ĐTC Benedictô XVI nói với các Bạn Trẻ Đêm Canh Thức 19/7 YWD 2008
Các bạn trẻ thân mến,
Đêm nay một lần nữa chúng ta lại được nghe lời hứa long trọng của Đức Kitô – “các con sẽ lãnh nhận sức mạnh của Chúa Thánh Thần khi Ngài ngự xuống trên các con, và các con sẽ là chứng nhân của Thầy”. Và chúng ta cũng đã nghe lời mời gọi của Ngài – “hãy làm chứng nhân của Thầy cho đến tận cùng thế giới” (Cv 1:8). Đây là những lời sau cùng Đức Giêsu nói cùng các môn đệ trước khi Ngài về trời. Các Tông Đồ nghĩ gì khi nghe những lời đó, thì chúng ta chỉ có thể đoán chừng mà thôi. Nhưng chúng ta biết rõ lòng yêu mến sâu sắc các Tông Đồ dành cho Đức Giêsu, và lòng tin tưởng đối với lời Ngài, đã khiến họ tụ họp với nhau và chờ đợi; không phải chờ đợi một cách bâng quơ, mà là cùng hiệp nhất trong lời cầu nguyện, với sự hiện diện của Đức Maria và các người phụ nữ đạo đức trong Phòng Tiệc Ly (Cv 1:14). Đêm nay, chúng ta cũng làm giống như vậy. Tụ họp nơi đây trước Cây Thánh Giá và Ảnh Tượng Đức Mẹ đã chu du qua nhiều nơi, và dưới ánh sáng tuyệt diệu của Chòm Sao Nam Thập Tự, chúng ta cùng cầu nguyện. Đêm nay, Cha cầu cho các con và cho giới trẻ trên toàn thế giới. Hãy noi gương các Đấng Bảo Trợ Thiêng Liêng của Đại Hội! Hãy đón nhận Bảy Ơn Chúa Thánh Thần! Hãy ý thức và tin tưởng vào sức mạnh Thánh Linh trong đời sống các con!
Hôm qua chúng ta đã nói về sự thống nhất hài hòa của vũ trụ do Thiên Chúa sáng tạo, và vai trò của chúng ta trong vũ trụ đó. Chúng ta đã nhắc lại trong Bí Tích cao cả của Phép Rửa Tội, chúng ta – những người được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa – được tái sinh, được trở nên con cái Thiên Chúa, một tạo vật mới. Và như thế, trong tư cách là con cái của ánh sáng Đức Kitô – được tượng trưng bằng ngọn nến sáng trong tay các con – chúng ta là chứng nhân của ánh sáng mà không bóng tối nào có thể phủ lấp (Ga 1:5).
Đêm nay chúng ta đặt trọng tâm vào việc làm cách nào để trở thành chứng nhân. Chúng ta phải hiểu rõ về Đức Chúa Thánh Thần và sự hiện diện sống động của Ngài trong đời sống chúng ta. Đây không phải là một điều dễ hiểu. Quả vậy, những biểu tượng khác nhau mà Kinh Thánh dùng để chỉ Thánh Thần – gió, lửa, hơi thở - đã chứng tỏ rằng chúng ta đang vất vả để diễn tả rõ ràng sự hiểu biết của chúng ta về Ngài. Nhưng chúng ta biết chắc rằng chính Chúa Thánh Thần – Đấng mà qua sự thinh lặng và ẩn diện – đã hướng dẫn và định nghĩa cuộc sống chứng nhân cho Đức Kitô của chúng ta.
Các con cũng thừa biết rằng chứng tá Kitô Giáo được đem đến với một thế giới rất mong manh về nhiều phương diện. Sự thống nhất của vũ trụ bị suy yếu do những vết thương hằn sâu khi các mối quan hệ xã hội bị gãy đổ, hay khi tâm linh nhân loại bị đè bẹp bởi những sự lợi dụng và lạm dụng người khác. Thật vậy, xã hội thời nay bị chia cắt bởi một lối suy nghĩ vốn thiển cận, vì nó xem thường chiều sâu trọn vẹn của chân lý – chân lý về Thiên Chúa và về chính chúng ta. Tự bản chất, chủ nghĩa tương đối không nhận thức được toàn diện sự việc. Nó bác bỏ chính những nguyên lý làm cho chúng ta được sống và thăng hoa trong sự thống nhất, trật tự và hòa hợp.
Chúng ta phải đáp trả như thế nào, trong vai trò chứng nhân Đức Kitô, trước một thế giới bị chia cắt và chia rẽ? Làm sao chúng ta có thể trao tặng niềm hy vọng của hòa bình, hàn gắn, và hòa hợp đến những “chặng đàng” của sự xung đột, đau khổ, và giằng xé mà các con đã chọn để bước theo với Thánh Giá Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới này? Sự hiệp nhất và hòa giải không thể nào được thực hiện chỉ bằng những nỗ lực của chúng ta. Thiên Chúa đã tạo dựng chúng ta để cùng chung sống (St 2:24), và chỉ có nơi Thiên Chúa và Hội Thánh Người mà chúng ta tìm được sự hiệp nhất. Vậy mà, đứng trước những sự bất toàn và những nỗi thất bại – của các cá nhân lẫn các thể chế - chúng ta đôi khi bị cám dỗ xây dựng giả tạo một cộng đồng “hoàn hảo”. Cám dỗ này không mới mẻ gì. Lịch sử Giáo Hội có nhiều ví dụ của những toan tính bỏ qua hoặc tẩy xóa những yếu đuối hoặc thất bại của con người nhằm mục đích kiến tạo một sự hiệp nhất hoàn hảo, một trạng thái không tưởng.
Những toan tính kiến tạo sự hiệp nhất như vậy thật ra lại làm suy yếu nó! Tách rời Thánh Linh ra khỏi sự hiện diện của Đức Kitô trong cấu trúc Giáo Hội sẽ làm tổn hại đến sự hiệp nhất trong cộng đồng Kitô Giáo, mà chính là ân huệ của Chúa Thánh Thần! Điều đó sẽ đi ngược lại bản chất của Giáo Hội là đền thờ sống động của Chúa Thánh Thần (1 Cr 3:16). Thật vậy, chính Chúa Thánh Thần đã hướng dẫn Giáo Hội trong mọi sự thật, và đã kết liên Giáo Hội trong Phép Thánh Thể và qua các công tác mục vụ. (Lu Gn 4). Thật không may cái cám dỗ “tách rời” vẫn cứ dai dẳng. Một số người ngày nay đã miêu tả cộng đồng địa phương của họ là tách rời khỏi cái gọi là thể chế Giáo Hội, bằng cách cho rằng cộng đồng họ là linh hoạt và cởi mở cho Thánh Thần còn Giáo Hội thì cứng nhắc và thiếu vắng Thánh Thần.
Hiệp nhất là một điều quan trọng trong Giáo Hội (Giáo lý Công Giáo, 813); đó là một hồng ân mà chúng ta phải biết nhìn nhận và trân trọng. Đêm nay, chúng ta hãy cầu cho lòng quyết tâm vun xới sự hiệp nhất: hãy góp phần vào việc đó! hãy cưỡng lại những cám dỗ đi ngược lại! Bởi vì chính sự toàn diện, sự bao quát của đức tin chúng ta – vững chắc nhưng cởi mở, kiên định nhưng biến đổi, đúng đắn nhưng luôn luôn tự hoàn thiện qua các kinh nghiệm – mà chúng ta có thể trao tặng thế giới. Các bạn trẻ thân mến, không phải vì đức tin của các con mà những bạn bè đang gặp khó khăn hay đang tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời đã tìm đến các con hay sao? Hãy cẩn thận! Hãy lắng nghe! Qua sự bất hòa và chia rẽ của thế giới, các con có nghe thấy một cung giọng đồng điệu của nhân loại hay không? Từ một em bé đáng thương trong trại tị nạn ở Darfur, hay một thiếu niên đang thời kỳ nổi loạn, hoặc một bậc cha mẹ đầy âu lo ở bất cứ nơi nào, hay có thể là từ trong đáy tim của chính các con ngay trong lúc này, đã xuất hiện cũng một khao khát chung của nhân loại, là được thừa nhận bởi một tập thể, được thuộc về một tập thể, được hiệp nhất trong một tập thể. Ai có thể thỏa đáp được nỗi khát khao thiết yếu của nhân loại là được kết hợp nên một, được hòa mình vào cộng đồng, được thăng hoa phát triển, được dẫn dắt đến nguồn chân lý? Chính là Chúa Thánh Thần! Đó là vai trò của Chúa Thánh Thần: hoàn thành trọn vẹn công cuộc cứu thế của Đức Kitô. Được thêm sức bởi Bảy Ơn Thánh Thần, các con sẽ có nghị lực để vượt qua những điều vụn vặt, phù du, những điều không tưởng rỗng tuếch, để đem lại sự kiên định và chắc chắn của một chứng nhân Đức Kitô!
Các con thân mến, khi đọc kinh Tin Kính chúng ta tuyên bố rằng: “Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống”. “Thánh Linh Sáng Tạo” là quyền năng của Thiên Chúa ban phát sự sống cho mọi loài mọi vật, và là nguồn sự sống mới và sung mãn trong Đức Kitô. Chúa Thánh Thần gìn giữ Giáo Hội trong sự kết hợp với Thiên Chúa và sự trung thành với tính Tông Truyền. Ngài đã linh hứng cho các Thánh Sử viết các bản Kinh Thánh và Ngài hướng dẫn đoàn dân Chúa đến sự thật toàn vẹn (Ga 16:13). Với những cách thức này Chúa Thánh Thần là “Đấng ban sự sống”, dẫn đưa chúng ta đến với chính trái tim Thiên Chúa. Vì vậy, chúng ta càng phó thác cho sự dẫn dắt của Chúa Thánh Thần bao nhiêu, thì chúng ta càng trở nên hoàn hảo bấy nhiêu đối với Đức Kitô, và chúng ta càng được hòa mình sâu sắc hơn vào đời sống của Ba Ngôi Thiên Chúa.
Việc thông phần vào thiên tính của Thiên Chúa (2 Pt 1:4) diễn ra từng giây phút trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta mà Ngài luôn luôn hiện diện (Br 3:38). Tuy nhiên, có những lúc chúng ta có thể bị cám dỗ đi tìm một sự hoàn thiện nào đó không phải từ Thiên Chúa. Chính Đức Giêsu hỏi 12 Tông Đồ rằng: “các con không muốn bỏ đi sao?” Sự rời bỏ như vậy có thể đã đem đến ảo tưởng tự do. Nhưng thật ra nó dẫn đến đâu? Chúng ta phải chạy đến với ai? Tận trong thâm tâm chúng ta biết rằng chính Thiên Chúa là Đấng “có lời ban sự sống đời đời” (Ga 6:67-68). Ngoảnh mặt với Ngài chỉ là một cố gắng vô ích để trốn chạy chính bản thân chúng ta (Thánh Augustinô, Những Lời Tự Thú VIII, 7). Thiên Chúa ở cùng chúng ta trong thực tế của cuộc sống, chứ không phải trong sự tưởng tượng! Chúng ta tìm kiếm sự nắm bắt, chứ không phải trốn chạy! Vì vậy Chúa Thánh Thần nhẹ nhàng nhưng cương quyết lèo lái chúng ta trở về với những gì là thực tế, lâu bền, và chân thật. Chính Chúa Thánh Thần là Đấng dẫn dắt chúng ta trở lại với cộng đồng của Ba Ngôi Thiên Chúa.
Chúa Thánh Thần trong một khía cạnh nào đó là ngôi vị hay bị bỏ quên trong Ba Ngôi. Một sự hiểu biết rõ ràng về Thánh Linh hầu như có vẻ vượt khỏi tầm tay chúng ta. Khi Cha còn là một cậu bé con, cha mẹ của Cha, cũng tương tự như cha mẹ các con, đã dạy Cha làm dấu Thánh Giá. Và rồi chẳng bao lâu Cha hiểu được là có một Thiên Chúa trong ba Ngôi Vị, và Ba Ngôi là tâm điểm của đức tin và cuộc sống Kitô Giáo của chúng ta. Sau này lớn lên Cha hiểu thêm đôi chút về Thiên Chúa Ngôi Cha và Ngôi Con – như cái tên đã diễn tả rõ ràng – tuy nhiên sự thông hiểu của Cha về Ngôi Thứ Ba trong Ba Ngôi vẫn không được trọn vẹn. Vậy là trong vai trò một linh mục trẻ tuổi giảng dạy môn thần học, Cha quyết định nghiên cứu những chứng nhân nổi bật của Chúa Thánh Thần trong lịch sử Giáo Hội. Trong cuộc hành trình này Cha bỗng thấy một trong những tác giả mình đang đọc lại chính là Thánh Augustinô thông thái.
Sự hiểu biết của Thánh Augustinô về Chúa Thánh Thần đã được tiến triển một cách dần dần; đó là cả một tiến trình vất vả. Khi còn trẻ thánh nhân đã từng theo chủ nghĩa Manichaeism – một trong những nỗ lực mà Cha đã nói đến lúc nãy, để tạo ra một trạng thái vô tưởng bằng cách triệt để tách ly những gì thuộc tâm linh ra khỏi những điều thuộc xác thịt. Cho nên lúc đầu ngài nghi ngờ giáo lý của Giáo Hội là Thiên Chúa đã trở nên phàm nhân. Nhưng cảm nhận của ngài về tình thương yêu Thiên Chúa dành cho Giáo Hội đã khiến ngài nghiên cứu nguồn gốc Giáo Hội nơi sự sống của Ba Ngôi Thiên Chúa. Việc này dẫn ngài đến 3 điều thấu hiểu về Chúa Thánh Thần như là mối liên kết hiệp nhất trong thực thể Ba Ngôi: hiệp nhất như một cộng đồng, hiệp nhất trong một tình yêu vĩnh cửu, và hiệp nhất trong ân sủng. Ba điều này không chỉ là lý thuyết mà thôi, mà còn giải thích phương cách hoạt động của Chúa Thánh Thần. Trong một thế giới mà các cá nhân và các cộng đồng thường hay gặp cảnh thiếu sự hiệp nhất hay thiếu sự liên kết, những điều đó giúp chúng ta gìn giữ sự đồng điệu với Chúa Thánh Thần và nới rộng cũng như phân định phạm vi chứng nhân của chúng ta.
Vậy, với sự phù giúp của Thánh Augustinô, chúng ta hãy minh họa đôi nét về hoạt động của Chúa Thánh Thần. Thánh Augustinô ghi nhận rằng 2 chữ “Thánh” và “Linh” đang nói đến những gì thánh thiện về Thiên Chúa; nói cách khác những gì là đặc tính chung của Ngôi Cha và Ngôi Con – mối liên hệ giữa Ngôi Cha và Ngôi Con. Vì thế, nếu những đặc tính đặc thù của Thánh Linh cũng được chia sẻ bởi Ngôi Cha và Ngôi Con, thì thánh Augustinô kết luận rằng đặc tính đặc thù đó là tính hiệp nhất. Đó là một sự hiệp nhất trong một cộng đồng: sự hiệp nhất của những người trong mối quan hệ luôn trao ban, Ngôi Cha và Ngôi Con luôn trao ban chính mình cho nhau. Cha nghĩ chúng ta bắt đầu có một khái niệm lờ mờ về sự sáng tỏ của quan niệm về Chúa Thánh Thần như sự hiệp nhất, sự liên kết. Sự hiệp nhất đích thực không bao giờ có thể được thiết lập trên những mối quan hệ không công bằng tôn trọng phẩm giá lẫn nhau. Sự hiệp nhất cũng không phải đơn giản là sự gộp chung của những phe nhóm mà nhiều khi chúng ta là thành viên. Quả vậy, chỉ có trong đời sống cộng đồng thì sự hiệp nhất mới tồn tại và căn tính nhân loại mới được nên trọn vẹn: chúng ta nhìn nhận ai cũng cần đến Thiên Chúa, chúng ta đáp trả lại sự hiện diện hiệp nhất của Chúa Thánh Thần, và chúng ta trao ban chính mình cho nhau qua việc phục vụ lẫn nhau.
Điều thấu hiểu thứ 2 của Thánh Augustinô – Chúa Thánh Thần là nguồn yêu thương vĩnh cửu – đã được suy ra từ những nghiên cứu của ngài về Thư Thứ Nhất của Thánh Gioan. Thánh Gioan bảo chúng ta rằng “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4:16). Thánh Augustinô gợi lên rằng mặc dù những từ ngữ này đang nói đến nguyên cả thực thể Ba Ngôi Thiên Chúa, chúng cũng diễn tả một đặc tính riêng biệt của Chúa Thánh Thần. Suy niệm về tính vĩnh cửu của tình yêu – “những ai trung thành trong tình yêu thì ở trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở trong họ” (ibid.) – ngài đặt câu hỏi: chính bản thân tình yêu là vĩnh cửu, hay do Chúa Thánh Thần làm cho tình yêu trở thành vĩnh cửu? Và đây là kết luận mà ngài đạt được: “Chúa Thánh Thần khiến chúng ta được ở trong Thiên Chúa và Thiên Chúa trong chúng ta; tuy nhiên chính tác động của tình yêu đã đem đến kết quả đó. Và vì thế Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa của tình yêu!” (De Trinitate, 15.17.31). Đó là một sự diễn giải thật thông minh: Thiên Chúa chia sẻ chính Ngài bằng tình yêu trong Chúa Thánh Thần. Từ điều này chúng ta còn hiểu thêm được gì khác? Tình yêu là dấu chỉ sự hiện diện của Chúa Thánh Thần! Những quan điểm hay tư tưởng nào thiếu tình yêu – ngay cả khi chúng có vẻ rất tinh vi hay đầy vẻ kiến thức – không thể được xem là “do Chúa Thánh Thần”. Hơn nữa, tình yêu có một đặc điểm riêng: không những không hề nhân nhượng hay bất định, tình yêu có một vai trò hay mục đích để chu toàn: để trung thành. Tự bản chất tình yêu có tính lâu bền. Một lần nữa, các con thân mến, chúng ta lại thấy thêm một chút về những gì Chúa Thánh Thần đem lại cho thế giới: tình yêu xua tan những sự bấp bênh; tình yêu vượt qua nỗi lo sợ bị phản bội; tình yêu hàm chứa tính bất diệt; tình yêu đích thật lôi cuốn chúng ta vào sự hiệp nhất vĩnh cửu!
Điều thứ ba – Chúa Thánh Thần là một ân sủng – mà Thánh Augustinô đã nghiệm ra sau khi suy gẫm về một đoạn Thánh Kinh mà ai cũng biết và thích nghe: cuộc đối thoại giữa Đức Kitô với người phụ nữ Samaria bên giếng nước. Trong đoạn này Đức Giêsu tỏ mình là Đấng ban nguồn nước trường sinh (Ga 4:10) mà sau đó được giải thích là Chúa Thánh Thần (Ga 7:39; 1 Cr 12:13). Thánh Linh là “một ân sủng của Thiên Chúa” (Ga 4:10) – một mạch nước vọt lên từ chính thâm tâm (Ga 4:14), Đấng thật sự thỏa mãn những cơn khát dữ dội của chúng ta và dẫn đưa chúng ta đến với Thiên Chúa Cha. Từ nhận xét này, Thánh Augustinô kết luận rằng Thiên Chúa chia sẻ chính mình với chúng ta như một ân sủng – đó chính là Chúa Thánh Thần (De Trinitate, 15, 18, 32). Các con thân mến, một lần nữa chúng ta lại bắt gặp hình ảnh Ngôi Ba Thiên Chúa đang hoạt động: Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa đang vĩnh viễn trao ban chính mình Ngài; như một mạch nước không ngơi Ngài đổ tràn đầy chúng ta không gì khác hơn là chính mình Ngài. Hiểu được hồng ân vô tận này, chúng ta có thể thấy rõ sự hạn chế của tất cả những điều chóng lụi tàn, sự điên rồ của chủ nghĩa tiêu thụ tham lam vô độ. Chúng ta bắt đầu hiểu tại sao cuộc tìm kiếm những gì mới lạ không làm cho chúng ta thỏa mãn và vẫn còn thèm khát. Không phải là chúng ta đang đi tìm một hồng ân vĩnh cửu hay sao? Nguồn nước không bao giờ cạn? Cùng với người phụ nữ Samaria, chúng ta hãy thưa rằng: xin cho con thứ nước đó để con không còn khát nữa! (Ga 4:15).
Các bạn trẻ thân mến, chúng ta đã thấy rằng chính Chúa Thánh Thần đã kết hợp thành một cộng đồng những người tin vào Đức Giêsu Kitô. Đúng với bản chất của Ngài là Đấng ban sự sống và là ân sủng, Ngài đang trong chính giây phút này hoạt động trong các con. Các con hãy tìm nguồn linh hứng từ những điều sáng suốt của Thánh Augustinô: hãy lấy tình yêu hiệp nhất làm thước đo của con; lấy tình yêu chung thủy trung thành làm thử thách của con; và lấy tình yêu tự hiến làm sứ mạng của con!
Vào ngày mai, ân sủng của Chúa Thánh Thần sẽ được trao ban cho các bạn trẻ ứng viên Thêm Sức. Cha cầu nguyện như sau: “xin ban cho họ Thánh Thần của sự khôn ngoan và hiểu biết, của sự phán đoán đúng đắn và can đảm, của kiến thức thông minh và lòng sùng kính … và xin đổ đầy họ với Thánh Thần của lòng yêu kính ngưỡng phục”. Những ơn này của Chúa Thánh Thần – mỗi một ơn, như Thánh Francis de Sales nhắc nhở chúng ta, là một cách để tham dự vào chính tình yêu của Thiên Chúa – không phải là phần thưởng hay giải thưởng gì cả. Đó là những hồng ân được trao tặng nhưng không (1 Cr 12:11). Và những hồng ân đó đòi hỏi chỉ một lời thưa duy nhất từ người được trao ban: con bằng lòng lãnh nhận! Ở đây chúng ta có thể cảm thấy một điều gì đó thật huyền nhiệm của việc là một tín hữu Kitô Giáo. Những gì tạo thành đức tin của chúng ta chủ yếu không phải là những gì chúng ta làm mà là những gì chúng ta lãnh nhận. Nói cho cùng thì có nhiều người không phải là Kitô hữu còn thực hiện được nhiều việc lớn lao hơn so với chúng ta. Các con thân mến, các con có chấp nhận được hòa nhập vào đời sống của Ba Ngôi Thiên Chúa hay không? Các con có chấp nhận được hòa nhập vào mối tương quan yêu thương của Thiên Chúa hay không?
Các ơn Chúa Thánh Thần tác động nơi chúng ta để hướng dẫn đường lối và định nghĩa cuộc đời chứng nhân của chúng ta. Được hướng dẫn đến sự hiệp nhất, các ơn Chúa Thánh Thần kết hợp chúng ta chặt chẽ hơn trong toàn bộ Nhiệm Thể Đức Kitô (Lumen Gentium, 11), trang bị tốt hơn cho chúng ta để xây dựng Giáo Hội nhằm mục đích phục vụ thế giới (Ep 4:13). Ơn Chúa Thánh Thần mời gọi chúng ta tham dự tích cực và hân hoan trong đời sống của Giáo Hội: nơi giáo xứ và các phong trào đoàn thể, tại các buổi giáo dục tôn giáo, trong các ban tuyên úy tại đại học và các cơ quan Công Giáo khác. Đúng, Giáo Hội phải phát triển trong sự hiệp nhất, phải được củng cố trong sự thánh thiện, phải được làm phục hồi sinh lực, và phải được luôn luôn đổi mới (Lumen Gentium, 4). Nhưng theo tiêu chuẩn của ai? Của Chúa Thánh Thần! Hãy hướng đến Ngài, hỡi các bạn trẻ, và các con sẽ tìm thấy ý nghĩa đích thực của việc đổi mới.
Đêm nay, tụ họp nơi đây dưới vẻ đẹp của bầu trời đêm lấp lánh ánh sao, tâm hồn chúng ta tràn ngập niềm tri ân với Thiên Chúa vì hồng ân đức tin vào Ba Ngôi Thiên Chúa của chúng ta. Chúng ta nhớ đến ông bà, cha mẹ, những người đã cùng đồng hành khi chúng ta còn thơ bé đang chập chững những bước đi đầu tiên trong cuộc hành trình đức tin. Nhiều năm trôi qua và các con ngày nay đã khôn lớn, và đang tụ họp với nhau như những người trẻ tuổi cùng với Người Kế Vị Thánh Phêrô. Lòng Cha tràn đầy niềm vui được hiện diện nơi đây với các con. Chúng ta hãy cầu khẩn cùng Chúa Thánh Thần: Ngài là người thợ của những kỳ công Thiên Chúa (Giáo lý Công Giáo, 741). Hãy để những hồng ân của Ngài sắp đặt cuộc đời các con! Cũng như Giáo Hội trải qua cùng một chuyến hành trình với tất cả nhân loại, các con được kêu mời để sử dụng cách khôn ngoan những ơn Chúa Thánh Thần trong những lúc vui buồn sướng khổ của cuộc sống hằng ngày. Hãy làm cho đức tin các con trưởng thành trong các việc học tập, thể thao, âm nhạc và nghệ thuật. Hãy gìn giữ các ơn Chúa Thánh Thần bằng lời cầu nguyện và nuôi dưỡng các ơn đó bằng các bí tích, và nhờ đó các con trở thành nguồn cảm hứng và nâng đỡ cho những người xung quanh. Cánh chung thì cuộc đời không phải là để thu vén cho riêng mình. Cuộc đời không chỉ có thành công mới đáng kể. Sống sung mãn thật sự là sống cải hóa từ nội tâm, là biết cởi mở cõi lòng cho năng lực của tình yêu Thiên Chúa. Khi lãnh nhận sức mạnh của Chúa Thánh Thần chính các con cũng có thể biến đổi gia đình, cộng đồng và quê hương quốc gia các con. Hãy trao tặng nhưng không những hồng ân mà các con đã lãnh nhận! Hãy để sự khôn ngoan, can đảm, lòng ngưỡng mộ và sùng kính đánh dấu sự trưởng thành của các con!
Và giờ đây, khi sắp đến giờ chầu Thánh Thể, trong sự yên lặng tĩnh mịch và ngóng chờ, Cha xin lập lại những lời của Chân Phước Mary MacKillop khi ngài chỉ mới được 26 tuổi: “Hãy tin tưởng những lời thầm thì của Thiên Chúa trong tâm hồn các con!” Hãy tin tưởng vào Ngài! Hãy tin tưởng vào sức mạnh của Thánh Thần Tình Yêu.
(Bản dịch: Mỹ Hạnh / VietCatholic)
Các bạn trẻ thân mến,
Đêm nay một lần nữa chúng ta lại được nghe lời hứa long trọng của Đức Kitô – “các con sẽ lãnh nhận sức mạnh của Chúa Thánh Thần khi Ngài ngự xuống trên các con, và các con sẽ là chứng nhân của Thầy”. Và chúng ta cũng đã nghe lời mời gọi của Ngài – “hãy làm chứng nhân của Thầy cho đến tận cùng thế giới” (Cv 1:8). Đây là những lời sau cùng Đức Giêsu nói cùng các môn đệ trước khi Ngài về trời. Các Tông Đồ nghĩ gì khi nghe những lời đó, thì chúng ta chỉ có thể đoán chừng mà thôi. Nhưng chúng ta biết rõ lòng yêu mến sâu sắc các Tông Đồ dành cho Đức Giêsu, và lòng tin tưởng đối với lời Ngài, đã khiến họ tụ họp với nhau và chờ đợi; không phải chờ đợi một cách bâng quơ, mà là cùng hiệp nhất trong lời cầu nguyện, với sự hiện diện của Đức Maria và các người phụ nữ đạo đức trong Phòng Tiệc Ly (Cv 1:14). Đêm nay, chúng ta cũng làm giống như vậy. Tụ họp nơi đây trước Cây Thánh Giá và Ảnh Tượng Đức Mẹ đã chu du qua nhiều nơi, và dưới ánh sáng tuyệt diệu của Chòm Sao Nam Thập Tự, chúng ta cùng cầu nguyện. Đêm nay, Cha cầu cho các con và cho giới trẻ trên toàn thế giới. Hãy noi gương các Đấng Bảo Trợ Thiêng Liêng của Đại Hội! Hãy đón nhận Bảy Ơn Chúa Thánh Thần! Hãy ý thức và tin tưởng vào sức mạnh Thánh Linh trong đời sống các con!
Hôm qua chúng ta đã nói về sự thống nhất hài hòa của vũ trụ do Thiên Chúa sáng tạo, và vai trò của chúng ta trong vũ trụ đó. Chúng ta đã nhắc lại trong Bí Tích cao cả của Phép Rửa Tội, chúng ta – những người được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa – được tái sinh, được trở nên con cái Thiên Chúa, một tạo vật mới. Và như thế, trong tư cách là con cái của ánh sáng Đức Kitô – được tượng trưng bằng ngọn nến sáng trong tay các con – chúng ta là chứng nhân của ánh sáng mà không bóng tối nào có thể phủ lấp (Ga 1:5).
Đêm nay chúng ta đặt trọng tâm vào việc làm cách nào để trở thành chứng nhân. Chúng ta phải hiểu rõ về Đức Chúa Thánh Thần và sự hiện diện sống động của Ngài trong đời sống chúng ta. Đây không phải là một điều dễ hiểu. Quả vậy, những biểu tượng khác nhau mà Kinh Thánh dùng để chỉ Thánh Thần – gió, lửa, hơi thở - đã chứng tỏ rằng chúng ta đang vất vả để diễn tả rõ ràng sự hiểu biết của chúng ta về Ngài. Nhưng chúng ta biết chắc rằng chính Chúa Thánh Thần – Đấng mà qua sự thinh lặng và ẩn diện – đã hướng dẫn và định nghĩa cuộc sống chứng nhân cho Đức Kitô của chúng ta.
Các con cũng thừa biết rằng chứng tá Kitô Giáo được đem đến với một thế giới rất mong manh về nhiều phương diện. Sự thống nhất của vũ trụ bị suy yếu do những vết thương hằn sâu khi các mối quan hệ xã hội bị gãy đổ, hay khi tâm linh nhân loại bị đè bẹp bởi những sự lợi dụng và lạm dụng người khác. Thật vậy, xã hội thời nay bị chia cắt bởi một lối suy nghĩ vốn thiển cận, vì nó xem thường chiều sâu trọn vẹn của chân lý – chân lý về Thiên Chúa và về chính chúng ta. Tự bản chất, chủ nghĩa tương đối không nhận thức được toàn diện sự việc. Nó bác bỏ chính những nguyên lý làm cho chúng ta được sống và thăng hoa trong sự thống nhất, trật tự và hòa hợp.
Chúng ta phải đáp trả như thế nào, trong vai trò chứng nhân Đức Kitô, trước một thế giới bị chia cắt và chia rẽ? Làm sao chúng ta có thể trao tặng niềm hy vọng của hòa bình, hàn gắn, và hòa hợp đến những “chặng đàng” của sự xung đột, đau khổ, và giằng xé mà các con đã chọn để bước theo với Thánh Giá Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới này? Sự hiệp nhất và hòa giải không thể nào được thực hiện chỉ bằng những nỗ lực của chúng ta. Thiên Chúa đã tạo dựng chúng ta để cùng chung sống (St 2:24), và chỉ có nơi Thiên Chúa và Hội Thánh Người mà chúng ta tìm được sự hiệp nhất. Vậy mà, đứng trước những sự bất toàn và những nỗi thất bại – của các cá nhân lẫn các thể chế - chúng ta đôi khi bị cám dỗ xây dựng giả tạo một cộng đồng “hoàn hảo”. Cám dỗ này không mới mẻ gì. Lịch sử Giáo Hội có nhiều ví dụ của những toan tính bỏ qua hoặc tẩy xóa những yếu đuối hoặc thất bại của con người nhằm mục đích kiến tạo một sự hiệp nhất hoàn hảo, một trạng thái không tưởng.
Những toan tính kiến tạo sự hiệp nhất như vậy thật ra lại làm suy yếu nó! Tách rời Thánh Linh ra khỏi sự hiện diện của Đức Kitô trong cấu trúc Giáo Hội sẽ làm tổn hại đến sự hiệp nhất trong cộng đồng Kitô Giáo, mà chính là ân huệ của Chúa Thánh Thần! Điều đó sẽ đi ngược lại bản chất của Giáo Hội là đền thờ sống động của Chúa Thánh Thần (1 Cr 3:16). Thật vậy, chính Chúa Thánh Thần đã hướng dẫn Giáo Hội trong mọi sự thật, và đã kết liên Giáo Hội trong Phép Thánh Thể và qua các công tác mục vụ. (Lu Gn 4). Thật không may cái cám dỗ “tách rời” vẫn cứ dai dẳng. Một số người ngày nay đã miêu tả cộng đồng địa phương của họ là tách rời khỏi cái gọi là thể chế Giáo Hội, bằng cách cho rằng cộng đồng họ là linh hoạt và cởi mở cho Thánh Thần còn Giáo Hội thì cứng nhắc và thiếu vắng Thánh Thần.
Hiệp nhất là một điều quan trọng trong Giáo Hội (Giáo lý Công Giáo, 813); đó là một hồng ân mà chúng ta phải biết nhìn nhận và trân trọng. Đêm nay, chúng ta hãy cầu cho lòng quyết tâm vun xới sự hiệp nhất: hãy góp phần vào việc đó! hãy cưỡng lại những cám dỗ đi ngược lại! Bởi vì chính sự toàn diện, sự bao quát của đức tin chúng ta – vững chắc nhưng cởi mở, kiên định nhưng biến đổi, đúng đắn nhưng luôn luôn tự hoàn thiện qua các kinh nghiệm – mà chúng ta có thể trao tặng thế giới. Các bạn trẻ thân mến, không phải vì đức tin của các con mà những bạn bè đang gặp khó khăn hay đang tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời đã tìm đến các con hay sao? Hãy cẩn thận! Hãy lắng nghe! Qua sự bất hòa và chia rẽ của thế giới, các con có nghe thấy một cung giọng đồng điệu của nhân loại hay không? Từ một em bé đáng thương trong trại tị nạn ở Darfur, hay một thiếu niên đang thời kỳ nổi loạn, hoặc một bậc cha mẹ đầy âu lo ở bất cứ nơi nào, hay có thể là từ trong đáy tim của chính các con ngay trong lúc này, đã xuất hiện cũng một khao khát chung của nhân loại, là được thừa nhận bởi một tập thể, được thuộc về một tập thể, được hiệp nhất trong một tập thể. Ai có thể thỏa đáp được nỗi khát khao thiết yếu của nhân loại là được kết hợp nên một, được hòa mình vào cộng đồng, được thăng hoa phát triển, được dẫn dắt đến nguồn chân lý? Chính là Chúa Thánh Thần! Đó là vai trò của Chúa Thánh Thần: hoàn thành trọn vẹn công cuộc cứu thế của Đức Kitô. Được thêm sức bởi Bảy Ơn Thánh Thần, các con sẽ có nghị lực để vượt qua những điều vụn vặt, phù du, những điều không tưởng rỗng tuếch, để đem lại sự kiên định và chắc chắn của một chứng nhân Đức Kitô!
Các con thân mến, khi đọc kinh Tin Kính chúng ta tuyên bố rằng: “Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống”. “Thánh Linh Sáng Tạo” là quyền năng của Thiên Chúa ban phát sự sống cho mọi loài mọi vật, và là nguồn sự sống mới và sung mãn trong Đức Kitô. Chúa Thánh Thần gìn giữ Giáo Hội trong sự kết hợp với Thiên Chúa và sự trung thành với tính Tông Truyền. Ngài đã linh hứng cho các Thánh Sử viết các bản Kinh Thánh và Ngài hướng dẫn đoàn dân Chúa đến sự thật toàn vẹn (Ga 16:13). Với những cách thức này Chúa Thánh Thần là “Đấng ban sự sống”, dẫn đưa chúng ta đến với chính trái tim Thiên Chúa. Vì vậy, chúng ta càng phó thác cho sự dẫn dắt của Chúa Thánh Thần bao nhiêu, thì chúng ta càng trở nên hoàn hảo bấy nhiêu đối với Đức Kitô, và chúng ta càng được hòa mình sâu sắc hơn vào đời sống của Ba Ngôi Thiên Chúa.
Việc thông phần vào thiên tính của Thiên Chúa (2 Pt 1:4) diễn ra từng giây phút trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta mà Ngài luôn luôn hiện diện (Br 3:38). Tuy nhiên, có những lúc chúng ta có thể bị cám dỗ đi tìm một sự hoàn thiện nào đó không phải từ Thiên Chúa. Chính Đức Giêsu hỏi 12 Tông Đồ rằng: “các con không muốn bỏ đi sao?” Sự rời bỏ như vậy có thể đã đem đến ảo tưởng tự do. Nhưng thật ra nó dẫn đến đâu? Chúng ta phải chạy đến với ai? Tận trong thâm tâm chúng ta biết rằng chính Thiên Chúa là Đấng “có lời ban sự sống đời đời” (Ga 6:67-68). Ngoảnh mặt với Ngài chỉ là một cố gắng vô ích để trốn chạy chính bản thân chúng ta (Thánh Augustinô, Những Lời Tự Thú VIII, 7). Thiên Chúa ở cùng chúng ta trong thực tế của cuộc sống, chứ không phải trong sự tưởng tượng! Chúng ta tìm kiếm sự nắm bắt, chứ không phải trốn chạy! Vì vậy Chúa Thánh Thần nhẹ nhàng nhưng cương quyết lèo lái chúng ta trở về với những gì là thực tế, lâu bền, và chân thật. Chính Chúa Thánh Thần là Đấng dẫn dắt chúng ta trở lại với cộng đồng của Ba Ngôi Thiên Chúa.
Chúa Thánh Thần trong một khía cạnh nào đó là ngôi vị hay bị bỏ quên trong Ba Ngôi. Một sự hiểu biết rõ ràng về Thánh Linh hầu như có vẻ vượt khỏi tầm tay chúng ta. Khi Cha còn là một cậu bé con, cha mẹ của Cha, cũng tương tự như cha mẹ các con, đã dạy Cha làm dấu Thánh Giá. Và rồi chẳng bao lâu Cha hiểu được là có một Thiên Chúa trong ba Ngôi Vị, và Ba Ngôi là tâm điểm của đức tin và cuộc sống Kitô Giáo của chúng ta. Sau này lớn lên Cha hiểu thêm đôi chút về Thiên Chúa Ngôi Cha và Ngôi Con – như cái tên đã diễn tả rõ ràng – tuy nhiên sự thông hiểu của Cha về Ngôi Thứ Ba trong Ba Ngôi vẫn không được trọn vẹn. Vậy là trong vai trò một linh mục trẻ tuổi giảng dạy môn thần học, Cha quyết định nghiên cứu những chứng nhân nổi bật của Chúa Thánh Thần trong lịch sử Giáo Hội. Trong cuộc hành trình này Cha bỗng thấy một trong những tác giả mình đang đọc lại chính là Thánh Augustinô thông thái.
Sự hiểu biết của Thánh Augustinô về Chúa Thánh Thần đã được tiến triển một cách dần dần; đó là cả một tiến trình vất vả. Khi còn trẻ thánh nhân đã từng theo chủ nghĩa Manichaeism – một trong những nỗ lực mà Cha đã nói đến lúc nãy, để tạo ra một trạng thái vô tưởng bằng cách triệt để tách ly những gì thuộc tâm linh ra khỏi những điều thuộc xác thịt. Cho nên lúc đầu ngài nghi ngờ giáo lý của Giáo Hội là Thiên Chúa đã trở nên phàm nhân. Nhưng cảm nhận của ngài về tình thương yêu Thiên Chúa dành cho Giáo Hội đã khiến ngài nghiên cứu nguồn gốc Giáo Hội nơi sự sống của Ba Ngôi Thiên Chúa. Việc này dẫn ngài đến 3 điều thấu hiểu về Chúa Thánh Thần như là mối liên kết hiệp nhất trong thực thể Ba Ngôi: hiệp nhất như một cộng đồng, hiệp nhất trong một tình yêu vĩnh cửu, và hiệp nhất trong ân sủng. Ba điều này không chỉ là lý thuyết mà thôi, mà còn giải thích phương cách hoạt động của Chúa Thánh Thần. Trong một thế giới mà các cá nhân và các cộng đồng thường hay gặp cảnh thiếu sự hiệp nhất hay thiếu sự liên kết, những điều đó giúp chúng ta gìn giữ sự đồng điệu với Chúa Thánh Thần và nới rộng cũng như phân định phạm vi chứng nhân của chúng ta.
Vậy, với sự phù giúp của Thánh Augustinô, chúng ta hãy minh họa đôi nét về hoạt động của Chúa Thánh Thần. Thánh Augustinô ghi nhận rằng 2 chữ “Thánh” và “Linh” đang nói đến những gì thánh thiện về Thiên Chúa; nói cách khác những gì là đặc tính chung của Ngôi Cha và Ngôi Con – mối liên hệ giữa Ngôi Cha và Ngôi Con. Vì thế, nếu những đặc tính đặc thù của Thánh Linh cũng được chia sẻ bởi Ngôi Cha và Ngôi Con, thì thánh Augustinô kết luận rằng đặc tính đặc thù đó là tính hiệp nhất. Đó là một sự hiệp nhất trong một cộng đồng: sự hiệp nhất của những người trong mối quan hệ luôn trao ban, Ngôi Cha và Ngôi Con luôn trao ban chính mình cho nhau. Cha nghĩ chúng ta bắt đầu có một khái niệm lờ mờ về sự sáng tỏ của quan niệm về Chúa Thánh Thần như sự hiệp nhất, sự liên kết. Sự hiệp nhất đích thực không bao giờ có thể được thiết lập trên những mối quan hệ không công bằng tôn trọng phẩm giá lẫn nhau. Sự hiệp nhất cũng không phải đơn giản là sự gộp chung của những phe nhóm mà nhiều khi chúng ta là thành viên. Quả vậy, chỉ có trong đời sống cộng đồng thì sự hiệp nhất mới tồn tại và căn tính nhân loại mới được nên trọn vẹn: chúng ta nhìn nhận ai cũng cần đến Thiên Chúa, chúng ta đáp trả lại sự hiện diện hiệp nhất của Chúa Thánh Thần, và chúng ta trao ban chính mình cho nhau qua việc phục vụ lẫn nhau.
Điều thấu hiểu thứ 2 của Thánh Augustinô – Chúa Thánh Thần là nguồn yêu thương vĩnh cửu – đã được suy ra từ những nghiên cứu của ngài về Thư Thứ Nhất của Thánh Gioan. Thánh Gioan bảo chúng ta rằng “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4:16). Thánh Augustinô gợi lên rằng mặc dù những từ ngữ này đang nói đến nguyên cả thực thể Ba Ngôi Thiên Chúa, chúng cũng diễn tả một đặc tính riêng biệt của Chúa Thánh Thần. Suy niệm về tính vĩnh cửu của tình yêu – “những ai trung thành trong tình yêu thì ở trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở trong họ” (ibid.) – ngài đặt câu hỏi: chính bản thân tình yêu là vĩnh cửu, hay do Chúa Thánh Thần làm cho tình yêu trở thành vĩnh cửu? Và đây là kết luận mà ngài đạt được: “Chúa Thánh Thần khiến chúng ta được ở trong Thiên Chúa và Thiên Chúa trong chúng ta; tuy nhiên chính tác động của tình yêu đã đem đến kết quả đó. Và vì thế Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa của tình yêu!” (De Trinitate, 15.17.31). Đó là một sự diễn giải thật thông minh: Thiên Chúa chia sẻ chính Ngài bằng tình yêu trong Chúa Thánh Thần. Từ điều này chúng ta còn hiểu thêm được gì khác? Tình yêu là dấu chỉ sự hiện diện của Chúa Thánh Thần! Những quan điểm hay tư tưởng nào thiếu tình yêu – ngay cả khi chúng có vẻ rất tinh vi hay đầy vẻ kiến thức – không thể được xem là “do Chúa Thánh Thần”. Hơn nữa, tình yêu có một đặc điểm riêng: không những không hề nhân nhượng hay bất định, tình yêu có một vai trò hay mục đích để chu toàn: để trung thành. Tự bản chất tình yêu có tính lâu bền. Một lần nữa, các con thân mến, chúng ta lại thấy thêm một chút về những gì Chúa Thánh Thần đem lại cho thế giới: tình yêu xua tan những sự bấp bênh; tình yêu vượt qua nỗi lo sợ bị phản bội; tình yêu hàm chứa tính bất diệt; tình yêu đích thật lôi cuốn chúng ta vào sự hiệp nhất vĩnh cửu!
Điều thứ ba – Chúa Thánh Thần là một ân sủng – mà Thánh Augustinô đã nghiệm ra sau khi suy gẫm về một đoạn Thánh Kinh mà ai cũng biết và thích nghe: cuộc đối thoại giữa Đức Kitô với người phụ nữ Samaria bên giếng nước. Trong đoạn này Đức Giêsu tỏ mình là Đấng ban nguồn nước trường sinh (Ga 4:10) mà sau đó được giải thích là Chúa Thánh Thần (Ga 7:39; 1 Cr 12:13). Thánh Linh là “một ân sủng của Thiên Chúa” (Ga 4:10) – một mạch nước vọt lên từ chính thâm tâm (Ga 4:14), Đấng thật sự thỏa mãn những cơn khát dữ dội của chúng ta và dẫn đưa chúng ta đến với Thiên Chúa Cha. Từ nhận xét này, Thánh Augustinô kết luận rằng Thiên Chúa chia sẻ chính mình với chúng ta như một ân sủng – đó chính là Chúa Thánh Thần (De Trinitate, 15, 18, 32). Các con thân mến, một lần nữa chúng ta lại bắt gặp hình ảnh Ngôi Ba Thiên Chúa đang hoạt động: Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa đang vĩnh viễn trao ban chính mình Ngài; như một mạch nước không ngơi Ngài đổ tràn đầy chúng ta không gì khác hơn là chính mình Ngài. Hiểu được hồng ân vô tận này, chúng ta có thể thấy rõ sự hạn chế của tất cả những điều chóng lụi tàn, sự điên rồ của chủ nghĩa tiêu thụ tham lam vô độ. Chúng ta bắt đầu hiểu tại sao cuộc tìm kiếm những gì mới lạ không làm cho chúng ta thỏa mãn và vẫn còn thèm khát. Không phải là chúng ta đang đi tìm một hồng ân vĩnh cửu hay sao? Nguồn nước không bao giờ cạn? Cùng với người phụ nữ Samaria, chúng ta hãy thưa rằng: xin cho con thứ nước đó để con không còn khát nữa! (Ga 4:15).
Các bạn trẻ thân mến, chúng ta đã thấy rằng chính Chúa Thánh Thần đã kết hợp thành một cộng đồng những người tin vào Đức Giêsu Kitô. Đúng với bản chất của Ngài là Đấng ban sự sống và là ân sủng, Ngài đang trong chính giây phút này hoạt động trong các con. Các con hãy tìm nguồn linh hứng từ những điều sáng suốt của Thánh Augustinô: hãy lấy tình yêu hiệp nhất làm thước đo của con; lấy tình yêu chung thủy trung thành làm thử thách của con; và lấy tình yêu tự hiến làm sứ mạng của con!
Vào ngày mai, ân sủng của Chúa Thánh Thần sẽ được trao ban cho các bạn trẻ ứng viên Thêm Sức. Cha cầu nguyện như sau: “xin ban cho họ Thánh Thần của sự khôn ngoan và hiểu biết, của sự phán đoán đúng đắn và can đảm, của kiến thức thông minh và lòng sùng kính … và xin đổ đầy họ với Thánh Thần của lòng yêu kính ngưỡng phục”. Những ơn này của Chúa Thánh Thần – mỗi một ơn, như Thánh Francis de Sales nhắc nhở chúng ta, là một cách để tham dự vào chính tình yêu của Thiên Chúa – không phải là phần thưởng hay giải thưởng gì cả. Đó là những hồng ân được trao tặng nhưng không (1 Cr 12:11). Và những hồng ân đó đòi hỏi chỉ một lời thưa duy nhất từ người được trao ban: con bằng lòng lãnh nhận! Ở đây chúng ta có thể cảm thấy một điều gì đó thật huyền nhiệm của việc là một tín hữu Kitô Giáo. Những gì tạo thành đức tin của chúng ta chủ yếu không phải là những gì chúng ta làm mà là những gì chúng ta lãnh nhận. Nói cho cùng thì có nhiều người không phải là Kitô hữu còn thực hiện được nhiều việc lớn lao hơn so với chúng ta. Các con thân mến, các con có chấp nhận được hòa nhập vào đời sống của Ba Ngôi Thiên Chúa hay không? Các con có chấp nhận được hòa nhập vào mối tương quan yêu thương của Thiên Chúa hay không?
Các ơn Chúa Thánh Thần tác động nơi chúng ta để hướng dẫn đường lối và định nghĩa cuộc đời chứng nhân của chúng ta. Được hướng dẫn đến sự hiệp nhất, các ơn Chúa Thánh Thần kết hợp chúng ta chặt chẽ hơn trong toàn bộ Nhiệm Thể Đức Kitô (Lumen Gentium, 11), trang bị tốt hơn cho chúng ta để xây dựng Giáo Hội nhằm mục đích phục vụ thế giới (Ep 4:13). Ơn Chúa Thánh Thần mời gọi chúng ta tham dự tích cực và hân hoan trong đời sống của Giáo Hội: nơi giáo xứ và các phong trào đoàn thể, tại các buổi giáo dục tôn giáo, trong các ban tuyên úy tại đại học và các cơ quan Công Giáo khác. Đúng, Giáo Hội phải phát triển trong sự hiệp nhất, phải được củng cố trong sự thánh thiện, phải được làm phục hồi sinh lực, và phải được luôn luôn đổi mới (Lumen Gentium, 4). Nhưng theo tiêu chuẩn của ai? Của Chúa Thánh Thần! Hãy hướng đến Ngài, hỡi các bạn trẻ, và các con sẽ tìm thấy ý nghĩa đích thực của việc đổi mới.
Đêm nay, tụ họp nơi đây dưới vẻ đẹp của bầu trời đêm lấp lánh ánh sao, tâm hồn chúng ta tràn ngập niềm tri ân với Thiên Chúa vì hồng ân đức tin vào Ba Ngôi Thiên Chúa của chúng ta. Chúng ta nhớ đến ông bà, cha mẹ, những người đã cùng đồng hành khi chúng ta còn thơ bé đang chập chững những bước đi đầu tiên trong cuộc hành trình đức tin. Nhiều năm trôi qua và các con ngày nay đã khôn lớn, và đang tụ họp với nhau như những người trẻ tuổi cùng với Người Kế Vị Thánh Phêrô. Lòng Cha tràn đầy niềm vui được hiện diện nơi đây với các con. Chúng ta hãy cầu khẩn cùng Chúa Thánh Thần: Ngài là người thợ của những kỳ công Thiên Chúa (Giáo lý Công Giáo, 741). Hãy để những hồng ân của Ngài sắp đặt cuộc đời các con! Cũng như Giáo Hội trải qua cùng một chuyến hành trình với tất cả nhân loại, các con được kêu mời để sử dụng cách khôn ngoan những ơn Chúa Thánh Thần trong những lúc vui buồn sướng khổ của cuộc sống hằng ngày. Hãy làm cho đức tin các con trưởng thành trong các việc học tập, thể thao, âm nhạc và nghệ thuật. Hãy gìn giữ các ơn Chúa Thánh Thần bằng lời cầu nguyện và nuôi dưỡng các ơn đó bằng các bí tích, và nhờ đó các con trở thành nguồn cảm hứng và nâng đỡ cho những người xung quanh. Cánh chung thì cuộc đời không phải là để thu vén cho riêng mình. Cuộc đời không chỉ có thành công mới đáng kể. Sống sung mãn thật sự là sống cải hóa từ nội tâm, là biết cởi mở cõi lòng cho năng lực của tình yêu Thiên Chúa. Khi lãnh nhận sức mạnh của Chúa Thánh Thần chính các con cũng có thể biến đổi gia đình, cộng đồng và quê hương quốc gia các con. Hãy trao tặng nhưng không những hồng ân mà các con đã lãnh nhận! Hãy để sự khôn ngoan, can đảm, lòng ngưỡng mộ và sùng kính đánh dấu sự trưởng thành của các con!
Và giờ đây, khi sắp đến giờ chầu Thánh Thể, trong sự yên lặng tĩnh mịch và ngóng chờ, Cha xin lập lại những lời của Chân Phước Mary MacKillop khi ngài chỉ mới được 26 tuổi: “Hãy tin tưởng những lời thầm thì của Thiên Chúa trong tâm hồn các con!” Hãy tin tưởng vào Ngài! Hãy tin tưởng vào sức mạnh của Thánh Thần Tình Yêu.
(Bản dịch: Mỹ Hạnh / VietCatholic)