NGÀY NHẠC SĨ GIỚI CÔNG GIÁO VIỆT NAM LẦN III - 03.9.2008
SAIGÒN - Hôm nay, ngày 03-9-2008, mừng kính Thánh Grêgôriô Cả, có một buổi lễ tưởng niệm các nhạc sĩ công giáo Việt Nam quá cố, với tên hiệu là Ngày Nhạc Sĩ.
Đây là lần tổ chức thứ ba nối tiếp hai lần trước, diễn ra cùng một địa điểm là Sân vườn Nhà dòng Anh Em Đức Mẹ Người Nghèo tại Bình Triệu, Saigòn.
Chương trình gồm những phần chính như sau:
1. Thánh lễ Giỗ.
2. Nghi thức Văn tế & Niệm hương.
3. Sinh hoạt vườn tượng, sinh hoạt Quỹ Phaolô Đạt & Tọa đàm (Tọa đàm lần này mang chủ đề “nhạc sĩ với giới ca trưởng”).
4. Tiệc buffet.
Thánh lễ đồng tế gồm 10 linh mục nhạc sĩ với lmns. Phạm Liên Hùng chủ sự, lm. Nguyễn Hữu An giảng lễ diễn ra trong nhà nguyện của dòng, tất nhiên là không thiếu sự hiện diện của lm. Đỗ Duy Châu, bề trên dòng Anh Em Đức Mẹ Người Nghèo nhà Bình Triệu… trong chủ tế đoàn. Bộ lễ Missa de Angelis đã được sử dụng với nguyên văn La ngữ, các bài thánh ca được chọn từ nguồn bài hát của các nhạc sĩ Công Giáo đã khuất. Ca trưởng Đinh Thiện Bản điều khiển cộng đoàn cùng hát chung trên nền nhạc đệm Organ của nhạc sĩ Tiến Linh.
Sau thánh lễ, tất cả cộng đoàn làm thành đoàn đi từ nhà nguyện sang Văn tế đài cách đó mươi mét, được dẫn đầu bởi lmns Tiến Lộc để cử hành Nghi thức Văn tế & Niệm hương, Chánh tế là nhạc sĩ lão thành Duy Tân, đặc biệt, Phó tế lần này do nghệ sĩ Vân Khanh đảm trách, Tư lễ điều khiển nghi thức văn tế là nhạc sĩ Xuân Vỹ. Sau bài văn tế là xướng danh các nhạc sĩ quá cố, tất cả mọi người tham dự đều kính cẩn niệm hương trước bài vị của 45 chư vị nhạc sĩ quá cố.
Tượng của cố nhạc sư Tiến Dũng và tượng của cố nhạc sĩ Hải Linh - vừa được tu sĩ Trần Mừng tạc xong, đã được tôn lên đài tưởng niệm, nâng số tượng lên thành sáu vị, với bốn tượng đã tạc từ năm trước là các cố nhạc sĩ Hùng Lân, lmns. Phaolô Đạt, lmns. Hoài Đức và ns. Đoàn Công Chánh.
Bên cạnh vườn tượng là bảng thông tin hoạt động Quỹ Phaolô Đạt cho biết hiện có ba nhạc sĩ bệnh nhân liệt giường:
1. Linh mục nhạc sĩ Khuất Duy Linh, bị đột quỵ, dưỡng bệnh tại nhà chính Dòng Tên, số 19 Đường số 5 – Khu phố 2 – Phường Linh Trung – Thủ Đức.
2. Nhạc sĩ Đức Nghị, bị tai nạn giao thông, bại liệt đã 23 năm, dưỡng bệnh tại nhà riêng, số 491/21 Lê Văn Sỹ - Phường 12 – Quận 3 – TP.HCM.
3. Họa sĩ Lian – Tu sĩ Vũ Đình Huyến – Dòng Đồng Công, bị bướu tim tái phát, nhập bệnh viện Chợ Rẫy, giường 13, phòng 2, tầng trệt, Trại 25 - Khoa Dịch vụ.
Sau khi biết thông tin này, có năm linh mục hiện diện đã ủng hộ ngân quỹ bằng một bỗng lễ thường niên; các nhạc sĩ đã hưởng ứng mạnh mẽ như: nhạc sĩ Hồ Đăng Tín, nhạc sĩ Hạ My và nhiều nhạc sĩ khác nữa…
Tiếp theo là giờ tọa đàm sôi nổi với phần dẫn chương trình của nhạc sĩ Cao Huy Hoàng và lmns. Tiến Lộc. Trong đó, ca trưởng Đinh Thiện Bản đã nêu vấn đề đào tạo tay nhịp cho các giáo xứ. Một điều thú vị cho cử tọa là sự xuất hiện của nữ tu Kim Loan – Dòng Mến Thánh giá Thái Bình, một ca trưởng tốt nghiệp tại Đại học thánh nhạc Santa Cecilia, Rôma, vừa về nước năm nay, đúng vào lúc nhu cầu cần thiết vừa được nêu ra. Trong khung cảnh hòa hợp giữa giới nhạc sĩ và giới ca trưởng, Lm. Nguyễn Văn Hiền - trưởng ban thánh nhạc giáo phận Vĩnh Long - nêu thêm vấn đề cần có sự giao lưu mật thiết giữa hai giới để có thể phục vụ thật tốt Phụng vụ.
Sau cùng, một bữa tiệc đứng thân mật do anh em trong Ban Biên tập Nguyệt San Thánh Nhạc Ngày Nay trực tiếp nấu nướng và phục vụ tận tình. Trước khi ra về, mỗi nhạc sĩ được trao tặng những món quà nhỏ như dĩa nhạc, tuyển tập nhạc.
BÀI GIẢNG CỦA LM NGUYẼN HỮU AN:
“Nhạc sĩ, người làm chứng cho Thiên Chúa, Đấng Tuyệt Mỹ”.
Nhạc sĩ Ngọc Kôn, Tổng biên tập Nguyệt san “Thánh nhạc ngày nay” nhờ tôi chia sẽ trong thánh lễ. Sau khi suy nghĩ và cầu nguyện với Chúa Thánh Thần, tôi mới dám nhận lời vì trước cử toạ là các nhạc sĩ tên tuổi nên phải cầu nguyện thật nhiều.
Tôi có tham dự ĐHGT tại Sydney. Thần lực để làm chứng là điều mà Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trình bày cho Đại hội giới trẻ thế giới năm nay. Chủ đề của Sứ điệp cho giới trẻ là: “Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy, tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giudê, Samari và cho đến tận cùng trái đất.” (Cv 1, 8).
Tôi được nghe Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc dạy giáo lý cho hàng ngàn bạn trẻ VN tại Melbourne với đề tài: Làm chứng cho Thiên Chúa giàu lòng xót thương, làm chứng cho Thiên Chúa là Chân Thiện Mỹ.
Vì thế tôi xin mạo muội chia sẽ về đề tài “Nhạc sĩ, người làm chứng cho Thiên Chúa, Đấng Tuyệt Mỹ”.
Với sức mạnh của Thánh Thần, Thánh Phêrô và các Tông Đồ đã ra đi rao giảng Tin Mừng cho đến tận cùng trái đất. Trong mọi thời đại, bằng mọi ngôn ngữ, Giáo Hội khắp thế giới tiếp tục tuyên xưng những kỳ công Thiên Chúa và kêu gọi các dân tộc, các quốc gia tiến đến với đức tin, hy vọng và cuộc sống mới trong Đức Kitô.
1. Làm chứng trong quyền năng Thánh Thần
Chúa Giêsu đã nói đến sứ vụ làm chứng của Chúa Thánh Thần: “ Là Thần Khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha, Người sẽ làm chứng về Thầy. Cả anh em nữa, anh em cũng làm chứng, vì anh em từng ở với Thầy ngay từ đầu” (Ga 15, 26-27). Dựa vào câu nói này của Chúa Giêsu, chúng ta xác tín rằng chứng từ về Chúa Giêsu tiên vàn là chứng từ của Chúa Thánh Thần, là một công việc thần thiêng, siêu phàm, chứ không phải là một công việc thuộc bình diện tự nhiên như các công việc khác của con người. Chính vì thế, việc làm chứng cho Chúa Giêsu chỉ có thể thực hiện trong quyền năng của Chúa Thánh Thần, chứ không thể chỉ bằng sức lực của con người.
2. Giáo hội tiếp nối sứ mạng Chúa Giêsu trong quyền năng Chúa Thánh Thần.
Chúa Giêsu vừa là Con người đến từ Thiên Chúa, vừa là Người Con ở trong Cung Lòng Thiên Chúa, là Một với Thiên Chúa. Chỉ một mình Người biết Thiên Chúa (Mt 11, 27), do đó chỉ một mình Người mạc khải Thiên Chúa cho chúng ta. Người là Người Con có kinh nghiệm trọn vẹn về tình yêu của Chúa Cha, là Người Con biết rõ ý muốn của Chúa Cha, biết rõ chương trình cứu độ của Chúa Cha. Người Con ấy là Sứ Giả được Chúa Cha sai đến trần gian để mạc khải Tình Yêu của Chúa Cha và thực hiện chương trình cứu độ của Ngài.
Chúa Giêsu cũng là Chứng nhân trung thành của Chúa Cha, chỉ nói những điều Chúa Cha muốn, thi hành những điều Chúa Cha truyền dạy. Người là Chứng nhân trung thành với Chúa Cha cho đến chết và chết trên thập giá, nên được Chúa Cha siêu tôn ban cho danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu.
Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống. Chúa Thánh Thần không những làm chứng cùng với Chúa Giêsu và trong Chúa Giêsu, khi Chúa Giêsu còn tại thế, mà còn tiếp nối sứ mạng chứng tá của Chúa Giêsu, cùng với Giáo hội và trong lòng Giáo hội.
Chính vì thế mà sứ mạng làm chứng của Giáo hội luôn luôn thể hiện cùng với Chúa Thánh Thần và trong Chúa Thánh Thần. Giáo hội được kêu gọi tiếp nối sứ mạng của Chúa Giêsu: “Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em” (Ga 20, 21-22). Giáo hội đã được Chúa Giêsu Phục Sinh thổi hơi vào và trao ban Thánh Thần. Chúa Thánh Thần từ đó luôn ở với Giáo hội và trong Giáo hội, để Giáo hội luôn trung thành với Chúa Giêsu, như Chúa Giêsu trung thành với Chúa Cha. Giáo hội đã luôn nỗ lực làm chứng cho Chúa Giêsu, trải dài suốt hai nghìn năm lịch sử, trải qua những thăng trầm những phong ba bão táp của trần thế.
3. Sứ mạng làm chứng của người kitô hữu:
Mỗi người Kitô hữu được sinh ra nhờ phép rửa ở trong lòng Giáo hội và được xức dầu thánh một cách đặc biệt trong Bí tích Thêm sức, được lãnh nhận Chúa Thánh Thần để thông phần sứ mạng làm chứng của Giáo hội.
Trong Bí tích Thêm Sức nhận lãnh, không những các ơn Chúa Thánh Thần, mà là chính Chúa Thánh Thần được ban cho chúng ta như một sức mạnh từ trên cao, như là “Thần lực của Thiên Chúa”. Dĩ nhiên đó không phải là sức mạnh của quân đội và khí giới, sức mạnh của tiền bạc và của cải, sức mạnh của bạo lực và âm mưu, sức mạnh của chính trị đảng phái. Nhưng đó là sức mạnh của Tình yêu mạnh hơn sự chết biểu lộ nơi Sự Sống lại của Chúa Giêsu, sức mạnh của Chân lý, của Sự Thật. Đó là sức mạnh cuốn hút của cái Đẹp không phai tàn của Thiên Chúa, của cái Đẹp thần linh tiềm ẩn trong mọi cái đẹp đích thực.
4. Nhạc sĩ, làm chứng cho Thiên Chúa là Đấng Tuyệt Mỹ
Chúa là Chân Thiện Mỹ, nên sức mạnh của Chân Thiện Mỹ phát xuất từ Chúa, là “Thần Lực” của chính Chúa. Muốn làm chứng cho Chúa là Chân Thiện Mỹ, phải có Thần lực của Chúa. Nếu chúng ta có sức mạnh của Chúa để làm chứng cho Ngài, thì đó là làm chứng chứng cho Thiên Chúa là cội nguồn của Chân Thiện Mỹ.
Có thể diễn tả nét đặc trưng: các GM, LM là những chứng nhân cho chân lý, những người làm việc bác ái xã hội làm chứng cho sự thiện, thì Nhạc sĩ làm chứng cho cái đẹp.
Chiêm ngắm và diễn tả vẽ đẹp thần linh có tác dụng làm cho con người say mê. Những nghệ sĩ chân chính như các nhạc sĩ, các ca sĩ, thi sĩ, các hoạ sĩ, các nhà điêu khắc, các kiến trúc sư hay cả những biên đạo múa…đều là những người phục vụ cho cái đẹp, cũng là những chứng nhân rất cần thiết cho thế giới của chúng ta. Dĩ nhiên trong thế giới nghệ thuật, cũng như trong mọi lãnh vực khác của cuộc sống, vẫn có những phản chứng từ, có thể có tác dụng huỷ hoại tâm linh con người, như những thứ âm nhạc kích thích lòng tà dâm, những phim đồi truỵ, các thứ phim ảnh bạo lực…
Khi chúng ta yêu thiên nhiên, những bông hoa, dòng suối, núi non, biển cả, chúng ta chìm vào trong thiên nhiên, ca hát ngợi khen Thiên Chúa cùng với các tiếng nói đa dạng của thiên nhiên, đó là làm chứng cho Thiên Chúa là Đấng Tuyệt Mỹ.
Nhạc sĩ là chứng nhân cho vẻ đẹp thần linh. Nhạc sĩ viết thánh ca phụng vụ cùng chung mục đích với phụng vụ là tôn vinh Thiên Chúa và thánh hoá con người.
Thánh nhạc phải thánh thiện vì nó có nguồn gốc là thánh, kèm theo lời ca của phụng vụ thánh, kèm theo những tác động thánh của phụng vụ và vì đó là lời cầu nguyện của Dân Chúa.
Thánh nhạc được viết vì phụng vụ. Nhạc sĩ viết thánh ca để giúp người khác cầu nguyện. Lời của những bài thánh ca sử dụng chính thức trong phụng vụ luôn là lời cầu nguyện của Giáo hội. Như vậy người sáng tác thánh ca phải cầu nguyện mà sáng tác ra. Nếu như Linh mục cầu nguyện để soạn bài giảng thì Nhạc sĩ cầu nguyện để viết thánh ca. Một bài thánh ca hay được tạo ra bởi 2 lần cầu nguyện: người sáng tác cầu nguyện và người hát cầu nguyện, đựơc như vậy thì hát hay là cầu nguyện 2 lần. Tôi nhớ có lần trong giờ lớp, cha giáo Kim Long đã chia sẽ: Tôi viết bài “Kinh hoà bình” khi còn rất trẻ, về mặt nghệ thuật thì chẳng có gì, nhưng đó là bài ca tuyệt vời vì tôi đã cầu nguyện nhiều lần và mọi người đều hát trong tâm tình tình cầu nguyện sốt mến.
Ca đoàn hát lễ cũng hát trong cung cách cầu nguyện. ĐGH Urbanô nói rằng: Nhạc là vì lễ chứ không phải lễ vì nhạc.
Trong thông điệp “ Đấng Trung Gian”, ĐGH Piô XII đã viết ” Ước gì tiếng hát toàn dân vang lên tới trời”. Giáo hội muốn giáo dân tham dự tích vào phụng vụ và thánh ca là lời cầu nguyện của Dân Chúa. Mỗi lần lên Đức Mẹ Tàpao, nghe hàng ngàn người hành hương sốt mến hát bài “Tàpao trước ngàn năm mới”của Nhạc sĩ Thiên Thanh,; “Biết lấy gì cảm mến” của Nhạc sĩ Oanh Sông Lam; “Tình yêu Chúa cao vời” của Nhạc sĩ Duy Thiên; “Trời cao hãy đổ sương xuống” của Nhạc sĩ Duy Tân…tôi càng thấm thía sâu xa tâm tình cầu nguyện của Dân Chúa khi hát thánh ca.
“Hiến Chế Thánh Nhạc Trong Phụng Vụ” số 121 nói đến vai trò các nhạc sĩ Công Giáo. Ngoài kiến thức chuyên môn, Giáo hội đòi hỏi các nhạc sĩ những tiêu chuẩn cơ bản là nhạc sĩ phải có đời sống Kitô hữu đích thực thể hiện qua đức tin mạnh mẽ, đời sống đạo đức và tinh thần cầu nguyện. Nhạc sĩ sáng tác trong lúc cầu nguyện. không chỉ trong nhà thờ mà mọi nơi mọi lúc, nhạc sĩ chân chính có thể cầu nguyện để viết thánh ca.
ĐGH Piô X cũng dạy rằng: Thánh nhạc phải thánh, phải loại bỏ những gì là phàm tục không phải chỉ nơi bản chất thánh nhạc mà cả nơi người sáng tác và cách thể hiện.
Thánh nhạc đòi hỏi rất nhiều nơi các nhạc sĩ. Nhưng thực tế của cuộc sống với biết bao khó khăn. Phải bôn ba để nuôi sống gia đình, ít khi được quan tâm. Nhạc sĩ làm việc âm thầm vì Chúa vì Giáo hội. Đổi lại sự lao nhọc trong công việc, nhạc sĩ có nhiều niềm vui và hạnh phúc nơi các đứa con tinh thần của mình. Nhiều người đón nhận, nhiều Nhà thờ, nhiều cộng đoàn hát thánh ca của mình để tôn vinh Thiên Chúa, ca ngợi Đức Mẹ, các Thánh, đó là phần thưởng lớn lao cho nhạc sĩ sáng tác.
Nếu như cách loan báo Tin mừng Tình yêu hay nhất và hữu hiệu nhất của người Kitô hữu là loan báo bằng cuộc sống yêu thương và phục vụ thì Nhạc sĩ loan báo Tin mừng bằng những bài thánh ca được viết khi cầu nguyện; dấn thân phục vụ trên con đường nghệ thuật cao quý. Nhạc sĩ làm chứng nhân cho cái đẹp thánh thiện nâng tâm hồn con người lên với Thiên Chúa Tuyệt Mỹ.
Sứ vụ Nhạc sĩ cao đẹp lắm bởi nhận từ Thần lực Chúa Thánh Thần.
Sứ vụ Nhạc sĩ nặng nề lắm bởi vừa phải chu toàn trách vụ với gia đình vừa chăm lo phục vụ Dân Chúa. Sứ vụ càng cao đẹp, Nhạc sĩ càng thấy mình bất xứng. Sứ vụ càng phức tạp, Nhạc sĩ càng thấy mình giới hạn. Sứ vụ càng trường kỳ, Nhạc sĩ càng sợ mình mệt mỏi. Chính vì thế Nhạc sĩ càng cần đến lời cầu nguyện của mọi người.
Vậy để làm chứng cho Thiên Chúa Đấng Tuyệt Mỹ, người nhạc sĩ cần nhiều ơn Chúa Thánh Thần. Nhạc sĩ múc lấy sức mạnh nơi Chúa Kitô Thánh Thể, Đấng tràn đầy Thánh Thần, và không ngừng chia sẻ Sự sống, Thần Lực, Thần Khí, Tình yêu của Người qua những bài thánh ca. Chúa Kitô Thánh Thể là sự bình an và là niềm vui thánh thiện cho cuộc đời chúng ta.
Trong chuyến viếng thăm Việt Nam lần thứ ba, vào tháng 4 năm 1994, Mẹ Têrêxa đã đến thăm nhà thương Chợ Rẩy, đến bên giường một đảng viên cộng sản 40 năm tuổi đảng. Biết ông ấy đau tim, Mẹ không ngần ngại đặt tay trên ngực ông và cầu nguyện vài phút trong thinh lặng, rồi cho ông một ảnh Đức Mẹ ban ơn. Mẹ chia sẻ với những người cùng đi: “thế giới này đã quá nhiều bom đạn, những thứ đó không thể đem lại hoà bình và hạnh phúc chỉ có tình yêu và lòng thương xót. Hãy bắt đầu bằng một nụ cười, hãy mỉm cười ít nhất 5 lần mỗi ngày với người mà bạn không muốn cười…Bị bỏ rơi và không được ai yêu thương là căn bệnh khủng khiếp nhất mà ai cũng có thể cảm nhận”. Vài ngày sau, có người vào thăm thấy ông đảng viên đeo mẫu ảnh Đức Mẹ trên túi áo. Tôi nghĩ các Nhạc sĩ chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm chứng nhân như vậy trong cuộc đời của mình.
SAIGÒN - Hôm nay, ngày 03-9-2008, mừng kính Thánh Grêgôriô Cả, có một buổi lễ tưởng niệm các nhạc sĩ công giáo Việt Nam quá cố, với tên hiệu là Ngày Nhạc Sĩ.
Đây là lần tổ chức thứ ba nối tiếp hai lần trước, diễn ra cùng một địa điểm là Sân vườn Nhà dòng Anh Em Đức Mẹ Người Nghèo tại Bình Triệu, Saigòn.
Chương trình gồm những phần chính như sau:
1. Thánh lễ Giỗ.
2. Nghi thức Văn tế & Niệm hương.
3. Sinh hoạt vườn tượng, sinh hoạt Quỹ Phaolô Đạt & Tọa đàm (Tọa đàm lần này mang chủ đề “nhạc sĩ với giới ca trưởng”).
4. Tiệc buffet.
Thánh lễ đồng tế gồm 10 linh mục nhạc sĩ với lmns. Phạm Liên Hùng chủ sự, lm. Nguyễn Hữu An giảng lễ diễn ra trong nhà nguyện của dòng, tất nhiên là không thiếu sự hiện diện của lm. Đỗ Duy Châu, bề trên dòng Anh Em Đức Mẹ Người Nghèo nhà Bình Triệu… trong chủ tế đoàn. Bộ lễ Missa de Angelis đã được sử dụng với nguyên văn La ngữ, các bài thánh ca được chọn từ nguồn bài hát của các nhạc sĩ Công Giáo đã khuất. Ca trưởng Đinh Thiện Bản điều khiển cộng đoàn cùng hát chung trên nền nhạc đệm Organ của nhạc sĩ Tiến Linh.
Sau thánh lễ, tất cả cộng đoàn làm thành đoàn đi từ nhà nguyện sang Văn tế đài cách đó mươi mét, được dẫn đầu bởi lmns Tiến Lộc để cử hành Nghi thức Văn tế & Niệm hương, Chánh tế là nhạc sĩ lão thành Duy Tân, đặc biệt, Phó tế lần này do nghệ sĩ Vân Khanh đảm trách, Tư lễ điều khiển nghi thức văn tế là nhạc sĩ Xuân Vỹ. Sau bài văn tế là xướng danh các nhạc sĩ quá cố, tất cả mọi người tham dự đều kính cẩn niệm hương trước bài vị của 45 chư vị nhạc sĩ quá cố.
Tượng của cố nhạc sư Tiến Dũng và tượng của cố nhạc sĩ Hải Linh - vừa được tu sĩ Trần Mừng tạc xong, đã được tôn lên đài tưởng niệm, nâng số tượng lên thành sáu vị, với bốn tượng đã tạc từ năm trước là các cố nhạc sĩ Hùng Lân, lmns. Phaolô Đạt, lmns. Hoài Đức và ns. Đoàn Công Chánh.
Bên cạnh vườn tượng là bảng thông tin hoạt động Quỹ Phaolô Đạt cho biết hiện có ba nhạc sĩ bệnh nhân liệt giường:
1. Linh mục nhạc sĩ Khuất Duy Linh, bị đột quỵ, dưỡng bệnh tại nhà chính Dòng Tên, số 19 Đường số 5 – Khu phố 2 – Phường Linh Trung – Thủ Đức.
2. Nhạc sĩ Đức Nghị, bị tai nạn giao thông, bại liệt đã 23 năm, dưỡng bệnh tại nhà riêng, số 491/21 Lê Văn Sỹ - Phường 12 – Quận 3 – TP.HCM.
3. Họa sĩ Lian – Tu sĩ Vũ Đình Huyến – Dòng Đồng Công, bị bướu tim tái phát, nhập bệnh viện Chợ Rẫy, giường 13, phòng 2, tầng trệt, Trại 25 - Khoa Dịch vụ.
Sau khi biết thông tin này, có năm linh mục hiện diện đã ủng hộ ngân quỹ bằng một bỗng lễ thường niên; các nhạc sĩ đã hưởng ứng mạnh mẽ như: nhạc sĩ Hồ Đăng Tín, nhạc sĩ Hạ My và nhiều nhạc sĩ khác nữa…
Tiếp theo là giờ tọa đàm sôi nổi với phần dẫn chương trình của nhạc sĩ Cao Huy Hoàng và lmns. Tiến Lộc. Trong đó, ca trưởng Đinh Thiện Bản đã nêu vấn đề đào tạo tay nhịp cho các giáo xứ. Một điều thú vị cho cử tọa là sự xuất hiện của nữ tu Kim Loan – Dòng Mến Thánh giá Thái Bình, một ca trưởng tốt nghiệp tại Đại học thánh nhạc Santa Cecilia, Rôma, vừa về nước năm nay, đúng vào lúc nhu cầu cần thiết vừa được nêu ra. Trong khung cảnh hòa hợp giữa giới nhạc sĩ và giới ca trưởng, Lm. Nguyễn Văn Hiền - trưởng ban thánh nhạc giáo phận Vĩnh Long - nêu thêm vấn đề cần có sự giao lưu mật thiết giữa hai giới để có thể phục vụ thật tốt Phụng vụ.
Sau cùng, một bữa tiệc đứng thân mật do anh em trong Ban Biên tập Nguyệt San Thánh Nhạc Ngày Nay trực tiếp nấu nướng và phục vụ tận tình. Trước khi ra về, mỗi nhạc sĩ được trao tặng những món quà nhỏ như dĩa nhạc, tuyển tập nhạc.
BÀI GIẢNG CỦA LM NGUYẼN HỮU AN:
“Nhạc sĩ, người làm chứng cho Thiên Chúa, Đấng Tuyệt Mỹ”.
Nhạc sĩ Ngọc Kôn, Tổng biên tập Nguyệt san “Thánh nhạc ngày nay” nhờ tôi chia sẽ trong thánh lễ. Sau khi suy nghĩ và cầu nguyện với Chúa Thánh Thần, tôi mới dám nhận lời vì trước cử toạ là các nhạc sĩ tên tuổi nên phải cầu nguyện thật nhiều.
Tôi có tham dự ĐHGT tại Sydney. Thần lực để làm chứng là điều mà Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trình bày cho Đại hội giới trẻ thế giới năm nay. Chủ đề của Sứ điệp cho giới trẻ là: “Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy, tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giudê, Samari và cho đến tận cùng trái đất.” (Cv 1, 8).
Tôi được nghe Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc dạy giáo lý cho hàng ngàn bạn trẻ VN tại Melbourne với đề tài: Làm chứng cho Thiên Chúa giàu lòng xót thương, làm chứng cho Thiên Chúa là Chân Thiện Mỹ.
Vì thế tôi xin mạo muội chia sẽ về đề tài “Nhạc sĩ, người làm chứng cho Thiên Chúa, Đấng Tuyệt Mỹ”.
Với sức mạnh của Thánh Thần, Thánh Phêrô và các Tông Đồ đã ra đi rao giảng Tin Mừng cho đến tận cùng trái đất. Trong mọi thời đại, bằng mọi ngôn ngữ, Giáo Hội khắp thế giới tiếp tục tuyên xưng những kỳ công Thiên Chúa và kêu gọi các dân tộc, các quốc gia tiến đến với đức tin, hy vọng và cuộc sống mới trong Đức Kitô.
1. Làm chứng trong quyền năng Thánh Thần
Chúa Giêsu đã nói đến sứ vụ làm chứng của Chúa Thánh Thần: “ Là Thần Khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha, Người sẽ làm chứng về Thầy. Cả anh em nữa, anh em cũng làm chứng, vì anh em từng ở với Thầy ngay từ đầu” (Ga 15, 26-27). Dựa vào câu nói này của Chúa Giêsu, chúng ta xác tín rằng chứng từ về Chúa Giêsu tiên vàn là chứng từ của Chúa Thánh Thần, là một công việc thần thiêng, siêu phàm, chứ không phải là một công việc thuộc bình diện tự nhiên như các công việc khác của con người. Chính vì thế, việc làm chứng cho Chúa Giêsu chỉ có thể thực hiện trong quyền năng của Chúa Thánh Thần, chứ không thể chỉ bằng sức lực của con người.
2. Giáo hội tiếp nối sứ mạng Chúa Giêsu trong quyền năng Chúa Thánh Thần.
Chúa Giêsu vừa là Con người đến từ Thiên Chúa, vừa là Người Con ở trong Cung Lòng Thiên Chúa, là Một với Thiên Chúa. Chỉ một mình Người biết Thiên Chúa (Mt 11, 27), do đó chỉ một mình Người mạc khải Thiên Chúa cho chúng ta. Người là Người Con có kinh nghiệm trọn vẹn về tình yêu của Chúa Cha, là Người Con biết rõ ý muốn của Chúa Cha, biết rõ chương trình cứu độ của Chúa Cha. Người Con ấy là Sứ Giả được Chúa Cha sai đến trần gian để mạc khải Tình Yêu của Chúa Cha và thực hiện chương trình cứu độ của Ngài.
Chúa Giêsu cũng là Chứng nhân trung thành của Chúa Cha, chỉ nói những điều Chúa Cha muốn, thi hành những điều Chúa Cha truyền dạy. Người là Chứng nhân trung thành với Chúa Cha cho đến chết và chết trên thập giá, nên được Chúa Cha siêu tôn ban cho danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu.
Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống. Chúa Thánh Thần không những làm chứng cùng với Chúa Giêsu và trong Chúa Giêsu, khi Chúa Giêsu còn tại thế, mà còn tiếp nối sứ mạng chứng tá của Chúa Giêsu, cùng với Giáo hội và trong lòng Giáo hội.
Chính vì thế mà sứ mạng làm chứng của Giáo hội luôn luôn thể hiện cùng với Chúa Thánh Thần và trong Chúa Thánh Thần. Giáo hội được kêu gọi tiếp nối sứ mạng của Chúa Giêsu: “Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em” (Ga 20, 21-22). Giáo hội đã được Chúa Giêsu Phục Sinh thổi hơi vào và trao ban Thánh Thần. Chúa Thánh Thần từ đó luôn ở với Giáo hội và trong Giáo hội, để Giáo hội luôn trung thành với Chúa Giêsu, như Chúa Giêsu trung thành với Chúa Cha. Giáo hội đã luôn nỗ lực làm chứng cho Chúa Giêsu, trải dài suốt hai nghìn năm lịch sử, trải qua những thăng trầm những phong ba bão táp của trần thế.
3. Sứ mạng làm chứng của người kitô hữu:
Mỗi người Kitô hữu được sinh ra nhờ phép rửa ở trong lòng Giáo hội và được xức dầu thánh một cách đặc biệt trong Bí tích Thêm sức, được lãnh nhận Chúa Thánh Thần để thông phần sứ mạng làm chứng của Giáo hội.
Trong Bí tích Thêm Sức nhận lãnh, không những các ơn Chúa Thánh Thần, mà là chính Chúa Thánh Thần được ban cho chúng ta như một sức mạnh từ trên cao, như là “Thần lực của Thiên Chúa”. Dĩ nhiên đó không phải là sức mạnh của quân đội và khí giới, sức mạnh của tiền bạc và của cải, sức mạnh của bạo lực và âm mưu, sức mạnh của chính trị đảng phái. Nhưng đó là sức mạnh của Tình yêu mạnh hơn sự chết biểu lộ nơi Sự Sống lại của Chúa Giêsu, sức mạnh của Chân lý, của Sự Thật. Đó là sức mạnh cuốn hút của cái Đẹp không phai tàn của Thiên Chúa, của cái Đẹp thần linh tiềm ẩn trong mọi cái đẹp đích thực.
4. Nhạc sĩ, làm chứng cho Thiên Chúa là Đấng Tuyệt Mỹ
Chúa là Chân Thiện Mỹ, nên sức mạnh của Chân Thiện Mỹ phát xuất từ Chúa, là “Thần Lực” của chính Chúa. Muốn làm chứng cho Chúa là Chân Thiện Mỹ, phải có Thần lực của Chúa. Nếu chúng ta có sức mạnh của Chúa để làm chứng cho Ngài, thì đó là làm chứng chứng cho Thiên Chúa là cội nguồn của Chân Thiện Mỹ.
Có thể diễn tả nét đặc trưng: các GM, LM là những chứng nhân cho chân lý, những người làm việc bác ái xã hội làm chứng cho sự thiện, thì Nhạc sĩ làm chứng cho cái đẹp.
Chiêm ngắm và diễn tả vẽ đẹp thần linh có tác dụng làm cho con người say mê. Những nghệ sĩ chân chính như các nhạc sĩ, các ca sĩ, thi sĩ, các hoạ sĩ, các nhà điêu khắc, các kiến trúc sư hay cả những biên đạo múa…đều là những người phục vụ cho cái đẹp, cũng là những chứng nhân rất cần thiết cho thế giới của chúng ta. Dĩ nhiên trong thế giới nghệ thuật, cũng như trong mọi lãnh vực khác của cuộc sống, vẫn có những phản chứng từ, có thể có tác dụng huỷ hoại tâm linh con người, như những thứ âm nhạc kích thích lòng tà dâm, những phim đồi truỵ, các thứ phim ảnh bạo lực…
Khi chúng ta yêu thiên nhiên, những bông hoa, dòng suối, núi non, biển cả, chúng ta chìm vào trong thiên nhiên, ca hát ngợi khen Thiên Chúa cùng với các tiếng nói đa dạng của thiên nhiên, đó là làm chứng cho Thiên Chúa là Đấng Tuyệt Mỹ.
Nhạc sĩ là chứng nhân cho vẻ đẹp thần linh. Nhạc sĩ viết thánh ca phụng vụ cùng chung mục đích với phụng vụ là tôn vinh Thiên Chúa và thánh hoá con người.
Thánh nhạc phải thánh thiện vì nó có nguồn gốc là thánh, kèm theo lời ca của phụng vụ thánh, kèm theo những tác động thánh của phụng vụ và vì đó là lời cầu nguyện của Dân Chúa.
Thánh nhạc được viết vì phụng vụ. Nhạc sĩ viết thánh ca để giúp người khác cầu nguyện. Lời của những bài thánh ca sử dụng chính thức trong phụng vụ luôn là lời cầu nguyện của Giáo hội. Như vậy người sáng tác thánh ca phải cầu nguyện mà sáng tác ra. Nếu như Linh mục cầu nguyện để soạn bài giảng thì Nhạc sĩ cầu nguyện để viết thánh ca. Một bài thánh ca hay được tạo ra bởi 2 lần cầu nguyện: người sáng tác cầu nguyện và người hát cầu nguyện, đựơc như vậy thì hát hay là cầu nguyện 2 lần. Tôi nhớ có lần trong giờ lớp, cha giáo Kim Long đã chia sẽ: Tôi viết bài “Kinh hoà bình” khi còn rất trẻ, về mặt nghệ thuật thì chẳng có gì, nhưng đó là bài ca tuyệt vời vì tôi đã cầu nguyện nhiều lần và mọi người đều hát trong tâm tình tình cầu nguyện sốt mến.
Ca đoàn hát lễ cũng hát trong cung cách cầu nguyện. ĐGH Urbanô nói rằng: Nhạc là vì lễ chứ không phải lễ vì nhạc.
Trong thông điệp “ Đấng Trung Gian”, ĐGH Piô XII đã viết ” Ước gì tiếng hát toàn dân vang lên tới trời”. Giáo hội muốn giáo dân tham dự tích vào phụng vụ và thánh ca là lời cầu nguyện của Dân Chúa. Mỗi lần lên Đức Mẹ Tàpao, nghe hàng ngàn người hành hương sốt mến hát bài “Tàpao trước ngàn năm mới”của Nhạc sĩ Thiên Thanh,; “Biết lấy gì cảm mến” của Nhạc sĩ Oanh Sông Lam; “Tình yêu Chúa cao vời” của Nhạc sĩ Duy Thiên; “Trời cao hãy đổ sương xuống” của Nhạc sĩ Duy Tân…tôi càng thấm thía sâu xa tâm tình cầu nguyện của Dân Chúa khi hát thánh ca.
“Hiến Chế Thánh Nhạc Trong Phụng Vụ” số 121 nói đến vai trò các nhạc sĩ Công Giáo. Ngoài kiến thức chuyên môn, Giáo hội đòi hỏi các nhạc sĩ những tiêu chuẩn cơ bản là nhạc sĩ phải có đời sống Kitô hữu đích thực thể hiện qua đức tin mạnh mẽ, đời sống đạo đức và tinh thần cầu nguyện. Nhạc sĩ sáng tác trong lúc cầu nguyện. không chỉ trong nhà thờ mà mọi nơi mọi lúc, nhạc sĩ chân chính có thể cầu nguyện để viết thánh ca.
ĐGH Piô X cũng dạy rằng: Thánh nhạc phải thánh, phải loại bỏ những gì là phàm tục không phải chỉ nơi bản chất thánh nhạc mà cả nơi người sáng tác và cách thể hiện.
Thánh nhạc đòi hỏi rất nhiều nơi các nhạc sĩ. Nhưng thực tế của cuộc sống với biết bao khó khăn. Phải bôn ba để nuôi sống gia đình, ít khi được quan tâm. Nhạc sĩ làm việc âm thầm vì Chúa vì Giáo hội. Đổi lại sự lao nhọc trong công việc, nhạc sĩ có nhiều niềm vui và hạnh phúc nơi các đứa con tinh thần của mình. Nhiều người đón nhận, nhiều Nhà thờ, nhiều cộng đoàn hát thánh ca của mình để tôn vinh Thiên Chúa, ca ngợi Đức Mẹ, các Thánh, đó là phần thưởng lớn lao cho nhạc sĩ sáng tác.
Nếu như cách loan báo Tin mừng Tình yêu hay nhất và hữu hiệu nhất của người Kitô hữu là loan báo bằng cuộc sống yêu thương và phục vụ thì Nhạc sĩ loan báo Tin mừng bằng những bài thánh ca được viết khi cầu nguyện; dấn thân phục vụ trên con đường nghệ thuật cao quý. Nhạc sĩ làm chứng nhân cho cái đẹp thánh thiện nâng tâm hồn con người lên với Thiên Chúa Tuyệt Mỹ.
Sứ vụ Nhạc sĩ cao đẹp lắm bởi nhận từ Thần lực Chúa Thánh Thần.
Sứ vụ Nhạc sĩ nặng nề lắm bởi vừa phải chu toàn trách vụ với gia đình vừa chăm lo phục vụ Dân Chúa. Sứ vụ càng cao đẹp, Nhạc sĩ càng thấy mình bất xứng. Sứ vụ càng phức tạp, Nhạc sĩ càng thấy mình giới hạn. Sứ vụ càng trường kỳ, Nhạc sĩ càng sợ mình mệt mỏi. Chính vì thế Nhạc sĩ càng cần đến lời cầu nguyện của mọi người.
Vậy để làm chứng cho Thiên Chúa Đấng Tuyệt Mỹ, người nhạc sĩ cần nhiều ơn Chúa Thánh Thần. Nhạc sĩ múc lấy sức mạnh nơi Chúa Kitô Thánh Thể, Đấng tràn đầy Thánh Thần, và không ngừng chia sẻ Sự sống, Thần Lực, Thần Khí, Tình yêu của Người qua những bài thánh ca. Chúa Kitô Thánh Thể là sự bình an và là niềm vui thánh thiện cho cuộc đời chúng ta.
Trong chuyến viếng thăm Việt Nam lần thứ ba, vào tháng 4 năm 1994, Mẹ Têrêxa đã đến thăm nhà thương Chợ Rẩy, đến bên giường một đảng viên cộng sản 40 năm tuổi đảng. Biết ông ấy đau tim, Mẹ không ngần ngại đặt tay trên ngực ông và cầu nguyện vài phút trong thinh lặng, rồi cho ông một ảnh Đức Mẹ ban ơn. Mẹ chia sẻ với những người cùng đi: “thế giới này đã quá nhiều bom đạn, những thứ đó không thể đem lại hoà bình và hạnh phúc chỉ có tình yêu và lòng thương xót. Hãy bắt đầu bằng một nụ cười, hãy mỉm cười ít nhất 5 lần mỗi ngày với người mà bạn không muốn cười…Bị bỏ rơi và không được ai yêu thương là căn bệnh khủng khiếp nhất mà ai cũng có thể cảm nhận”. Vài ngày sau, có người vào thăm thấy ông đảng viên đeo mẫu ảnh Đức Mẹ trên túi áo. Tôi nghĩ các Nhạc sĩ chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm chứng nhân như vậy trong cuộc đời của mình.