Chuyện Bauxite đang là đề tài nóng hổi, thu hút sự chú ý của nhiều giới, nhiều ngành. Vấn đề chắc chắn sẽ còn nóng cho tới kỳ họp Quốc hội giữa tháng năm tới đây.
Sau những phản ứng dữ dội của các nhà trí thức, các nhân sĩ, các lãnh đạo tôn giáo, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản đã phải ra một thông báo (thông báo số 245 – TB/TW, ngày 24/4/2009) để gọi là “tiếp thu ý kiến phản biện của các nhà khoa học”, nhưng thực chất chỉ là để trấn an dư luận. Nội dung bản thông báo nói tới việc “sẽ trình Quốc hội dự án Bauxite trong kỳ họp tới” không đem lại cho người am hiểu tình hình chính trị xã hội Việt nam nhiều hy vọng.
Có lẽ vì biết trước điều này, nên trong Bản Kiến nghị các nhà trí thức, nhân sĩ gửi các cấp lãnh đạo Đảng cộng sản, các vị soạn thảo bản kiến nghị đã phải viết: “Kính mong Quốc Hội thấu suốt được tinh thần của đại đa số dân chúng không muốn dự án tiếp tục vì tất cả những hệ lụy nặng nề của nó”.
Thực tế, cách đây không lâu, chuyện sát nhập Hà Tây vào Hà Nội cũng gặp phải sự chống đối của nhiều giới, nhiều ngành. Những phân tích lợi hại của việc sát nhập được đưa ra bàn nghị sự. Người ta hy vọng Quốc Hội sẽ vì dân, nhưng …Hà Tây vẫn bị Hà Nội thôn tính bằng chính những cánh tay giơ cao của các ông Nghị gật, khiến cho biết bao người dân bị mất đất, mất ruộng.
Chuyện xây dựng Hội trường Ba Đình mới cũng đã từng gây nhiều tranh luận, vì đề án xây Hội trường mới sẽ xâm hại vào khu di tích Hoàng thành. Các phản biện đầy tâm huyết của các nhà khoa học, lá thư đầy nước mắt của Đại tướng Võ Nguyên Giáp lúc đó cũng không ngăn được những cánh tay của các ông Nghị trong kỳ họp quyết định chọn địa điểm cũ xây nhà Quốc Hội mới.
Vết nứt tại đập Thủy điện Sơn La cũng đã từng được các nhà khoa học, những người tâm huyết với dân tộc, với tiền đồ đất nước dự báo trước những nguy hiểm có thể xảy ra khi xây dựng đập thủy điện trên một vùng đất có cấu trúc địa tầng yếu như khu vực xây thủy điện Sơn La. Nếu đập thủy điện vỡ sẽ có khoảng từ 15 – 20 triệu người sẽ bị cuốn trôi theo dòng nước. Cũng giống như vụ Bauxite, vì đây là ‘chủ trương lớn của Đảng”, nên công trình vẫn đã được tiếp tục sau khi đã trình Quốc Hội.
Công trình phản ánh một cách đầy đủ việc Quốc Hội có vì dân hay không có lẽ là Nghị quyết 23/QH11/2003. Ngay sau khi Nghị quyết ra đời, báo Đại Đoàn Kết đã phải thốt lên: “Quốc Hội biết mình đang nợ dân một món nợ”.
Do đó, đừng có ai ảo tưởng mà cho rằng Quốc Hội sẽ vì dân, cũng đừng “kính mong Quốc Hội thấu suốt được tinh thần của đại đa số dân chúng.” Câu nói: “Nhà nước của dân, do dân và vì dân” hay câu “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” chỉ là những khẩu hiệu sáo rỗng, mị dân.
Vụ Bauxite đã được chính phủ Việt Nam ký kết với Tầu cộng cách đây cả mười năm, nhưng bây giờ dân mới biết. Khi biết, dân muốn bàn thì bị kết án là kích động, chống phá nhà nước XHCN, bị đem ra đấu tố trên các phường tiện truyền thông và ngay cả vị Đại công thần của chế độ - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các nhà trí thức, các văn sĩ cũng bị qui kết, chụp mũ rằng:
“Cả ba nội dung trong Bản Kiến nghị ngày 17/4/2009 của các nhà trí thức gửi các đ/c lãnh đạo Đảng và Nhà nước là không có cơ sở và đúng với tình hình thực tế, hoàn toàn mang tính bịa đặt và kích động. Điều đáng buồn là các nhà khoa học do thiếu thông tin lại đi ký vào một bản kiến nghị sai trái như vậy” (trích văn bản của Bộ Công thương).
Trong một chính thể độc đảng như chính thể Việt Nam, một Quốc hội mà do đảng cử, dân bầu chỉ là hình thức, trong đó, hơn 90% đại biểu Quốc Hội là Đảng viên Công sản, thì những gì đã được coi là “chủ trương lớn của Đảng” sẽ chẳng có ông nghị nào dám cãi lời và nhất là những chủ trương ấy sẽ đem lại lợi ích cho một nhóm thiểu số những kẻ cầm quyền mà trong đó có họ.
Bài viết của Anh Quang trên Báo Hà Nội mới, ngày 27/4/2009, cho thấy Quốc Hội Việt Nam thực chất chỉ là con rối và là trò hề, khi Anh Quang – một đảng viên bồi bút cộng sản, cả gan dám tuyên bố “vấn đề Bauxite đã được đem bàn thảo ở Quốc Hội”, trong khi nhiều vị đại biểu Quốc hội cho tới giờ này còn không biết mặt mũi Bauxite là gì và cho đến giờ này cũng không ai trong số các đại biểu Quốc Hội dám lên tiếng phản đối lời nói dối của đảng viên Anh Quang. Phải chăng nói dối, nói sai sự thật, chụp mũ các nhà trí thức, các linh mục cũng là một “chủ trương lớn của Đảng”?
Chuyện Bauxite dù nóng thế nào thì cũng phải kết thúc, nhưng kết cục ấy có thấu suốt được lòng dân hay không, có đem lại lợi ích cho dân tộc hay không, thì chắc chắn phải do dân tự quyết.
Sau những phản ứng dữ dội của các nhà trí thức, các nhân sĩ, các lãnh đạo tôn giáo, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản đã phải ra một thông báo (thông báo số 245 – TB/TW, ngày 24/4/2009) để gọi là “tiếp thu ý kiến phản biện của các nhà khoa học”, nhưng thực chất chỉ là để trấn an dư luận. Nội dung bản thông báo nói tới việc “sẽ trình Quốc hội dự án Bauxite trong kỳ họp tới” không đem lại cho người am hiểu tình hình chính trị xã hội Việt nam nhiều hy vọng.
Có lẽ vì biết trước điều này, nên trong Bản Kiến nghị các nhà trí thức, nhân sĩ gửi các cấp lãnh đạo Đảng cộng sản, các vị soạn thảo bản kiến nghị đã phải viết: “Kính mong Quốc Hội thấu suốt được tinh thần của đại đa số dân chúng không muốn dự án tiếp tục vì tất cả những hệ lụy nặng nề của nó”.
Thực tế, cách đây không lâu, chuyện sát nhập Hà Tây vào Hà Nội cũng gặp phải sự chống đối của nhiều giới, nhiều ngành. Những phân tích lợi hại của việc sát nhập được đưa ra bàn nghị sự. Người ta hy vọng Quốc Hội sẽ vì dân, nhưng …Hà Tây vẫn bị Hà Nội thôn tính bằng chính những cánh tay giơ cao của các ông Nghị gật, khiến cho biết bao người dân bị mất đất, mất ruộng.
Chuyện xây dựng Hội trường Ba Đình mới cũng đã từng gây nhiều tranh luận, vì đề án xây Hội trường mới sẽ xâm hại vào khu di tích Hoàng thành. Các phản biện đầy tâm huyết của các nhà khoa học, lá thư đầy nước mắt của Đại tướng Võ Nguyên Giáp lúc đó cũng không ngăn được những cánh tay của các ông Nghị trong kỳ họp quyết định chọn địa điểm cũ xây nhà Quốc Hội mới.
Vết nứt tại đập Thủy điện Sơn La cũng đã từng được các nhà khoa học, những người tâm huyết với dân tộc, với tiền đồ đất nước dự báo trước những nguy hiểm có thể xảy ra khi xây dựng đập thủy điện trên một vùng đất có cấu trúc địa tầng yếu như khu vực xây thủy điện Sơn La. Nếu đập thủy điện vỡ sẽ có khoảng từ 15 – 20 triệu người sẽ bị cuốn trôi theo dòng nước. Cũng giống như vụ Bauxite, vì đây là ‘chủ trương lớn của Đảng”, nên công trình vẫn đã được tiếp tục sau khi đã trình Quốc Hội.
Công trình phản ánh một cách đầy đủ việc Quốc Hội có vì dân hay không có lẽ là Nghị quyết 23/QH11/2003. Ngay sau khi Nghị quyết ra đời, báo Đại Đoàn Kết đã phải thốt lên: “Quốc Hội biết mình đang nợ dân một món nợ”.
Do đó, đừng có ai ảo tưởng mà cho rằng Quốc Hội sẽ vì dân, cũng đừng “kính mong Quốc Hội thấu suốt được tinh thần của đại đa số dân chúng.” Câu nói: “Nhà nước của dân, do dân và vì dân” hay câu “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” chỉ là những khẩu hiệu sáo rỗng, mị dân.
Vụ Bauxite đã được chính phủ Việt Nam ký kết với Tầu cộng cách đây cả mười năm, nhưng bây giờ dân mới biết. Khi biết, dân muốn bàn thì bị kết án là kích động, chống phá nhà nước XHCN, bị đem ra đấu tố trên các phường tiện truyền thông và ngay cả vị Đại công thần của chế độ - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các nhà trí thức, các văn sĩ cũng bị qui kết, chụp mũ rằng:
“Cả ba nội dung trong Bản Kiến nghị ngày 17/4/2009 của các nhà trí thức gửi các đ/c lãnh đạo Đảng và Nhà nước là không có cơ sở và đúng với tình hình thực tế, hoàn toàn mang tính bịa đặt và kích động. Điều đáng buồn là các nhà khoa học do thiếu thông tin lại đi ký vào một bản kiến nghị sai trái như vậy” (trích văn bản của Bộ Công thương).
Trong một chính thể độc đảng như chính thể Việt Nam, một Quốc hội mà do đảng cử, dân bầu chỉ là hình thức, trong đó, hơn 90% đại biểu Quốc Hội là Đảng viên Công sản, thì những gì đã được coi là “chủ trương lớn của Đảng” sẽ chẳng có ông nghị nào dám cãi lời và nhất là những chủ trương ấy sẽ đem lại lợi ích cho một nhóm thiểu số những kẻ cầm quyền mà trong đó có họ.
Bài viết của Anh Quang trên Báo Hà Nội mới, ngày 27/4/2009, cho thấy Quốc Hội Việt Nam thực chất chỉ là con rối và là trò hề, khi Anh Quang – một đảng viên bồi bút cộng sản, cả gan dám tuyên bố “vấn đề Bauxite đã được đem bàn thảo ở Quốc Hội”, trong khi nhiều vị đại biểu Quốc hội cho tới giờ này còn không biết mặt mũi Bauxite là gì và cho đến giờ này cũng không ai trong số các đại biểu Quốc Hội dám lên tiếng phản đối lời nói dối của đảng viên Anh Quang. Phải chăng nói dối, nói sai sự thật, chụp mũ các nhà trí thức, các linh mục cũng là một “chủ trương lớn của Đảng”?
Chuyện Bauxite dù nóng thế nào thì cũng phải kết thúc, nhưng kết cục ấy có thấu suốt được lòng dân hay không, có đem lại lợi ích cho dân tộc hay không, thì chắc chắn phải do dân tự quyết.