176. QUÂN GIU-DÊU ???
Một số bạn trẻ ngỡ ngàng khi nghe đến ba âm này. Họ lạ lắm. Họ đoán tìm xem chúng có nghĩa gì.
Phúc thay, phúc thay! Bạn trẻ ngày nay không còn hiểu được cái ý nghĩa quân Giu-dêu. Giáo Hội Công Giáo đã bỏ cách gọi anh chị em Do Thái là quân Giu-dêu lâu rồi. Giáo Hội cũng không còn cầu nguyện cho quân giết Chúa trong các Lời Cầu Chung của ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, nhưng thay bằng Xin Chúa từ bi nhậm lời Hội Thánh Chúa cầu nguyện để dân tộc Chúa tuyển chọn trước tiên, xứng đáng đạt tới ơn cứu chuộc hoàn toàn đầy đủ. ĐTC Gio-an Phao-lô II gọi anh chị em Do Thái là trưởng nữ của Giao Ước.
Giáo Hội cũng không còn gọi anh chị em Tin Lành là bè rối, hay quân lạc đạo. Giáo Hội không còn cấm chúng ta đọc Kinh Thánh hay sách đạo do anh chị em Tin Lành xuất bản. Công Đồng Vatican II đã dùng cả từ ngữ Giáo Hội để chỉ cộng đoàn các anh chị em Tin Lành: Dù chúng ta tin anh chị em ấy còn thiếu sót, nhưng chính các Giáo Hội và các cộng đoàn tách riêng ấy vẫn không phải là vô nghĩa và vô giá trị trong mầu nhiệm cứu rỗi. Thật vậy, Thánh Thần của Chúa Ki-tô không khước từ sử dụng họ như những phương tiện cứu rỗi mà năng lực phát xuất từ chính sự sung mãn của ơn thánh và chân lý đã được ủy thác cho Giáo Hội Công Giáo (Sắc Lệnh Unitatis Redintegratio #3).
Trong tuần lễ Hiệp Nhất (từ ngày 18 đến 25 tháng 1 mỗi năm), chúng ta, với lòng biết ơn Thiên Chúa, và vững tin vào sứ mạng Chúa Ki-tô ủy thác cho mình, cần theo gương Giáo Hội nhiệt thành chia sẻ Tin Mừng với mọi người, đặc biệt với anh chị em Ki-tô hữu thuộc các Giáo Hội khác, với lòng quý mến, ngưỡng phục những gì tốt đẹp nơi anh chị em ấy.
Khi đến cùng họ, lắm khi chúng ta nghe anh chị em ấy chỉ trích Giáo Hội Công Giáo, các Đức Thánh Cha,... đôi khi quá nặng lời. Chúng ta phải gương cổ lên cãi lại ư? Đem hết tài biện bạch ra bênh vực Giáo Hội ư? Hay tìm cách vạch trần những lỗi lầm, những khiếm khuyết của Giáo Hội họ để trả đũa ư?
Công Đồng Vatican II phản ứng khác hẳn:. ..đôi khi cũng tại lỗi những người ở cả hai bên. Vậy ngày nay những người sinh trưởng trong các cộng đoàn ấy (anh chị em thuộc các Giáo Hội khác) và thấm nhuần đức tin nơi Chúa Ki-tô không thể bị kết tội chia rẽ và Giáo Hội Công Giáo kính trọng, yêu thương họ như anh chị em. .. Một khi đã được công chính hóa nhờ đức tin khi chịu phép rửa tội, họ đã được tháp nhập vào Chúa Ki-tô và vì thế có quyền mang danh Ki-tô hữu và xứng đáng được con cái của Giáo Hội Công Giáo nhìn nhận là anh chị em trong Chúa (Unitatis Redintegratio #3).
Công Đồng mong chúng ta vững tin vào Chúa và Giáo Hội, biết nhìn nhận lỗi mình, không cần vạch lỗi anh chị em khác, và kính trọng quý mến anh chị em các Giáo Hội khác như anh chị em trong Chúa, vì chỉ có một Chúa, một đức tin, một phép rửa, một Thiên Chúa là Cha (Ê-phê-xô 4: 5).
Thật là một cách nhìn tích cực!
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa là Đấng quy tụ những gì phân tán và bảo tồn những gì đã quy tụ: xin đoái nhìn đến đoàn chiên của Con Chúa, để đức tin nguyên tuyền và dây liên lạc đức ái nối kết những kẻ mà phép Rửa Tội duy nhất đã thánh hóa (Lời Cầu Chung Thứ Sáu Tuần Thánh).
- Cầu nguyện
- Quyết tâm
- Dấn thân
Một số bạn trẻ ngỡ ngàng khi nghe đến ba âm này. Họ lạ lắm. Họ đoán tìm xem chúng có nghĩa gì.
Phúc thay, phúc thay! Bạn trẻ ngày nay không còn hiểu được cái ý nghĩa quân Giu-dêu. Giáo Hội Công Giáo đã bỏ cách gọi anh chị em Do Thái là quân Giu-dêu lâu rồi. Giáo Hội cũng không còn cầu nguyện cho quân giết Chúa trong các Lời Cầu Chung của ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, nhưng thay bằng Xin Chúa từ bi nhậm lời Hội Thánh Chúa cầu nguyện để dân tộc Chúa tuyển chọn trước tiên, xứng đáng đạt tới ơn cứu chuộc hoàn toàn đầy đủ. ĐTC Gio-an Phao-lô II gọi anh chị em Do Thái là trưởng nữ của Giao Ước.
Giáo Hội cũng không còn gọi anh chị em Tin Lành là bè rối, hay quân lạc đạo. Giáo Hội không còn cấm chúng ta đọc Kinh Thánh hay sách đạo do anh chị em Tin Lành xuất bản. Công Đồng Vatican II đã dùng cả từ ngữ Giáo Hội để chỉ cộng đoàn các anh chị em Tin Lành: Dù chúng ta tin anh chị em ấy còn thiếu sót, nhưng chính các Giáo Hội và các cộng đoàn tách riêng ấy vẫn không phải là vô nghĩa và vô giá trị trong mầu nhiệm cứu rỗi. Thật vậy, Thánh Thần của Chúa Ki-tô không khước từ sử dụng họ như những phương tiện cứu rỗi mà năng lực phát xuất từ chính sự sung mãn của ơn thánh và chân lý đã được ủy thác cho Giáo Hội Công Giáo (Sắc Lệnh Unitatis Redintegratio #3).
Trong tuần lễ Hiệp Nhất (từ ngày 18 đến 25 tháng 1 mỗi năm), chúng ta, với lòng biết ơn Thiên Chúa, và vững tin vào sứ mạng Chúa Ki-tô ủy thác cho mình, cần theo gương Giáo Hội nhiệt thành chia sẻ Tin Mừng với mọi người, đặc biệt với anh chị em Ki-tô hữu thuộc các Giáo Hội khác, với lòng quý mến, ngưỡng phục những gì tốt đẹp nơi anh chị em ấy.
Khi đến cùng họ, lắm khi chúng ta nghe anh chị em ấy chỉ trích Giáo Hội Công Giáo, các Đức Thánh Cha,... đôi khi quá nặng lời. Chúng ta phải gương cổ lên cãi lại ư? Đem hết tài biện bạch ra bênh vực Giáo Hội ư? Hay tìm cách vạch trần những lỗi lầm, những khiếm khuyết của Giáo Hội họ để trả đũa ư?
Công Đồng Vatican II phản ứng khác hẳn:. ..đôi khi cũng tại lỗi những người ở cả hai bên. Vậy ngày nay những người sinh trưởng trong các cộng đoàn ấy (anh chị em thuộc các Giáo Hội khác) và thấm nhuần đức tin nơi Chúa Ki-tô không thể bị kết tội chia rẽ và Giáo Hội Công Giáo kính trọng, yêu thương họ như anh chị em. .. Một khi đã được công chính hóa nhờ đức tin khi chịu phép rửa tội, họ đã được tháp nhập vào Chúa Ki-tô và vì thế có quyền mang danh Ki-tô hữu và xứng đáng được con cái của Giáo Hội Công Giáo nhìn nhận là anh chị em trong Chúa (Unitatis Redintegratio #3).
Công Đồng mong chúng ta vững tin vào Chúa và Giáo Hội, biết nhìn nhận lỗi mình, không cần vạch lỗi anh chị em khác, và kính trọng quý mến anh chị em các Giáo Hội khác như anh chị em trong Chúa, vì chỉ có một Chúa, một đức tin, một phép rửa, một Thiên Chúa là Cha (Ê-phê-xô 4: 5).
Thật là một cách nhìn tích cực!
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa là Đấng quy tụ những gì phân tán và bảo tồn những gì đã quy tụ: xin đoái nhìn đến đoàn chiên của Con Chúa, để đức tin nguyên tuyền và dây liên lạc đức ái nối kết những kẻ mà phép Rửa Tội duy nhất đã thánh hóa (Lời Cầu Chung Thứ Sáu Tuần Thánh).
- Cầu nguyện
- Quyết tâm
- Dấn thân