Trong những năm gần đây, khán giả Việt Nam được xem nhiều phim Trung Quốc (TQ) trên các đài truyền hình như: VTV, HTV, TTV, CTV… Các phim TQ được chiếu hầu hết là các phim lịch sử, dã sử về các vương triều TQ. Khán giả Việt Nam bị hấp dẫn bởi nội dung, diễn xuất, võ thuật, âm nhạc, cảnh quay… Khán giả trở nên quen thuộc với các nhân vật như: Càn Long, Hoàn Châu cách cách, Hoà Thân, Bao Công… kể cả Võ Tắc Thiên, Tần Thuỷ Hoàng, Lưu Bị, Hán Vũ Đế, Thương Ưởng…
Tuy nhiên chính những tác dụng trên lại làm mờ đi phần nào những sự kiện lịch sử đã xảy ra đối với các Vương triều Việt Nam trong thế tồn tại song song với các Vương triều TQ.
Khán giả Việt Nam biết đến Tần Doanh Chính như một người có công thống nhất TQ. Nhưng có thể vì thế mà nhiều người quên rằng chính ông ta đã cho quân xâm lược nước ta ngay từ buổi đầu của nước Âu Lạc.
Thời Hán với Hán Cao Tổ, Lưu Bang, cũng đã đem quân xâm lược nước ta. Chúng ta không quên được “trụ đồng chiết, Giao Chỉ diệt ” và các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Bà Triệu bị dìm trong biển máu.
Đời Đường với những nhân vật như Đường Huyền Tông, Võ Tắc Thiên cũng đã từng đem quân sang thôn tính nước ta, đô hộ nước ta hơn 300 năm, vơ vét sản vật, bóc lột nhân dân ta vô cùng tàn khốc. Chúng ta không thể không nhắc đến những cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng, Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế), và oanh liệt nhất phải kể đến Lý Nam Đế với nước Vạn Xuân.
Xem phim Bao Thanh Thiên, chúng ta biết đến một Bao Chưởng thanh liêm, yêu dân như con; biết đến một Tống Nhân Tông như một minh quân của triều Tống. Nhưng cũng chính triều Tống ấy đã bị quân dân Đại Việt “đánh cho tơi bời” tại Ung Châu (TQ) và Sông Như Nguyệt khi xâm lược Đại Việt.
Xem Thành Cát Tư Hãn, khán giả lại thấy một nhân vật siêu quần bạt thế, đã lật đổ nhà Tống, lập ra đế quốc Nguyên – Mông với những chiến thắng lẫy lừng khắp Châu Âu, Châu Á. Nhưng cũng đừng quên rằng chính triều Nguyên đã từng ba lần xâm lược nước ta và đều bị quân nhà Trần, dưới sự lãnh đạo của các Vua Trần và Trần Hưng Đạo, đánh tan tành ở Đống Đa và Nhị Hà.
Trong các phim Hoàn Châu cách cách, Mộng Đoạn Tử Cấm Thành, Tể Tướng Lưu gù, Bản lĩnh Kỷ Hiểu Lam… chúng ta lại thấy một Hoàng đế Càn Long đa mưu, hào hoa, phong lưu… nói tóm lại là một minh quân của triều Đại nhà Thanh. Nhưng cũng chính triều Đại ấy đã lấy danh nghĩa “phò Lê” để xâm lược nước ta và bị anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đánh tan.
Và còn nhiều bộ phim dã sử TQ nữa đã làm khán giả Việt Nam say mê. Những nhà làm phim về lịch sử TQ đã thật khéo léo khi xây dựng những nhân vật đan xen các tình tiết bất ngờ, phóng đại các tình tiết ly kỳ. Chẳng những thế, khi được trình chiếu trên truyền hình, các bộ phim này lập tức gây một “hiệu ứng” mạnh đến nỗi ngay cả trên tập vở học sinh cũng có hình các nhân vật trong phim, một số ca sĩ còn sử dụng trang phục của các nhân vật trong phim để biểu diễn.
Nhìn lại tình hình phim lịch sử Việt Nam, lớp trẻ chúng tôi thực sự lo ngại. Từ lâu lắm rồi, chúng ta không có những bộ phim về các Vương triều Đại Việt. Những cuộc khởi nghĩa giành độc lập tự do, những cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ Quốc chỉ được tái hiện trong sách lịch sử, trong khi ai cũng biết phim ảnh là một phương tiện truyền đạt vô cùng nhạy cảm và hiệu quả. Chúng ta đã từng có bộ phim “Hoàng Lê nhất thống” nhưng từ diễn xuất cho đến trang phục và kỹ thuật, v.v. không thoả mãn được yêu cầu tái hiện trung thực một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc.
Có lẽ đây chính là một nguyên nhân khiến lớp trẻ ngày nay “lờ mờ” về lịch sử dân tộc. Tiến sĩ Trần Ngọc Thêm trong cuốn Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam đã cho thấy một thực trạng rằng: nhiều người không biết đàn Nam Giao là gì, có người bảo Trần Quốc Toản là ông nội của… Trần Phú!!!, Quang Trung là… anh hùng kháng chiến chống Pháp, và Lê Lợi… bắn súng lục rất giỏi!!! Ngay cả trong một cuộc thi của chương trình “Đường lên đỉnh Olympia”, một học sinh đã trả lời khi được hỏi ai đã khoác áo bào cho Lê Hoàn lên làm Vua, rằng: “Đó là Dương Quí Phi”!? Hay trong chương trình “Chiếc nón kỳ diệu”, một giảng viên của trường Đại Học KHXH&NV đã không biết bến Bình Than là gì, ở đâu…
Có thể nói chính tình trạng quá nhiều phim lịch sử, dã sử TQ và không có phim lịch sử Việt Nam trên truyền hình đang làm lu mờ đi những hiểu biết của lớp trẻ về lịch sử hào hùng của dân tộc. Trong thời đại ngày nay, lớp trẻ cần những cách diễn đạt và tuyên truyền mới về lịch sử một cách sống động, mà cụ thể nhất là các bộ phim về các Vương triều Đại Việt. Tư liệu lịch sử chúng ta không thiếu, những người có tâm huyết không thiếu, lực lượng diễn viên không thiếu. Cái thiếu của chúng ta có lẽ là sự đầu tư chưa đúng mức. Tôi biết còn rất nhiều người vẫn nhớ như in các bộ phim về hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ như: Cánh đồng hoang, Ông cố vấn, Ván bài lật ngửa, Biệt động Sài gòn… Ước gì chúng ta cũng không thể quên được những bộ phim: Trưng Vương, Vạn Xuân, Vầng trăng Như Nguyệt, Khí phách Đông A, Thần tốc Vương…
Xem phim lịch sử TQ, liên tưởng đến những giai đoạn lịch sử hào hùng của cha ông, tôi thực sự mong muốn cho khí phách của Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung… được đưa lên màn ảnh như một cách giáo dục, nhắc nhớ về công ơn của tổ tiên, khí phách của nòi giống Lạc Hồng. Và đó là cách giáo dục hiệu quả nhất.
Giáo sư Trần Văn Giàu (Tuổi trẻ, 06/12/2001) đã không sai khi nói: “Đang có những đánh giá lớp trẻ ngày nay ít quan tâm dến chính trị, lịch sử… nhưng tôi tin phần lớn là do chúng ta đã không biết cách khuyến khích, truyền đạt và tưởng thưởng”. Điều này dành cho tất cả chúng ta suy nghĩ và hành động.
Tuy nhiên chính những tác dụng trên lại làm mờ đi phần nào những sự kiện lịch sử đã xảy ra đối với các Vương triều Việt Nam trong thế tồn tại song song với các Vương triều TQ.
Khán giả Việt Nam biết đến Tần Doanh Chính như một người có công thống nhất TQ. Nhưng có thể vì thế mà nhiều người quên rằng chính ông ta đã cho quân xâm lược nước ta ngay từ buổi đầu của nước Âu Lạc.
Thời Hán với Hán Cao Tổ, Lưu Bang, cũng đã đem quân xâm lược nước ta. Chúng ta không quên được “trụ đồng chiết, Giao Chỉ diệt ” và các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Bà Triệu bị dìm trong biển máu.
Đời Đường với những nhân vật như Đường Huyền Tông, Võ Tắc Thiên cũng đã từng đem quân sang thôn tính nước ta, đô hộ nước ta hơn 300 năm, vơ vét sản vật, bóc lột nhân dân ta vô cùng tàn khốc. Chúng ta không thể không nhắc đến những cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng, Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế), và oanh liệt nhất phải kể đến Lý Nam Đế với nước Vạn Xuân.
Xem phim Bao Thanh Thiên, chúng ta biết đến một Bao Chưởng thanh liêm, yêu dân như con; biết đến một Tống Nhân Tông như một minh quân của triều Tống. Nhưng cũng chính triều Tống ấy đã bị quân dân Đại Việt “đánh cho tơi bời” tại Ung Châu (TQ) và Sông Như Nguyệt khi xâm lược Đại Việt.
Xem Thành Cát Tư Hãn, khán giả lại thấy một nhân vật siêu quần bạt thế, đã lật đổ nhà Tống, lập ra đế quốc Nguyên – Mông với những chiến thắng lẫy lừng khắp Châu Âu, Châu Á. Nhưng cũng đừng quên rằng chính triều Nguyên đã từng ba lần xâm lược nước ta và đều bị quân nhà Trần, dưới sự lãnh đạo của các Vua Trần và Trần Hưng Đạo, đánh tan tành ở Đống Đa và Nhị Hà.
Trong các phim Hoàn Châu cách cách, Mộng Đoạn Tử Cấm Thành, Tể Tướng Lưu gù, Bản lĩnh Kỷ Hiểu Lam… chúng ta lại thấy một Hoàng đế Càn Long đa mưu, hào hoa, phong lưu… nói tóm lại là một minh quân của triều Đại nhà Thanh. Nhưng cũng chính triều Đại ấy đã lấy danh nghĩa “phò Lê” để xâm lược nước ta và bị anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đánh tan.
Và còn nhiều bộ phim dã sử TQ nữa đã làm khán giả Việt Nam say mê. Những nhà làm phim về lịch sử TQ đã thật khéo léo khi xây dựng những nhân vật đan xen các tình tiết bất ngờ, phóng đại các tình tiết ly kỳ. Chẳng những thế, khi được trình chiếu trên truyền hình, các bộ phim này lập tức gây một “hiệu ứng” mạnh đến nỗi ngay cả trên tập vở học sinh cũng có hình các nhân vật trong phim, một số ca sĩ còn sử dụng trang phục của các nhân vật trong phim để biểu diễn.
Nhìn lại tình hình phim lịch sử Việt Nam, lớp trẻ chúng tôi thực sự lo ngại. Từ lâu lắm rồi, chúng ta không có những bộ phim về các Vương triều Đại Việt. Những cuộc khởi nghĩa giành độc lập tự do, những cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ Quốc chỉ được tái hiện trong sách lịch sử, trong khi ai cũng biết phim ảnh là một phương tiện truyền đạt vô cùng nhạy cảm và hiệu quả. Chúng ta đã từng có bộ phim “Hoàng Lê nhất thống” nhưng từ diễn xuất cho đến trang phục và kỹ thuật, v.v. không thoả mãn được yêu cầu tái hiện trung thực một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc.
Có lẽ đây chính là một nguyên nhân khiến lớp trẻ ngày nay “lờ mờ” về lịch sử dân tộc. Tiến sĩ Trần Ngọc Thêm trong cuốn Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam đã cho thấy một thực trạng rằng: nhiều người không biết đàn Nam Giao là gì, có người bảo Trần Quốc Toản là ông nội của… Trần Phú!!!, Quang Trung là… anh hùng kháng chiến chống Pháp, và Lê Lợi… bắn súng lục rất giỏi!!! Ngay cả trong một cuộc thi của chương trình “Đường lên đỉnh Olympia”, một học sinh đã trả lời khi được hỏi ai đã khoác áo bào cho Lê Hoàn lên làm Vua, rằng: “Đó là Dương Quí Phi”!? Hay trong chương trình “Chiếc nón kỳ diệu”, một giảng viên của trường Đại Học KHXH&NV đã không biết bến Bình Than là gì, ở đâu…
Có thể nói chính tình trạng quá nhiều phim lịch sử, dã sử TQ và không có phim lịch sử Việt Nam trên truyền hình đang làm lu mờ đi những hiểu biết của lớp trẻ về lịch sử hào hùng của dân tộc. Trong thời đại ngày nay, lớp trẻ cần những cách diễn đạt và tuyên truyền mới về lịch sử một cách sống động, mà cụ thể nhất là các bộ phim về các Vương triều Đại Việt. Tư liệu lịch sử chúng ta không thiếu, những người có tâm huyết không thiếu, lực lượng diễn viên không thiếu. Cái thiếu của chúng ta có lẽ là sự đầu tư chưa đúng mức. Tôi biết còn rất nhiều người vẫn nhớ như in các bộ phim về hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ như: Cánh đồng hoang, Ông cố vấn, Ván bài lật ngửa, Biệt động Sài gòn… Ước gì chúng ta cũng không thể quên được những bộ phim: Trưng Vương, Vạn Xuân, Vầng trăng Như Nguyệt, Khí phách Đông A, Thần tốc Vương…
Xem phim lịch sử TQ, liên tưởng đến những giai đoạn lịch sử hào hùng của cha ông, tôi thực sự mong muốn cho khí phách của Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung… được đưa lên màn ảnh như một cách giáo dục, nhắc nhớ về công ơn của tổ tiên, khí phách của nòi giống Lạc Hồng. Và đó là cách giáo dục hiệu quả nhất.
Giáo sư Trần Văn Giàu (Tuổi trẻ, 06/12/2001) đã không sai khi nói: “Đang có những đánh giá lớp trẻ ngày nay ít quan tâm dến chính trị, lịch sử… nhưng tôi tin phần lớn là do chúng ta đã không biết cách khuyến khích, truyền đạt và tưởng thưởng”. Điều này dành cho tất cả chúng ta suy nghĩ và hành động.