Đại Hội lần thứ 5 Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Yêu Nước sau nhiều lần trì hoãn đã diễn ra trong 2 ngày 19 và 20/11. Một tuần trước đại hội, Thông Tấn Xã Nhà Nước Việt Nam quảng cáo rằng sẽ có 425 đại biểu tham dự, trong đó có đến 145 linh mục.
Sau đại hội, VietNamNet, cho biết “đại hội bầu ra 128 thành viên trong đó có 74 linh mục, 4 tu sĩ và 50 giáo dân”. Con số bao nhiêu người tham dự không được tường trình, ai muốn đoán bao nhiêu thì cứ đoán. Cũng chẳng có một tấm hình nào được đưa ra như lệ thường.
Hỏi thăm một vị linh mục tham dự trong đại hội này, chúng tôi được biết chỉ có “vài chục mạng” tham gia - theo đúng như cách nói khôi hài của vị này.
Đại hội kỳ này cũng lại đề cử vào ban chấp hành những khuôn mặt người ta đã quá quen thuộc như Nguyễn Công Danh, Phan Khắc Từ.
Trong đại hội “các vị đại biểu”, (theo cách nói của các cơ quan thông tấn Việt Nam, một cách dùng từ rất đểu vì thực ra những vị này “đại biểu” cho ai, ngoài chính bản thân họ?) đã thảo luận về cương lĩnh mới của ủy ban (cương lĩnh cũ nhằm thiết lập một Giáo Hội tự trị tại Việt Nam giờ đây có lẽ đã trở thành một thứ “mission impossible”).
Ủy ban giờ đây chú trọng nhiều hơn đến việc “vận động người Công Giáo trong nước và hải ngoại tham gia cách tích cực vào các hoạt động xã hội đa dạng trong nhiều lãnh vực làm việc, học tập, thương mại, sản xuất và các hoạt động nhân đạo, cũng như tiếp tục đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.”
Đây là một lời kêu gọi “rất đểu” của Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Yêu Nước. Một ký giả Anh quốc sau khi đọc bản tin của VietNamNet nói với chúng tôi là chị có cảm tưởng cái Ủy Ban này muốn phê bình hàng giáo phẩm và người Công Giáo Việt Nam rất thụ động trong các hoạt động xã hội và nhân đạo tại Việt Nam. Chúng tôi đã trả lời cho chị biết là không chờ cho đến khi cái Ủy Ban đểu này lên tiếng kêu gọi, Giáo Hội tại Việt Nam đã tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội và bác ái. Tất cả 25 giáo phận trên toàn quốc đều có Ủy Ban Bác Ái Xã Hội hoạt động rất tích cực và các Giám Mục Việt Nam liên tục kêu gọi nhà cầm quyền phải để cho họ được tự do tham dự tích cực vào các hoạt động xã hội trên những phương diện mà Giáo Hội Công Giáo có khả năng và có thể đóng góp xuất sắc phần mình cho đất nước như Giáo Dục, Y Tế, và các hoạt động Bác Ái.
Nếu ủy ban này thực sự là “nhịp cầu thông cảm” giữa Giáo Hội và nhà nước, như vẫn thường rêu rao, thì lẽ ra ủy ban phải tán dương lời kêu gọi của các Giám Mục Việt Nam và thúc bách nhà nước cộng sản bỏ đi những cấm đoán để Giáo Hội Việt Nam có được tự do hoạt động tích cực trong các hoạt động xã hội bác ái của mình.
Sau khi chiếm được miền Bắc, tháng Ba năm 1955, theo đúng chính sách tôn giáo của Trung quốc, cộng sản Việt Nam đã đẻ ra cái gọi là “Ủy Ban Liên Lạc Những Người Công Giáo Yêu Nước và Yêu Hòa Bình” với ý đồ thiết lập một Giáo Hội tự trị. Tuy nhiên, nhờ lòng trung tín của các vị mục tử và anh chị em giáo dân, chính sách này bị thất bại và cộng sản đã theo đuổi những chính sách khác trong đó có chính sách tiêu hao dần mòn sinh lực Giáo Hội bằng cách hạn chế tối đa việc phong chức, và chính sách cướp nhà thờ và đất đai của các giáo xứ.
Sau năm 1975, ý đồ xây dựng một Giáo Hội tự trị lại được nhen nhúm trở lại tại miền Nam Việt Nam sau những hoạt động có tính cách bài Vatican của nhóm yêu nước như vụ trục xuất Đức Khâm Sứ Tòa Thánh tại Sàigòn. Trong bối cảnh đó, ngày 10/7/1975, tờ Công Giáo và Dân Tộc ra đời với một chủ trương bài Vatican rất rõ rệt.
Tháng 12/1976, những người tham dự đại hội đầu tiên tại Hà Nội đã không khỏi sửng sốt khi nhóm linh mục dâng “thánh lễ bế mạc” đã cố ý bỏ qua không đọc lời cầu cho Đức Giáo Hoàng, một cử chỉ cụ thể biểu tượng cho trào lưu ly giáo.
Cũng cần phải nói cho công bằng rằng cũng có những người gia nhập vào cái ủy ban này với “ý ngay lành” muốn mưu tìm sự thông cảm hơn giữa người Công Giáo và người cộng sản. Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra rằng hy vọng có được sự cảm thông nơi người cộng sản là một hy vọng hão huyền. Những cuộc bách hại công khai người Công Giáo và cả hàng giáo phẩm Công Giáo mà điển hình là Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền và Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt là những chứng minh cụ thể.
Trong tình cảnh cụ thể hiện nay, chắc chắn là những vị nào tham gia vào trong ủy ban sẽ bị người cộng sản yêu cầu làm nhiều hơn những việc trái lương tâm của họ. Chí ít là cũng phải im lặng trước việc cộng sản bách hại anh em mình, chủ chăn của mình. Xa hơn là cả những hình thức khác vượt quá tâm lý chịu đựng được.
Từ năm 1985, Tòa Thánh đã nhiều lần cảnh cáo những linh mục tu sĩ tham gia vào trong ủy ban này. Người Công Giáo Việt Nam cũng xin các vị rút lui khỏi cái ủy ban này để thôi là những tai tiếng cho Giáo Hội.
Sau đại hội, VietNamNet, cho biết “đại hội bầu ra 128 thành viên trong đó có 74 linh mục, 4 tu sĩ và 50 giáo dân”. Con số bao nhiêu người tham dự không được tường trình, ai muốn đoán bao nhiêu thì cứ đoán. Cũng chẳng có một tấm hình nào được đưa ra như lệ thường.
Hỏi thăm một vị linh mục tham dự trong đại hội này, chúng tôi được biết chỉ có “vài chục mạng” tham gia - theo đúng như cách nói khôi hài của vị này.
Đại hội kỳ này cũng lại đề cử vào ban chấp hành những khuôn mặt người ta đã quá quen thuộc như Nguyễn Công Danh, Phan Khắc Từ.
Trong đại hội “các vị đại biểu”, (theo cách nói của các cơ quan thông tấn Việt Nam, một cách dùng từ rất đểu vì thực ra những vị này “đại biểu” cho ai, ngoài chính bản thân họ?) đã thảo luận về cương lĩnh mới của ủy ban (cương lĩnh cũ nhằm thiết lập một Giáo Hội tự trị tại Việt Nam giờ đây có lẽ đã trở thành một thứ “mission impossible”).
Ủy ban giờ đây chú trọng nhiều hơn đến việc “vận động người Công Giáo trong nước và hải ngoại tham gia cách tích cực vào các hoạt động xã hội đa dạng trong nhiều lãnh vực làm việc, học tập, thương mại, sản xuất và các hoạt động nhân đạo, cũng như tiếp tục đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.”
Đây là một lời kêu gọi “rất đểu” của Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Yêu Nước. Một ký giả Anh quốc sau khi đọc bản tin của VietNamNet nói với chúng tôi là chị có cảm tưởng cái Ủy Ban này muốn phê bình hàng giáo phẩm và người Công Giáo Việt Nam rất thụ động trong các hoạt động xã hội và nhân đạo tại Việt Nam. Chúng tôi đã trả lời cho chị biết là không chờ cho đến khi cái Ủy Ban đểu này lên tiếng kêu gọi, Giáo Hội tại Việt Nam đã tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội và bác ái. Tất cả 25 giáo phận trên toàn quốc đều có Ủy Ban Bác Ái Xã Hội hoạt động rất tích cực và các Giám Mục Việt Nam liên tục kêu gọi nhà cầm quyền phải để cho họ được tự do tham dự tích cực vào các hoạt động xã hội trên những phương diện mà Giáo Hội Công Giáo có khả năng và có thể đóng góp xuất sắc phần mình cho đất nước như Giáo Dục, Y Tế, và các hoạt động Bác Ái.
Nếu ủy ban này thực sự là “nhịp cầu thông cảm” giữa Giáo Hội và nhà nước, như vẫn thường rêu rao, thì lẽ ra ủy ban phải tán dương lời kêu gọi của các Giám Mục Việt Nam và thúc bách nhà nước cộng sản bỏ đi những cấm đoán để Giáo Hội Việt Nam có được tự do hoạt động tích cực trong các hoạt động xã hội bác ái của mình.
Sau khi chiếm được miền Bắc, tháng Ba năm 1955, theo đúng chính sách tôn giáo của Trung quốc, cộng sản Việt Nam đã đẻ ra cái gọi là “Ủy Ban Liên Lạc Những Người Công Giáo Yêu Nước và Yêu Hòa Bình” với ý đồ thiết lập một Giáo Hội tự trị. Tuy nhiên, nhờ lòng trung tín của các vị mục tử và anh chị em giáo dân, chính sách này bị thất bại và cộng sản đã theo đuổi những chính sách khác trong đó có chính sách tiêu hao dần mòn sinh lực Giáo Hội bằng cách hạn chế tối đa việc phong chức, và chính sách cướp nhà thờ và đất đai của các giáo xứ.
Sau năm 1975, ý đồ xây dựng một Giáo Hội tự trị lại được nhen nhúm trở lại tại miền Nam Việt Nam sau những hoạt động có tính cách bài Vatican của nhóm yêu nước như vụ trục xuất Đức Khâm Sứ Tòa Thánh tại Sàigòn. Trong bối cảnh đó, ngày 10/7/1975, tờ Công Giáo và Dân Tộc ra đời với một chủ trương bài Vatican rất rõ rệt.
Tháng 12/1976, những người tham dự đại hội đầu tiên tại Hà Nội đã không khỏi sửng sốt khi nhóm linh mục dâng “thánh lễ bế mạc” đã cố ý bỏ qua không đọc lời cầu cho Đức Giáo Hoàng, một cử chỉ cụ thể biểu tượng cho trào lưu ly giáo.
Cũng cần phải nói cho công bằng rằng cũng có những người gia nhập vào cái ủy ban này với “ý ngay lành” muốn mưu tìm sự thông cảm hơn giữa người Công Giáo và người cộng sản. Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra rằng hy vọng có được sự cảm thông nơi người cộng sản là một hy vọng hão huyền. Những cuộc bách hại công khai người Công Giáo và cả hàng giáo phẩm Công Giáo mà điển hình là Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền và Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt là những chứng minh cụ thể.
Trong tình cảnh cụ thể hiện nay, chắc chắn là những vị nào tham gia vào trong ủy ban sẽ bị người cộng sản yêu cầu làm nhiều hơn những việc trái lương tâm của họ. Chí ít là cũng phải im lặng trước việc cộng sản bách hại anh em mình, chủ chăn của mình. Xa hơn là cả những hình thức khác vượt quá tâm lý chịu đựng được.
Từ năm 1985, Tòa Thánh đã nhiều lần cảnh cáo những linh mục tu sĩ tham gia vào trong ủy ban này. Người Công Giáo Việt Nam cũng xin các vị rút lui khỏi cái ủy ban này để thôi là những tai tiếng cho Giáo Hội.