Sống, học tập, làm việc cho đến khi nghỉ hưu trên đất Bắc, chúng tôi quá hiểu tại sao những vụ tương tự xảy ra như vụ ở giáo xứ Tam Tòa lại kéo dài và chẳng thể giải quyết được dứt điểm. Tôi không phải là tín đồ của tôn giáo nào những cũng biết rằng Đạo nào cũng chỉ khuyên người ta ăn, ở sao cho tốt, phải có niềm tin và sống có tình người. Sau khi sự kiện xảy ra tại giáo xứ Tam Tòa, tôi cũng đã đi đến vài nơi tại quê tôi để xem việc giải quyết chuyện đòi lại đất đai của các xứ đạo như thế nào. Tất cả vẫn “nguyên trạng. ...” như hơn mười năm về trước. Cứ y như là chưa hề có chuyện gì đã xảy ra, đơn thư của bà con các xứ đạo cứ chìm dần vào trong quên lãng...!
Nguyên nhân chính, theo tôi có lẽ vẫn là từ “cái Tâm” của người lãnh đạo chính quyền các cấp mà ra. Ở Tam Tòa thì chính quyền cho là nó là cái đi tích lên án chiến tranh của giặc Mỹ, và đã giới thiệu cho xứ đạo 5 nơi mới rồi kia mà. Xin hỏi, nhà nước ta thường tuyên truyền là “khép lại quá khứ” thì cần chi việc để một tháp chuông sắp đổ thi gan cùng với mưa gió của thiên nhiên xứ nhiệt đới? Một ngày nào đó tháp chuông bị đổ sập vào đầu du khách thì sao ? Nếu là di tích chiến tranh thì sao nơi khác ta lại xóa bỏ và chóng quên đến thế ? Hè vừa qua tôi đã đi suốt chiều dài biên giới Việt – Trung bằng xe gắn máy (từ Điện Biên, qua Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng rồi đến Lạng Sơn). Không nơi đâu còn đi tích bia căm thù bọn Banh trướng xâm lược? Nơi liệt sỹ Lê Đình Chinh hy sinh nay cũng không để lại vết tích gì ! Tôi chỉ thấy Thác Bản Giốc vốn là của VN nay đã là của Trung Quốc mất 3/4 rồi, 300m đường sắt ở Hữu nghị quan ta vẫn không thể đòi lại được. Năm 1991, bí thư tỉnh ủy Hà Bắc (nay là Bắc Giang) chủ trì cuộc tọa đàm khoa học ( có Viện trưởng sử học VN tham gia ), tôi cũng là một đại biểu tham dự; ông bí thư hứa sẽ khẩn trương cho khôi phục đoạn thành Xương Giang. Nhưng nay vài chục mét thành Xương Giang cuối cùng đã trở thành xóm “Bờ Thành” ngay trong lòng thành phố Bắc Giang !
Mỗi một tôn giáo có một yêu cầu cụ thể cho việc xây cất chùa, xây cất nhà thờ. Đạo phật quan niện “Tu tại gia” nên người dân không phải ngày ngày lên chùa, nên chùa thường xây dựng ở nơi tĩnh lặng, cảnh đẹp. Ngược lại nhà thờ thì lại rất cần gần dân. Tối nào bà con giáo dân cũng cứ 7 giờ tối là lại lên nhà thờ để đọc kinh. Vì vậy, ngôi nhà của Chúa không thể xa dân, và có một nhà thờ trong lòng thành phố thì cũng là một cảnh quan văn hóa đẹp đẽ biết bao nhiêu. Tôi tin rằng, nhà thờ Tam Tòa được xây lại sau này ở đúng với vị trí xưa, trong khuôn viên lại có một cái bia lên án chiến tranh thì Nhân văn biết bao nhiêu.
Còn các xứ đạo quê tôi thì sao ? Gác chuông đổ nát của nhà thờ Bắc Giang đã được phá bỏ không làm di tích chiến tranh nữa và nhà thờ đã xây lại năm 2005 nhưng phía trước nhà thờ vẫn còn vài chục hộ dân cư trú trên đất sân nhà thờ vì họ đã có “sổ đỏ ” của thành phố cấp rồi. Ngày Lễ, người dân phải luồn lách qua khu buôn bán để vào nhà thờ... Xứ đạo An Tràng (Tân An, Yên Dũng, Bắc Giang), UBND tĩnh đã có 2 Quyết định trả lại đất nhà thờ, vậy mà hơn 10 năm nay 2 hộ ( trong số 7 hộ ) vẫn chây ì không chịu rời khỏi đất nhà thờ. Xứ đạo Hoàng Mai (Hoàng Ninh, Việt Yên, Bắc Giang), cả một khuôn viên nhà thờ bỏ hoang. Trong đó hiện tồn tại một nhà thờ xây dở dang từ trước năm 1954, một trạm biến thế điện nhỏ của xã và một cái kho bỏ không sắp đổ của hợp tác xã nông nghiệp. Giáo dân xin lại đát và xin phép xây lại nhà thờ mà vụ việc cũng kéo dài nhiều năm không có hồi kết. Trong khi đó, Nhà nước trợ cấp khá nhiều tiền cho trùng tu các ngôi đình, chùa và những Đại học phật giáo to đẹp, khang trang (như Thiền viện Trúc lâm Tây thiên ở Tam Đảo, Yên tử, Huế...). Đó có phải là kỳ thị tôn giáo không ?
Chỉ khi nào cách nghĩ, cách nhìn sự việc của chính quyền có sự đổi mới thì khối đoàn kết các tôn giáo, đoàn kết giữa các dân tộc mới thực sự bền chặt. Không lắng nghe nguyện vọng chân chính của quần chúng ( dù Lương hay Giáo ), thì khó bề giải quyết các vụ việc một cách triệt để, hợp lòng dân được. Sự kiện diễn ra ở giáo xứ Tam Tòa hẳn không phải là vụ việc cuối cùng nếu nhà nước vẫn cóa cách nghĩ, cách nhìn như hiện tại. Cái “Tâm” có trong sáng, không ngụy biện, vòng vo thì chính quyền mới thực sự là của dân, vì dân; mọi rắc rối trong xã hội mới được dẹp bỏ tận gốc.
Một giáo viên nghỉ hưu ở Bắc Giang, Tooanhbg@gmail.com
Nguyên nhân chính, theo tôi có lẽ vẫn là từ “cái Tâm” của người lãnh đạo chính quyền các cấp mà ra. Ở Tam Tòa thì chính quyền cho là nó là cái đi tích lên án chiến tranh của giặc Mỹ, và đã giới thiệu cho xứ đạo 5 nơi mới rồi kia mà. Xin hỏi, nhà nước ta thường tuyên truyền là “khép lại quá khứ” thì cần chi việc để một tháp chuông sắp đổ thi gan cùng với mưa gió của thiên nhiên xứ nhiệt đới? Một ngày nào đó tháp chuông bị đổ sập vào đầu du khách thì sao ? Nếu là di tích chiến tranh thì sao nơi khác ta lại xóa bỏ và chóng quên đến thế ? Hè vừa qua tôi đã đi suốt chiều dài biên giới Việt – Trung bằng xe gắn máy (từ Điện Biên, qua Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng rồi đến Lạng Sơn). Không nơi đâu còn đi tích bia căm thù bọn Banh trướng xâm lược? Nơi liệt sỹ Lê Đình Chinh hy sinh nay cũng không để lại vết tích gì ! Tôi chỉ thấy Thác Bản Giốc vốn là của VN nay đã là của Trung Quốc mất 3/4 rồi, 300m đường sắt ở Hữu nghị quan ta vẫn không thể đòi lại được. Năm 1991, bí thư tỉnh ủy Hà Bắc (nay là Bắc Giang) chủ trì cuộc tọa đàm khoa học ( có Viện trưởng sử học VN tham gia ), tôi cũng là một đại biểu tham dự; ông bí thư hứa sẽ khẩn trương cho khôi phục đoạn thành Xương Giang. Nhưng nay vài chục mét thành Xương Giang cuối cùng đã trở thành xóm “Bờ Thành” ngay trong lòng thành phố Bắc Giang !
Mỗi một tôn giáo có một yêu cầu cụ thể cho việc xây cất chùa, xây cất nhà thờ. Đạo phật quan niện “Tu tại gia” nên người dân không phải ngày ngày lên chùa, nên chùa thường xây dựng ở nơi tĩnh lặng, cảnh đẹp. Ngược lại nhà thờ thì lại rất cần gần dân. Tối nào bà con giáo dân cũng cứ 7 giờ tối là lại lên nhà thờ để đọc kinh. Vì vậy, ngôi nhà của Chúa không thể xa dân, và có một nhà thờ trong lòng thành phố thì cũng là một cảnh quan văn hóa đẹp đẽ biết bao nhiêu. Tôi tin rằng, nhà thờ Tam Tòa được xây lại sau này ở đúng với vị trí xưa, trong khuôn viên lại có một cái bia lên án chiến tranh thì Nhân văn biết bao nhiêu.
Còn các xứ đạo quê tôi thì sao ? Gác chuông đổ nát của nhà thờ Bắc Giang đã được phá bỏ không làm di tích chiến tranh nữa và nhà thờ đã xây lại năm 2005 nhưng phía trước nhà thờ vẫn còn vài chục hộ dân cư trú trên đất sân nhà thờ vì họ đã có “sổ đỏ ” của thành phố cấp rồi. Ngày Lễ, người dân phải luồn lách qua khu buôn bán để vào nhà thờ... Xứ đạo An Tràng (Tân An, Yên Dũng, Bắc Giang), UBND tĩnh đã có 2 Quyết định trả lại đất nhà thờ, vậy mà hơn 10 năm nay 2 hộ ( trong số 7 hộ ) vẫn chây ì không chịu rời khỏi đất nhà thờ. Xứ đạo Hoàng Mai (Hoàng Ninh, Việt Yên, Bắc Giang), cả một khuôn viên nhà thờ bỏ hoang. Trong đó hiện tồn tại một nhà thờ xây dở dang từ trước năm 1954, một trạm biến thế điện nhỏ của xã và một cái kho bỏ không sắp đổ của hợp tác xã nông nghiệp. Giáo dân xin lại đát và xin phép xây lại nhà thờ mà vụ việc cũng kéo dài nhiều năm không có hồi kết. Trong khi đó, Nhà nước trợ cấp khá nhiều tiền cho trùng tu các ngôi đình, chùa và những Đại học phật giáo to đẹp, khang trang (như Thiền viện Trúc lâm Tây thiên ở Tam Đảo, Yên tử, Huế...). Đó có phải là kỳ thị tôn giáo không ?
Chỉ khi nào cách nghĩ, cách nhìn sự việc của chính quyền có sự đổi mới thì khối đoàn kết các tôn giáo, đoàn kết giữa các dân tộc mới thực sự bền chặt. Không lắng nghe nguyện vọng chân chính của quần chúng ( dù Lương hay Giáo ), thì khó bề giải quyết các vụ việc một cách triệt để, hợp lòng dân được. Sự kiện diễn ra ở giáo xứ Tam Tòa hẳn không phải là vụ việc cuối cùng nếu nhà nước vẫn cóa cách nghĩ, cách nhìn như hiện tại. Cái “Tâm” có trong sáng, không ngụy biện, vòng vo thì chính quyền mới thực sự là của dân, vì dân; mọi rắc rối trong xã hội mới được dẹp bỏ tận gốc.
Một giáo viên nghỉ hưu ở Bắc Giang, Tooanhbg@gmail.com