Luanda- Angola: Nói chuyện với các nhà chính trị tại Angola và nhóm viên chức ngoại giao quốc tế, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã khẩn khoản kêu gọi thay cho các gia đình Phi Châu đang phấn đấu trước hiểm họa của nạn đói, bệnh tật và chiến tranh.

Đức Thánh Cha nói phụ nữ và thiếu nữ nhất là những người đang trải qua sự kỳ thị “bị dồn nén” và bị lạm dụng tính dục. Đồng thời, Đức Thánh Cha chỉ trích đến các cơ quan đã khoác lác thay vì cải thiện đến việc chăm lo sức khoẻ thì lại cổ võ cho việc phá thai.

Đức Thánh Cha nói “thật là cay đắng mỉa mai thế nào đối với những con người cổ võ phá thai như là một hình thức chăm lo sức khoẻ cho ‘người mẹ. Thật là một sự đảo lộn cho rằng kết liễu cuộc sống là một vấn đề liên quan đến sức khoẻ sinhh sản”.

Đức Giáo Hoàng đã ban bài huấn từ vào ngày 20/3 tại phủ tổng thống ở Luanda, là thủ phủ của nước Angola. Tổng thống Jose Eduardo Dos Santos đã chào mừng trong một buổi lễ nghi thức trịnh trọng. Sau khi Tổng Thống đã gặp riêng Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, Đức Thánh Cha đã vào văn phòng gồm toàn các viên chức ngoại giao quốc tế đang làm việc tại Angola, các Giám Mục và các viên chức cao cấp trong chính quyền.

Đức Giáo Hoàng đứng trên một cái bục được trang điểm với những lá cờ Angola và cờ của Tòa Thánh. Sau khi Đức Giáo Hoàng ca ngợi sự xây dựng quốc gia sau một cuộc nội chiến, Đức Thánh Cha đã quay về với những vấn đề hiện đang lan rộng tới dân tộc Phi Châu và nói đến tình trạng căng thẳng đối với các gia đình Phi Châu bao gồm đến nạn đói, thất nghiệp, bệnh tật và tình trạng di cư.

Đức Thánh Cha nói “Sự xáo trộn nhất là sự ép buộc kỳ thị đang giáng lên mà phụ nữ và thiếu nữ rất thường phải chịu đựng, đó là không kể đến thủ đoạn tình dục bạo hành và lạm dụng không thể nói ra được vốn gây nên bẽ bàng và đau thương”.

Các cơ quan thuộc Giáo Hội đã gia tăng hoạt động nhằm cổ võ cho quyền phụ nữ tại Phi, và Đức Giáo Hoàng sẽ nói chuyện với các nhà Công Giáo tranh đấu cho phụ nữ trước khi rời khỏi quốc gia Angola. Chồng chất thêm đến sự kỳ thị về pháp luật như nghèo đói và quyền thuộc người mẹ, nhiều phụ nữ Phi Châu đã phải trải qua nạn buôn bán người thường có liên lụy đến đường giây làm đĩ điếm.

Theo bản tường trình qua những năm gần đây của Liên Hiệp Quốc và Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới, đã cho thấy rằng tại nhiều quốc gia Phi Châu, tư tưởng thâm căn cố đế là chồng chúa vợ tôi đã khiến những người vợ bị đánh đập và người chồng có “quyền” hành hạ và xỉ nhục vợ.

Khi đưa ra vấn đề phá thai, Đức Giáo Hoàng đã trở lại một vấn đề mà Tòa Thánh đã nhấn mạnh rất nhiều lần trên diễn đàn quốc tế. Hiện thời Tòa Thánh đang lo ngại đến các cơ quan quốc tế đang đẩy mạnh đến việc phá thai coi như là nhân quyền.

Hậu quả của nó, Đức Thánh Cha nói đó là những chính sách được cổ võ bởi “những người cho việc đó là nhằm cải thiện “dinh thự xã hội” mà nó đe dọa ngay chính từ nền tảng”.

Đức Giáo Hoàng cam kết rằng, qua các cơ quan từ thiện, giáo hội sẽ “tiếp tục bằng đủ mọi cách để bảo vệ gia đình, bao gồm đến những người đang chịu đau khổ vì hậu quả đau đớn của bệnh Siđa—và bênh vực nhân qưyền”.

Đức Thánh Cha cũng đã đề cập đến các vấn đề bao quát hơn tại Phi Châu nữa. Ngài nói Châu Phi là “lục địa của niềm hy vọng”, con người tốt sẽ làm việc để biến đổi nó và giải thoát con người khỏi tính tham lam, bạo lực và tình trạng biến động.

Sự chuyển đổi này sẽ dẫn đến những nguyên tắc cho mọi nền dân chủ tân thời đó là: tôn trọng nhân quyền, chính quyền chân chính, một nền luật pháp độc lập, một sự tự do báo chí, một sự hội nhập phục vụ dân sự và các trường ốc và bệnh viện được hoạt động một cách đúng đắn.

Đức Giáo Hoàng nói thêm một yếu tố cần nhấn mạnh nhất cho sự chuyển đổi đó là một sự quyết tâm “cắt bỏ nạn tham nhũng một lần và cho tất cả”.

Cư dân Phi Châu được kêu gọi không vì nhiều chương trình hơn thế nữa nhưng cho “một sự sửa đổi thâm sâu, kéo dài tự đáy lòng cho tình đoàn kết thành thật”.

“Lời khẩn cầu của họ cho những ai phục vụ chính trị, công chức, các cơ quan quốc tế và các công ty đa quốc gia chỉ giản đơn ở điều này: cùng sát cánh với chúng tôi theo đường lối thâm sâu con người; cùng đồng hành với chúng tôi, và cho gia đình và cộng đồng chúng tôi”.

Đức Thánh Cha đã nhắc nhở đến các quốc gia giầu có đừng quên đến sự cam kết giúp đỡ của họ cho lục địa Phi Châu, bao gồm đến Những Mục Tiêu Phát Triển Ngàn Năm Mới đã được thông qua hồi năm 2000, theo đó họ cam kết giúp đỡ 0.7% tổng sản lượng quốc gia. Không nên coi mục tiêu đó là một tai biến đối vì nền khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện tại.

Đức Thánh Cha đã mạnh mẽ tán thành những nỗ lực của quốc gia Angola trong việc tái phục hồi sau 27 năm nội chiến. Thêm vào đó chính quyền đã phát động sự trợ giúp về nhiều mặt, nước Angola đã được giúp đỡ cật lực bởi các giáo viên, các nhân viên y tế, các công chức đã làm việc chỉ đòi hỏi chút đỉnh hay không công để phục vụ những người cơ bần.

Bài nói chuyện của Đức Giáo Hoàng đã được truyền đi trên đài truyền hình và đã được những thính giả có mặt đứng lên hoan nghênh tán thành.

Luanda, thủ phủ của Angola đã chào mừng Đức Thánh Cha nồng nhiệt trong ngay ngày đầu đặt chân đến quốc gia này. Hàng ngàn người đã đứng dọc theo bên đường vẫy tay chào Đức Giáo Hoàng, cùng loạt mặt áo thung và đội nón có mang hình Giáo Hoàng và đồng thanh la lên”Papa, amigo, Angola esta contigo!” (Thưa Đức Giáo Hoàng, người bạn của chúng con, nước Angola sẽ theo Đức Thánh Cha)

Đức Giáo Hoàng đã trở lại chủ đề gia đình buổi chiều cùng ngày tại Dinh Khâm Sứ với 25 vị Giám Mục Angola, yêu cầu các Giám Mục hãy bảo vệ cơ chế hôn nhân và sự thánh thiêng của đời sống”.

Đức Giáo HOàng đã nhắc nhở tới nhiều cặp hôn nhân ngày nay đã mất đi sự kiên định nội tại và “ thật đó là chiều hướng đang lan rộng trong xã hội và văn hóa để đưa ra câu hỏi tính chất độc nhất vô nhị và thừa tác vụ đặc biệt của gia đình dựa trên hôn nhân”.

Về phận vụ của các Giám Mục, Đức Cha nói là hãy đòi hỏi đến chiều kích luật pháp và kinh tế để ủng hộ gia đình trong việc nuôi nấng và dạy dỗ con cái

Đức Giáo Hoàng đã ca ngợi Giáo Hội tại Angola vì sự chủ động và nói Ngài đến quốc gia này để thừa nhận đến việc truyền giáo căn bản của giáo hội trong xã hội. Đức Thánh Cha đã cảnh giác rằng Phi Châu cũng giống như những nơi khác đang đối đầu với sự lấn lướt của thuyết tương đối hóa, vốn thừa nhận không có gì là dứt khoát và coi cá nhân là một chiều kích duy nhất cho mọi sự.

“Chúng ta đưa ra chiều kích khác. Chính Đức Kitô là chiều kích cho chủ nghĩa nhân đạo thực sự”.

Khi màn đêm buông xuống, các bạn trẻ Công Giáo đã chen lấn chung quanh khu vực dinh Khâm Sứ nơi Đức Giáo Hoàng cư ngụ, họ đã ca hát và hy vọng sẽ được nhìn thấy bóng dáng Giáo Hoàng. Và niềm ước mơ đã thành sự thật, sau một ngày dài Đức Thánh Cha vẫn mỉm cười xuất hiện trên hành lang Tòa Khâm Sứ và ban phép lành cho các bạn trẻ.

Tại một địa điểm khác trong thành phố, hàng vạn người Công Giáo Angola đã thắp nến và đi bộ đến Đền Thánh Đức Mẹ tham dự buổi canh thức.

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đang viếng thăm quốc gia thứ hai, trong chuyến Tông Du lần thứ 11 của triều Giáo Hoàng Biển Đức XVI.