HUẾ - Từ trên đèo Phước Tượng nhìn xuống, một ngôi nhà thờ cổ kính ẩn mình giữa những vườn cây và ruộng đồng.Đó là nhà thờ giáo xứ Phước tượng thuộc thôn Phước tượng,xã Lộc trì,huyện Phú lộc tỉnh Thừa thiên Huế,cách thành phố Huế chừng 45Km.
Là một giáo xứ có 660 giáo dân,chiếm gần 90% dân số trong thôn,với ngôi nhà thờ cổ kính dược xây dựng lâu đời,qua nhiều lần tu sửa.Năm 2001,cha Nguyễn văn Hùng quản xứ Cầu hai kiêm giáo xứ Phước tượng cho nới rộng nhà thờ nhưng vẫn giữ lại tiền đường với nét cổ kính.
Giáo xứ Phước Tượng hình thành khoảng cuối triều Tự Đức nên thoát được những cuộc bách đạo. Nhưng địa hình giáo xứ nằm dưới một thung lủng bên chân đèo Phước Tượng, trên đèo nhìn xuống từ xưa nay có nhiều người lầm tưởng đây là một làng cùi với vẻ yên lành cô độc. Trước đây, đường vào Phước Tượng chỉ là con đường mòn độc đạo quanh co, cách đường quốc lộ 1 chỉ chừng 2 km. Kể từ khi cầu Tư Hiền được xây dựng và con đường được mở rộng thông đến cầu thì người dân Phước Tượng bắt đầu có những giao thương với bên ngoài dễ dàng hơn, và Phước Tượng bớt dần cảnh quá sức thanh bình hiu quạnh.
Cuộc sống của người dân nơi đây từ xa xưa chủ yếu nhờ vào ruộng vườn và đốn củi. Đến nay vẫn còn những ngôi nhà sát chân núi với vườn cây ăn trái trên triền dốc,bản chất con người thật thà chất phác nên hầu như không xảy ra chuyện mất mát, lại được hưởng không khí trong lành nên tuổi thọ của người dân khá cao.Từ khi hình thành, Giáo xứ Phước Tượng được đặt dưới sự chăm sóc của giáo xứ Nước Ngọt, rồi Cầu Hai.
Đến năm 2003, linh mục Gioan Kim Nguyễn Chí Hữu một linh mục trẻ vừa thụ phong được Tòa Tổng Giám mục bổ nhiệm về quản xứ Phước Tượng. Giáo dân bắt đầu có những khởi sắc hơn trong đời sống đạo, tươi sáng hơn về kinh tế. Sau khi về nhậm xứ, cha Gioan Kim bắt tay phát triển sinh họat, lập các hội đoàn và kiến thiết lại cơ sở nhà xứ, nhà hội. Với việc nhà nước mở rộng con đường nên giờ đây ngôi nhà thờ với những đổi mới khang trang hơn nhiều,nhờ đó cha Gioan Kim được thừa hưởng “Thiên thời, Địa lợi và Nhân hòa” để xây dựng giáo xứ vững mạnh. Một số hộ nghèo và những cụ già neo đơn được cha Gioan Kim liên hệ những tổ chức từ thiện xin trợ giúp. Trong số 58 người thuộc diện khó khăn thường xuyên được trợ cấp có đến 13 người là lương dân. Mỗi lần tết đến, giáo xứ tổ chức lễ mừng thọ cho các cụ, thọ 70 tuổi được tặng áo thụng xanh, và 80 tuổi được tặng áo thụng vàng.Đặc biệt, mỗi thánh lễ chủ nhật, luân phiên từng gia đình được cha quản xứ và cộng đoàn cầu nguyện và thánh hiến, mừng kỷ niệm hôn phối. Trong thánh lễ này, phiên gia đình nào thì cả vợ chồng con cái lo phần phụng vụ thánh lễ gồm: đọc sách thánh, đọc lời nguyện và dâng lễ vật. Kể từ đó, đời sống cộng đoàn năng nổ và đạo đức hơn nhiều, góp phần cho giáo phận những tu sinh nam nữ. Khởi đầu là thầy Matthêu Phan Văn Tùng vừa được phong phó tế.
Ngày nay về Phước Tượng, từ trên đèo nhìn xuống đã thấy một bức tranh tươi sáng và sống động hơn xưa. Giáo xứ luôn ghi ân và cầu nguyện cho các vị ân nhân gần xa đã bằng nhiều cách để giúp đỡ cho giáo xứ phát triển. Đặc biệt là Đức Tổng Giám mục và Đức Giám mục phụ tá giáo phận đã hết lòng quan tâm tới giáo xứ.
Là một giáo xứ có 660 giáo dân,chiếm gần 90% dân số trong thôn,với ngôi nhà thờ cổ kính dược xây dựng lâu đời,qua nhiều lần tu sửa.Năm 2001,cha Nguyễn văn Hùng quản xứ Cầu hai kiêm giáo xứ Phước tượng cho nới rộng nhà thờ nhưng vẫn giữ lại tiền đường với nét cổ kính.
Giáo xứ Phước Tượng hình thành khoảng cuối triều Tự Đức nên thoát được những cuộc bách đạo. Nhưng địa hình giáo xứ nằm dưới một thung lủng bên chân đèo Phước Tượng, trên đèo nhìn xuống từ xưa nay có nhiều người lầm tưởng đây là một làng cùi với vẻ yên lành cô độc. Trước đây, đường vào Phước Tượng chỉ là con đường mòn độc đạo quanh co, cách đường quốc lộ 1 chỉ chừng 2 km. Kể từ khi cầu Tư Hiền được xây dựng và con đường được mở rộng thông đến cầu thì người dân Phước Tượng bắt đầu có những giao thương với bên ngoài dễ dàng hơn, và Phước Tượng bớt dần cảnh quá sức thanh bình hiu quạnh.
Cuộc sống của người dân nơi đây từ xa xưa chủ yếu nhờ vào ruộng vườn và đốn củi. Đến nay vẫn còn những ngôi nhà sát chân núi với vườn cây ăn trái trên triền dốc,bản chất con người thật thà chất phác nên hầu như không xảy ra chuyện mất mát, lại được hưởng không khí trong lành nên tuổi thọ của người dân khá cao.Từ khi hình thành, Giáo xứ Phước Tượng được đặt dưới sự chăm sóc của giáo xứ Nước Ngọt, rồi Cầu Hai.
Đến năm 2003, linh mục Gioan Kim Nguyễn Chí Hữu một linh mục trẻ vừa thụ phong được Tòa Tổng Giám mục bổ nhiệm về quản xứ Phước Tượng. Giáo dân bắt đầu có những khởi sắc hơn trong đời sống đạo, tươi sáng hơn về kinh tế. Sau khi về nhậm xứ, cha Gioan Kim bắt tay phát triển sinh họat, lập các hội đoàn và kiến thiết lại cơ sở nhà xứ, nhà hội. Với việc nhà nước mở rộng con đường nên giờ đây ngôi nhà thờ với những đổi mới khang trang hơn nhiều,nhờ đó cha Gioan Kim được thừa hưởng “Thiên thời, Địa lợi và Nhân hòa” để xây dựng giáo xứ vững mạnh. Một số hộ nghèo và những cụ già neo đơn được cha Gioan Kim liên hệ những tổ chức từ thiện xin trợ giúp. Trong số 58 người thuộc diện khó khăn thường xuyên được trợ cấp có đến 13 người là lương dân. Mỗi lần tết đến, giáo xứ tổ chức lễ mừng thọ cho các cụ, thọ 70 tuổi được tặng áo thụng xanh, và 80 tuổi được tặng áo thụng vàng.Đặc biệt, mỗi thánh lễ chủ nhật, luân phiên từng gia đình được cha quản xứ và cộng đoàn cầu nguyện và thánh hiến, mừng kỷ niệm hôn phối. Trong thánh lễ này, phiên gia đình nào thì cả vợ chồng con cái lo phần phụng vụ thánh lễ gồm: đọc sách thánh, đọc lời nguyện và dâng lễ vật. Kể từ đó, đời sống cộng đoàn năng nổ và đạo đức hơn nhiều, góp phần cho giáo phận những tu sinh nam nữ. Khởi đầu là thầy Matthêu Phan Văn Tùng vừa được phong phó tế.
Ngày nay về Phước Tượng, từ trên đèo nhìn xuống đã thấy một bức tranh tươi sáng và sống động hơn xưa. Giáo xứ luôn ghi ân và cầu nguyện cho các vị ân nhân gần xa đã bằng nhiều cách để giúp đỡ cho giáo xứ phát triển. Đặc biệt là Đức Tổng Giám mục và Đức Giám mục phụ tá giáo phận đã hết lòng quan tâm tới giáo xứ.