Chúng ta cần đặc biệt chú ý đến đoạn văn sau dây trong bài "Lật mặt kẻ bịa đặt" của Anh Quang trên Báo Hà Nội Mới ra ngày 27/4/2009:
"Hàng chục năm sau chiến tranh, trên mỗi mảnh đất, trong mỗi con người Việt Nam vẫn còn đó những hậu quả nặng nề. Linh mục Uy có biết hay cố tình không biết? "Nỗi đau da cam" vẫn hiển hiện đến tận hôm nay, làm nhức nhối mọi người dân Việt Nam và những người có lương tri, yêu chuộng hòa bình công lý trên khắp thế giới. Nhắc lại để cho linh mục Uy được rõ, từ năm 1961 đến năm 1971, quân đội Mỹ đã rải khoảng hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ và phát quang xuống một diện tích khoảng 24,67% tổng diện tích lãnh thổ Nam Việt Nam, trong đó phần lớn là chất độc da cam. Với số lượng rất lớn chất độc hóa học được rải, lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian dài với nồng độ cao, không những làm chết cây cối, động vật gây ô nhiễm môi trường mà còn làm biến đổi các hệ sinh thái tự nhiên. Và đặc biệt để lại những di chứng đau thương cho con người. Tòa án Bertrand Roussel cũng như Hội nghị Paris năm 1970 đã lần đầu tiên nêu lên trước dư luận thế giới về sự tàn khốc của cuộc chiến tranh hóa học của Mỹ tại Việt Nam, gọi đích danh đó là "cuộc chiến tranh hủy diệt môi trường, hủy diệt hệ sinh thái và con người" ở Việt Nam".
Khai thác bô-xít và chất độc màu da cam?
Nội dung đoạn văn trên chẳng ăn nhập gì với nội dung bài viết về Linh mục Lê Quang Uy của Anh Quang. Khi viết đoạn văn trên, phải chăng Anh Quang muốn so sánh tác hại nhiều mặt cho môi trường, khí hậu đối với cả vùng rộng lớn Nam Trung bộ, Đông Nam bộ, ảnh hưởng cả về chính trị - xã hội của việc khai thác bô-xít với "Nỗi đau da cam" do Mỹ để lại trong chiến tranh tại Việt Nam?
Có phải Anh Quang muốn lưu ý với Linh mục Lê Quang Uy rằng, Linh mục băn khoăn, lo lắng, lên tiếng “hãy cứu lấy Tây Nguyên khỏi thảm họa bauxite đỏ” làm gì khi mà tác hại của nó, dù có nhiều mặt đến đâu, dù có ghê gớm đến đâu cũng không đáng kể gì so với việc "quân đội Mỹ đã rải khoảng hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ và phát quang xuống một diện tích khoảng 24,67% tổng diện tích lãnh thổ Nam Việt Nam" trong chiến tranh trước đây?
Việc khai thác bô-xít là chủ trương lớn của Đảng, tại sao Anh Quang lại đem chuyện "chất độc màu da cam" với những tác hại khủng khiếp của nó, "không những làm chết cây cối, động vật gây ô nhiễm môi trường mà còn làm biến đổi các hệ sinh thái tự nhiên. Và đặc biệt để lại những di chứng đau thương cho con người" ra để mà so sánh? Như vậy chẳng khác nào Anh Quang coi việc khai thác bô-xít hiện nay cũng giống như "cuộc chiến tranh hủy diệt môi trường, hủy diệt hệ sinh thái và con người" như chiến tranh xâm lược của Mỹ tại Việt Nam trước đây, nhưng mức độ tác hại về môi trường thấp hơn, để lại những di chứng đau thương cho con người ít hơn?
Ẩn sau bài viết "Lật mặt kẻ bịa đặt", đặc biệt là đoạn văn trích dẫn trên đây, phải chăng Anh Quang đã có ý đồ bôi nhọ Đảng?
Tổn hại đến quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ?
Như chúng ta đã biết, trong bối cảnh hiện nay, quan hệ hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ đang tiến triển tích cực, các mặt hợp tác phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, đem lại nhiều kết quả thiết thực đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của nhân dân hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ. Quan điểm đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với Hoa Kỳ là khép lại quá khứ hướng tới tương lai tốt cho cả hai bên.
Về vấn đề chất độc màu da cam, khi trả lời phỏng vấn của hãng Truyền hình Mỹ CNN ngày 06/07/2007 nhân chuyến đi thăm chính thức Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã nêu rõ: "Cảm ơn Hoa Kỳ đã có giúp đỡ cho nạn nhân chất độc mầu da cam. Tôi cũng đã gửi lời cảm ơn về sự giúp đỡ những nạn nhân. Nhưng, những nạn nhân còn rất nhiều. Cuộc sống của họ còn khó khăn và những vùng bị nhiễm độc cần được tẩy độc. Chúng tôi mong Tổng thống và Quốc hội Hoa Kỳ tiếp tục nỗ lực nhiều hơn với những nạn nhân này".
Về mối bang giao tốt với cả hai nước Hoa Kỳ và Trung Quốc, khi trả lời phỏng vấn của hãng Truyền hình Mỹ CNN ngày 06/07/2007 nhân chuyến đi thăm chính thức Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng đã nêu rõ: "Chúng tôi muốn hữu nghị với tất cả các nước. Việt Nam trải qua chiến tranh, Việt Nam muốn là bạn với tất cả để đất nước phát triển. Cả Trung Quốc và Hoa Kỳ đều là ưu tiên trong đường lối đối ngoại của Việt Nam, không phải câu trả lời này có tính chất xã giao".
Như vậy, quan điểm đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam là đúng đắn và hết sức cần thiết, nhất là trong tình hình hiện nay.
Vậy mà khi viết bài "Lật mặt kẻ bịa đặt", Anh Quang đã cố tình khơi lại chuyện chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam, chuyện "Nỗi đau da cam", là vấn đề khá nhạy cảm, điều đó có thể góp phần làm ảnh hưởng xấu, làm tổn hại đến quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, tăng cường sự hiểu biết và thông cảm lẫn nhau giữa hai dân tộc.
Việc làm này của Anh Quang là do động cơ nào và nhằm mục đích gì?
Trách nhiệm này thuộc về ai?
18 giờ 30 ngày 29 tháng 4 năm 2009
"Hàng chục năm sau chiến tranh, trên mỗi mảnh đất, trong mỗi con người Việt Nam vẫn còn đó những hậu quả nặng nề. Linh mục Uy có biết hay cố tình không biết? "Nỗi đau da cam" vẫn hiển hiện đến tận hôm nay, làm nhức nhối mọi người dân Việt Nam và những người có lương tri, yêu chuộng hòa bình công lý trên khắp thế giới. Nhắc lại để cho linh mục Uy được rõ, từ năm 1961 đến năm 1971, quân đội Mỹ đã rải khoảng hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ và phát quang xuống một diện tích khoảng 24,67% tổng diện tích lãnh thổ Nam Việt Nam, trong đó phần lớn là chất độc da cam. Với số lượng rất lớn chất độc hóa học được rải, lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian dài với nồng độ cao, không những làm chết cây cối, động vật gây ô nhiễm môi trường mà còn làm biến đổi các hệ sinh thái tự nhiên. Và đặc biệt để lại những di chứng đau thương cho con người. Tòa án Bertrand Roussel cũng như Hội nghị Paris năm 1970 đã lần đầu tiên nêu lên trước dư luận thế giới về sự tàn khốc của cuộc chiến tranh hóa học của Mỹ tại Việt Nam, gọi đích danh đó là "cuộc chiến tranh hủy diệt môi trường, hủy diệt hệ sinh thái và con người" ở Việt Nam".
Khai thác bô-xít và chất độc màu da cam?
Nội dung đoạn văn trên chẳng ăn nhập gì với nội dung bài viết về Linh mục Lê Quang Uy của Anh Quang. Khi viết đoạn văn trên, phải chăng Anh Quang muốn so sánh tác hại nhiều mặt cho môi trường, khí hậu đối với cả vùng rộng lớn Nam Trung bộ, Đông Nam bộ, ảnh hưởng cả về chính trị - xã hội của việc khai thác bô-xít với "Nỗi đau da cam" do Mỹ để lại trong chiến tranh tại Việt Nam?
Có phải Anh Quang muốn lưu ý với Linh mục Lê Quang Uy rằng, Linh mục băn khoăn, lo lắng, lên tiếng “hãy cứu lấy Tây Nguyên khỏi thảm họa bauxite đỏ” làm gì khi mà tác hại của nó, dù có nhiều mặt đến đâu, dù có ghê gớm đến đâu cũng không đáng kể gì so với việc "quân đội Mỹ đã rải khoảng hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ và phát quang xuống một diện tích khoảng 24,67% tổng diện tích lãnh thổ Nam Việt Nam" trong chiến tranh trước đây?
Việc khai thác bô-xít là chủ trương lớn của Đảng, tại sao Anh Quang lại đem chuyện "chất độc màu da cam" với những tác hại khủng khiếp của nó, "không những làm chết cây cối, động vật gây ô nhiễm môi trường mà còn làm biến đổi các hệ sinh thái tự nhiên. Và đặc biệt để lại những di chứng đau thương cho con người" ra để mà so sánh? Như vậy chẳng khác nào Anh Quang coi việc khai thác bô-xít hiện nay cũng giống như "cuộc chiến tranh hủy diệt môi trường, hủy diệt hệ sinh thái và con người" như chiến tranh xâm lược của Mỹ tại Việt Nam trước đây, nhưng mức độ tác hại về môi trường thấp hơn, để lại những di chứng đau thương cho con người ít hơn?
Ẩn sau bài viết "Lật mặt kẻ bịa đặt", đặc biệt là đoạn văn trích dẫn trên đây, phải chăng Anh Quang đã có ý đồ bôi nhọ Đảng?
Tổn hại đến quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ?
Như chúng ta đã biết, trong bối cảnh hiện nay, quan hệ hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ đang tiến triển tích cực, các mặt hợp tác phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, đem lại nhiều kết quả thiết thực đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của nhân dân hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ. Quan điểm đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với Hoa Kỳ là khép lại quá khứ hướng tới tương lai tốt cho cả hai bên.
Về vấn đề chất độc màu da cam, khi trả lời phỏng vấn của hãng Truyền hình Mỹ CNN ngày 06/07/2007 nhân chuyến đi thăm chính thức Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã nêu rõ: "Cảm ơn Hoa Kỳ đã có giúp đỡ cho nạn nhân chất độc mầu da cam. Tôi cũng đã gửi lời cảm ơn về sự giúp đỡ những nạn nhân. Nhưng, những nạn nhân còn rất nhiều. Cuộc sống của họ còn khó khăn và những vùng bị nhiễm độc cần được tẩy độc. Chúng tôi mong Tổng thống và Quốc hội Hoa Kỳ tiếp tục nỗ lực nhiều hơn với những nạn nhân này".
Về mối bang giao tốt với cả hai nước Hoa Kỳ và Trung Quốc, khi trả lời phỏng vấn của hãng Truyền hình Mỹ CNN ngày 06/07/2007 nhân chuyến đi thăm chính thức Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng đã nêu rõ: "Chúng tôi muốn hữu nghị với tất cả các nước. Việt Nam trải qua chiến tranh, Việt Nam muốn là bạn với tất cả để đất nước phát triển. Cả Trung Quốc và Hoa Kỳ đều là ưu tiên trong đường lối đối ngoại của Việt Nam, không phải câu trả lời này có tính chất xã giao".
Như vậy, quan điểm đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam là đúng đắn và hết sức cần thiết, nhất là trong tình hình hiện nay.
Vậy mà khi viết bài "Lật mặt kẻ bịa đặt", Anh Quang đã cố tình khơi lại chuyện chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam, chuyện "Nỗi đau da cam", là vấn đề khá nhạy cảm, điều đó có thể góp phần làm ảnh hưởng xấu, làm tổn hại đến quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, tăng cường sự hiểu biết và thông cảm lẫn nhau giữa hai dân tộc.
Việc làm này của Anh Quang là do động cơ nào và nhằm mục đích gì?
Trách nhiệm này thuộc về ai?
18 giờ 30 ngày 29 tháng 4 năm 2009