Những ngày tháng qua vị chủ tich nước Nguyễn Minh Triết đến Vatican gặp Giáo Hoàng Bênêđictô XVI rồi lại đến lượt thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ghé thủ đô Moscau tay bắt mặt mừng với tổng thống Nga.
Ngắm nhìn những hình ảnh của các vị nguyên thủ cao nhất nước đang có thuận lợi về đường hướng ngoại giao quốc tế, vô tình đang làm lu mờ các tình hình nhếch nhác tại quốc nội.
Có người cho rằng trước khi bị bãi nhiệm chức vụ hai vị cao cấp này đi xa xuất ngoại ghi bảng điểm của mình hầu được chấm mút tí gì đó lúc về vườn nghỉ hưu, hay tạm gọi theo danh từ hoa mỹ hiện nay tìm „bãi đáp an toàn“.
Còn có người cho rằng không khí chính trị Việt Nam đang khó thở, tù túng cho nên ra hải ngoại vài ngày thả „xì trét“ bằng cách trông nhìn những nét văn minh nhân loại. Cũng phải, giá lạnh mùa đông tại Âu Châu đang rét lên, các bông tuyết bắt đầu rơi xuống mang sắc thái giáng sinh. Cảnh đầu đông an bình thật đẹp tại nơi đây. Ai mà chẳng thích!
Chung chung hai vị Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng được đánh giá vào loại TOP (= tuyệt vời) bằng các giao hảo ngoại giao cao cấp: qua thành tích dâng lên đảng csVN muôn năm bằng cách phân rẽ nội bộ của tổng thống Obama, nay lại được dịp ném đá dấu tay vào nội bộ của Giáo Hoàng Bênêđictô, của tổng thống Dmitri Medwedew và thủ tướng Wladimir Putin. Những tờ báo lấn „lề phải“ đều rập khuôn hoành tráng cho các ĐẠI TỪ cao cấp như: khẳng định, nêu rõ, thông báo, bày tỏ, nhấn mạnh… Đó là thế mạnh, đòn đánh chí tử của kẻ giơ tay „chém gió“ đến dạy đời thiên hạ!
Không biết việc hở mồm miệng trước các ống kính nhà báo, tội này có được liệt vào tội phạm nguy hiểm nhất là tiết lộ „bí mật quốc gia“? Tội đồ làm rò rỉ việc „phân hóa nội bộ” của địch có thể bị tù chung thân hoặc tử hình không? Trong khi vài người loan tin và cầm biểu ngữ cũng như viết Bloog chống „GIẶC LẠ, TÀU LẠ“ nham hiểm thôn chiếm bờ cõi Biển Đông đang bị xử án ngồi tù.!!!
Tiện đây ngược dòng trở về tình hình nội bộ Việt Nam với cách điều quân khiển tướng của hai vị cao cấp Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng người dân có thể cho vào bậc thang "FLOP - đội sổ" hay "TOP - tuyệt vời".
‘FLOP’ hay ‘TOP’?
Lần dở các tờ báo theo hệ thống „lề phải“ trong vài ngày qua, độc giả có thể nhìn thấy thực trạng xã hội VN và chấm điểm cho bộ máy chính phủ csVN một cách chính xác.
- Trung Quốc lại giữ tàu ngư dân Lý Sơn: Theo Tiền Phong hôm, 12-12, đồn BP 328 (Lý Sơn – Quảng Ngãi) xác nhận 3 tàu cá cùng 43 ngư dân huyện đảo Lý Sơn đã bị phía Trung Quốc bắt giữ vào ngày 7 và 8-12. Đến 19h tối 11-12, một tàu cùng 43 ngư dân được thả về, mang theo biên bản chữ Trung Quốc có dấu lăn tay ngư dân… Thuyền trưởng Lê Văn Lộc, nói: “Hai con tàu của chúng tôi còn rất mới, tính ra trị giá gần 2 tỷ bạc”. Cũng theo thuyền trưởng Lộc, ngày 7-12, tàu ông Dương Lúa bị giữ, đến ngày 8-12, thêm tàu ông Tân và tàu của ông bị giữ. “Họ bắt tất cả anh em phải ký vào biên bản chữ Trung Quốc và lăn tay điểm chỉ. Còn lúc bị tạm giữ, anh em trên thuyền đã khấn thầm: Kiểm tra rồi cho đi chớ đừng cho đưa vô đảo, nhưng ai dè mất 2 tàu cá trị giá gần 2 tỷ đồng” - Ông Lộc nói.
- Sạt nghiệp khi bị 'tàu lạ' bắt: đó là tựa đề của báo VietnamNet. Hầu như năm nào ngư dân Lý Sơn cũng có tàu bị phía Trung Quốc bắt giữ. Với ngư dân, như thế coi như sạt nghiệp. Theo UBND huyện đảo Lý Sơn, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2009, Lý Sơn có 6 tàu cá bị tàu Ngư Chính bắt giữ. Tổng mức phạt mà họ đưa ra lên đến trên 1 tỷ đồng. Anh Bùi Thông, thôn An Hải, một trong những chủ tàu từng bị Trung Quốc bắt giữ tâm sự: “Cả đời làm nghề tích góp được chiếc tàu nhưng không may bị Trung Quốc bắt xem như trắng tay”.
Phải mất đến 3 ngày, phản ứng trước hành động này, ngày 15/2/2009 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga mới nói được là "hành động sai trái, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam, không phù hợp với quan hệ hữu nghị giữa hai nước, gây nguy hại tới tính mạng và tài sản của ngư dân Việt Nam". Bà Nga nhấn mạnh "Việt Nam quan ngại trước việc phía Trung Quốc nhiều lần bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam khi họ đang hoạt động bình thường tại các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam",
- 'Chưa ai chết vì thực phẩm bẩn nên khó xử hình sự': Trước hàng loạt chất vấn của đại biểu HĐND TP sáng nay (10/12) về chuyện xử lý mỡ bẩn, bì lợn thối... thế nào, có học theo Trung Quốc đã tử hình 3 người trong vụ sữa nhiễm độc không, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Đào Văn Bình phân trần: "Trung Quốc có một số trẻ chết do ăn sữa nên xử tử hình được. Còn các vi phạm vừa qua, chưa ai chết nên khó xử lý hình sự". Giám đốc Sở Y tế Lê Anh Tuấn bổ sung: "Còn phải xem mỡ dùng để chế biến thực phẩm thì mới truy cứu hình sự được, chứ nhỡ đâu dùng vào việc khác?". Tuy nhiên, vị Phó Ban chỉ đạo vệ sinh an toàn thực phẩm thành phố cũng sốt ruột: "Cũng phải quy trách nhiệm thế nào cho rõ. Việc mỡ vừa rồi thì xã phải biết chứ?". Cuối cùng "Dân đang tích lũy chất độc vào cơ thể".
- 'Kiểm soát an toàn thực phẩm gần như tê liệt…: TS.BS Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng (RCCTD, thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam), nhận định về tình hình kiểm soát thực phẩm không an toàn ở Việt Nam hiện nay vào ngày 15/12/2009: „Tôi có cảm giác hệ thống thực hiện chức năng an toàn vệ sinh thực phẩm của ta gần như tê liệt. Người dân kêu mãi cũng hóa nhàm chán rồi, ai không may mắc phải thì phải tự chịu thôi.“
- Bình Dương: Hơn 10 năm, thu hút được một tiến sĩ (TP 12/12/2009): Kể từ khi ban hành các quyết định về chính sách thu hút nguồn nhân lực từ hơn 10 năm trước, tỉnh Bình Dương chỉ thu hút được 1 tiến sĩ về công tác. Đối với lĩnh vực y tế, mặc dù đã có chế độ thu hút chung và hỗ trợ ban đầu, trợ cấp hàng tháng cho bác sĩ về công tác tại xã nhưng thời gian qua, ngành y tế vẫn không thu hút được bác sĩ nào về trạm y tế… Năm 2008, ngành Y tế chỉ tuyển được 15/57 bác sĩ và năm 2009 chỉ tuyển được 4/144 bác sĩ cần tuyển. Còn đội ngũ giáo viên, kể cả dạy nghề có trình độ sau đại học cũng không thu hút được nhiều, chủ yếu chỉ tiếp nhận giáo viên từ ngoài tỉnh trong các trường hợp chuyển về Bình Dương sinh sống hoặc hợp thức hóa gia đình.
- Chóng mặt vì tăng giá (VN 14/12/2009): Hàng loạt mặt hàng từ gạo, thịt, đường, sữa cho tới thép tuần qua đồng loạt tăng giá với biên độ khá lớn. Thực trạng này đang và sẽ kéo theo vô số hệ lụy khác.
- 'ĐBQH không đến mức phải chất vấn gay gắt thế': Đánh giá kết quả phiên chất vấn diễn ra tại kỳ họp Quốc hội thứ 6 vừa qua, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng, vẫn đang còn một số ĐBQH nêu chất vấn quá gay gắt, "không đến mức phải như thế".
- Nỡ giáng nợ đột ngột với dân nghèo? (13/12/2009): Theo hợp đồng tín dụng, đến năm 2015, cả trăm hộ dân vay vốn trồng cao su tiểu điền xã Phong Sơn, huyện Phong Điền (Thừa Thiên - Huế) mới bắt đầu trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng (khoảng 3 tỷ đồng). Tuy nhiên, mới sau ba năm vay vốn, dân bất ngờ bị Ngân hàng NN&PTNT đòi nợ.
- 'Không thủ đô nào bịt ngã tư như Hà Nội': Trao đổi với VnExpress sáng 10/12, đại biểu Trần Trọng Hanh cho rằng, lạm dụng "bịt ngã tư" chứng tỏ Hà Nội không có biện pháp nào khác để chống ùn tắc, còn đại biểu Bùi Thị An ví phương án này là độc nhất trên thế giới.
- Hà Nội bó 'rác trời' (10/12/2009): Đại lễ một nghìn năm Thăng Long - Hà Nội đang đến gần. Trước thực trạng chằng chịt các loại dây giăng như mạng nhện lơ lửng trên đầu người dân, Hà Nội đang tiến hành một giải pháp tình thế: Dùng dây bó gọn "rác trời". Ghi nhận của nhóm PV TPO.
- Công trình 1000 năm Thăng Long Xong phần 'xác', thiếu phần 'hồn' (07/12/2009): Trước phiên khai mạc kỳ họp cuối năm HĐND TP Hà Nội, đại biểu bày tỏ lo lắng về tiến độ các công trình xây dựng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. ĐB Bùi Thị An, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND phát biểu: Nhiều công trình kỷ niệm 1000 năm về mặt xây dựng nói chung là chậm và có những cái có thể xong phần "xác" đúng thời hạn nhưng phần "hồn" thì còn thiếu, như Công viên Hòa Bình có thể hoàn thành đúng dịp đại lễ nhưng phần “hồn” là tượng đài Hòa Bình phải đợi đến sau đại lễ mới có. Theo ĐB Ngô Văn Ny, Ban Pháp chế HĐND: Hội nghị sôi nổi, công trường thì nguội lạnh. Tôi thấy có một đặc điểm của Hà Nội là mọi chủ trương đưa ra thì văn bản rất đầy đủ, triển khai trên hội nghị rất đầy đủ nhưng khi đi vào làm, triển khai xuống cơ sở thì rất chậm hoặc có nơi còn không thực hiện.
- Địa phương thất hứa, niềm tin của dân bị bào mòn (08/12/2009): Cử tri TP.HCM mệt mỏi với việc lặp đi lặp lại những kiến nghị của mình về ô nhiễm, kẹt xe, ngập nước... từ kỳ họp này sang kỳ họp khác mà không thấy biện pháp giải quyết rốt ráo.
- TP.HCM quyết chấm dứt nạn xả rác, nói tục (11/12/2009): Lại một lần nữa, văn minh đô thị được TP.HCM chọn là chủ đề của năm. TP hạ quyết tâm chấm dứt 6 hành vi thiếu văn hóa trong năm 2010 - năm thực hiện nếp sống văn minh, mỹ quan đô thị. 6 hành vi thiếu văn hóa gồm: Bán hàng rong trước cổng trường học; phát tờ rơi, sử dụng âm thanh quảng cáo quá lớn trên đường phố; xả rác, nước thải ra lòng lề đường; rải vàng mã trên đường phố; nói tục, chửi thề, phóng uế bừa bãi; chạy xe trên vỉa hè, dừng xe không đúng vạch quy định.
- Chiến lược nội địa hóa ô tô: Phá sản (09/12/2009): Sáu đoàn thanh tra chuyên đề về giá lắp ráp, kinh doanh xe ô tô trong nước vừa hoàn thành việc thanh tra ở sáu công ty liên doanh sản xuất, lắp ráp xe (có vốn đầu tư nước ngoài). Kết quả thanh tra cho thấy chiến lược nội địa hóa (NĐH) ô tô của Việt Nam bị phá sản.
- Tuyên phạt 136 năm tù các bị cáo đập phá trụ sở ủy ban: Sau hơn mười ngày xét xử vụ gây rối tại xã Long Hưng, huyện Long Thành, ngày 11/12, tòa án tỉnh Đồng Nai đã tuyên phạt 46 bị cáo mức án tổng cộng 136 năm tù. 46 bị cáo đốt xe cảnh sát, đập phá trụ sở xã.
- Dân xã Nghĩa Hưng đập phá trụ sở xã: Sáng qua 8-12, nhận được tin hàng trăm người dân có hành vi vi phạm pháp luật, đập phá trụ sở UBND, đốt tài liệu, hủy hoại tài sản tại xã Nghĩa Hưng, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, PV Tiền Phong đã có mặt tại hiện trường. Thông tin ban đầu cho hay, do quá bức xúc về việc phải nộp tiền điện cao hơn nhiều lần quy định, khoảng 21h30 phút, ngày 7-12, hàng trăm người dân xã Nghĩa Hưng kéo đến nhà chủ tịch xã đập phá, ném gạch đá, gây huyên náo cả vùng. Ngay sau đó, họ hò hét, rủ nhau lên trụ sở UBND xã đập phá tất cả các cánh cửa, đốt, hủy một bộ máy vi tính, xe máy và đốt nhiều giấy tờ, tài liệu quan trọng của chính quyền địa phương. Đến trưa 8-12, mặc dù cơ quan công an đã làm chủ tình hình, phong tỏa khu vực gây rối để tiến hành các biện pháp nghiệp vụ nhưng vẫn còn rất đông người dân tụ tập xung quanh.
- Ngang nhiên thảm sát rừng dương ven biển (10/12/2009): Ở các xã Bình Hải, Bình Nam, Bình Sa… công cuộc thảm sát rừng phòng hộ ven biển diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật với công cụ cơ giới ầm ì suốt ngày đêm. Trận lũ lịch sử cuối tháng 9 đã tàn phá nhiều ngôi làng ở rất xa biển miền Trung và nó phát lộ nạn phá rừng phòng hộ đầu nguồn qua những súc gỗ vẫn còn dấu búa kiểm lâm theo lũ trôi về mà người dân miền Trung gọi là "lũ gỗ". Dường như điều này chẳng làm ai bận tâm nên giờ đây những mảnh rừng phòng hộ chắn gió, bão ven biển Quảng Nam tiếp tục bị thảm sát… Những dải dương xanh còn sót lại rất ít cũng đang bị đốn chặt, bật gốc để nhường đất cho các dự án.
- Bão qua, hàng cứu trợ khẩn cấp vẫn... nằm kho: Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị tổng kết thường niên 2009 của nhóm Điều phối chương trình giáo dục do Bộ GD-ĐT và Liên Hợp Quốc (Unicef) tại Việt Nam sáng nay 09/12 tại Hà Nội. Tại Hội nghị, đại diện Bộ GD-ĐT cho biết: “Hiện số hàng cứu trợ khẩn cấp trị giá 100.000 USD do Unicef tài trợ cho học sinh đang chịu ảnh hưởng của cơn bão vừa qua thuộc 5 tỉnh miền Trung - Tây Nguyên vẫn đang nằm trong kho do chưa có kinh phí, nhân lực vận chuyển”. Ông Jean Dupraz, phó trưởng đại diện Unicef tại Việt Nam cho biết: “Sự chậm trễ chuyển hàng cứu trợ này là do trách nhiệm của Bộ GD-ĐT. Sau cuộc họp này, Bộ GD-ĐT cần họp thảo luận và có đề xuất phương án hỗ trợ, Unicsef sẽ hỗ trợ thực hiện”.
- Quảng Nam: Học sinh lớp 6 không biết cộng, trừ, nhân, chia: Qua kiểm tra 50 học sinh từ lớp 5 lên lớp 6 trong năm học này, trường THCS bán trú cụm xã Trà Don, Nam Trà My, Quảng Nam đã phát hiện 26 em không có khả năng làm những phép tính đơn giản như cộng, trừ, nhân, chia... Thậm chí rất nhiều em không thể đọc được chương trình của lớp 1, 2. Thông tin trên được ông Võ Đăng Chín, hiệu trưởng trường THCS bán trú cụm xã Trà Don cho biết ngày 5/12.
- Tiền Giang Nợ giáo viên hơn 18,7 tỷ đồng (06/12/2009): Theo Sở GD-ĐT Tiền Giang, năm học 2008-2009, ở tỉnh này còn nợ giáo viên tiền tăng giờ, tăng buổi, tổng cộng hơn 18,7 tỷ đồng. Trong đó, các trường THPT trực thuộc sở nợ hơn 6,1 tỷ đồng, các phòng GD-ĐT nợ 12,6 tỷ đồng. Ông Trần Thanh Đức, GĐ Sở GD-ĐT Tiền Giang, cho biết, nguyên nhân là tỉnh còn thiếu gần 2.300 giáo viên nên phải tăng tiết, tăng giờ dạy đối với giáo viên, trong lúc thủ tục chi tiền còn nhiều bất cập.
- Hết học kỳ 1, hơn 26.000 học sinh bỏ học (11/12/2009): Bộ GD-ĐT công bố, đầu năm học 2009- 2010, cả nước có 26.788 trong số 14.970.481 học sinh bỏ học, chiếm tỷ lệ 0,18%.
- “Ước gì có một cây cầu cho tụi nhỏ đi học” (14/12/2009): Một bà cụ 70 tuổi ở ấp Rạch Gốc (xã Tây Yên, huyện An Biên, Kiên Giang) nghẹn ngào nói như thế khi chúng tôi về địa phương tìm hiểu việc hàng chục học sinh không dám đi học vì sợ té cầu khỉ sau khi một học sinh thiệt mạng do té cầu. Bà cụ này là Nguyễn Thị Nghĩa, bà nội của em Trần Thị Bé Ngoan (10 tuổi, học sinh lớp 3 trường Tiểu học Tây Yên 2) - em học sinh vừa mất cách đây khoảng 3 tuần vì đi qua cây cầu khỉ trước nhà bị té chết đuối.
- Khoảng 7 triệu trẻ em Việt Nam “đạt chuẩn nghèo”: Thiếu thốn nghiêm trọng nhất là vấn đề nước và vệ sinh; hơn 60% trẻ em dân tộc thiểu số đang sống dưới mức nghèo khổ... Thông tin trên được đưa ra trong bản báo cáo Phương thức tiếp cận mới về nghèo ở trẻ em Việt Nam vừa được công bố ngày 25/11, do Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH cùng nhiều bộ ngành liên quan thực hiện. Đây cũng là nội dung chính nằm trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và UNICEF giai đoạn 2006-2010. Một trẻ em được xác định là nghèo nếu như em đó không được đáp ứng ít nhất 2 trong 8 nhu cầu cơ bản: giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, lao động trẻ em, giải trí, tham gia và bảo trợ xã hội. Với phương pháp tiếp cận đa chiều này thì tỷ lệ trẻ em nghèo ở Việt Nam vào khoảng 31%, cũng có nghĩa Việt Nam đang có khoảng 7 triệu trẻ em nghèo.
- Đang xét kỷ luật vẫn được "quy hoạch" thăng chức (23/11/2009): Trong khi đang bị xem xét xử lí kỷ luật về sai phạm, bà Đỗ Thị Hồng Cầm - Phó Giám đốc Trung tâm Du lịch Sinh thái và Văn hóa Phong Nha - Kẻ Bàng, vẫn được lãnh đạo cơ quan làm quy trình quy hoạch lên chức vụ cao hơn. Tháng 9/2009, Tiền Phong có bài phản ánh, bà Đỗ Thị Hồng Cầm vi phạm nghiêm trọng quy chế tuyển sinh kì thi cao học ngành Quản trị kinh doanh. Theo đó, bà Đỗ Thị Hồng Cầm (SBD 2010, sinh ngày 12/4/1973 - Phó GĐ Trung tâm Du lịch Sinh thái và Văn hóa, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng), đã vi phạm quy chế tuyển sinh, bị đình chỉ thi tại kỳ tuyển sinh cao học do Đại học Huế tổ chức tháng 3/2009. Bà Cầm được lãnh đạo Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cử đi thi cao học ngành Quản trị Kinh doanh. Do mang tài liệu trong người khi ra ngoài phòng thi, bà Cầm bị cán bộ giám sát phát hiện, báo cho giám thị phòng thi lập biên bản và xử lý đình chỉ thi môn thứ hai (môn Kinh tế chính trị). Căn cứ quy chế, thí sinh Cầm bị đình chỉ thi, các bài thi đã làm bị cho điểm không (0). Kết quả điều tra của UBKT Huyện ủy Bố Trạch khẳng định: Bà Đỗ Thị Hồng Cầm vi phạm nghiêm trọng quy chế tuyển sinh và yêu cầu cơ quan chủ quản xử lí kỉ luật theo đúng quy trình cán bộ, đảng viên vi phạm.
- Bắt bệnh tham nhũng trong ngành y tế: Tại cuộc đối thoại phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực y tế của Chính phủ với các nhà tài trợ quốc tế tổ chức ở Hà Nội sáng 26/11, Bộ Y tế cũng thừa nhận một số cơ sở khám chữa bệnh chưa thực hiện đúng các chế độ thanh toán chi phí điều trị bảo hiểm, có hiện tượng lợi dụng chính sách miễn giảm viện phí cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi... để chi sai chế độ. Việc cán bộ, nhân viên y tế lấy thuốc, vật tư của nhà nước đem bán lấy tiền chia nhau cũng đã xảy ra. "Tham nhũng đánh gục người bệnh khi ở thời điểm dễ tổn thương nhất. Giữa cái sống và chết, người ta không còn có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải trả tiền", ông Rolf Bergman, Đại sứ Thụy Điển, phát biểu tại cuộc đối thoại phòng chống tham nhũng, sáng 26/11.
-'Quan' xã hầu tòa vì sai phạm vẫn ung dung tại vị (25/11/2009): Mặc dù kết luận của tỉnh Hà Tây (cũ) đã chỉ rõ những sai phạm của cán bộ xã Hát Môn và đề nghị hình thức kỷ luật nhưng người dân cho rằng: tỉnh Hà Tây chỉ xử lý theo kiểu “giơ cao đánh khẽ"? Điều đáng nói là trong thời gian tại vị, ông Nguyễn Quốc Thắng – Chủ tịch xã Hát Môn (huyện Phúc Thọ, Hà Nội hiện nay) đã từng phải hầu tòa và bồi thường cho người dân vì đã tiến hành cưỡng chế trái phép. Đoàn thanh tra tỉnh Hà Tây với bản kết luận số 13 đã chỉ rõ những sai phạm của lãnh đạo xã Hát Môn. Cũng từ bản kết luận này, người dân Hát Môn mới "vỡ lẽ" ra nhiều điều, ẩn số mang tên Hát Môn đã được "giải mã".
Bức xúc của người dân
Khi người phải dân nhìn vào nồi cơm manh áo của mình cho cuộc sống khó khăn hằng ngày, trong khi đó nhiều người đảng viên đang vung vãi tiền thuế một cách điên dại như đã xảy ra tại SCIC. Người dân VN đụng chạm thực tế và có cơ hội so sánh cảnh giàu nghèo trong chế độ tư bản đỏ, họ đã phản đối mãnh liệt trong những mục phản hồi của báo chí, theo dõi những suy nghĩ của người dân chúng ta nhìn ra được nhiều tư tưởng chống đối mãnh liệt. Điển hình các phản ảnh qua báo Tiền Phong:
- Tôi rất buồn cho một số cán bộ - "các đầy tớ của dân" - trong lúc đồng bào bão lụt cơm không có để ăn, áo không có để mặc thế mà họ lĩnh lương một tháng bằng thu nhập cả một xã vùng cao. Đến cấp Thứ trưởng còn vậy, chống tham nhũng sao đây? Nếu xét quốc gia là một tổ chức và có mục tiêu (dân giàu, nước mạnh.. ...) thì những hành vi của SCIC làm cho dân nghèo đi (trừ bản thân họ), nước yếu, xã hội bất bình đẳng và cá nhân các vị nhận lương cao trong khi doanh nghiệp lỗ là vô trách nhiệm. Trong khi khủng hoảng kinh tế, công chức Singapore tự giác giảm lương thì mấy vị tăng lương cho doanh nghiệp yếu đi. Doanh nghiệp mà chết thì nền kinh tế không còn. (Thúy Hà;.. .tlv@gmail.com)
- Bà Tống thị Minh là vụ trưởng bộ LĐTBXH sao không biết một cty cổ phần như Jestar có vốn nhà nước lên đến trên 80% thì những người đại diện phần vốn Nhà nước ở cty này không thể chỉ là một mà ít nhất là 3/4 số thành viên HĐQT. Luật Doanh nghiệp đã quy định rõ điều này. Tôi là công chức thuộc ngành tài chính hơn 15 năm, đã tốt nghiệp đại học chính qui từ các năm 85, phải học đầy đủ các bằng cấp (Anh văn, vi tính,quản lý nhà nước, kế toán...). Chúng tôi làm cả ngày, mờ mắt, vì bây giờ cải cách mạnh mẽ, chúng tôi phải không ngừng nâng cao nghiệp vụ mới làm nổi. Trong giờ làm việc, chúng tôi phải làm việc cật lực, ít có khi nào chúng tôi ra khỏi cơ quan trước 5h30 chiều... vậy mà lương hàng tháng có khi anh em trong phòng tôi chỉ khoảng 2 triệu hơn chút đỉnh... cao nhất ở phòng tôi (người gần về hưu) lĩnh cỡ 4 triệu hơn... Vì vậy khi đọc tin bài trên, tôi mới hiểu ra vì sao họ giàu thế....và thấy buồn.. . (Văn Lâm;.. .23450@yahoo.com.vn)
- Câu hỏi PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG - PHÒNG AI, CHỐNG AI? không biết đến bao giờ có lời giải. Lương hay lậu trong việc chi trả đối với ban lãnh đạo SCIC thì chỉ có ông Nguyễn Văn Ninh - Bộ trưởng Bộ Tài chính mới trả lời được. Dù là LƯƠNG hay LẬU cũng là lách luật, là rút tiền của nhà nước. (Minh Phương; hong.anh93@...)
Tại thế giới tự do Âu Tây, đặc biệt nơi giới sinh viên và lưu học sinh du học, trong trang Web của họ có những phản ảnh mang màu sắc dân chủ và dẫn đưa nhiều nhận thức đúng thực trạng đen tối ở quê hương, trăn trở nhất là vấn đề giáo dục lạc hậu của csVN trong diễn đàn http://phdvn.org.
Với đề tài thảo luận „Làm tiến sĩ ở Việt Nam như thế nào?“ nhiều bạn sinh viên nêu ra các vấn nạn giáo dục: Việc làm tiến sĩ ở Việt Nam cực kỳ nhiêu khê, phản khoa học, và phản động (theo nghĩa chổng mông vào tất cả các quy chuẩn tiên tiến của thế giới). Làm tiến sĩ ở Việt Nam cực kỳ dễ mà cũng cực kỳ khó. Cực kỳ dễ là cực kỳ dễ về mặt chuyên môn khoa học, cực kỳ khó là về các thủ tục hành chính rườm rà và vô lý đến độ gây ức chế cho cả thầy và trò. Yêu cầu NCS phải đưa cả dự kiến nội dung luận văn (chi tiết đến từng đề mục trong từng chương). Một quy định ngu xuẩn và phi lý như vậy mà biết bao người đã góp ý mà bộ GD vẫn cứ trơ lấc (có lẽ là vì toàn những người mặt dầy và não trang như anh Phúc phát biểu "bằng giả" ở phía trên). (http://phdvn.org/showthread.php?p=6527#post6527).
Ngoài ra một thiên tài Việt Nam mới được báo Times tôn vinh là một trong 10 khoa học gia tiêu biểu của thế giới năm 2009, TS.GS trẻ tuổi Ngô Bảo Châu, ông tiết lộ cho BBC biết về phản biện về vụ Bauxite Tây Nguyên: Mặc dù làm việc ở nước ngoài trong suốt nhiều năm qua, Giáo sư Châu, người từng được được mời làm Giáo sư tại Pháp khi mới 32 tuổi, vẫn theo dõi sát tình hình phát triển ở Việt Nam. Ông cho biết đã hơn nửa năm, bức thư của ông ngày 29/5 từ Mỹ, gửi Quốc hội Việt Nam, kiến nghị về dự án Bauxite vẫn chưa nhận được câu trả lời. "Tôi không lý giải được vì sao, nhưng tôi vẫn hy vọng đến một ngày nào đó, Quốc hội sẽ có câu trả lời chính thức cho bức thư mà tôi viết." Trong bức thư gửi Quốc hội Việt Nam, ông Châu đề cập tới chính sách mà ông gọi là "thực dân mới" của chính quyền Trung Quốc liên quan tới khai thác khoáng sản trên quy mô toàn cầu và cảnh báo về dự án Bauxite tại Tây Nguyên: "Phần có hại thì cầm chắc, phần có lợi thì mong manh."
Một điều đáng mừng khi các thành phần sinh viên, lưu học sinh và các nhà khoa học sống ngoài Việt Nam đang lưu tâm đến vận mạng nước nhà.
Các lãnh đạo csVN thuộc hạng ‘TOP’ hay ‘FLOP’? Đó là câu hỏi khai mào cho bài viết này, những tổn hợp tin tức ngắn trong 1 tuần có thể giúp người đọc nhìn ra khả năng của người cầm cân nẩy mực đang đưa Việt Nam đi lên hoặc trì trệ tụt xuống.
Người viết đồng ý với tiêu đề bài báo „niềm tin của dân đang bị bào mòn“, đó chính là một động cơ để mọi người mạnh dạn phải đứng lên đòi lại công bằng, sự thật, tôn trọng luật pháp, tôn trọng người dân. Một nước việt Nam với 4 ngàn năm văn hiến và trên 34 năm hòa bình không thể chấp nhận được con số 7 triệu trẻ em Việt Nam đang “đạt chuẩn nghèo”. Muốn có một cây cầu cho tụi nhỏ đi học như là đưa tay với sao trên trời. Nhục quá! Chưa bao giờ có một quốc gia nào trên toàn cầu quyết chấm dứt nạn nói tục, cũng như bịt kín ngã tư khi không giải quyết đưjơc nạn kẹt xe. Một quốc gia muốn giàu mạnh không thể tự tiện giam cầm các nhà dân chủ đối kháng với các sáo ngữ chống đối lại diễn tiến hòa bình. Không phản biện nào mạnh mẽ về Bauxite Tây Nguyên bằng nhà khoa học mới được tôn vinh Ngô Bảo Châu: "Phần có hại thì cầm chắc, phần có lợi thì mong manh."
Cuối cùng được phép nhắc lại cuộc gặp gỡ giữa giáo hoàng Bênêđictô XVI với chủ tịch Nguyễn Minh Triết, một hình ảnh giống như đám mây mù không dứt đang bao phủ giang sơn gấm vóc Việt Nam. Cứ tưởng tượng một khối óc thông minh xuất chúng của cụ già Bênêđictô phải nghe một người ăn nói tiếng mẹ đẻ cũng chưa ra gì thì tội nghiệp cho cụ giáo hoàng này thật sự, tưởng rằng 20 phút là đủ rồi nhưng thời gian phải nhân đôi lên thì người đối tác mới khai triển được các tư tưởng vĩ đại!. Rồi người dân lại được chiêm ngưỡng một thiếu học thực bắt tay một cụ già đáng kính theo kiểu quê mùa không biết phép lịch sự (tay trái bám chặt vào gần khửu tay của người đối diện). Rồi người dân được mãn nhãn nhìn thế đứng của một nguyên thủ quốc gia (chàng hãng đôi chân), tiếp theo nhìn thế ngồi của chủ tịch nước như một người đang bị hỏi cung (ngồi nhích mép ghế). ‘TOP’ hay ‘FLOP’ cho các nhà lãnh đạo csVN?
Ngắm nhìn những hình ảnh của các vị nguyên thủ cao nhất nước đang có thuận lợi về đường hướng ngoại giao quốc tế, vô tình đang làm lu mờ các tình hình nhếch nhác tại quốc nội.
Có người cho rằng trước khi bị bãi nhiệm chức vụ hai vị cao cấp này đi xa xuất ngoại ghi bảng điểm của mình hầu được chấm mút tí gì đó lúc về vườn nghỉ hưu, hay tạm gọi theo danh từ hoa mỹ hiện nay tìm „bãi đáp an toàn“.
Còn có người cho rằng không khí chính trị Việt Nam đang khó thở, tù túng cho nên ra hải ngoại vài ngày thả „xì trét“ bằng cách trông nhìn những nét văn minh nhân loại. Cũng phải, giá lạnh mùa đông tại Âu Châu đang rét lên, các bông tuyết bắt đầu rơi xuống mang sắc thái giáng sinh. Cảnh đầu đông an bình thật đẹp tại nơi đây. Ai mà chẳng thích!
Chung chung hai vị Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng được đánh giá vào loại TOP (= tuyệt vời) bằng các giao hảo ngoại giao cao cấp: qua thành tích dâng lên đảng csVN muôn năm bằng cách phân rẽ nội bộ của tổng thống Obama, nay lại được dịp ném đá dấu tay vào nội bộ của Giáo Hoàng Bênêđictô, của tổng thống Dmitri Medwedew và thủ tướng Wladimir Putin. Những tờ báo lấn „lề phải“ đều rập khuôn hoành tráng cho các ĐẠI TỪ cao cấp như: khẳng định, nêu rõ, thông báo, bày tỏ, nhấn mạnh… Đó là thế mạnh, đòn đánh chí tử của kẻ giơ tay „chém gió“ đến dạy đời thiên hạ!
Không biết việc hở mồm miệng trước các ống kính nhà báo, tội này có được liệt vào tội phạm nguy hiểm nhất là tiết lộ „bí mật quốc gia“? Tội đồ làm rò rỉ việc „phân hóa nội bộ” của địch có thể bị tù chung thân hoặc tử hình không? Trong khi vài người loan tin và cầm biểu ngữ cũng như viết Bloog chống „GIẶC LẠ, TÀU LẠ“ nham hiểm thôn chiếm bờ cõi Biển Đông đang bị xử án ngồi tù.!!!
Tiện đây ngược dòng trở về tình hình nội bộ Việt Nam với cách điều quân khiển tướng của hai vị cao cấp Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng người dân có thể cho vào bậc thang "FLOP - đội sổ" hay "TOP - tuyệt vời".
‘FLOP’ hay ‘TOP’?
Lần dở các tờ báo theo hệ thống „lề phải“ trong vài ngày qua, độc giả có thể nhìn thấy thực trạng xã hội VN và chấm điểm cho bộ máy chính phủ csVN một cách chính xác.
- Trung Quốc lại giữ tàu ngư dân Lý Sơn: Theo Tiền Phong hôm, 12-12, đồn BP 328 (Lý Sơn – Quảng Ngãi) xác nhận 3 tàu cá cùng 43 ngư dân huyện đảo Lý Sơn đã bị phía Trung Quốc bắt giữ vào ngày 7 và 8-12. Đến 19h tối 11-12, một tàu cùng 43 ngư dân được thả về, mang theo biên bản chữ Trung Quốc có dấu lăn tay ngư dân… Thuyền trưởng Lê Văn Lộc, nói: “Hai con tàu của chúng tôi còn rất mới, tính ra trị giá gần 2 tỷ bạc”. Cũng theo thuyền trưởng Lộc, ngày 7-12, tàu ông Dương Lúa bị giữ, đến ngày 8-12, thêm tàu ông Tân và tàu của ông bị giữ. “Họ bắt tất cả anh em phải ký vào biên bản chữ Trung Quốc và lăn tay điểm chỉ. Còn lúc bị tạm giữ, anh em trên thuyền đã khấn thầm: Kiểm tra rồi cho đi chớ đừng cho đưa vô đảo, nhưng ai dè mất 2 tàu cá trị giá gần 2 tỷ đồng” - Ông Lộc nói.
- Sạt nghiệp khi bị 'tàu lạ' bắt: đó là tựa đề của báo VietnamNet. Hầu như năm nào ngư dân Lý Sơn cũng có tàu bị phía Trung Quốc bắt giữ. Với ngư dân, như thế coi như sạt nghiệp. Theo UBND huyện đảo Lý Sơn, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2009, Lý Sơn có 6 tàu cá bị tàu Ngư Chính bắt giữ. Tổng mức phạt mà họ đưa ra lên đến trên 1 tỷ đồng. Anh Bùi Thông, thôn An Hải, một trong những chủ tàu từng bị Trung Quốc bắt giữ tâm sự: “Cả đời làm nghề tích góp được chiếc tàu nhưng không may bị Trung Quốc bắt xem như trắng tay”.
Phải mất đến 3 ngày, phản ứng trước hành động này, ngày 15/2/2009 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga mới nói được là "hành động sai trái, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam, không phù hợp với quan hệ hữu nghị giữa hai nước, gây nguy hại tới tính mạng và tài sản của ngư dân Việt Nam". Bà Nga nhấn mạnh "Việt Nam quan ngại trước việc phía Trung Quốc nhiều lần bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam khi họ đang hoạt động bình thường tại các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam",
- 'Chưa ai chết vì thực phẩm bẩn nên khó xử hình sự': Trước hàng loạt chất vấn của đại biểu HĐND TP sáng nay (10/12) về chuyện xử lý mỡ bẩn, bì lợn thối... thế nào, có học theo Trung Quốc đã tử hình 3 người trong vụ sữa nhiễm độc không, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Đào Văn Bình phân trần: "Trung Quốc có một số trẻ chết do ăn sữa nên xử tử hình được. Còn các vi phạm vừa qua, chưa ai chết nên khó xử lý hình sự". Giám đốc Sở Y tế Lê Anh Tuấn bổ sung: "Còn phải xem mỡ dùng để chế biến thực phẩm thì mới truy cứu hình sự được, chứ nhỡ đâu dùng vào việc khác?". Tuy nhiên, vị Phó Ban chỉ đạo vệ sinh an toàn thực phẩm thành phố cũng sốt ruột: "Cũng phải quy trách nhiệm thế nào cho rõ. Việc mỡ vừa rồi thì xã phải biết chứ?". Cuối cùng "Dân đang tích lũy chất độc vào cơ thể".
- 'Kiểm soát an toàn thực phẩm gần như tê liệt…: TS.BS Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng (RCCTD, thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam), nhận định về tình hình kiểm soát thực phẩm không an toàn ở Việt Nam hiện nay vào ngày 15/12/2009: „Tôi có cảm giác hệ thống thực hiện chức năng an toàn vệ sinh thực phẩm của ta gần như tê liệt. Người dân kêu mãi cũng hóa nhàm chán rồi, ai không may mắc phải thì phải tự chịu thôi.“
- Bình Dương: Hơn 10 năm, thu hút được một tiến sĩ (TP 12/12/2009): Kể từ khi ban hành các quyết định về chính sách thu hút nguồn nhân lực từ hơn 10 năm trước, tỉnh Bình Dương chỉ thu hút được 1 tiến sĩ về công tác. Đối với lĩnh vực y tế, mặc dù đã có chế độ thu hút chung và hỗ trợ ban đầu, trợ cấp hàng tháng cho bác sĩ về công tác tại xã nhưng thời gian qua, ngành y tế vẫn không thu hút được bác sĩ nào về trạm y tế… Năm 2008, ngành Y tế chỉ tuyển được 15/57 bác sĩ và năm 2009 chỉ tuyển được 4/144 bác sĩ cần tuyển. Còn đội ngũ giáo viên, kể cả dạy nghề có trình độ sau đại học cũng không thu hút được nhiều, chủ yếu chỉ tiếp nhận giáo viên từ ngoài tỉnh trong các trường hợp chuyển về Bình Dương sinh sống hoặc hợp thức hóa gia đình.
- Chóng mặt vì tăng giá (VN 14/12/2009): Hàng loạt mặt hàng từ gạo, thịt, đường, sữa cho tới thép tuần qua đồng loạt tăng giá với biên độ khá lớn. Thực trạng này đang và sẽ kéo theo vô số hệ lụy khác.
- 'ĐBQH không đến mức phải chất vấn gay gắt thế': Đánh giá kết quả phiên chất vấn diễn ra tại kỳ họp Quốc hội thứ 6 vừa qua, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng, vẫn đang còn một số ĐBQH nêu chất vấn quá gay gắt, "không đến mức phải như thế".
- Nỡ giáng nợ đột ngột với dân nghèo? (13/12/2009): Theo hợp đồng tín dụng, đến năm 2015, cả trăm hộ dân vay vốn trồng cao su tiểu điền xã Phong Sơn, huyện Phong Điền (Thừa Thiên - Huế) mới bắt đầu trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng (khoảng 3 tỷ đồng). Tuy nhiên, mới sau ba năm vay vốn, dân bất ngờ bị Ngân hàng NN&PTNT đòi nợ.
- 'Không thủ đô nào bịt ngã tư như Hà Nội': Trao đổi với VnExpress sáng 10/12, đại biểu Trần Trọng Hanh cho rằng, lạm dụng "bịt ngã tư" chứng tỏ Hà Nội không có biện pháp nào khác để chống ùn tắc, còn đại biểu Bùi Thị An ví phương án này là độc nhất trên thế giới.
- Hà Nội bó 'rác trời' (10/12/2009): Đại lễ một nghìn năm Thăng Long - Hà Nội đang đến gần. Trước thực trạng chằng chịt các loại dây giăng như mạng nhện lơ lửng trên đầu người dân, Hà Nội đang tiến hành một giải pháp tình thế: Dùng dây bó gọn "rác trời". Ghi nhận của nhóm PV TPO.
- Công trình 1000 năm Thăng Long Xong phần 'xác', thiếu phần 'hồn' (07/12/2009): Trước phiên khai mạc kỳ họp cuối năm HĐND TP Hà Nội, đại biểu bày tỏ lo lắng về tiến độ các công trình xây dựng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. ĐB Bùi Thị An, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND phát biểu: Nhiều công trình kỷ niệm 1000 năm về mặt xây dựng nói chung là chậm và có những cái có thể xong phần "xác" đúng thời hạn nhưng phần "hồn" thì còn thiếu, như Công viên Hòa Bình có thể hoàn thành đúng dịp đại lễ nhưng phần “hồn” là tượng đài Hòa Bình phải đợi đến sau đại lễ mới có. Theo ĐB Ngô Văn Ny, Ban Pháp chế HĐND: Hội nghị sôi nổi, công trường thì nguội lạnh. Tôi thấy có một đặc điểm của Hà Nội là mọi chủ trương đưa ra thì văn bản rất đầy đủ, triển khai trên hội nghị rất đầy đủ nhưng khi đi vào làm, triển khai xuống cơ sở thì rất chậm hoặc có nơi còn không thực hiện.
- Địa phương thất hứa, niềm tin của dân bị bào mòn (08/12/2009): Cử tri TP.HCM mệt mỏi với việc lặp đi lặp lại những kiến nghị của mình về ô nhiễm, kẹt xe, ngập nước... từ kỳ họp này sang kỳ họp khác mà không thấy biện pháp giải quyết rốt ráo.
- TP.HCM quyết chấm dứt nạn xả rác, nói tục (11/12/2009): Lại một lần nữa, văn minh đô thị được TP.HCM chọn là chủ đề của năm. TP hạ quyết tâm chấm dứt 6 hành vi thiếu văn hóa trong năm 2010 - năm thực hiện nếp sống văn minh, mỹ quan đô thị. 6 hành vi thiếu văn hóa gồm: Bán hàng rong trước cổng trường học; phát tờ rơi, sử dụng âm thanh quảng cáo quá lớn trên đường phố; xả rác, nước thải ra lòng lề đường; rải vàng mã trên đường phố; nói tục, chửi thề, phóng uế bừa bãi; chạy xe trên vỉa hè, dừng xe không đúng vạch quy định.
- Chiến lược nội địa hóa ô tô: Phá sản (09/12/2009): Sáu đoàn thanh tra chuyên đề về giá lắp ráp, kinh doanh xe ô tô trong nước vừa hoàn thành việc thanh tra ở sáu công ty liên doanh sản xuất, lắp ráp xe (có vốn đầu tư nước ngoài). Kết quả thanh tra cho thấy chiến lược nội địa hóa (NĐH) ô tô của Việt Nam bị phá sản.
- Tuyên phạt 136 năm tù các bị cáo đập phá trụ sở ủy ban: Sau hơn mười ngày xét xử vụ gây rối tại xã Long Hưng, huyện Long Thành, ngày 11/12, tòa án tỉnh Đồng Nai đã tuyên phạt 46 bị cáo mức án tổng cộng 136 năm tù. 46 bị cáo đốt xe cảnh sát, đập phá trụ sở xã.
- Dân xã Nghĩa Hưng đập phá trụ sở xã: Sáng qua 8-12, nhận được tin hàng trăm người dân có hành vi vi phạm pháp luật, đập phá trụ sở UBND, đốt tài liệu, hủy hoại tài sản tại xã Nghĩa Hưng, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, PV Tiền Phong đã có mặt tại hiện trường. Thông tin ban đầu cho hay, do quá bức xúc về việc phải nộp tiền điện cao hơn nhiều lần quy định, khoảng 21h30 phút, ngày 7-12, hàng trăm người dân xã Nghĩa Hưng kéo đến nhà chủ tịch xã đập phá, ném gạch đá, gây huyên náo cả vùng. Ngay sau đó, họ hò hét, rủ nhau lên trụ sở UBND xã đập phá tất cả các cánh cửa, đốt, hủy một bộ máy vi tính, xe máy và đốt nhiều giấy tờ, tài liệu quan trọng của chính quyền địa phương. Đến trưa 8-12, mặc dù cơ quan công an đã làm chủ tình hình, phong tỏa khu vực gây rối để tiến hành các biện pháp nghiệp vụ nhưng vẫn còn rất đông người dân tụ tập xung quanh.
- Ngang nhiên thảm sát rừng dương ven biển (10/12/2009): Ở các xã Bình Hải, Bình Nam, Bình Sa… công cuộc thảm sát rừng phòng hộ ven biển diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật với công cụ cơ giới ầm ì suốt ngày đêm. Trận lũ lịch sử cuối tháng 9 đã tàn phá nhiều ngôi làng ở rất xa biển miền Trung và nó phát lộ nạn phá rừng phòng hộ đầu nguồn qua những súc gỗ vẫn còn dấu búa kiểm lâm theo lũ trôi về mà người dân miền Trung gọi là "lũ gỗ". Dường như điều này chẳng làm ai bận tâm nên giờ đây những mảnh rừng phòng hộ chắn gió, bão ven biển Quảng Nam tiếp tục bị thảm sát… Những dải dương xanh còn sót lại rất ít cũng đang bị đốn chặt, bật gốc để nhường đất cho các dự án.
- Bão qua, hàng cứu trợ khẩn cấp vẫn... nằm kho: Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị tổng kết thường niên 2009 của nhóm Điều phối chương trình giáo dục do Bộ GD-ĐT và Liên Hợp Quốc (Unicef) tại Việt Nam sáng nay 09/12 tại Hà Nội. Tại Hội nghị, đại diện Bộ GD-ĐT cho biết: “Hiện số hàng cứu trợ khẩn cấp trị giá 100.000 USD do Unicef tài trợ cho học sinh đang chịu ảnh hưởng của cơn bão vừa qua thuộc 5 tỉnh miền Trung - Tây Nguyên vẫn đang nằm trong kho do chưa có kinh phí, nhân lực vận chuyển”. Ông Jean Dupraz, phó trưởng đại diện Unicef tại Việt Nam cho biết: “Sự chậm trễ chuyển hàng cứu trợ này là do trách nhiệm của Bộ GD-ĐT. Sau cuộc họp này, Bộ GD-ĐT cần họp thảo luận và có đề xuất phương án hỗ trợ, Unicsef sẽ hỗ trợ thực hiện”.
- Quảng Nam: Học sinh lớp 6 không biết cộng, trừ, nhân, chia: Qua kiểm tra 50 học sinh từ lớp 5 lên lớp 6 trong năm học này, trường THCS bán trú cụm xã Trà Don, Nam Trà My, Quảng Nam đã phát hiện 26 em không có khả năng làm những phép tính đơn giản như cộng, trừ, nhân, chia... Thậm chí rất nhiều em không thể đọc được chương trình của lớp 1, 2. Thông tin trên được ông Võ Đăng Chín, hiệu trưởng trường THCS bán trú cụm xã Trà Don cho biết ngày 5/12.
- Tiền Giang Nợ giáo viên hơn 18,7 tỷ đồng (06/12/2009): Theo Sở GD-ĐT Tiền Giang, năm học 2008-2009, ở tỉnh này còn nợ giáo viên tiền tăng giờ, tăng buổi, tổng cộng hơn 18,7 tỷ đồng. Trong đó, các trường THPT trực thuộc sở nợ hơn 6,1 tỷ đồng, các phòng GD-ĐT nợ 12,6 tỷ đồng. Ông Trần Thanh Đức, GĐ Sở GD-ĐT Tiền Giang, cho biết, nguyên nhân là tỉnh còn thiếu gần 2.300 giáo viên nên phải tăng tiết, tăng giờ dạy đối với giáo viên, trong lúc thủ tục chi tiền còn nhiều bất cập.
- Hết học kỳ 1, hơn 26.000 học sinh bỏ học (11/12/2009): Bộ GD-ĐT công bố, đầu năm học 2009- 2010, cả nước có 26.788 trong số 14.970.481 học sinh bỏ học, chiếm tỷ lệ 0,18%.
- “Ước gì có một cây cầu cho tụi nhỏ đi học” (14/12/2009): Một bà cụ 70 tuổi ở ấp Rạch Gốc (xã Tây Yên, huyện An Biên, Kiên Giang) nghẹn ngào nói như thế khi chúng tôi về địa phương tìm hiểu việc hàng chục học sinh không dám đi học vì sợ té cầu khỉ sau khi một học sinh thiệt mạng do té cầu. Bà cụ này là Nguyễn Thị Nghĩa, bà nội của em Trần Thị Bé Ngoan (10 tuổi, học sinh lớp 3 trường Tiểu học Tây Yên 2) - em học sinh vừa mất cách đây khoảng 3 tuần vì đi qua cây cầu khỉ trước nhà bị té chết đuối.
- Khoảng 7 triệu trẻ em Việt Nam “đạt chuẩn nghèo”: Thiếu thốn nghiêm trọng nhất là vấn đề nước và vệ sinh; hơn 60% trẻ em dân tộc thiểu số đang sống dưới mức nghèo khổ... Thông tin trên được đưa ra trong bản báo cáo Phương thức tiếp cận mới về nghèo ở trẻ em Việt Nam vừa được công bố ngày 25/11, do Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH cùng nhiều bộ ngành liên quan thực hiện. Đây cũng là nội dung chính nằm trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và UNICEF giai đoạn 2006-2010. Một trẻ em được xác định là nghèo nếu như em đó không được đáp ứng ít nhất 2 trong 8 nhu cầu cơ bản: giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, lao động trẻ em, giải trí, tham gia và bảo trợ xã hội. Với phương pháp tiếp cận đa chiều này thì tỷ lệ trẻ em nghèo ở Việt Nam vào khoảng 31%, cũng có nghĩa Việt Nam đang có khoảng 7 triệu trẻ em nghèo.
- Đang xét kỷ luật vẫn được "quy hoạch" thăng chức (23/11/2009): Trong khi đang bị xem xét xử lí kỷ luật về sai phạm, bà Đỗ Thị Hồng Cầm - Phó Giám đốc Trung tâm Du lịch Sinh thái và Văn hóa Phong Nha - Kẻ Bàng, vẫn được lãnh đạo cơ quan làm quy trình quy hoạch lên chức vụ cao hơn. Tháng 9/2009, Tiền Phong có bài phản ánh, bà Đỗ Thị Hồng Cầm vi phạm nghiêm trọng quy chế tuyển sinh kì thi cao học ngành Quản trị kinh doanh. Theo đó, bà Đỗ Thị Hồng Cầm (SBD 2010, sinh ngày 12/4/1973 - Phó GĐ Trung tâm Du lịch Sinh thái và Văn hóa, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng), đã vi phạm quy chế tuyển sinh, bị đình chỉ thi tại kỳ tuyển sinh cao học do Đại học Huế tổ chức tháng 3/2009. Bà Cầm được lãnh đạo Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cử đi thi cao học ngành Quản trị Kinh doanh. Do mang tài liệu trong người khi ra ngoài phòng thi, bà Cầm bị cán bộ giám sát phát hiện, báo cho giám thị phòng thi lập biên bản và xử lý đình chỉ thi môn thứ hai (môn Kinh tế chính trị). Căn cứ quy chế, thí sinh Cầm bị đình chỉ thi, các bài thi đã làm bị cho điểm không (0). Kết quả điều tra của UBKT Huyện ủy Bố Trạch khẳng định: Bà Đỗ Thị Hồng Cầm vi phạm nghiêm trọng quy chế tuyển sinh và yêu cầu cơ quan chủ quản xử lí kỉ luật theo đúng quy trình cán bộ, đảng viên vi phạm.
- Bắt bệnh tham nhũng trong ngành y tế: Tại cuộc đối thoại phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực y tế của Chính phủ với các nhà tài trợ quốc tế tổ chức ở Hà Nội sáng 26/11, Bộ Y tế cũng thừa nhận một số cơ sở khám chữa bệnh chưa thực hiện đúng các chế độ thanh toán chi phí điều trị bảo hiểm, có hiện tượng lợi dụng chính sách miễn giảm viện phí cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi... để chi sai chế độ. Việc cán bộ, nhân viên y tế lấy thuốc, vật tư của nhà nước đem bán lấy tiền chia nhau cũng đã xảy ra. "Tham nhũng đánh gục người bệnh khi ở thời điểm dễ tổn thương nhất. Giữa cái sống và chết, người ta không còn có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải trả tiền", ông Rolf Bergman, Đại sứ Thụy Điển, phát biểu tại cuộc đối thoại phòng chống tham nhũng, sáng 26/11.
-'Quan' xã hầu tòa vì sai phạm vẫn ung dung tại vị (25/11/2009): Mặc dù kết luận của tỉnh Hà Tây (cũ) đã chỉ rõ những sai phạm của cán bộ xã Hát Môn và đề nghị hình thức kỷ luật nhưng người dân cho rằng: tỉnh Hà Tây chỉ xử lý theo kiểu “giơ cao đánh khẽ"? Điều đáng nói là trong thời gian tại vị, ông Nguyễn Quốc Thắng – Chủ tịch xã Hát Môn (huyện Phúc Thọ, Hà Nội hiện nay) đã từng phải hầu tòa và bồi thường cho người dân vì đã tiến hành cưỡng chế trái phép. Đoàn thanh tra tỉnh Hà Tây với bản kết luận số 13 đã chỉ rõ những sai phạm của lãnh đạo xã Hát Môn. Cũng từ bản kết luận này, người dân Hát Môn mới "vỡ lẽ" ra nhiều điều, ẩn số mang tên Hát Môn đã được "giải mã".
Bức xúc của người dân
Khi người phải dân nhìn vào nồi cơm manh áo của mình cho cuộc sống khó khăn hằng ngày, trong khi đó nhiều người đảng viên đang vung vãi tiền thuế một cách điên dại như đã xảy ra tại SCIC. Người dân VN đụng chạm thực tế và có cơ hội so sánh cảnh giàu nghèo trong chế độ tư bản đỏ, họ đã phản đối mãnh liệt trong những mục phản hồi của báo chí, theo dõi những suy nghĩ của người dân chúng ta nhìn ra được nhiều tư tưởng chống đối mãnh liệt. Điển hình các phản ảnh qua báo Tiền Phong:
- Tôi rất buồn cho một số cán bộ - "các đầy tớ của dân" - trong lúc đồng bào bão lụt cơm không có để ăn, áo không có để mặc thế mà họ lĩnh lương một tháng bằng thu nhập cả một xã vùng cao. Đến cấp Thứ trưởng còn vậy, chống tham nhũng sao đây? Nếu xét quốc gia là một tổ chức và có mục tiêu (dân giàu, nước mạnh.. ...) thì những hành vi của SCIC làm cho dân nghèo đi (trừ bản thân họ), nước yếu, xã hội bất bình đẳng và cá nhân các vị nhận lương cao trong khi doanh nghiệp lỗ là vô trách nhiệm. Trong khi khủng hoảng kinh tế, công chức Singapore tự giác giảm lương thì mấy vị tăng lương cho doanh nghiệp yếu đi. Doanh nghiệp mà chết thì nền kinh tế không còn. (Thúy Hà;.. .tlv@gmail.com)
- Bà Tống thị Minh là vụ trưởng bộ LĐTBXH sao không biết một cty cổ phần như Jestar có vốn nhà nước lên đến trên 80% thì những người đại diện phần vốn Nhà nước ở cty này không thể chỉ là một mà ít nhất là 3/4 số thành viên HĐQT. Luật Doanh nghiệp đã quy định rõ điều này. Tôi là công chức thuộc ngành tài chính hơn 15 năm, đã tốt nghiệp đại học chính qui từ các năm 85, phải học đầy đủ các bằng cấp (Anh văn, vi tính,quản lý nhà nước, kế toán...). Chúng tôi làm cả ngày, mờ mắt, vì bây giờ cải cách mạnh mẽ, chúng tôi phải không ngừng nâng cao nghiệp vụ mới làm nổi. Trong giờ làm việc, chúng tôi phải làm việc cật lực, ít có khi nào chúng tôi ra khỏi cơ quan trước 5h30 chiều... vậy mà lương hàng tháng có khi anh em trong phòng tôi chỉ khoảng 2 triệu hơn chút đỉnh... cao nhất ở phòng tôi (người gần về hưu) lĩnh cỡ 4 triệu hơn... Vì vậy khi đọc tin bài trên, tôi mới hiểu ra vì sao họ giàu thế....và thấy buồn.. . (Văn Lâm;.. .23450@yahoo.com.vn)
- Câu hỏi PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG - PHÒNG AI, CHỐNG AI? không biết đến bao giờ có lời giải. Lương hay lậu trong việc chi trả đối với ban lãnh đạo SCIC thì chỉ có ông Nguyễn Văn Ninh - Bộ trưởng Bộ Tài chính mới trả lời được. Dù là LƯƠNG hay LẬU cũng là lách luật, là rút tiền của nhà nước. (Minh Phương; hong.anh93@...)
Tại thế giới tự do Âu Tây, đặc biệt nơi giới sinh viên và lưu học sinh du học, trong trang Web của họ có những phản ảnh mang màu sắc dân chủ và dẫn đưa nhiều nhận thức đúng thực trạng đen tối ở quê hương, trăn trở nhất là vấn đề giáo dục lạc hậu của csVN trong diễn đàn http://phdvn.org.
Với đề tài thảo luận „Làm tiến sĩ ở Việt Nam như thế nào?“ nhiều bạn sinh viên nêu ra các vấn nạn giáo dục: Việc làm tiến sĩ ở Việt Nam cực kỳ nhiêu khê, phản khoa học, và phản động (theo nghĩa chổng mông vào tất cả các quy chuẩn tiên tiến của thế giới). Làm tiến sĩ ở Việt Nam cực kỳ dễ mà cũng cực kỳ khó. Cực kỳ dễ là cực kỳ dễ về mặt chuyên môn khoa học, cực kỳ khó là về các thủ tục hành chính rườm rà và vô lý đến độ gây ức chế cho cả thầy và trò. Yêu cầu NCS phải đưa cả dự kiến nội dung luận văn (chi tiết đến từng đề mục trong từng chương). Một quy định ngu xuẩn và phi lý như vậy mà biết bao người đã góp ý mà bộ GD vẫn cứ trơ lấc (có lẽ là vì toàn những người mặt dầy và não trang như anh Phúc phát biểu "bằng giả" ở phía trên). (http://phdvn.org/showthread.php?p=6527#post6527).
Ngoài ra một thiên tài Việt Nam mới được báo Times tôn vinh là một trong 10 khoa học gia tiêu biểu của thế giới năm 2009, TS.GS trẻ tuổi Ngô Bảo Châu, ông tiết lộ cho BBC biết về phản biện về vụ Bauxite Tây Nguyên: Mặc dù làm việc ở nước ngoài trong suốt nhiều năm qua, Giáo sư Châu, người từng được được mời làm Giáo sư tại Pháp khi mới 32 tuổi, vẫn theo dõi sát tình hình phát triển ở Việt Nam. Ông cho biết đã hơn nửa năm, bức thư của ông ngày 29/5 từ Mỹ, gửi Quốc hội Việt Nam, kiến nghị về dự án Bauxite vẫn chưa nhận được câu trả lời. "Tôi không lý giải được vì sao, nhưng tôi vẫn hy vọng đến một ngày nào đó, Quốc hội sẽ có câu trả lời chính thức cho bức thư mà tôi viết." Trong bức thư gửi Quốc hội Việt Nam, ông Châu đề cập tới chính sách mà ông gọi là "thực dân mới" của chính quyền Trung Quốc liên quan tới khai thác khoáng sản trên quy mô toàn cầu và cảnh báo về dự án Bauxite tại Tây Nguyên: "Phần có hại thì cầm chắc, phần có lợi thì mong manh."
Một điều đáng mừng khi các thành phần sinh viên, lưu học sinh và các nhà khoa học sống ngoài Việt Nam đang lưu tâm đến vận mạng nước nhà.
Các lãnh đạo csVN thuộc hạng ‘TOP’ hay ‘FLOP’? Đó là câu hỏi khai mào cho bài viết này, những tổn hợp tin tức ngắn trong 1 tuần có thể giúp người đọc nhìn ra khả năng của người cầm cân nẩy mực đang đưa Việt Nam đi lên hoặc trì trệ tụt xuống.
Người viết đồng ý với tiêu đề bài báo „niềm tin của dân đang bị bào mòn“, đó chính là một động cơ để mọi người mạnh dạn phải đứng lên đòi lại công bằng, sự thật, tôn trọng luật pháp, tôn trọng người dân. Một nước việt Nam với 4 ngàn năm văn hiến và trên 34 năm hòa bình không thể chấp nhận được con số 7 triệu trẻ em Việt Nam đang “đạt chuẩn nghèo”. Muốn có một cây cầu cho tụi nhỏ đi học như là đưa tay với sao trên trời. Nhục quá! Chưa bao giờ có một quốc gia nào trên toàn cầu quyết chấm dứt nạn nói tục, cũng như bịt kín ngã tư khi không giải quyết đưjơc nạn kẹt xe. Một quốc gia muốn giàu mạnh không thể tự tiện giam cầm các nhà dân chủ đối kháng với các sáo ngữ chống đối lại diễn tiến hòa bình. Không phản biện nào mạnh mẽ về Bauxite Tây Nguyên bằng nhà khoa học mới được tôn vinh Ngô Bảo Châu: "Phần có hại thì cầm chắc, phần có lợi thì mong manh."
Cuối cùng được phép nhắc lại cuộc gặp gỡ giữa giáo hoàng Bênêđictô XVI với chủ tịch Nguyễn Minh Triết, một hình ảnh giống như đám mây mù không dứt đang bao phủ giang sơn gấm vóc Việt Nam. Cứ tưởng tượng một khối óc thông minh xuất chúng của cụ già Bênêđictô phải nghe một người ăn nói tiếng mẹ đẻ cũng chưa ra gì thì tội nghiệp cho cụ giáo hoàng này thật sự, tưởng rằng 20 phút là đủ rồi nhưng thời gian phải nhân đôi lên thì người đối tác mới khai triển được các tư tưởng vĩ đại!. Rồi người dân lại được chiêm ngưỡng một thiếu học thực bắt tay một cụ già đáng kính theo kiểu quê mùa không biết phép lịch sự (tay trái bám chặt vào gần khửu tay của người đối diện). Rồi người dân được mãn nhãn nhìn thế đứng của một nguyên thủ quốc gia (chàng hãng đôi chân), tiếp theo nhìn thế ngồi của chủ tịch nước như một người đang bị hỏi cung (ngồi nhích mép ghế). ‘TOP’ hay ‘FLOP’ cho các nhà lãnh đạo csVN?