Chính quyền lựa chọn tăng trưởng kinh tế thách thức tinh thần bài ngoại và an toàn môi sinh.
(Tựa của The Economist)
Trong một nhà nước độc đảng mà ở đó người phê phán chính quyền thường bị tống giam, rất hiếm ai dám nói thẳng trừ những cá nhân dũng cảm hoặc liều lĩnh nhất. Ấy vậy mà việc chính phủ Việt Nam toan tính để cho một công ty Trung Quốc bắt đầu khai thác một phần trong trữ lượng lớn quặng bauxite tàng ẩn dưới vẻ xanh mướt của Cao nguyên miền Trung đã kích động một làn sóng phản đối mạnh mẽ chưa từng thấy từ nhiều thành phần xã hội. Trong số họ có danh tướng đã non trăm tuổi Võ Nguyên Giáp, nhà sư bất đồng chính kiến Thích Quảng Độ cùng một loạt chuyên gia khoa học và nhà bảo vệ môi trường.
Việt Nam được thiên nhiên ban phú một trữ lượng bauxite (quặng để luyện ra nhôm) đứng thứ ba thế giới, và chính quyền cộng sản đang nôn nóng được thu lợi từ đấy. Trong một qui hoạch mà thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gọi là “chủ trương lớn của đảng và nhà nước”, chính phủ đang trông ngóng sẽ thu hút được 15 tỉ đô-la đầu tư để triển khai các dự án khai thác bauxite và tinh luyện nhôm vào năm 2025. Hợp đồng với một doanh nghiệp con của Chalco – tập đoàn khai khoáng quốc doanh của Trung Hoa – để xây dựng một xí nghiệp mỏ, và cả một thoả thuận với đại gia nhôm Alcoa của Hoa Kì về nghiên cứu tính khả thi của một mỏ khác, đã được kí kết.
Các chỉ trích vạch ra rằng việc tiến hành khai thác bauxite qui mô lớn tại vùng đất hiện đang canh tác cà-phê và các cây trồng khác sẽ gây nên một hiểm hoạ không thể hối cải đối với môi trường và một cuộc di dời vô hậu các nhóm sắc tộc thiểu số đang cư trú trên Cao nguyên. Việc khai thác bauxite trên các mỏ lộ thiên sẽ để lại những vết sẹo lớn về cảnh quan. Còn quá trình tinh luyện loại quặng này sẽ sản sinh một thứ “bùn đỏ” độc hại, khi trôi vào các dòng chảy có thể gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Không chỉ có vậy, sự hiện diện của một công ty Hoa Lục trong dự án đang gây tranh cãi đã thổi bùng lên tình cảm chống Trung Quốc, người láng giềng lớn từng đô hộ Việt Nam trong 10 thế kỉ và vừa mới giao tranh với nước này trong một cuộc chiến ngắn nhưng đẫm máu vào năm 1979. Hoà thượng Thích Quảng Độ, lãnh tụ Giáo hội Phật giáo Thống nhất đã bị cấm hoạt động, cảnh báo rằng Việt Nam “đang bị đe doạ thôn tính”, với việc “những cư xá công nhân Trung Quốc đang mọc lên như nấm trên Cao nguyên, và khoảng một vạn di dân người Hoa sẽ đến tái định cư trong năm tới.” Nhận định của ông đã được phụ hoạ lại bởi một đội quân blogger hăng hái, và một liên kết chống khai thác bauxite Tây Nguyên được thiết lập trên Facebook, một trang mạng xã hội phổ cập, đã thu hút gần 700 thành viên (vào thời điểm post bài này, số thành viên đã là gần 900 – Người dịch). Hoá ra các blogger Trung Quốc không phải là cộng đồng duy nhất được dưỡng dục tinh thần bài ngoại đầy phẫn nộ. Song le, mặc dù phần nhiều sự phản đối bị chi phối bởi tinh thần này, những quan ngại về thành tích môi trường tồi tệ của nhiều công ty khai khoáng Trung Quốc là xác thực.
Tuy nhiên, bất luận được thúc đẩy bởi động cơ nào, sự phản đối Trung Quốc của công chúng đang khiến nhà đương cục Việt Nam lo lắng. Mới đây, chính quyền đã ra lệnh đình bản tờ bán nguyệt san Du Lịch trong ba tháng do báo này đã cho đăng tải một series bài về bất đồng lãnh thổ giữa hai quốc gia. Chính quyền viện lẽ rằng Trung Quốc đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Việt Nam đang phải hứng chịu một thâm hụt thương mại khổng lồ với nước láng giềng phía bắc và đang hối thúc giới chức Trung Quốc đầu tư mạnh hơn để hòng được bù đắp khoản thâm hụt. Với việc đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đã thuyên giảm 40 phần trăm trong quí đầu của năm 2009 so với một năm về trước, khi mà hầu hết các nước giàu đang cạn tiền, Việt Nam lúc này cần tiền của Trung Quốc hơn bao giờ hết.
Khoét sâu hơn sự xúc phạm đối với cuộc vận động chống Trung Quốc, thủ tướng Dũng vừa mới bỏ ra cả tuần lễ trong tháng này để thăm thú Hoa Lục, ra sức hô hoán đầu tư và hứa hẹn tạo mọi thuận tiện để các công ty Trung Hoa hoạt động dễ dàng trên đất nước ông. Trong cuộc hội kiến với thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, Dũng phát biểu rằng hai nước cần phấn đấu nâng kim ngạch thương mại song phương từ 20 tỉ đô-la năm 2008 lên 25 tỉ đô-la vào năm 2010, đồng thời nỗ lực loại bỏ sự bất cân bằng mậu dịch.
Trong hội nghị vừa qua (nhóm họp trong một ngày ở Khách sạn Meliã Hà Nội hôm mồng 9 tháng Tư – Người dịch) của các nhà khoa học đang quan ngại về hiểm hoạ môi trường, phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã phát biểu rằng Việt Nam sẽ không theo đuổi qui hoạch khai thác bauxite “bằng mọi giá”. Song trong thời buổi quẫn bách hiện nay của nền kinh tế, kẻ ăn mày đừng hòng mơ xôi gấc!
Dịch từ “Bauxite bashers” – The Economist April 23rd 2009
(Tựa của The Economist)
Trong một nhà nước độc đảng mà ở đó người phê phán chính quyền thường bị tống giam, rất hiếm ai dám nói thẳng trừ những cá nhân dũng cảm hoặc liều lĩnh nhất. Ấy vậy mà việc chính phủ Việt Nam toan tính để cho một công ty Trung Quốc bắt đầu khai thác một phần trong trữ lượng lớn quặng bauxite tàng ẩn dưới vẻ xanh mướt của Cao nguyên miền Trung đã kích động một làn sóng phản đối mạnh mẽ chưa từng thấy từ nhiều thành phần xã hội. Trong số họ có danh tướng đã non trăm tuổi Võ Nguyên Giáp, nhà sư bất đồng chính kiến Thích Quảng Độ cùng một loạt chuyên gia khoa học và nhà bảo vệ môi trường.
Việt Nam được thiên nhiên ban phú một trữ lượng bauxite (quặng để luyện ra nhôm) đứng thứ ba thế giới, và chính quyền cộng sản đang nôn nóng được thu lợi từ đấy. Trong một qui hoạch mà thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gọi là “chủ trương lớn của đảng và nhà nước”, chính phủ đang trông ngóng sẽ thu hút được 15 tỉ đô-la đầu tư để triển khai các dự án khai thác bauxite và tinh luyện nhôm vào năm 2025. Hợp đồng với một doanh nghiệp con của Chalco – tập đoàn khai khoáng quốc doanh của Trung Hoa – để xây dựng một xí nghiệp mỏ, và cả một thoả thuận với đại gia nhôm Alcoa của Hoa Kì về nghiên cứu tính khả thi của một mỏ khác, đã được kí kết.
Các chỉ trích vạch ra rằng việc tiến hành khai thác bauxite qui mô lớn tại vùng đất hiện đang canh tác cà-phê và các cây trồng khác sẽ gây nên một hiểm hoạ không thể hối cải đối với môi trường và một cuộc di dời vô hậu các nhóm sắc tộc thiểu số đang cư trú trên Cao nguyên. Việc khai thác bauxite trên các mỏ lộ thiên sẽ để lại những vết sẹo lớn về cảnh quan. Còn quá trình tinh luyện loại quặng này sẽ sản sinh một thứ “bùn đỏ” độc hại, khi trôi vào các dòng chảy có thể gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Không chỉ có vậy, sự hiện diện của một công ty Hoa Lục trong dự án đang gây tranh cãi đã thổi bùng lên tình cảm chống Trung Quốc, người láng giềng lớn từng đô hộ Việt Nam trong 10 thế kỉ và vừa mới giao tranh với nước này trong một cuộc chiến ngắn nhưng đẫm máu vào năm 1979. Hoà thượng Thích Quảng Độ, lãnh tụ Giáo hội Phật giáo Thống nhất đã bị cấm hoạt động, cảnh báo rằng Việt Nam “đang bị đe doạ thôn tính”, với việc “những cư xá công nhân Trung Quốc đang mọc lên như nấm trên Cao nguyên, và khoảng một vạn di dân người Hoa sẽ đến tái định cư trong năm tới.” Nhận định của ông đã được phụ hoạ lại bởi một đội quân blogger hăng hái, và một liên kết chống khai thác bauxite Tây Nguyên được thiết lập trên Facebook, một trang mạng xã hội phổ cập, đã thu hút gần 700 thành viên (vào thời điểm post bài này, số thành viên đã là gần 900 – Người dịch). Hoá ra các blogger Trung Quốc không phải là cộng đồng duy nhất được dưỡng dục tinh thần bài ngoại đầy phẫn nộ. Song le, mặc dù phần nhiều sự phản đối bị chi phối bởi tinh thần này, những quan ngại về thành tích môi trường tồi tệ của nhiều công ty khai khoáng Trung Quốc là xác thực.
Tuy nhiên, bất luận được thúc đẩy bởi động cơ nào, sự phản đối Trung Quốc của công chúng đang khiến nhà đương cục Việt Nam lo lắng. Mới đây, chính quyền đã ra lệnh đình bản tờ bán nguyệt san Du Lịch trong ba tháng do báo này đã cho đăng tải một series bài về bất đồng lãnh thổ giữa hai quốc gia. Chính quyền viện lẽ rằng Trung Quốc đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Việt Nam đang phải hứng chịu một thâm hụt thương mại khổng lồ với nước láng giềng phía bắc và đang hối thúc giới chức Trung Quốc đầu tư mạnh hơn để hòng được bù đắp khoản thâm hụt. Với việc đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đã thuyên giảm 40 phần trăm trong quí đầu của năm 2009 so với một năm về trước, khi mà hầu hết các nước giàu đang cạn tiền, Việt Nam lúc này cần tiền của Trung Quốc hơn bao giờ hết.
Khoét sâu hơn sự xúc phạm đối với cuộc vận động chống Trung Quốc, thủ tướng Dũng vừa mới bỏ ra cả tuần lễ trong tháng này để thăm thú Hoa Lục, ra sức hô hoán đầu tư và hứa hẹn tạo mọi thuận tiện để các công ty Trung Hoa hoạt động dễ dàng trên đất nước ông. Trong cuộc hội kiến với thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, Dũng phát biểu rằng hai nước cần phấn đấu nâng kim ngạch thương mại song phương từ 20 tỉ đô-la năm 2008 lên 25 tỉ đô-la vào năm 2010, đồng thời nỗ lực loại bỏ sự bất cân bằng mậu dịch.
Trong hội nghị vừa qua (nhóm họp trong một ngày ở Khách sạn Meliã Hà Nội hôm mồng 9 tháng Tư – Người dịch) của các nhà khoa học đang quan ngại về hiểm hoạ môi trường, phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã phát biểu rằng Việt Nam sẽ không theo đuổi qui hoạch khai thác bauxite “bằng mọi giá”. Song trong thời buổi quẫn bách hiện nay của nền kinh tế, kẻ ăn mày đừng hòng mơ xôi gấc!
Dịch từ “Bauxite bashers” – The Economist April 23rd 2009