THANH HÓA – Hoà chung niềm hân hoan mừng Năm thánh 2010 của Giáo hội Việt Nam, ngày hôm nay 08.12.2009 giáo phận Thanh hoá chính thức khai mạc Năm thánh 2010 tại nhà thờ Chính Toà. Cùng chung sự kiện trọng đại này, cộng đoàn dân Chúa giáo phận Thanh hoá vui mừng chào đón Đức cha Giuse Nguyễn Năng, tân giám mục giáo phận Phát Diệm vào đồng tế trong thánh lễ khai mạc.
Hình ảnh khai mạc Năm Thánh tại Thanh Hóa
Từ sáng sớm, khắp các nẻo đường Thanh hoá, mọi người nô nức đổ về trung tâm giáo phận, số lượng người ước tính khoảng trên 15 ngàn. Đội trống giáo xứ Ba Làng với gần 400 em, mặc sắc phục dân tộc cách điệu với các mầu xanh, đỏ, tím, vàng là nhóm có mặt đầu tiên đã khuấy động bầu khí ngày lễ bằng những cuộc diễu hành với các điệu trống từ khuôn viên nhà thờ Chính Toà vào Toà giám mục.
Càng đến gần giờ khai mạc lượng người đổ về càng đông, hơn 300 bảo vệ của hai giáo xứ Hữu Lễ và Chính Toà đã làm việc hết mình từ phân luồng giao thông, xắp xếp xe, chỗ ngồi để bảo đảm cho mọi người có chỗ ngồi và yên tâm tham dự thánh lễ cách sốt sắng.
Đúng 8g30, xe của Đức cha Phát Diệm đến Toà giám mục, Đức cha Thanh hoá ra tận cổng chào đón Đức cha Phát Diệm và dẫn ngài vào Toà giám mục trong tiếng vỗ tay chào mừng của mọi người và đội kèn đồng của giáo xứ Tam Tổng tấu bài chào đón Đức cha Giuse - tân giám mục giáo phận Mẹ Phát Diệm.
9g00, đoàn rước đồng tế bắt đầu tiến bước sau hiệu lệnh tuyên bố của người dẫn lễ. Đi đầu là thánh giá, đền hầu, sách Lời Chúa được một chủng sinh cung nghênh, tiếp đến là kiệu hài cốt Thánh tử đạo, logo giám mục của Đức cha Phát Diệm, đại diện các hội dòng Mến thánh giá Thanh hoá, dòng Saint Paul Đà Nẵng, dòng Carmel Nha Trang, quí thầy đại chủng viện, và cuối cùng là linh mục đoàn giáo phận và hai Đức cha.
Trước khi bước vào nghi thức khai mạc Năm thánh, Đức cha Giuse Thanh hoá đã thể hiện sự trân trọng khi giới thiệu Đức cha Giuse Nguyễn Năng trước cộng đoàn dân Chúa tham dự thánh lễ; tiếp đến cha Tổng đại diện Phêrô Vũ tiến Phúc thay mặt cho giáo dân Thanh hoá đọc lời chúc mừng, tặng hoa và quà cho Đức cha Giuse trong cương vị giám mục chính toà giáo phận Mẹ Phát Diệm. Trong phần đáp từ, Đức cha Phát Diệm xúc động cảm ơn Đức cha Thanh hoá, cảm ơn giáo phận đã đón tiếp ngài cách long trọng trong một thánh lễ đặc biệt như thế này. Ngài cũng cảm ơn cộng đoàn giáo dân Thanh hoá, cảm ơn Đức cha Giuse đã gánh trọng trách giám quản giáo phận Phát Diệm trong thời gian trống toà.
Nghi thức khai mạc Năm thánh bắt đầu với phần tuyên bố thư chung về Năm thánh của Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh gửi cộng đoàn giáo dân giáo phận Thanh hoá. Trong thư chung Đức cha Giuse kêu gọi mọi người “Sống Năm thánh có nghĩa là tăng cường học tập, lắng nghe những giáo huấn đặc biệt của Năm Thánh, là hưởng ứng lời kêu gọi của các cấp chủ chăn giáo phận và giáo xứ một cách nồng nhiệt hơn, nhất là quan tâm theo dõi các ngày lãnh ơn toàn xá, siêng năng lui tới các trung tâm hành hương trong mỗi giáo hạt do giáo phận quy định để lĩnh ơn toàn xá”. Thể hiện tình hiệp thông “không biên giới giữa mọi dân tộc, ngôn ngữ và màu da... tăng cường mối quan hệ bác ái, thân hữu với mọi thành phần xã hội, bất luận khác biệt tôn giáo, chính kiến hay quá khứ. Nếu cần phải xin lỗi để tái lập tình nghĩa, hàn gắn đổ vỡ, anh chị em hãy can đảm đi bước trước. Năm Thánh là Năm toàn xá, có nghĩa là chúng ta phải biến mình thành một cỗ máy tha thứ triệt để, rốt ráo như chính Chúa đã tha thứ cho chúng ta”. Đức cha Giuse cũng nhắc mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận phải thể hiện tinh thần truyền giáo theo giáo huấn của Tin mừng “Giáo Hội tự bản chất là Giáo Hội sứ vụ. Không truyền giáo, chúng ta chưa phải là Kitô hữu. Tỉnh Thanh hóa là một trong những vùng tỷ lệ công giáo thấp nhất trong nước. Điều đó có nghĩa: với tư cách là Kitô hữu Thanh hóa, chúng ta có trách nhiệm lớn lao hơn Kitô hữu trong các tỉnh khác. Truyền giáo không có nghĩa là bành trướng. Truyền giáo là để loan báo con đường hạnh phúc của Chúa cho những ai chưa biết Người. Giúp đồng loại hạnh phúc hơn, đó phải là tâm niệm của mỗi người chúng ta trong Năm Thánh này”.
Sau khi cộng đoàn nghe thư chung về Năm Thánh, Đức cha Giuse tiến bước ra lễ đài đánh 3 hồi trống khai mạc và long trọng tuyên bố Năm Thánh giáo hội Việt Nam 2010 chính thức tại giáo phận Thanh Hoá, cùng lúc đó chuông nhà thờ Chính Toà, bóng bay, pháo hoa và những tiếng vỗ tay của cộng đoàn tham dự cùng vang lên tạo lên một bầu khí tưng bừng và linh thiêng trong giờ khắc trọng đại này.
Chương trình khai mạc được tiếp nối bằng nghi thức kính nhớ tổ tiên. Hai Đức cha; cha tổng đại diện; chủng sinh, nữ tu và 1 giáo dân tiến ra trước bàn thờ các thánh tử đạo niệm hương, kính nhớ tổ tiên và các bậc tiền bối đã đổ máu đào để nuôi dưỡng và truyền lại gia sản đức tin cho hậu thế.
Tiếp đến hai Đức cha tiến ra trước lễ đài cử hành nghi thức sám hối. Đây là phần nghi thức để lại dấu ấn đặc biệt cho cộng đoàn tham dự thánh lễ, mọi người như lặng đi khi hai Đức cha quỳ xuống, cúi đầu xin lỗi Chúa, xin lỗi bề dưới, xin lỗi tha nhân, xin lỗi bà con lương dân, mọi thành phần xã hội vì những thiếu sót, lỗi lầm mà trong quá trình rao giảng, làm chứng cho Chúa ở trần gian đã vô tình mắc phải. Kết thúc phần sám hối là kinh Năm thánh 2010 được cất lên và cộng đoàn Thanh hoá cùng hoà mình trong lời kinh thể hiện tình hiệp thông với các Kitô hữu trên mọi miền đất nước.
Trong bài giảng lễ, Đức cha Giuse Nguyễn Năng đã gợi lại lịch sử hào hùng của giáo hội Việt Nam, điển hình là các thánh tử đạo “hơn 100.000 chứng nhân đã đổ máu mình ra để làm chứng cho Đức Tin, trong số đó 117 vị đã được phong hiển thánh và một chân phước là thánh Anrê Phú Yên. Giáo phận Thanh Hóa cũng hãnh diện vì cũng đóng góp nhiều người con đã đổ máu mình ra để làm chứng cho đức tin” - như là mẫu gương để mọi người noi theo và dấn thân loan truyền Tin mừng trong thời đại hôm nay, nhất là trong bối cảnh giáo hội Việt Nam 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm và 350 thiết lập hai giáo phận Tông toà Đàng trong và Đàng ngoài.
Ngài cũng đề cập đến những lỗi phạm “Giáo hội là thánh thiện nhưng ôm ấp trong lòng những tội nhân. Khi nhìn lại lịch sử, chúng ta nhìn nhận rằng chính chúng ta, những người con của Chúa, chúng ta chưa sống thánh thiện, chưa sống đúng Tin Mừng của Chúa. Vì thế, như Đức Giáo hoàng Gioan-Phaolô II đã nói trong Tông thư “Ngàn Năm Mới Đang Đến” để chuẩn bị bước vào năm 2000: Giáo hội không thể bước vào ngàn năm mới nếu không thanh tẩy ký ức, nếu không biết sám hối. Và quả thực, nhân danh toàn thể Giáo hội, Đức Giáo hoàng Gioan-Phaolô II đã xin lỗi, xin lỗi Chúa, xin lỗi nhân loại, xin lỗi anh chị em. Do đó, khi kỷ niệm 350 năm thành lập hai giáo phận đầu tiên và mừng 50 năm thành lập Hàng Giáo phẩm, chúng ta cũng không thể bước vào giai đoạn mới nếu hôm nay chúng ta không nhìn lại để sám hối tội lỗi của mình”.
Bài giảng khép lại với lời khích lệ cộng đoàn hãy thể hiện tinh thần Năm thánh trong mọi sinh hoạt của đời sống thường ngày: “Người Kitô hữu phải trở thành muối của thế gian, và men của xã hội. Hãy góp phần tích cực để thánh hóa thế giới, cách riêng là để đổi mới đất nước Việt Nam. Hãy có những hành động cụ thể để xây dựng công lý, hòa bình và liên đới, và làm cho mọi người nhận biết và tin vào Chúa Kitô... Ngày mai phải được xây dựng từ bây giờ. Dung mạo Giáo hội ngày mai được viết bằng nỗ lực của mỗi người ngay từ hôm nay, những nỗ lực nhỏ bé hằng ngày với quyết tâm đổi mới Giáo hội và bản thân. Như vậy, ngày lễ hôm nay không phải là một lễ hội, và Năm Thánh 2010 sẽ thực sự là một biến cố cứu độ cho chúng ta và cho anh chị em chúng ta”.
Trước lời nguyện hiệp lễ, Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh đã ngỏ lời cảm ơn Ban tổ chức Năm thánh, cảm ơn cộng đoàn đã về tham dự thánh lễ. Ngài cũng thông báo các địa điểm hành hương Năm thánh trong mỗi giáo hạt đã được quy định và đề trong lịch phụng vụ giáo phận. Ngài khuyến khích mọi người hãy thể hiện tinh thần Năm thánh cách thiết thực bằng cách tham gia các sinh hoạt tại các giáo xứ, giáo hạt khi tại nơi đây tổ chức các sự kiện về Năm thánh.
Giáo phận Thanh hoá đã chính thức khai mạc Năm thánh 2010, ước mong tinh thần Năm thánh được thể hiện mọi lúc mọi nơi trên mảnh đất Xứ Thanh yêu dấu.
Hình ảnh khai mạc Năm Thánh tại Thanh Hóa
Từ sáng sớm, khắp các nẻo đường Thanh hoá, mọi người nô nức đổ về trung tâm giáo phận, số lượng người ước tính khoảng trên 15 ngàn. Đội trống giáo xứ Ba Làng với gần 400 em, mặc sắc phục dân tộc cách điệu với các mầu xanh, đỏ, tím, vàng là nhóm có mặt đầu tiên đã khuấy động bầu khí ngày lễ bằng những cuộc diễu hành với các điệu trống từ khuôn viên nhà thờ Chính Toà vào Toà giám mục.
Càng đến gần giờ khai mạc lượng người đổ về càng đông, hơn 300 bảo vệ của hai giáo xứ Hữu Lễ và Chính Toà đã làm việc hết mình từ phân luồng giao thông, xắp xếp xe, chỗ ngồi để bảo đảm cho mọi người có chỗ ngồi và yên tâm tham dự thánh lễ cách sốt sắng.
Đúng 8g30, xe của Đức cha Phát Diệm đến Toà giám mục, Đức cha Thanh hoá ra tận cổng chào đón Đức cha Phát Diệm và dẫn ngài vào Toà giám mục trong tiếng vỗ tay chào mừng của mọi người và đội kèn đồng của giáo xứ Tam Tổng tấu bài chào đón Đức cha Giuse - tân giám mục giáo phận Mẹ Phát Diệm.
9g00, đoàn rước đồng tế bắt đầu tiến bước sau hiệu lệnh tuyên bố của người dẫn lễ. Đi đầu là thánh giá, đền hầu, sách Lời Chúa được một chủng sinh cung nghênh, tiếp đến là kiệu hài cốt Thánh tử đạo, logo giám mục của Đức cha Phát Diệm, đại diện các hội dòng Mến thánh giá Thanh hoá, dòng Saint Paul Đà Nẵng, dòng Carmel Nha Trang, quí thầy đại chủng viện, và cuối cùng là linh mục đoàn giáo phận và hai Đức cha.
Trước khi bước vào nghi thức khai mạc Năm thánh, Đức cha Giuse Thanh hoá đã thể hiện sự trân trọng khi giới thiệu Đức cha Giuse Nguyễn Năng trước cộng đoàn dân Chúa tham dự thánh lễ; tiếp đến cha Tổng đại diện Phêrô Vũ tiến Phúc thay mặt cho giáo dân Thanh hoá đọc lời chúc mừng, tặng hoa và quà cho Đức cha Giuse trong cương vị giám mục chính toà giáo phận Mẹ Phát Diệm. Trong phần đáp từ, Đức cha Phát Diệm xúc động cảm ơn Đức cha Thanh hoá, cảm ơn giáo phận đã đón tiếp ngài cách long trọng trong một thánh lễ đặc biệt như thế này. Ngài cũng cảm ơn cộng đoàn giáo dân Thanh hoá, cảm ơn Đức cha Giuse đã gánh trọng trách giám quản giáo phận Phát Diệm trong thời gian trống toà.
Nghi thức khai mạc Năm thánh bắt đầu với phần tuyên bố thư chung về Năm thánh của Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh gửi cộng đoàn giáo dân giáo phận Thanh hoá. Trong thư chung Đức cha Giuse kêu gọi mọi người “Sống Năm thánh có nghĩa là tăng cường học tập, lắng nghe những giáo huấn đặc biệt của Năm Thánh, là hưởng ứng lời kêu gọi của các cấp chủ chăn giáo phận và giáo xứ một cách nồng nhiệt hơn, nhất là quan tâm theo dõi các ngày lãnh ơn toàn xá, siêng năng lui tới các trung tâm hành hương trong mỗi giáo hạt do giáo phận quy định để lĩnh ơn toàn xá”. Thể hiện tình hiệp thông “không biên giới giữa mọi dân tộc, ngôn ngữ và màu da... tăng cường mối quan hệ bác ái, thân hữu với mọi thành phần xã hội, bất luận khác biệt tôn giáo, chính kiến hay quá khứ. Nếu cần phải xin lỗi để tái lập tình nghĩa, hàn gắn đổ vỡ, anh chị em hãy can đảm đi bước trước. Năm Thánh là Năm toàn xá, có nghĩa là chúng ta phải biến mình thành một cỗ máy tha thứ triệt để, rốt ráo như chính Chúa đã tha thứ cho chúng ta”. Đức cha Giuse cũng nhắc mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận phải thể hiện tinh thần truyền giáo theo giáo huấn của Tin mừng “Giáo Hội tự bản chất là Giáo Hội sứ vụ. Không truyền giáo, chúng ta chưa phải là Kitô hữu. Tỉnh Thanh hóa là một trong những vùng tỷ lệ công giáo thấp nhất trong nước. Điều đó có nghĩa: với tư cách là Kitô hữu Thanh hóa, chúng ta có trách nhiệm lớn lao hơn Kitô hữu trong các tỉnh khác. Truyền giáo không có nghĩa là bành trướng. Truyền giáo là để loan báo con đường hạnh phúc của Chúa cho những ai chưa biết Người. Giúp đồng loại hạnh phúc hơn, đó phải là tâm niệm của mỗi người chúng ta trong Năm Thánh này”.
Sau khi cộng đoàn nghe thư chung về Năm Thánh, Đức cha Giuse tiến bước ra lễ đài đánh 3 hồi trống khai mạc và long trọng tuyên bố Năm Thánh giáo hội Việt Nam 2010 chính thức tại giáo phận Thanh Hoá, cùng lúc đó chuông nhà thờ Chính Toà, bóng bay, pháo hoa và những tiếng vỗ tay của cộng đoàn tham dự cùng vang lên tạo lên một bầu khí tưng bừng và linh thiêng trong giờ khắc trọng đại này.
Chương trình khai mạc được tiếp nối bằng nghi thức kính nhớ tổ tiên. Hai Đức cha; cha tổng đại diện; chủng sinh, nữ tu và 1 giáo dân tiến ra trước bàn thờ các thánh tử đạo niệm hương, kính nhớ tổ tiên và các bậc tiền bối đã đổ máu đào để nuôi dưỡng và truyền lại gia sản đức tin cho hậu thế.
Tiếp đến hai Đức cha tiến ra trước lễ đài cử hành nghi thức sám hối. Đây là phần nghi thức để lại dấu ấn đặc biệt cho cộng đoàn tham dự thánh lễ, mọi người như lặng đi khi hai Đức cha quỳ xuống, cúi đầu xin lỗi Chúa, xin lỗi bề dưới, xin lỗi tha nhân, xin lỗi bà con lương dân, mọi thành phần xã hội vì những thiếu sót, lỗi lầm mà trong quá trình rao giảng, làm chứng cho Chúa ở trần gian đã vô tình mắc phải. Kết thúc phần sám hối là kinh Năm thánh 2010 được cất lên và cộng đoàn Thanh hoá cùng hoà mình trong lời kinh thể hiện tình hiệp thông với các Kitô hữu trên mọi miền đất nước.
Trong bài giảng lễ, Đức cha Giuse Nguyễn Năng đã gợi lại lịch sử hào hùng của giáo hội Việt Nam, điển hình là các thánh tử đạo “hơn 100.000 chứng nhân đã đổ máu mình ra để làm chứng cho Đức Tin, trong số đó 117 vị đã được phong hiển thánh và một chân phước là thánh Anrê Phú Yên. Giáo phận Thanh Hóa cũng hãnh diện vì cũng đóng góp nhiều người con đã đổ máu mình ra để làm chứng cho đức tin” - như là mẫu gương để mọi người noi theo và dấn thân loan truyền Tin mừng trong thời đại hôm nay, nhất là trong bối cảnh giáo hội Việt Nam 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm và 350 thiết lập hai giáo phận Tông toà Đàng trong và Đàng ngoài.
Ngài cũng đề cập đến những lỗi phạm “Giáo hội là thánh thiện nhưng ôm ấp trong lòng những tội nhân. Khi nhìn lại lịch sử, chúng ta nhìn nhận rằng chính chúng ta, những người con của Chúa, chúng ta chưa sống thánh thiện, chưa sống đúng Tin Mừng của Chúa. Vì thế, như Đức Giáo hoàng Gioan-Phaolô II đã nói trong Tông thư “Ngàn Năm Mới Đang Đến” để chuẩn bị bước vào năm 2000: Giáo hội không thể bước vào ngàn năm mới nếu không thanh tẩy ký ức, nếu không biết sám hối. Và quả thực, nhân danh toàn thể Giáo hội, Đức Giáo hoàng Gioan-Phaolô II đã xin lỗi, xin lỗi Chúa, xin lỗi nhân loại, xin lỗi anh chị em. Do đó, khi kỷ niệm 350 năm thành lập hai giáo phận đầu tiên và mừng 50 năm thành lập Hàng Giáo phẩm, chúng ta cũng không thể bước vào giai đoạn mới nếu hôm nay chúng ta không nhìn lại để sám hối tội lỗi của mình”.
Bài giảng khép lại với lời khích lệ cộng đoàn hãy thể hiện tinh thần Năm thánh trong mọi sinh hoạt của đời sống thường ngày: “Người Kitô hữu phải trở thành muối của thế gian, và men của xã hội. Hãy góp phần tích cực để thánh hóa thế giới, cách riêng là để đổi mới đất nước Việt Nam. Hãy có những hành động cụ thể để xây dựng công lý, hòa bình và liên đới, và làm cho mọi người nhận biết và tin vào Chúa Kitô... Ngày mai phải được xây dựng từ bây giờ. Dung mạo Giáo hội ngày mai được viết bằng nỗ lực của mỗi người ngay từ hôm nay, những nỗ lực nhỏ bé hằng ngày với quyết tâm đổi mới Giáo hội và bản thân. Như vậy, ngày lễ hôm nay không phải là một lễ hội, và Năm Thánh 2010 sẽ thực sự là một biến cố cứu độ cho chúng ta và cho anh chị em chúng ta”.
Trước lời nguyện hiệp lễ, Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh đã ngỏ lời cảm ơn Ban tổ chức Năm thánh, cảm ơn cộng đoàn đã về tham dự thánh lễ. Ngài cũng thông báo các địa điểm hành hương Năm thánh trong mỗi giáo hạt đã được quy định và đề trong lịch phụng vụ giáo phận. Ngài khuyến khích mọi người hãy thể hiện tinh thần Năm thánh cách thiết thực bằng cách tham gia các sinh hoạt tại các giáo xứ, giáo hạt khi tại nơi đây tổ chức các sự kiện về Năm thánh.
Giáo phận Thanh hoá đã chính thức khai mạc Năm thánh 2010, ước mong tinh thần Năm thánh được thể hiện mọi lúc mọi nơi trên mảnh đất Xứ Thanh yêu dấu.