Chúa Nhật II Mùa Vọng
Hối Cải
Thánh Gio-an tiền hô rao giảng trong hoang địa, kêu gọi sự hối cải vì Chúa đã đến gần.
Trong bài đọc thứ nhất, tiên tri I-sai đã vẽ ra cảnh tượng hòa bình, khiến chúng ta cảm thấy thích thú: chó sói sống chung với chiên, bê ở với sư tử, trẻ còn măng sữa chơi chung với các thú dữ…Thế nhưng ở bài Phúc âm, Gio-an đã lên tiếng cảnh cáo nặng nề những người biệt phái: “Ai đã chỉ cho các anh cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy? Các anh hãy sinh hoa quả để chứng tỏ lòng sám hối” (Mt 3: 7-8). Như vậy Gio-an muốn kêu gọi Biệt phái hối cải, bởi có kẻ trong bọn họ, khi đến xin Gio-an làm phép rửa chỉ cốt tìm kiếm sự ủng hộ của quần chúng, vì lúc đó Gio-an là người đầy uy tín trước mặt toàn dân.
Chúng ta cần thẩm định tầm mức quan trọng của sứ điệp “hối cải”. Sứ điệp này hoàn toàn khác với những quảng cáo chúng ta nhìn thấy trên các kênh truyền hình mùa Giáng sinh. Có nhiều người trong chúng ta luôn có khuynh hướng mừng Giáng sinh bằng cách ‘ăn lễ’ cho lớn, nhưng không thích sống ý nghĩa mùa vọng, cũng như thích Phục sinh nhưng không thích sống mùa chay. Quan niệm ấy không phù hợp với việc đón nhận mầu nhiệm Giáng sinh. Như vậy cốt lõi của vấn đề chúng ta bàn ở đây là: làm thế nào để canh tân đổi mới nếp sống.
Chúng ta sẽ thay đổi bằng cách đi xưng tội và cố gắng tránh xa tội lỗi, quay về với Thiên Chúa. Hãy bỏ tính kiêu ngạo để hòa giải với tha nhân như thánh Phao-lô căn dặn trong bài đọc 2: “Anh em hãy đón nhận nhau như Chúa Ki-tô đã đón nhận anh em, để làm rạng danh Thiên Chúa!” (Rm 15:7)
Sống tinh thần hối cải là thay cũ đổi mới nếp sống, hầu đón nhận mầu nhiệm Nhập thể Cứu độ của Con Thiên Chúa.
Hối Cải
Thánh Gio-an tiền hô rao giảng trong hoang địa, kêu gọi sự hối cải vì Chúa đã đến gần.
Trong bài đọc thứ nhất, tiên tri I-sai đã vẽ ra cảnh tượng hòa bình, khiến chúng ta cảm thấy thích thú: chó sói sống chung với chiên, bê ở với sư tử, trẻ còn măng sữa chơi chung với các thú dữ…Thế nhưng ở bài Phúc âm, Gio-an đã lên tiếng cảnh cáo nặng nề những người biệt phái: “Ai đã chỉ cho các anh cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy? Các anh hãy sinh hoa quả để chứng tỏ lòng sám hối” (Mt 3: 7-8). Như vậy Gio-an muốn kêu gọi Biệt phái hối cải, bởi có kẻ trong bọn họ, khi đến xin Gio-an làm phép rửa chỉ cốt tìm kiếm sự ủng hộ của quần chúng, vì lúc đó Gio-an là người đầy uy tín trước mặt toàn dân.
Chúng ta cần thẩm định tầm mức quan trọng của sứ điệp “hối cải”. Sứ điệp này hoàn toàn khác với những quảng cáo chúng ta nhìn thấy trên các kênh truyền hình mùa Giáng sinh. Có nhiều người trong chúng ta luôn có khuynh hướng mừng Giáng sinh bằng cách ‘ăn lễ’ cho lớn, nhưng không thích sống ý nghĩa mùa vọng, cũng như thích Phục sinh nhưng không thích sống mùa chay. Quan niệm ấy không phù hợp với việc đón nhận mầu nhiệm Giáng sinh. Như vậy cốt lõi của vấn đề chúng ta bàn ở đây là: làm thế nào để canh tân đổi mới nếp sống.
Chúng ta sẽ thay đổi bằng cách đi xưng tội và cố gắng tránh xa tội lỗi, quay về với Thiên Chúa. Hãy bỏ tính kiêu ngạo để hòa giải với tha nhân như thánh Phao-lô căn dặn trong bài đọc 2: “Anh em hãy đón nhận nhau như Chúa Ki-tô đã đón nhận anh em, để làm rạng danh Thiên Chúa!” (Rm 15:7)
Sống tinh thần hối cải là thay cũ đổi mới nếp sống, hầu đón nhận mầu nhiệm Nhập thể Cứu độ của Con Thiên Chúa.