Ngày nay đọc thư Giu-da, người ta có thể ngỡ ngàng vì có nhiều ám chỉ rất khó hiểu.
Thư này có ý nhắc bảo phải coi chừng những bậc thầy giả hiệu. Khó có thể biết những người này là ai. Chân dung của họ được diễn tả bằng những nét rất qui ước, những sáo ngữ dùng trong thể văn bút chiến của người Do thái vào buổi sơ khai của Ki-tô giáo. Họ là những người tham ăn, bê bối, gian lận, trục lợi v.v… Tác giả lên án họ là những kẻ gây rối trong Hội thánh, phỉ báng các thiên thần, chối bỏ Đức Giê-su Ki-tô. Phải chăng họ là những người theo thuyết Ngộ đạo, tự phụ vì đã đạt được kiến thức cứu độ, thế mà lại làm những điều vô luân và không tin vào mầu nhiệm nhập thể. Có lẽ vì vậy tác giả mỉa mai gọi họ là những kẻ thuộc “khí huyết”. Họ hãnh diện là có bản lãnh hơn người, nhưng thực ra họ chỉ sống theo bản năng, chứ đâu được Thần khí hướng dẫn. Tuy nhiên, vẫn khó biết họ chủ trương nhửng gì. Nhưng diều chúng ta có thể biết được: đó là chính môi trường của tác giả. Mội trường này liên hệ mật thiết với nhóm họ từ thế kỷ II trước công nguyên. Họ đã soạn ra loại văn chương khải huyền và truyền lại những tác phẩm như sách Hê-nóc, sách ông Mô-sê lên trời, di chúc của mười hai tổ phụ. Ở đây, tác giả cũng trích một đoạn trong sách Hê-nóc (1,14-15) và dùng sách ông Mô-sê lên trời hay một tài liệu nào giống như thế.
Môi trường đó tôn sùng đặc biệt một số hạng thiên thần. Họ rất sợ bị nhiễm uế và chủ trương đoạn tuyệt với bọn vô đạo, khi chúng bị coi như bất trị; “Hãy gớm ghét ngay cả áo bị nhiễm uế bởi xác thịt chúng”. Các ý tưởng này ngược hẳn với ý tưởng của thánh Phao-lô. Người ta gặp rất nhiều những ý tưởng như thế trong các tác phẩm của phái Cum-ran. Phái này cũng thích đọc những loại sách khải huyền như trên. Đó là một yếu tố rất hay để thử xác định môi trường Do thái và Ki-tô giáo, nơi đã làm nẩy sinh ra bức thư này. Dù sao lòng tôn sùng của tác giả đối với các thiên thần vẫn không làm tổn thương.cho nền Ki-tô học trong thư, bởi vì tác giả tuyên xưng Đức Giê-su Ki-tô là Chúa, là Đấng ta phải cậy trông để được sống đời đời.
Các tác già lên án phường vô đạo cũng nằm trong chiều hướng khải huyền. Hình phạt rồi thế nào cũng sẽ xẩy ra. Hình phạt này đã được loan báo trước trong việc tuyên phạt các thần phạm tội, dân thành Sơ-đôm và Go-mô-ra, cũng như trong việc tiêu diệt các thế hệ cứng lòng trong sa mạc. Những ví dụ trên cho thấy tác giả suy nghĩ theo chiều hướng nhắm theo bản mẫu, nghĩa là coi Cưu Ước là một mặc khải trước về Tân Ước. Bọn vô đạo như đã bị xử tội trong các hình phạt xưa kia rồi. Hiện tại đã được tiên báo và hàm chứa trong quá khứ. Cách thức hiện đại hóa Kinh thánh như vậy tiếp nối nhiều quan niệm Do thái. Nó mang sắc thái của một thời đại, nhưng đó cũng là một cách xác quyết rằng đường lối hoạt động của Thiên Chúa vẫn không thay đổi và Kinh thánh đối với hiện tại vẫn là khuôn vàng thước ngọc.
Tác giả tự xưng mình là Giu-đa, em của Gia-cô-bê. Tân Ước có nói đến Giu-đa và Ma-ca-bê. Hai người này có họ với Đức Giê-su, với cả Giu-se và Si-mon nữa (Mc 6,3; Mt 13,35). Nhưng có phải chính Giu-đa viết thư này không ? Có nhiều chỉ dẫn cho biết thư đã được viết sau thời các Tông đồ, thí dụ câu 3 nói đến đức tin đã được truyền lại và nhất là câu 17 coi giáo huấn của các Tông đồ như đã thuộc về quá khứ. Như vậy có lẽ tác giả ngầm bảo đây là giáo huấn của Giu-đa, người bà con với Chúa. Tác giả sống trong môi trường sùng mộ hai tông đồ Gia-cô-bê và Giu-đa, lại thích sưu tầm giáo huấn của các ngài. Đàng khác, cũng không thể lui thời gian viết thư này lại quá xa, vì thư bắt đầu thành hình từ một môi trường Do thái cổ kính. Vì thế, có thể nghĩ rằng thư đã được viết vào khoảng năm 80-90.
Mặc dù thư có tính đặc biệt, nhưng vì đã được dùng trong thư Phê-rô 2 nên chắc phải có một thế giá nào đó, Cũng không nên coi nhẹ ảnh hưởng của phong trào Do thái-Kitô giáo trong thư này, vì nhờ đó người ta biết thêm được đôi điều. Thư Giu-đa đã không dễ dàng được xếp vào thư qui, nhất là trong các giáo đoàn miền Xi-ri. Vào thế kỷ IV, sử gia Êu-xê-bi-ô nói rằng có một số người không công nhận thư này. Ngược lại, bản thư qui Muratori (ít lâu sau năm 200) và giáo phụ Te-tu-li-a-nô (khoảng năm 200) lại coi là sách thánh. Thư này còn được thánh Cơ-lê-men-tê thành A-lê-xan-ri-a (đầu thế kỷ III) chú gỉải và giáo phụ O-ri-giên (185-254) dẫn chứng. Như vậy thư đã được chấp nhận khá sớm ở Rô-ma. A-lê-xan-ri-a và Ca-ta-gô (345-420). Sở dĩ người ta dè dặt đối với thư này là vì thấy thư dùng những tác phẩm không được các giáo đoàn công nhận.
(viết dựa theo TOB ấn bản năm 1994 trang 3017-3018)
Thư này có ý nhắc bảo phải coi chừng những bậc thầy giả hiệu. Khó có thể biết những người này là ai. Chân dung của họ được diễn tả bằng những nét rất qui ước, những sáo ngữ dùng trong thể văn bút chiến của người Do thái vào buổi sơ khai của Ki-tô giáo. Họ là những người tham ăn, bê bối, gian lận, trục lợi v.v… Tác giả lên án họ là những kẻ gây rối trong Hội thánh, phỉ báng các thiên thần, chối bỏ Đức Giê-su Ki-tô. Phải chăng họ là những người theo thuyết Ngộ đạo, tự phụ vì đã đạt được kiến thức cứu độ, thế mà lại làm những điều vô luân và không tin vào mầu nhiệm nhập thể. Có lẽ vì vậy tác giả mỉa mai gọi họ là những kẻ thuộc “khí huyết”. Họ hãnh diện là có bản lãnh hơn người, nhưng thực ra họ chỉ sống theo bản năng, chứ đâu được Thần khí hướng dẫn. Tuy nhiên, vẫn khó biết họ chủ trương nhửng gì. Nhưng diều chúng ta có thể biết được: đó là chính môi trường của tác giả. Mội trường này liên hệ mật thiết với nhóm họ từ thế kỷ II trước công nguyên. Họ đã soạn ra loại văn chương khải huyền và truyền lại những tác phẩm như sách Hê-nóc, sách ông Mô-sê lên trời, di chúc của mười hai tổ phụ. Ở đây, tác giả cũng trích một đoạn trong sách Hê-nóc (1,14-15) và dùng sách ông Mô-sê lên trời hay một tài liệu nào giống như thế.
Môi trường đó tôn sùng đặc biệt một số hạng thiên thần. Họ rất sợ bị nhiễm uế và chủ trương đoạn tuyệt với bọn vô đạo, khi chúng bị coi như bất trị; “Hãy gớm ghét ngay cả áo bị nhiễm uế bởi xác thịt chúng”. Các ý tưởng này ngược hẳn với ý tưởng của thánh Phao-lô. Người ta gặp rất nhiều những ý tưởng như thế trong các tác phẩm của phái Cum-ran. Phái này cũng thích đọc những loại sách khải huyền như trên. Đó là một yếu tố rất hay để thử xác định môi trường Do thái và Ki-tô giáo, nơi đã làm nẩy sinh ra bức thư này. Dù sao lòng tôn sùng của tác giả đối với các thiên thần vẫn không làm tổn thương.cho nền Ki-tô học trong thư, bởi vì tác giả tuyên xưng Đức Giê-su Ki-tô là Chúa, là Đấng ta phải cậy trông để được sống đời đời.
Các tác già lên án phường vô đạo cũng nằm trong chiều hướng khải huyền. Hình phạt rồi thế nào cũng sẽ xẩy ra. Hình phạt này đã được loan báo trước trong việc tuyên phạt các thần phạm tội, dân thành Sơ-đôm và Go-mô-ra, cũng như trong việc tiêu diệt các thế hệ cứng lòng trong sa mạc. Những ví dụ trên cho thấy tác giả suy nghĩ theo chiều hướng nhắm theo bản mẫu, nghĩa là coi Cưu Ước là một mặc khải trước về Tân Ước. Bọn vô đạo như đã bị xử tội trong các hình phạt xưa kia rồi. Hiện tại đã được tiên báo và hàm chứa trong quá khứ. Cách thức hiện đại hóa Kinh thánh như vậy tiếp nối nhiều quan niệm Do thái. Nó mang sắc thái của một thời đại, nhưng đó cũng là một cách xác quyết rằng đường lối hoạt động của Thiên Chúa vẫn không thay đổi và Kinh thánh đối với hiện tại vẫn là khuôn vàng thước ngọc.
Tác giả tự xưng mình là Giu-đa, em của Gia-cô-bê. Tân Ước có nói đến Giu-đa và Ma-ca-bê. Hai người này có họ với Đức Giê-su, với cả Giu-se và Si-mon nữa (Mc 6,3; Mt 13,35). Nhưng có phải chính Giu-đa viết thư này không ? Có nhiều chỉ dẫn cho biết thư đã được viết sau thời các Tông đồ, thí dụ câu 3 nói đến đức tin đã được truyền lại và nhất là câu 17 coi giáo huấn của các Tông đồ như đã thuộc về quá khứ. Như vậy có lẽ tác giả ngầm bảo đây là giáo huấn của Giu-đa, người bà con với Chúa. Tác giả sống trong môi trường sùng mộ hai tông đồ Gia-cô-bê và Giu-đa, lại thích sưu tầm giáo huấn của các ngài. Đàng khác, cũng không thể lui thời gian viết thư này lại quá xa, vì thư bắt đầu thành hình từ một môi trường Do thái cổ kính. Vì thế, có thể nghĩ rằng thư đã được viết vào khoảng năm 80-90.
Mặc dù thư có tính đặc biệt, nhưng vì đã được dùng trong thư Phê-rô 2 nên chắc phải có một thế giá nào đó, Cũng không nên coi nhẹ ảnh hưởng của phong trào Do thái-Kitô giáo trong thư này, vì nhờ đó người ta biết thêm được đôi điều. Thư Giu-đa đã không dễ dàng được xếp vào thư qui, nhất là trong các giáo đoàn miền Xi-ri. Vào thế kỷ IV, sử gia Êu-xê-bi-ô nói rằng có một số người không công nhận thư này. Ngược lại, bản thư qui Muratori (ít lâu sau năm 200) và giáo phụ Te-tu-li-a-nô (khoảng năm 200) lại coi là sách thánh. Thư này còn được thánh Cơ-lê-men-tê thành A-lê-xan-ri-a (đầu thế kỷ III) chú gỉải và giáo phụ O-ri-giên (185-254) dẫn chứng. Như vậy thư đã được chấp nhận khá sớm ở Rô-ma. A-lê-xan-ri-a và Ca-ta-gô (345-420). Sở dĩ người ta dè dặt đối với thư này là vì thấy thư dùng những tác phẩm không được các giáo đoàn công nhận.
(viết dựa theo TOB ấn bản năm 1994 trang 3017-3018)