VẤN ĐỀ QUYÊN GÓP XÂY NHÀ THỜ TẠI VIỆT NAM
Việc quyên góp tiền bạc để xây dựng nhà thờ ở Việt Nam đã trở thành không còn xa lạ đối với người Công giáo Việt Nam ở hai ngoại.
Việc quyên góp thường được thực hiện trong những dịp các chủ chăn gặp gỡ giáo dân trong những dịp xuất ngoại. Việc này cũng được thực hiện thông qua những lá thư của các linh mục chinh xứ được đăng tải trên báo chí hay các web sites Công giáo cũng như không Công giáo. Cũng có khi giáo dân ở hải ngoại trực tiếp nhận được những lá thư từ các giáo xứ ở Việt Nam gửi qua đường bưu điện hay do giáo dân trong cùng cộng đoàn đem qua khi về thăm quê hương.
Việc xây dựng nhà Chúa không chỉ là mối bận tâm của các chủ chăn nhưng cũng là quan tâm của phần đông giáo dân ở trong nước cũng như ở hải ngoại. Vì vậy đa số giáo dân đều hưởng ứng mỗi khi có sự kêu gọi đóng góp tiền bạc để sửa chữa hay xây dựng nhà thờ. Đặc biệt đối với những giáo dân ở hải ngoại nay đã có cuộc sống ổn định nên sự hưởng ứng càng tích cực hơn.
Hẳn chưa ai quên sau năm 1954 khi chế độ cộng sản kiểm soát miền Bắc rồi đến năm 1975 sau khi chiếm được miền Nam và đặt ách thống trị trên toàn cõi đất nước, chế độ cộng sản đã kiểm soát chặt chẽ mọi sinh hoạt tôn giáo kể cả việc kiến thiết các cơ sở vật chất. Việc tu sửa nhà thờ rất khó khăn cho dù đã hư hỏng vì bị tàn phá bởi thời tiết hay đã xuống cấp vì thời gian xây cất đã quá lâu. Việc nới rộng nhà thờ cho phù hợp với số lượng giáo dân mỗi ngày một đông hơn cũng bị ngăn cấm.
Tôi còn nhớ trong một dịp đến dự thánh lễ tại một nhà thờ ở khu Trương Minh Giảng, Sài gòn tôi đã nghe linh mục chính xứ nói là "các ông bà già đi lễ nhiều quá, thánh lễ nào cũng có mặt". Cha bảo các ông bà già chỉ đi một lễ thôi. Đi nhiều lễ choán hết chỗ trong nhà thờ. Mới nghe cha xứ nói tôi hơi ngạc nhiên nhưng khi hiểu được ý của ngài tôi mới thấy ngài không vô lý tí nào.
Ngôi nhà thờ này tuy không nhỏ lắm nhưng vì số giáo dân quá đông nên đã trở thành chật hẹp. Mỗi chủ nhật đều có 3 lễ mà vẫn không đủ chỗ ngồi cho giáo dân đến dự lễ. Lý do là vì số người già trong giáo xứ không ít và hầu như lễ nào cũng có mặt đã chiếm một số ghế đáng kể trong nhà thờ. Điều này đã tạo cơ hội cho những bậc nam nhi đạo gốc.. . cây hay là đạo.. . vòng vòng bên ngoài nhà thờ tha hồ tụm năm tụm ba để hút thuốc nói chuyện vì bên trong nhà thờ không còn chỗ cho họ.
Điều xẩy ra ở giáo xứ này cũng xẩy ra ở nhiều giáo xứ khác trong suốt thời gian chế độ cộng sản ngăn cấm việc sửa chữa hay xây dựng nhà thờ. Mãi cho đến những năm gần đây do áp lực từ khắp mọi nơi, chế độ cộng sản mới thay đổi thái độ và tỏ ra cởi mở hơn về vấn đè này. Như đang hạn hán gặp mưa rào, người nông dân không thể nào chần chờ mà không bắt tay ngay vào việc canh tác. Các giáo phận, giáo xứ đãnghĩ ngay đến việc trùng tu, nới rộng hoặc xây lại nhà thờ để đáp ứng với con số giáo dân đã gia tăng nhiều. Công việc này cần phải làm ngay và làm càng nhanh càng tốt là vì luật pháp dưới chế độ cộng sản khi thế này khi thế khác, chẳng có gì là bền vững. Hôm nay họ cho phép ngày mai họ cấm đoán ai mà biết được. Trong công việc trùng tu hoặc xây dựng nhà thờ, sự hỗ trợ tiền bạc từ giáo dân ở hải ngoại là một phần rất quan trọng.
Thế nhưng gần đây có những ý kiến chống lại việc quyên góp tiền bạc trong cộng đồng Công giáo ở hải ngoại và kêu gọi không gửi tiền về Việt Nam để giúp vào việc xây dựng nhà thờ ở trong nước. Người ta cho rằng cần phải chấm dứt gửi tiền về Việt Nam thì chế độ cộng sản mới mau sụp đổ. Tôi không dám lạm bàn về việc chế độ cộng sản có mau chóng sụp đổ do việc ngưng gửi tiền về Việt Nam hay không. Tôi chỉ thấy làm như vậy sẽ thiệt hại cho những giáo xứ quá nghèo ở quê nhà đang cần hải ngoại trợ giúp tiền bạc để sửa chữa hoặc xây dựng nhà thờ. Lời kêu gọi này làm tôi nhớ đến một câu chuyện ngụ ngôn đã đọc qua.
Chuyện kể rằng ở trong triều đình có hai ông quan nổi tiếng về lòng vị kỷ và tính tỵ hiềm. Hai ông quan này được nhà vua rất mực tín cẩn nhưng hai ông lại đối chọi nhau như mặt trăng với mặt trời.
Một hôm nhà vua cho gọi hai ông vào triều đình để ban thưởng vì cả hai đều có nhiều công trạng. Nhà vua hứa sẽ ban cho họ bất cứ điều gì họ xin và nhà vua cũng nói cho họ biết cách ban thưởng của mình. Chỉ cần một người xin thôi còn người kia không cần xin và sẽ được cho gấp đôi những gì mà người thứ nhất đã được.
Nghe vậy hai người cứ dừa cho nhau không ai muốn xin trước. Cuối cùng nhà vua đã chỉ định một trong hai người phải lên tiếng trước. Người được chỉ định suy nghĩ một lát rồi mặt mày tươi tỉnh hẳn lên vì ông ta đã nghĩ ra được điều phải xin. Ông ta lên tiếng “Tâu bệ ha, thần xin được chặt đứt một cánh tay”.
Tôi không biết có khôn ngoan hay không khi chịu mất một cánh tay chỉ vì nuốn đối thủ bị mất luôn hai cánh tay? Trở lại vấn đề đóng góp xây dựng nhà thờ. Những ai quan tâm đến tình hình Giáo hội ở quê nhà đều biết hiện nay ngày càng có nhiều linh mục được truyền chức. Do vậy các giáo phận đều nghĩ đến việc gửi linh mục đến tận các vùng sâu, vùng xa hay vùng kinh tế mới nơi mà lâu nay vắng bóng linh mục. Những nơi này hầu hết đều chưa có nhà thờ hay có rồi thì cũng cần tu bổ mới có thể sử dụng được.
Trong thời gian qua, bản thân tôi đã nhận được nhiều lá thư xin giúp đỡ từ các giáo xứ rải rác từ Quảng Bình cho đến tận vùng Cà Mâu. Qua những lá thư đó tôi được biết nhà thờ ở rất nhiều giáo xứ chỉ là một mái tranh hay bằng vải bạt. Điển hình là tại giáo xứ Rạch Kiến ở ấp Bưng Công, xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương và giáo xứ Kitô Vua ở ấp 3, xã Thừa Đức, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai mà kèm theo thư có hình chụp ngôi nhà thờ.
Trong một dịp trao đổi với một linh mục ở địa phận Vinh ngài kể với tôi ngài được chỉ định về trông coi một giáo xứ có 3,500 giáo dân sau 54 năm giáo xứ này không có linh mục. Vì sau một thời gian quá lâu không có linh mục nên giáo xứ hoang tàn cả về vật chất lẫn tinh thần. Ngài tâm sự thêm rằng ngày về nhận giáo xứ ngài phải ở nhờ nhà giáo dân. Không có nhà xứ, không giường chiếu, chăn màn. Ở đây tất cả đều phải làm lại từ đầu
Mới đây tôi cũng có dịp nói chuyện điện thoại với một linh mục thuộc địa phận Xuân Lộc. Cha cho biết hiện được Đức giám mục địa phận chỉ định coi sóc hai giáo xứ ở vùng kinh tế mới. Giáo dân ở đây ngày ngày tụ họp dâng lễ dưới những mái nhà được tạm dùng làm nhà thờ. Giáo dân ở đây chỉ mong có được một ngôi nhà nguyện để khi đến làm việc thờ phượng Chúa họ có thể tránh được cái nóng nực khủng khiếp về mùa nóng và cảm thấy được an toàn trong mùa giông bão.
Tôi có được nghe và đọc trên internet một số ý kiến cho rằng việc xây dựng nhà thờ ở Việt Nam hiện có nhiều điều không được hợp lý. Chẳng hạn như có nơi cho đập nhà thờ cũ để xây nhà thờ mới cho đẹp hơn chứ không thực sự vì nhu cầu đòi hỏi. Hoặc có những nơi cho xây những ngôi nhà thờ quá tốn kém thay vì xây những nhà thờ ít tốn kém hơn hầu có thể giúp xây thêm nhà thờ ở những nơi khác đang rất cần. Những điều không hợp lý này cần được điều chỉnh nhưng việc đóng góp giúp xây dựng nhà thờ vẫn là điều nên làm.
Rất nhiều giáo xứ ở quê nhà đang cần một ngôi nhà thờ. Không phải một ngôi nhà thờ đồ sộ, nguy nga mà chỉ cần một ngôi nhà thờ tàm tạm để giáo dân có nơi lui tới đọc kinh, dâng lễ. Xin nghĩ đến tình cảnh của những nơi này. Xin tiếp tay với các linh mục quản xứ cũng như giáo dân ở những nơi này.
Việc quyên góp tiền bạc để xây dựng nhà thờ ở Việt Nam đã trở thành không còn xa lạ đối với người Công giáo Việt Nam ở hai ngoại.
Việc quyên góp thường được thực hiện trong những dịp các chủ chăn gặp gỡ giáo dân trong những dịp xuất ngoại. Việc này cũng được thực hiện thông qua những lá thư của các linh mục chinh xứ được đăng tải trên báo chí hay các web sites Công giáo cũng như không Công giáo. Cũng có khi giáo dân ở hải ngoại trực tiếp nhận được những lá thư từ các giáo xứ ở Việt Nam gửi qua đường bưu điện hay do giáo dân trong cùng cộng đoàn đem qua khi về thăm quê hương.
Việc xây dựng nhà Chúa không chỉ là mối bận tâm của các chủ chăn nhưng cũng là quan tâm của phần đông giáo dân ở trong nước cũng như ở hải ngoại. Vì vậy đa số giáo dân đều hưởng ứng mỗi khi có sự kêu gọi đóng góp tiền bạc để sửa chữa hay xây dựng nhà thờ. Đặc biệt đối với những giáo dân ở hải ngoại nay đã có cuộc sống ổn định nên sự hưởng ứng càng tích cực hơn.
Hẳn chưa ai quên sau năm 1954 khi chế độ cộng sản kiểm soát miền Bắc rồi đến năm 1975 sau khi chiếm được miền Nam và đặt ách thống trị trên toàn cõi đất nước, chế độ cộng sản đã kiểm soát chặt chẽ mọi sinh hoạt tôn giáo kể cả việc kiến thiết các cơ sở vật chất. Việc tu sửa nhà thờ rất khó khăn cho dù đã hư hỏng vì bị tàn phá bởi thời tiết hay đã xuống cấp vì thời gian xây cất đã quá lâu. Việc nới rộng nhà thờ cho phù hợp với số lượng giáo dân mỗi ngày một đông hơn cũng bị ngăn cấm.
Tôi còn nhớ trong một dịp đến dự thánh lễ tại một nhà thờ ở khu Trương Minh Giảng, Sài gòn tôi đã nghe linh mục chính xứ nói là "các ông bà già đi lễ nhiều quá, thánh lễ nào cũng có mặt". Cha bảo các ông bà già chỉ đi một lễ thôi. Đi nhiều lễ choán hết chỗ trong nhà thờ. Mới nghe cha xứ nói tôi hơi ngạc nhiên nhưng khi hiểu được ý của ngài tôi mới thấy ngài không vô lý tí nào.
Ngôi nhà thờ này tuy không nhỏ lắm nhưng vì số giáo dân quá đông nên đã trở thành chật hẹp. Mỗi chủ nhật đều có 3 lễ mà vẫn không đủ chỗ ngồi cho giáo dân đến dự lễ. Lý do là vì số người già trong giáo xứ không ít và hầu như lễ nào cũng có mặt đã chiếm một số ghế đáng kể trong nhà thờ. Điều này đã tạo cơ hội cho những bậc nam nhi đạo gốc.. . cây hay là đạo.. . vòng vòng bên ngoài nhà thờ tha hồ tụm năm tụm ba để hút thuốc nói chuyện vì bên trong nhà thờ không còn chỗ cho họ.
Điều xẩy ra ở giáo xứ này cũng xẩy ra ở nhiều giáo xứ khác trong suốt thời gian chế độ cộng sản ngăn cấm việc sửa chữa hay xây dựng nhà thờ. Mãi cho đến những năm gần đây do áp lực từ khắp mọi nơi, chế độ cộng sản mới thay đổi thái độ và tỏ ra cởi mở hơn về vấn đè này. Như đang hạn hán gặp mưa rào, người nông dân không thể nào chần chờ mà không bắt tay ngay vào việc canh tác. Các giáo phận, giáo xứ đãnghĩ ngay đến việc trùng tu, nới rộng hoặc xây lại nhà thờ để đáp ứng với con số giáo dân đã gia tăng nhiều. Công việc này cần phải làm ngay và làm càng nhanh càng tốt là vì luật pháp dưới chế độ cộng sản khi thế này khi thế khác, chẳng có gì là bền vững. Hôm nay họ cho phép ngày mai họ cấm đoán ai mà biết được. Trong công việc trùng tu hoặc xây dựng nhà thờ, sự hỗ trợ tiền bạc từ giáo dân ở hải ngoại là một phần rất quan trọng.
Thế nhưng gần đây có những ý kiến chống lại việc quyên góp tiền bạc trong cộng đồng Công giáo ở hải ngoại và kêu gọi không gửi tiền về Việt Nam để giúp vào việc xây dựng nhà thờ ở trong nước. Người ta cho rằng cần phải chấm dứt gửi tiền về Việt Nam thì chế độ cộng sản mới mau sụp đổ. Tôi không dám lạm bàn về việc chế độ cộng sản có mau chóng sụp đổ do việc ngưng gửi tiền về Việt Nam hay không. Tôi chỉ thấy làm như vậy sẽ thiệt hại cho những giáo xứ quá nghèo ở quê nhà đang cần hải ngoại trợ giúp tiền bạc để sửa chữa hoặc xây dựng nhà thờ. Lời kêu gọi này làm tôi nhớ đến một câu chuyện ngụ ngôn đã đọc qua.
Chuyện kể rằng ở trong triều đình có hai ông quan nổi tiếng về lòng vị kỷ và tính tỵ hiềm. Hai ông quan này được nhà vua rất mực tín cẩn nhưng hai ông lại đối chọi nhau như mặt trăng với mặt trời.
Một hôm nhà vua cho gọi hai ông vào triều đình để ban thưởng vì cả hai đều có nhiều công trạng. Nhà vua hứa sẽ ban cho họ bất cứ điều gì họ xin và nhà vua cũng nói cho họ biết cách ban thưởng của mình. Chỉ cần một người xin thôi còn người kia không cần xin và sẽ được cho gấp đôi những gì mà người thứ nhất đã được.
Nghe vậy hai người cứ dừa cho nhau không ai muốn xin trước. Cuối cùng nhà vua đã chỉ định một trong hai người phải lên tiếng trước. Người được chỉ định suy nghĩ một lát rồi mặt mày tươi tỉnh hẳn lên vì ông ta đã nghĩ ra được điều phải xin. Ông ta lên tiếng “Tâu bệ ha, thần xin được chặt đứt một cánh tay”.
Tôi không biết có khôn ngoan hay không khi chịu mất một cánh tay chỉ vì nuốn đối thủ bị mất luôn hai cánh tay? Trở lại vấn đề đóng góp xây dựng nhà thờ. Những ai quan tâm đến tình hình Giáo hội ở quê nhà đều biết hiện nay ngày càng có nhiều linh mục được truyền chức. Do vậy các giáo phận đều nghĩ đến việc gửi linh mục đến tận các vùng sâu, vùng xa hay vùng kinh tế mới nơi mà lâu nay vắng bóng linh mục. Những nơi này hầu hết đều chưa có nhà thờ hay có rồi thì cũng cần tu bổ mới có thể sử dụng được.
Nhà thờ bằng lá tại Rạch Kiền |
Trong một dịp trao đổi với một linh mục ở địa phận Vinh ngài kể với tôi ngài được chỉ định về trông coi một giáo xứ có 3,500 giáo dân sau 54 năm giáo xứ này không có linh mục. Vì sau một thời gian quá lâu không có linh mục nên giáo xứ hoang tàn cả về vật chất lẫn tinh thần. Ngài tâm sự thêm rằng ngày về nhận giáo xứ ngài phải ở nhờ nhà giáo dân. Không có nhà xứ, không giường chiếu, chăn màn. Ở đây tất cả đều phải làm lại từ đầu
Mới đây tôi cũng có dịp nói chuyện điện thoại với một linh mục thuộc địa phận Xuân Lộc. Cha cho biết hiện được Đức giám mục địa phận chỉ định coi sóc hai giáo xứ ở vùng kinh tế mới. Giáo dân ở đây ngày ngày tụ họp dâng lễ dưới những mái nhà được tạm dùng làm nhà thờ. Giáo dân ở đây chỉ mong có được một ngôi nhà nguyện để khi đến làm việc thờ phượng Chúa họ có thể tránh được cái nóng nực khủng khiếp về mùa nóng và cảm thấy được an toàn trong mùa giông bão.
Nhà thờ giáo xứ Kitô Vua ở Thừa Đức, Đồng Nai |
Rất nhiều giáo xứ ở quê nhà đang cần một ngôi nhà thờ. Không phải một ngôi nhà thờ đồ sộ, nguy nga mà chỉ cần một ngôi nhà thờ tàm tạm để giáo dân có nơi lui tới đọc kinh, dâng lễ. Xin nghĩ đến tình cảnh của những nơi này. Xin tiếp tay với các linh mục quản xứ cũng như giáo dân ở những nơi này.