Cựu bộ trưởng thúc giục dân chủ
Một cựu bộ trưởng có tiếng ở Việt Nam đã lên tiếng kêu gọi xây dựng xã hội dân chủ và đẩy mạnh vai trò phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan hiện bị một số nhà chỉ trích gán cho vai trò ''bình phong cây cảnh''.
Trong bài phỏng vấn đăng trên trang web của báo Đại Đoàn Kết, ông Trần Xuân Giá, cựu Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư và hiện đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng ACB nói:
''Để đất nước phát triển bền vững phải xây dựng cho được nền dân chủ.
''Phát huy dân chủ có nhiều kênh nhưng phản biện xã hội là kênh hết sức quan trọng.''
Vị cựu bộ trưởng có nhiều ảnh hưởng hồi cuối những năm 1990 đầu những năm 2000 nói phản biện xã hội cũng phải được thực hiện theo đúng cách chứ ''kết luận đúng - sai thôi chưa đủ''.
''Thực sự phản biện và cơ quan phản biện cần những nhà chuyên môn, chứ không cần người nói suông, nói theo cảm tính, cảm giác.''
'Đánh trống bỏ dùi'
Trong phần trả lời phỏng vấn xoay quanh vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ông Giá nói:
''Vai trò của mặt trận là giúp Quốc hội tập hợp các ý kiến kiến nghị lên Quốc hội, lên Chính phủ và các cơ quan hành pháp.
''Sau khi các ý kiến được gửi tới các cơ quan hữu trách phải bám theo nó, truy cho tới cùng xem nó đi về đâu, nó được giải quyết thế nào.''
Trên thực tế báo chí Việt Nam đã nói về tình trạng khiếu kiện kéo dài và thiếu kênh khiếu kiện hiệu quả ở Việt Nam.
Ông Giá thúc giục Mặt trận Tổ quốc có vai trò hữu hiệu hơn:
''...Người làm công tác mặt trận phải có tâm để ''không quên'' những kiến nghị của người dân. Yêu cầu các tổ chức... phải trả lời: Làm có kết quả không?
''Không thể để xảy ra tình trạng 'đánh trống bỏ dùi''.
'Con dao hai lưỡi'
Nếu ngược lại thì chẳng những không đạt được mục tiêu đề ra, mà còn để lại hậu quả xấu, lạm phát cao không chỉ trước mắt mà lâu dài.
Ông Trần Xuân Giá
Ở phần đầu bài phỏng vấn với báo Đại Đoàn Kết, ông Giá đã dành nhiều thời gian để nói về việc điều chỉnh mức tăng trưởng kinh tế và chi tiểu khoản kích cầu nhiều tỷ đô la.
Ông Giá, người ngay từ cuối năm 2008 đã nhận định tăng trưởng khó đạt trên 6%, nay nói rằng không nên điều chỉnh tăng trưởng xuống 5% từ mức 6,5% vì đây chỉ là chỉ tiêu ''định hướng'' nên có thể giữ để làm mục tiêu ''phấn đấu''.
Ông cũng nói tình hình kinh tế thế giới đang còn biến động nên có nguy cơ nếu điều chỉnh vào thời điểm hiện tại có thể sẽ phải tiếp tục điều chỉnh.
Liên quan tới khoản kích cầu khoảng tám tỷ đô la, ông Giá nói với Đại Đoàn Kết rằng đây là khoản tiền lớn so với GDP ước tính 100 tỷ đô la của năm 2009 và là 'con dao hai lưỡi'
''Nếu sử dụng các nguồn vốn một cách đúng đắn...thì sẽ mang lại được kết quả như mong muốn, kiềm chế được đà suy giảm kinh tế mà giá phải trả thấp.
''Còn nếu ngược lại thì chẳng những không đạt được mục tiêu đề ra, mà còn để lại hậu quả xấu, lạm phát cao không chỉ trước mắt mà lâu dài.''
Ông Giá đã từng nói rằng nên đầu tư vào những ngành 'có đầu ra' thay vì đổ tiền vào những nơi dẫn tới ùn tắc về sản phẩm.
Vị cựu bộ trưởng được đào tạo ở Liên Xô cũ và từng là trưởng khoa ở Đại học Kinh tế được xem là người tương đối cấp tiến.
Ông trở thành Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư đầu tiên sau khi Ủy ban Kế hoạch Nhà nước do ông phụ trách sát nhập với Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư hối cuối những năm 1990.
Hiện ông lãnh đạo hội đồng quản trị 11 người của ngân hàng ACB bao gồm cả người Việt và người nước ngoài.
Cựu bộ trưởng Nguyễn Xuân Giá |
Trong bài phỏng vấn đăng trên trang web của báo Đại Đoàn Kết, ông Trần Xuân Giá, cựu Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư và hiện đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng ACB nói:
''Để đất nước phát triển bền vững phải xây dựng cho được nền dân chủ.
''Phát huy dân chủ có nhiều kênh nhưng phản biện xã hội là kênh hết sức quan trọng.''
Vị cựu bộ trưởng có nhiều ảnh hưởng hồi cuối những năm 1990 đầu những năm 2000 nói phản biện xã hội cũng phải được thực hiện theo đúng cách chứ ''kết luận đúng - sai thôi chưa đủ''.
''Thực sự phản biện và cơ quan phản biện cần những nhà chuyên môn, chứ không cần người nói suông, nói theo cảm tính, cảm giác.''
'Đánh trống bỏ dùi'
Trong phần trả lời phỏng vấn xoay quanh vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ông Giá nói:
''Vai trò của mặt trận là giúp Quốc hội tập hợp các ý kiến kiến nghị lên Quốc hội, lên Chính phủ và các cơ quan hành pháp.
''Sau khi các ý kiến được gửi tới các cơ quan hữu trách phải bám theo nó, truy cho tới cùng xem nó đi về đâu, nó được giải quyết thế nào.''
Trên thực tế báo chí Việt Nam đã nói về tình trạng khiếu kiện kéo dài và thiếu kênh khiếu kiện hiệu quả ở Việt Nam.
Ông Giá thúc giục Mặt trận Tổ quốc có vai trò hữu hiệu hơn:
''...Người làm công tác mặt trận phải có tâm để ''không quên'' những kiến nghị của người dân. Yêu cầu các tổ chức... phải trả lời: Làm có kết quả không?
''Không thể để xảy ra tình trạng 'đánh trống bỏ dùi''.
'Con dao hai lưỡi'
Nếu ngược lại thì chẳng những không đạt được mục tiêu đề ra, mà còn để lại hậu quả xấu, lạm phát cao không chỉ trước mắt mà lâu dài.
Ông Trần Xuân Giá
Ở phần đầu bài phỏng vấn với báo Đại Đoàn Kết, ông Giá đã dành nhiều thời gian để nói về việc điều chỉnh mức tăng trưởng kinh tế và chi tiểu khoản kích cầu nhiều tỷ đô la.
Ông Giá, người ngay từ cuối năm 2008 đã nhận định tăng trưởng khó đạt trên 6%, nay nói rằng không nên điều chỉnh tăng trưởng xuống 5% từ mức 6,5% vì đây chỉ là chỉ tiêu ''định hướng'' nên có thể giữ để làm mục tiêu ''phấn đấu''.
Ông cũng nói tình hình kinh tế thế giới đang còn biến động nên có nguy cơ nếu điều chỉnh vào thời điểm hiện tại có thể sẽ phải tiếp tục điều chỉnh.
Liên quan tới khoản kích cầu khoảng tám tỷ đô la, ông Giá nói với Đại Đoàn Kết rằng đây là khoản tiền lớn so với GDP ước tính 100 tỷ đô la của năm 2009 và là 'con dao hai lưỡi'
''Nếu sử dụng các nguồn vốn một cách đúng đắn...thì sẽ mang lại được kết quả như mong muốn, kiềm chế được đà suy giảm kinh tế mà giá phải trả thấp.
''Còn nếu ngược lại thì chẳng những không đạt được mục tiêu đề ra, mà còn để lại hậu quả xấu, lạm phát cao không chỉ trước mắt mà lâu dài.''
Ông Giá đã từng nói rằng nên đầu tư vào những ngành 'có đầu ra' thay vì đổ tiền vào những nơi dẫn tới ùn tắc về sản phẩm.
Vị cựu bộ trưởng được đào tạo ở Liên Xô cũ và từng là trưởng khoa ở Đại học Kinh tế được xem là người tương đối cấp tiến.
Ông trở thành Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư đầu tiên sau khi Ủy ban Kế hoạch Nhà nước do ông phụ trách sát nhập với Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư hối cuối những năm 1990.
Hiện ông lãnh đạo hội đồng quản trị 11 người của ngân hàng ACB bao gồm cả người Việt và người nước ngoài.