Chương trình đào tạo Tông đồ Giáo dân - Khoá I.2003
Đề tài 15
Đời sống tin cậy mến của Kitô hữu
I. Tiếp cận vấn đề
Mỗi tổ trao đổi với nhau về một trong năm câu hỏi sau đây:
1.1 Anh chị thấy đời sống tin, cậy, mến quan trọng như thế nào đối với Kitô hữu?
1.2 Hãy giải thích câu: “Thiên Chúa Ba Ngôi và Duy Nhất là căn nguyên, động lực và đối tượng của nhân đức đối thần”
1.3 Theo Thánh Phaolô thì cả ba nhân đức tin, cậy, mến đều cần thiết và cao trọng trong đời sống Kitô hữu, nhưng đức mến thì cần thiết và cao trọng hơn. Tại sao?
1.4 Đức Giêsu đã gọi đức mến là giới răn riêng của Người. Hãy giải thích và áp dụng vào đời sống cá nhân và cộng đoàn.
1.5 Để có các nhân đức tin, cậy, mến mạnh mẽ, trưởng thành, xác tín và dấn thân, chúng ta phải dùng đến những phương thế tự nhiên và siêu nhiên nào? Lý giải.
II. Học hiểu Giáo Lý
2.1 Đời sống Tin, Cậy, Mến đã được bao hàm trong đề tài "Đời sống luân lý của Kitô hữu" tức "Đời sống đức tin theo Chúa Kitô", nhưng vì có tầm quan trọng đặc biệt nên chúng ta nghiên cứu thêm trong đề tài XV này.
2.2 Tin Cậy Mến là các nhân đức đối thần. Thế nào là nhân đức đối thần?
(a) Nhân đức đối thần đem lại cho con người những khả năng thông phần bản tính Thiên Chúa (2 Pr 1,4). Vì qui chiếu trực tiếp về Thiên Chúa, các nhân đức đối thần giúp người Kitô hữu sống với Ba Ngôi Chí Thánh. Thiên Chúa Ba Ngôi và Duy Nhất là căn nguyên, động lực và đối tượng của nhân đức đối thần (GLHTCG, 1812).
(b) Các nhân đức đối thần là nền tảng, linh hồn và nét đặc thù của hoạt động luân lý Kitô giáo. Chúng định hình và làm sinh động mọi đức tính luân lý. Thiên Chúa ban các nhân đức này cho tín hữu, để họ có khả năng hành động như con cái Thiên Chúa và đáng được hưởng sự sống muôn đời. Nhân đức đối thần là bảo chứng Chúa Thánh Thần hiện diện và tác động trong những năng lực của con người. Có ba nhân đức đối thần: tin cậy, mến (GLHTCG, 1813).
2.3 Đức tin:
(a) Đức tin là nhân đức đối thần, nhờ đó chúng ta tin vào Thiên Chúa, tin tất cả những gì Người nói và mặc khải cho chúng ta cũng như những gì Hội Thánh dạy phải tin, vì Thiên Chúa là chân lý. "Trong đức tin, con người phó thác toàn thân cho Thiên Chúa một cách tự do" (x. Hiến chế Mạc Khải, 5). "Người công chính nhờ đức tin sẽ được sống" (Rm 1,17). "Chỉ đức tin hành động nhờ đức mến, mới có hiệu lực" (Gl 5.6) (GLHTCG, 1814).
(b) Những người không phạm tội nghịch với đức tin đều có hồng ân đức tin (x. Công đồng Trêntô: DS 1545). "Đức tin không có hành động là đức tin chết" (Gcb 2,26). Đức tin mà không có đức cậy và đức mến, sẽ không kết hợp trọn vẹn người tín hữu với Đức Kitô và không làm cho họ trở nên chi thể sống động trong Thân Thể Người. (GLHTCG, 1815).
(c) Người môn đệ Đức Kitô không những phải giữ gìn và sống đức tin, nhưng còn phải tuyên xưng, can đảm làm chứng và truyền bá đức tin: "Mọi tín hữu phải sẵn sàng tuyên xứng Đức Kitô trước mặt mọi người và bước theo Người trên đường thập giá, giữa hững cuộc bách hại Hội Thánh không ngừng gặp phải" (x. Anh sáng muôn dân, 42; Phẩm giá con người, 14). Việc phục vụ và làm chứng cho đức tin cần thiết cho ơn cứu độ. "Ai nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời. Còn ai chối Thầy trước mặt thiên hạ thì Thầy cũng chối người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời" (x. Mt 10,32-33) (GL HTCG, 1816).
2.4 Đức cậy:
(a) Đức cậy là nhân đức đối thần, nhờ đó, chúng ta khao khát Nước Trời và sự sống vĩnh cửu như hạnh phúc đời mình, khi tin tưởng vào các lời hứa của Đức Kitô và phó thác vào ơn trợ lực của Chúa Thánh Thần chứ không dựa vào sức mình. "Ta hãy tiếp tục tuyên xưng niềm hy vọng của chúng ta cách vững vàng vì Đấng đã hứa là Đấng trung tín" (Dt 10,23). "Thiên Chúa tuôn đổ đầy tràn ơn Thánh Thần xuống trên chúng ta, nhờ Đức Giêsu Kitô Đấng Cứu Độ chúng ta. Như vậy một khi nên công chính nhờ ân sủng Đức Kitô, chúng ta được thừa hưởng sự sống đời đời như chúng ta vẫn hy vọng" (Tt 3,6-7) (GLHTCG, 1817).
(b) Đức cậy đáp ứng khát vọng hạnh phúc Thiên Chúa đã đặt trong lòng mỗi người, đảm nhận các niềm hy vọng gợi hứng cho sinh hoạt của con người, thanh luyện và quy hướng các hy vọng ấy về Nước Trời. Đức cậy bảo vệ chúng ta khỏi thất vọng, nâng đỡ khi ta bị bỏ rơi, giúp ta phấn khởi mong đợi hạnh phúc muôn đời. Đức cậy giải thoát ta khỏi lòng ích kỷ và đưa ta đến với hạnh phúc của đức mến (GLHTCG, 1818).
(c) Đức cậy Kitô giáo tiếp nhận và kiện toàn niềm hy vọng của Ítraen. Niềm hy vọng này bắt nguồn và noi theo lòng trông cậy của Apraham. Tổ phụ Ápraham được mãn nguyện vì Thiên Chúa thực hiện những lời hứa nơi Ixaác, được thanh luyện qua việc thử thách hiến tế Ixaác (x. St 17,4-8; 22,1-18). "Mặc dầu không còn gì để trông cậy, ông vẫn trông cậy và vững tin; do đó, ông trở thành tổ phụ nhiều dân tộc" (Rm 4,18) (GLHTCG, 1819).
(d) Đức cậy Kitô giáo được triển khai ngay trong bài giảng đầu tiên của Đức Giêsu về các mối phúc. Các mối phúc hướng niềm hy vọng của chúng ta lên Thiên quốc như hướng về miền đất hứa mới, vạch đường chỉ lối xuyên qua những thử thách đang chờ đợi các môn đệ của Đức Giêsu. Nhờ công ơn và cuộc khổ nạn của Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa gìn giữ chúng ta trong đức cậy: "Chúng ta không phải thất vọng" (Rm 5,5). "Đối với chúng ta, niềm hy vọng đó cũng tựa như cái neo chắc chắn và bền vững của tâm hồn, để đi sâu vào bên trong... nơi Đức Giêsu đã vào như người tiên phong mờ đường cho ta" (Dt 6,19-20). Đức cậy cũng là vũ khí bảo vệ ta trong cuộc chiến để được cứu độ: "mặc áo giáp là đức tin và đức mến, đội mũ chiến là niềm hy vọng ơn cứu độ" (1 Tx 5,8). Đức cậy mang lại cho ta niềm vui, ngay trong thử thách: "Hãy vui mừng vì có niềm hy vọng, cứ kiên nhận lúc gặp gian truân..." (Rm 12,12). Đức cậy được diễn tả và nuôi dưỡng trong kinh nguyện, nhất là Kinh Lạy Cha, bản tóm lược tất cả những gì mà đức cậy gọi lên trong ta (GLHTCG, 1820).
(đ) Do đó, chúng ta có thể hy vọng được hưởng vinh quang thiên quốc mà Thiên Chúa đã hứa ban cho những ai yêu mến Người và thực thi Ý Người (x. Mt 7,21). Trong mọi hoàn cảnh, mỗi người phải hy vọng sẽ được ơn Thiên Chúa trợ giúp "bền đỗ đến cùng" (x. Mt 10,22) và được hưởng niềm vui thiên quốc như phần thưởng đời đời Thiên Chúa ban, vì các việc lành đã được thực hiện nhờ ân sủng Đức Kitô. Với lòng trông cậy, Hội Thánh cầu nguyện cho "mọi người được cứu độ" (1 Tm 2,4), Hội Thánh mong được kết hợp với Đức Kitô, Phu Quân của mình trong vinh quang thiên quốc (GLHT CG, 1821).
2.5 Đức mến:
(a) Đức mến là nhân đức đối thần, nhờ đó, chúng ta yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự vì chính Chúa, và vì yêu mến Thiên Chúa, chúng ta yêu mến người thân cận như chính mình (GLHTCG, 1822).
(b) Đức Giêsu đặt đức mến làm điều răn mới (Ga 13, 34). Khi yêu mến những kẽ thuộc về Người "đến cùng" (Ga 13,1), Người biểu lộ tình yêu Người đã nhận được từ Chúa Cha. Khi yêu thương nhau, các môn đệ noi gương Đức Giêsu, Đấng đã yêu mến họ. Vì thế, Đức Giêsu nói: " Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em" (Ga 15,12) (GLHTCG, 1823).
(c) Đức mến là hoa trái của Thánh Thần và là sự viên mãn của lề luật. Yêu mến là giữ các điều răn của Thiên Chúa và của Đức Kitô: "Hãy ở trong tình thương của Thầy. Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, thì anh em sẽ ở trong tình thương của Thầy" (Ga 15,9-10; x. Mt 22,40; Rm 13,8-10) (GLHTCG, 1824).
(d) Đức Kitô đã chịu chết vì yêu mến chúng ta, ngay lúc chúng ta còn là "thù nghịch" với Thiên Chúa (Rm 5,10). Chúa đòi ta yêu thương như Người (x Mt 5,44), yêu cả những kẻ thù nghịch, thân cận với những người xa lạ (x. Lc 10,27-37), yêu mến trẻ em (x. Mc 9,37) và người nghèo như chính Người (Mt 25,40-45) (GLHTCG, 1825).
Thánh tông đồ Phaolô liệt kê một loạt các đặc điểm của đức mến:
"Đức mến thì nhẫn nhục, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, chịu đựng tất cả" (1 Cr 13,4-7).
(đ) Thánh tông đồ còn nói: "không có đức mến tôi cũng chẳng là gì...". Tất cả những đặc ân, công việc phục vụ hay nhân đức mà "không có đức mến thì cũng chẳng ích gì cho tôi" (1 Cr 13,1-4). Đức mến cao trọng hơn mọi đức tính, đứng đầu các nhân đức đồi thần. "Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến" (1 Cr 13,13) (GLHTCG, 1826).
(e) Đức mến gợi hứng và thúc đẩy việc tập luyện mọi đức tính. Đức mến là “mối dây liên kết tuyệt hảo” (Cl 3,14); là mô thể của các đức tính; liên kết và phối hợp các đức tính; là nguồn mạch và cùng đích của việc thực hành các đức tính trong đời sống Kitô hữu. Đức mến bảo đảm thanh luyện và nâng khả năng yêu thương của con người lên mức hoàn thiện siêu nhiên, trở thành tình yêu thiêng liêng (GLHTCG, 1827).
(g) Đời sống luân lý được sinh động nhờ đức mến mới đem lại cho người Kitô hữu sự tự do thiêng liêng của con cái Thiên Chúa. Trong tương quan với Thiên Chúa, Kitô hữu không còn là kẻ nô lệ sống trong sợ hãi hay người làm công ăn lương, nhưng là người con đáp lại tình thương của "Đấng đã yêu thương chúng ta trước" (1 Ga 4, 19) (GLHTCG, 1828).
(h) Hoa trái của đức mến là niềm vui, bình an và lòng thương xót. Đức mến đòi buộc ta phải làm điều thiện và sửa lỗi anh em. Đức mến là tử tế, bất vụ lợi và hào phóng, là tình thân và sự hiệp thông:
"Tột đỉnh của mọi công việc là tình thương. Đó là mức đến mà chúng ta cố gắng chạy tới, và khi tới đích, chúng ta sẽ nghỉ ngơi trong tình yêu"
(Thánh Autinh, Thư Gioan 10,4) (GLHT CG, 1829).
III. Ứng dụng thực hành
3.1 Có một hiểu biết đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của các nhân đức tin, cậy, mến là các nhân đức đối thần.
3.2 Tích cực cầu xin Thiên Chúa ban cho mình và cho người khác các nhân đức tin, cậy, mến mỗi ngày một sâu sắc hơn.
3.3 Nỗ lực hết sức mình để rèn luyện các nhân đức tin, cậy, mến trong đời sống thiêng liêng mọi ngày.
IV. Trao đổi chia sẻ
4.1 Trong đời sống tâm linh, anh chị đã dùng các phương thế nào để có được các nhân đức tin, cậy, mến mãnh mẽ, trưởng thành, xác tín và dấn thân? Hãy chia sẻ với các anh chị khác.
4.2 Khi thực hành các nhân đức tin, cậy, mến, anh chị gặp phải những khó khăn, trở ngại và thử thách nào? Anh chị đã vượt thắng khó khăn, trở ngại và thử thách ấy bằng cách nào? Anh chị rút ra được kinh nghiệm gì cho mình và cho người khác?
V. Cầu nguyện
5.1 Cho mọi Kitô hữu, nhất là các Kitô hữu Việt Nam có được một đời sống tin, cậy, mến mạnh mẽ, trưởng thành, xác tín và dấn thân.
5.2 Cho những người có trách nhiệm đào tạo trong giáo xứ để họ giúp đỡ người khác biết cách có được một đời sống tin, cậy, mến mãnh mẽ, trưởng thành, xác tín và dấn thân.
VI. Quyết tâm cá nhân và cộng đoàn
6.1 Tìm mọi cơ hội để nâng cao và đào sâu sự hiểu biết về tầm quan trọng và ý nghĩa của các nhân đức tin cậy mến trong đời sống Kitô hữu.
6.2 Thường xuyên cầu xin Thiên Chúa ban cho mình và cho người khác các nhân đức tin cậy mến mãnh mẽ, trưởng thành, xác tín và dấn thân.
6.3 Nỗ lực rèn luyện để có được các nhân đức tin, cậy, mến mạnh mẽ, trưởng thành, xác tín và dấn thân.
Ngày 26 tháng 03 năm 2003
Đề tài 15
Đời sống tin cậy mến của Kitô hữu
I. Tiếp cận vấn đề
Mỗi tổ trao đổi với nhau về một trong năm câu hỏi sau đây:
1.1 Anh chị thấy đời sống tin, cậy, mến quan trọng như thế nào đối với Kitô hữu?
1.2 Hãy giải thích câu: “Thiên Chúa Ba Ngôi và Duy Nhất là căn nguyên, động lực và đối tượng của nhân đức đối thần”
1.3 Theo Thánh Phaolô thì cả ba nhân đức tin, cậy, mến đều cần thiết và cao trọng trong đời sống Kitô hữu, nhưng đức mến thì cần thiết và cao trọng hơn. Tại sao?
1.4 Đức Giêsu đã gọi đức mến là giới răn riêng của Người. Hãy giải thích và áp dụng vào đời sống cá nhân và cộng đoàn.
1.5 Để có các nhân đức tin, cậy, mến mạnh mẽ, trưởng thành, xác tín và dấn thân, chúng ta phải dùng đến những phương thế tự nhiên và siêu nhiên nào? Lý giải.
II. Học hiểu Giáo Lý
2.1 Đời sống Tin, Cậy, Mến đã được bao hàm trong đề tài "Đời sống luân lý của Kitô hữu" tức "Đời sống đức tin theo Chúa Kitô", nhưng vì có tầm quan trọng đặc biệt nên chúng ta nghiên cứu thêm trong đề tài XV này.
2.2 Tin Cậy Mến là các nhân đức đối thần. Thế nào là nhân đức đối thần?
(a) Nhân đức đối thần đem lại cho con người những khả năng thông phần bản tính Thiên Chúa (2 Pr 1,4). Vì qui chiếu trực tiếp về Thiên Chúa, các nhân đức đối thần giúp người Kitô hữu sống với Ba Ngôi Chí Thánh. Thiên Chúa Ba Ngôi và Duy Nhất là căn nguyên, động lực và đối tượng của nhân đức đối thần (GLHTCG, 1812).
(b) Các nhân đức đối thần là nền tảng, linh hồn và nét đặc thù của hoạt động luân lý Kitô giáo. Chúng định hình và làm sinh động mọi đức tính luân lý. Thiên Chúa ban các nhân đức này cho tín hữu, để họ có khả năng hành động như con cái Thiên Chúa và đáng được hưởng sự sống muôn đời. Nhân đức đối thần là bảo chứng Chúa Thánh Thần hiện diện và tác động trong những năng lực của con người. Có ba nhân đức đối thần: tin cậy, mến (GLHTCG, 1813).
2.3 Đức tin:
(a) Đức tin là nhân đức đối thần, nhờ đó chúng ta tin vào Thiên Chúa, tin tất cả những gì Người nói và mặc khải cho chúng ta cũng như những gì Hội Thánh dạy phải tin, vì Thiên Chúa là chân lý. "Trong đức tin, con người phó thác toàn thân cho Thiên Chúa một cách tự do" (x. Hiến chế Mạc Khải, 5). "Người công chính nhờ đức tin sẽ được sống" (Rm 1,17). "Chỉ đức tin hành động nhờ đức mến, mới có hiệu lực" (Gl 5.6) (GLHTCG, 1814).
(b) Những người không phạm tội nghịch với đức tin đều có hồng ân đức tin (x. Công đồng Trêntô: DS 1545). "Đức tin không có hành động là đức tin chết" (Gcb 2,26). Đức tin mà không có đức cậy và đức mến, sẽ không kết hợp trọn vẹn người tín hữu với Đức Kitô và không làm cho họ trở nên chi thể sống động trong Thân Thể Người. (GLHTCG, 1815).
(c) Người môn đệ Đức Kitô không những phải giữ gìn và sống đức tin, nhưng còn phải tuyên xưng, can đảm làm chứng và truyền bá đức tin: "Mọi tín hữu phải sẵn sàng tuyên xứng Đức Kitô trước mặt mọi người và bước theo Người trên đường thập giá, giữa hững cuộc bách hại Hội Thánh không ngừng gặp phải" (x. Anh sáng muôn dân, 42; Phẩm giá con người, 14). Việc phục vụ và làm chứng cho đức tin cần thiết cho ơn cứu độ. "Ai nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời. Còn ai chối Thầy trước mặt thiên hạ thì Thầy cũng chối người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời" (x. Mt 10,32-33) (GL HTCG, 1816).
2.4 Đức cậy:
(a) Đức cậy là nhân đức đối thần, nhờ đó, chúng ta khao khát Nước Trời và sự sống vĩnh cửu như hạnh phúc đời mình, khi tin tưởng vào các lời hứa của Đức Kitô và phó thác vào ơn trợ lực của Chúa Thánh Thần chứ không dựa vào sức mình. "Ta hãy tiếp tục tuyên xưng niềm hy vọng của chúng ta cách vững vàng vì Đấng đã hứa là Đấng trung tín" (Dt 10,23). "Thiên Chúa tuôn đổ đầy tràn ơn Thánh Thần xuống trên chúng ta, nhờ Đức Giêsu Kitô Đấng Cứu Độ chúng ta. Như vậy một khi nên công chính nhờ ân sủng Đức Kitô, chúng ta được thừa hưởng sự sống đời đời như chúng ta vẫn hy vọng" (Tt 3,6-7) (GLHTCG, 1817).
(b) Đức cậy đáp ứng khát vọng hạnh phúc Thiên Chúa đã đặt trong lòng mỗi người, đảm nhận các niềm hy vọng gợi hứng cho sinh hoạt của con người, thanh luyện và quy hướng các hy vọng ấy về Nước Trời. Đức cậy bảo vệ chúng ta khỏi thất vọng, nâng đỡ khi ta bị bỏ rơi, giúp ta phấn khởi mong đợi hạnh phúc muôn đời. Đức cậy giải thoát ta khỏi lòng ích kỷ và đưa ta đến với hạnh phúc của đức mến (GLHTCG, 1818).
(c) Đức cậy Kitô giáo tiếp nhận và kiện toàn niềm hy vọng của Ítraen. Niềm hy vọng này bắt nguồn và noi theo lòng trông cậy của Apraham. Tổ phụ Ápraham được mãn nguyện vì Thiên Chúa thực hiện những lời hứa nơi Ixaác, được thanh luyện qua việc thử thách hiến tế Ixaác (x. St 17,4-8; 22,1-18). "Mặc dầu không còn gì để trông cậy, ông vẫn trông cậy và vững tin; do đó, ông trở thành tổ phụ nhiều dân tộc" (Rm 4,18) (GLHTCG, 1819).
(d) Đức cậy Kitô giáo được triển khai ngay trong bài giảng đầu tiên của Đức Giêsu về các mối phúc. Các mối phúc hướng niềm hy vọng của chúng ta lên Thiên quốc như hướng về miền đất hứa mới, vạch đường chỉ lối xuyên qua những thử thách đang chờ đợi các môn đệ của Đức Giêsu. Nhờ công ơn và cuộc khổ nạn của Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa gìn giữ chúng ta trong đức cậy: "Chúng ta không phải thất vọng" (Rm 5,5). "Đối với chúng ta, niềm hy vọng đó cũng tựa như cái neo chắc chắn và bền vững của tâm hồn, để đi sâu vào bên trong... nơi Đức Giêsu đã vào như người tiên phong mờ đường cho ta" (Dt 6,19-20). Đức cậy cũng là vũ khí bảo vệ ta trong cuộc chiến để được cứu độ: "mặc áo giáp là đức tin và đức mến, đội mũ chiến là niềm hy vọng ơn cứu độ" (1 Tx 5,8). Đức cậy mang lại cho ta niềm vui, ngay trong thử thách: "Hãy vui mừng vì có niềm hy vọng, cứ kiên nhận lúc gặp gian truân..." (Rm 12,12). Đức cậy được diễn tả và nuôi dưỡng trong kinh nguyện, nhất là Kinh Lạy Cha, bản tóm lược tất cả những gì mà đức cậy gọi lên trong ta (GLHTCG, 1820).
(đ) Do đó, chúng ta có thể hy vọng được hưởng vinh quang thiên quốc mà Thiên Chúa đã hứa ban cho những ai yêu mến Người và thực thi Ý Người (x. Mt 7,21). Trong mọi hoàn cảnh, mỗi người phải hy vọng sẽ được ơn Thiên Chúa trợ giúp "bền đỗ đến cùng" (x. Mt 10,22) và được hưởng niềm vui thiên quốc như phần thưởng đời đời Thiên Chúa ban, vì các việc lành đã được thực hiện nhờ ân sủng Đức Kitô. Với lòng trông cậy, Hội Thánh cầu nguyện cho "mọi người được cứu độ" (1 Tm 2,4), Hội Thánh mong được kết hợp với Đức Kitô, Phu Quân của mình trong vinh quang thiên quốc (GLHT CG, 1821).
2.5 Đức mến:
(a) Đức mến là nhân đức đối thần, nhờ đó, chúng ta yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự vì chính Chúa, và vì yêu mến Thiên Chúa, chúng ta yêu mến người thân cận như chính mình (GLHTCG, 1822).
(b) Đức Giêsu đặt đức mến làm điều răn mới (Ga 13, 34). Khi yêu mến những kẽ thuộc về Người "đến cùng" (Ga 13,1), Người biểu lộ tình yêu Người đã nhận được từ Chúa Cha. Khi yêu thương nhau, các môn đệ noi gương Đức Giêsu, Đấng đã yêu mến họ. Vì thế, Đức Giêsu nói: " Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em" (Ga 15,12) (GLHTCG, 1823).
(c) Đức mến là hoa trái của Thánh Thần và là sự viên mãn của lề luật. Yêu mến là giữ các điều răn của Thiên Chúa và của Đức Kitô: "Hãy ở trong tình thương của Thầy. Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, thì anh em sẽ ở trong tình thương của Thầy" (Ga 15,9-10; x. Mt 22,40; Rm 13,8-10) (GLHTCG, 1824).
(d) Đức Kitô đã chịu chết vì yêu mến chúng ta, ngay lúc chúng ta còn là "thù nghịch" với Thiên Chúa (Rm 5,10). Chúa đòi ta yêu thương như Người (x Mt 5,44), yêu cả những kẻ thù nghịch, thân cận với những người xa lạ (x. Lc 10,27-37), yêu mến trẻ em (x. Mc 9,37) và người nghèo như chính Người (Mt 25,40-45) (GLHTCG, 1825).
Thánh tông đồ Phaolô liệt kê một loạt các đặc điểm của đức mến:
"Đức mến thì nhẫn nhục, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, chịu đựng tất cả" (1 Cr 13,4-7).
(đ) Thánh tông đồ còn nói: "không có đức mến tôi cũng chẳng là gì...". Tất cả những đặc ân, công việc phục vụ hay nhân đức mà "không có đức mến thì cũng chẳng ích gì cho tôi" (1 Cr 13,1-4). Đức mến cao trọng hơn mọi đức tính, đứng đầu các nhân đức đồi thần. "Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến" (1 Cr 13,13) (GLHTCG, 1826).
(e) Đức mến gợi hứng và thúc đẩy việc tập luyện mọi đức tính. Đức mến là “mối dây liên kết tuyệt hảo” (Cl 3,14); là mô thể của các đức tính; liên kết và phối hợp các đức tính; là nguồn mạch và cùng đích của việc thực hành các đức tính trong đời sống Kitô hữu. Đức mến bảo đảm thanh luyện và nâng khả năng yêu thương của con người lên mức hoàn thiện siêu nhiên, trở thành tình yêu thiêng liêng (GLHTCG, 1827).
(g) Đời sống luân lý được sinh động nhờ đức mến mới đem lại cho người Kitô hữu sự tự do thiêng liêng của con cái Thiên Chúa. Trong tương quan với Thiên Chúa, Kitô hữu không còn là kẻ nô lệ sống trong sợ hãi hay người làm công ăn lương, nhưng là người con đáp lại tình thương của "Đấng đã yêu thương chúng ta trước" (1 Ga 4, 19) (GLHTCG, 1828).
(h) Hoa trái của đức mến là niềm vui, bình an và lòng thương xót. Đức mến đòi buộc ta phải làm điều thiện và sửa lỗi anh em. Đức mến là tử tế, bất vụ lợi và hào phóng, là tình thân và sự hiệp thông:
"Tột đỉnh của mọi công việc là tình thương. Đó là mức đến mà chúng ta cố gắng chạy tới, và khi tới đích, chúng ta sẽ nghỉ ngơi trong tình yêu"
(Thánh Autinh, Thư Gioan 10,4) (GLHT CG, 1829).
III. Ứng dụng thực hành
3.1 Có một hiểu biết đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của các nhân đức tin, cậy, mến là các nhân đức đối thần.
3.2 Tích cực cầu xin Thiên Chúa ban cho mình và cho người khác các nhân đức tin, cậy, mến mỗi ngày một sâu sắc hơn.
3.3 Nỗ lực hết sức mình để rèn luyện các nhân đức tin, cậy, mến trong đời sống thiêng liêng mọi ngày.
IV. Trao đổi chia sẻ
4.1 Trong đời sống tâm linh, anh chị đã dùng các phương thế nào để có được các nhân đức tin, cậy, mến mãnh mẽ, trưởng thành, xác tín và dấn thân? Hãy chia sẻ với các anh chị khác.
4.2 Khi thực hành các nhân đức tin, cậy, mến, anh chị gặp phải những khó khăn, trở ngại và thử thách nào? Anh chị đã vượt thắng khó khăn, trở ngại và thử thách ấy bằng cách nào? Anh chị rút ra được kinh nghiệm gì cho mình và cho người khác?
V. Cầu nguyện
5.1 Cho mọi Kitô hữu, nhất là các Kitô hữu Việt Nam có được một đời sống tin, cậy, mến mạnh mẽ, trưởng thành, xác tín và dấn thân.
5.2 Cho những người có trách nhiệm đào tạo trong giáo xứ để họ giúp đỡ người khác biết cách có được một đời sống tin, cậy, mến mãnh mẽ, trưởng thành, xác tín và dấn thân.
VI. Quyết tâm cá nhân và cộng đoàn
6.1 Tìm mọi cơ hội để nâng cao và đào sâu sự hiểu biết về tầm quan trọng và ý nghĩa của các nhân đức tin cậy mến trong đời sống Kitô hữu.
6.2 Thường xuyên cầu xin Thiên Chúa ban cho mình và cho người khác các nhân đức tin cậy mến mãnh mẽ, trưởng thành, xác tín và dấn thân.
6.3 Nỗ lực rèn luyện để có được các nhân đức tin, cậy, mến mạnh mẽ, trưởng thành, xác tín và dấn thân.
Ngày 26 tháng 03 năm 2003