường như cố ý nêu lên những cái ngây ngô đờ đẫn... để rồi đưa ra một nhận xét bất ngờ của Hàn Tín dụng quân: “dụng quân như dụng mộc.” Trong trời đất, không vật nào là vật bỏ, chỉ vì ta không biết dùng do thành kiến mà phí uổng không biết bao nhiêu là nhân tài.
Nhưng có tiểu đồng A Lưu cũng phải có ông chủ Chu Nguyên Tố. Có Hàn Tín phải có Trương Lương. Trong ngành giáo dục ngày nay, không thiếu chi A Lưu. Chỉ có Chu Nguyên Tố, kẻ biết nhìn người, không thành kiến, thật là hiếm hoi, có thể đếm được trên đầu ngón tay.
Phần ta người Kitô hữu, có khi ta cũng như người Nazaret xưa, vì thành kiến mà không nhận ra Đức Kitô. Thánh Martino thành Tours không thành kiến nên thấy được Vua Kitô qua hình dạng người ăn xin khi thánh nhân cắt nửa vạt áo tặng kẻ ăn mày rét lạnh, và ban đêm Vua Giêsu khoác mảnh áo đó đến với Martino. Thánh Phanxicô giục thành kiến ra sau để nhận ra Chúa Kitô nơi người phung hủi. Phanxicô ôm hôn người phung. Và cuối thế kỉ 20 vừa qua, khuôn mặt nổi bật của nhân loại, mẹ Têrêxa Calcutta, không hề có thành kiến, đã nhìn thấy Chúa Giêsu Kitô ở khắp nơi, nằm la liệt gần chết. Mẹ và con cái mẹ đem về để Chúa Kitô có cái chết xứng đáng. Nâng niu người hấp hối như nâng niu Mình Thánh Chúa.
Einstein có nói, phá vỡ một thành kiến còn khó hơn phá vỡ một nhân nguyên tử. Trên thế giới này mấy nước đã làm được chuyện đó: phá vỡ nhân nguyên tử để chế ra bom nguyên tử. Ấy vậy mà chế bom nguyên tử còn dễ hơn phá vỡ thành kiến.
Khi vợ nhìn người chồng với thành kiến là “đồ lười” thì chồng có chăm đến mấy cũng chẳng được điểm.
Khi chồng nhìn vợ bằng thành kiến “đồ lăng loàn” thì vợ có cố tu thân đến mấy cũng chẳng xoá tan thành kiến nơi chồng.
Khi con cái nhìn cha mẹ như là ông kẹ, là kỳ đà cản mũi, thì cha mẹ có làm gì nâng đỡ con, cũng bị con hiểu sai là cản trở.
Khi cha mẹ nhìn con cái thấy chỉ là một “lũ yêu” thì con cái nhiều khi thành lũ yêu thật, chẳng được tích sự gì.
Chúng ta cầu xin Chúa, Đấng toàn năng có thể làm được mọi việc, cho mỗi người chúng ta bớt thành kiến trong cách nhìn người để nhận ra nơi anh chàng Giêsu, cà lơ phất phơ ngoài đường, con bác thợ, là Chúa Kitô để không xua đuổi Người đi, và không tìm cách giết Ngài như dân làng Nazaret xưa. Amen.
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm