Đó là bà Rosemary Goldie. Bà vừa qua đời, thọ 94 tuổi, hôm thứ Bẩy tuần qua tại Randwick, Sydney, nơi đã tưng bừng diễn ra Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2008. Bà được Đức Phaolô VI gọi là “người cộng tác của chúng tôi”, được Đức Chân Phúc Gioan XXIII âu yếm gọi là “cô bé” (la piccinima) do tầm vóc nhỏ thó. Đức Hồng Y Albino Luciani, sau này lên ngôi GH với danh hiệu Gioan Phaolô I, từng phổ biến một lá thư nhiệt liệt bênh vực bà trước sự tấn công chỉ trích của một số tổ chức phụ nữ. Bà được Đức Gioan Phaolô II viếng thăm khi còn làm việc tại Điện Thánh Calixtus tại Vatican và Đức Bênêđíctô XVI không quên đích thân gặp bà lúc tới Sydney chủ tọa Ngày Giới Trẻ Thế Giới.
Rosemary từng làm việc gần gũi với rất nhiều nhân vật tại Vatican, từng được cử nhiệm vào chức thứ trưởng của Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân, một chức vụ bà nắm giữ trong gần một thập niên. Nói với hãng tin Zenit, vị thứ trưởng hiện nay của Hội Đồng Giáo Dân là Guzman Carriquiry mô tả bà là “một trong những người chủ đạo của trào lưu lịch sử vĩ đại thời hiện đại nhằm cổ vũ người giáo dân trong Giáo Hội. Bà đồng hành với nhiều thập kỷ chủ yếu trong chủ đề về phẩm giá và trách nhiệm của tín hữu giáo dân trong Giáo Hội”.
Phục vụ Giáo Hội
Dù sinh tại Manly, Sydney, ngày 1 tháng 2 năm 1916, phần lớn bà sống tại Rôma, ít nhất cũng từ năm 1952 cho tới năm 2002. Lúc còn là một thiếu nữ, bà theo học tại Đại Học Sydney, rồi sau đó, nhờ một học bổng của chính phủ Pháp, bà đã qua Paris học tại Sorbonne. Trong số các giáo sư của bà, người ta thấy nhà triết học thời danh, đồng thời cũng là một chuyên gia về vai trò giáo dân trong Giáo Hội, Jacques Maritain. Nhờ ông, bà tiếp xúc với Grail, một tổ chức phụ nữ giáo dân Công Giáo, và Pax Romana, một liên đoàn trí thức Công Giáo quốc tế.
Sau Thế Chiến II, Rosemary trở lại Úc, theo một khóa học khác tại đại học và cổ vũ cho hai tổ chức Grail và Pax Romana tại cấp địa phương. Cuối cùng, bà trở lại Paris dự tính lấy tiến sĩ về văn chương Pháp.
Nhưng sau đó, bà tới Fribourg trong tư cách một nhân viên của Pax Romana. Tháng 10 năm 1952, bà qua Rôma và tham gia Ủy Ban Thường Trực tổ chức Các Đại Hội Quốc Tế Cho Tông Đồ Giáo Dân (COPECIAL). Năm 1957, khi đang lo chuẩn bị cho Đại Hội Thế Giới Lần Thứ Hai về Tông Đồ Giáo Dân, bà được dịp gặp gỡ những nhân vật nổi tiếng như Joseph Cardjin, sau này lên hồng y, và Đức Cha Giovanni Battista Montini, người sau này lên ngôi giáo hoàng với danh hiệu Phaolô VI. Năm 1959, khi Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan XXIII công bố việc triệu tập Công Đồng Vatican II, Ủy Ban Thường Trực của bà được yêu cầu tham gia việc chuẩn bị
Chưa có tiền lệ
Rosemary là một trong những người đàn bà đầu tiên được chọn làm dự thính viên của Công Đồng, một động thái chưa có tiền lệ trong lịch sử Giáo Hội, vì trước đó chỉ có nam giới mới được tham dự Công Đồng.
Năm 1967, khi đang lo tổ chức đại hội thứ ba về tông đồ giáo dân, thì Ủy Ban của bà được thay thế bởi Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân. Bà được đề cử làm một trong hai thứ trưởng của Hội Đồng. Rời chức vụ này vào năm 1976, bà trở thành giáo sư môn thần học mục vụ tại Đại Học Giáo Hoàng Laterano.
Carriquiry nhớ lại 5 năm được làm việc với bà: “tôi đánh giá cao không những chứng tá Kitô Giáo trung thành của bà mà còn tinh thần phục vụ không mệt mỏi của bà tại Giáo Triều. Bà hết sức dấn thân cho công việc của cơ quan mới này. Bà tới rất sớm vào buổi sáng để làm việc và rời đó rất trễ”. Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Úc là Đức TGM Philip Wilson của TGP Adelaide nhắc đến lòng can đảm của bà: “vào thời điểm lúc người giáo dân, nhất là phụ nữ giáo dân, phải vất vả lắm để có tiếng nói trong công việc của Giáo Hội, Rosemary Goldie đã tạo ra lịch sử, vì là người đàn bà đầu tiên được cử làm viên chức cao cấp tại Giáo Triều Vatican”.
Không biết mệt
Khi đã về hưu, Rosemary vẫn tiếp tục làm hướng dẫn viên dọn tiến sĩ cho một số sinh viên. Năm 1998, bà cho xuất bản cuốn "From a Roman Window," (Từ Một Cửa Sổ Rôma) và chuẩn bị xuất bản cuốn tự truyện của thân mẫu bà là nhà văn Dulcie Deamer.
Trở về quê hương Úc, bà quyết định sống tại trụ sở dòng Tiểu Muội Người Nghèo, nơi thân mẫu bà từng sống cách đấy 30 năm. Tại đó, bà tiếp tục phục vụ Tòa Thánh trong tư cách cố vấn cho Hội Đồng Giáo Dân.
Carriquiry tuyên bố: “Chúng ta biết vào cuối Công Đồng có biết bao cuộc khủng hoảng và xáo trộn trong một số tổ chức có liên quan tới giáo dân. Nhưng Rosemary luôn có một phán đoán thanh thản và quân bình, luôn duy trì sự hiệp thông giáo hội một cách mạnh mẽ và không biết mệt. Khi nói không biết mệt, tôi muốn nói trọn cuộc đời bà thực sự đã tập trung vào công cuộc độc đáo và hết sức vất vả qua cơ quan này của Tòa Thánh”.
Bộ máy nhớ tại Giáo Triều
Trên đây là bản tin của Zenit. Trang mạng www.au.christiantoday.com cho rằng: Hôm nay, Giáo Hội Công Giáo tại Úc tưởng niệm cuộc đời và các thành tựu phi thường của một trong những nữ anh thư âm thầm của mình là Rosemary Goldie, người đàn bà đầu tiên xưa nay đảm nhiệm một chức vụ chính thức có uy quyền trong Giáo Triều Rôma.
Từng được mô tả là bộ máy nhớ tại Giáo Triều Rôma về diễn trình phát triển của tông đồ giáo dân, Rosemary cũng là một trong số ít phụ nữ được mời làm dự thính viên tại CĐ Vatican II. Là một trong 4 người con của một gia đình ký giả ở Sydney, bà được bà ngoại nuôi dưỡng và tốt nghiệp Đại Học Sydney năm 1936. Hai năm sau đó, lúc 20 tuổi, bà theo học tại Sorbonne, Paris, nhờ học bổng của chính phủ Pháp, như đã nói trên đây.
Mùa Phục Sinh năm 1938, bà qua Rôma lần đầu. Trở lại đó ít năm sau, bà được mời tham gia Ủy Ban Thường Trực lo tổ chức Các Đại Hội Quốc Tế về Tông Đồ Giáo Dân do Đức Piô XII thành lập tại Rôma năm 1952. Năm 1959, bà trở thành tổng thư ký (executive secretary) của Ủy Ban. Cơ quan này chính là hạt nhân của Hội Đồng Giáo Dân do Đức Phaolô VI thiết lập như là thành quả của Vatican II. Và như trên đã nói, năm 1966, bà được đề cử làm thứ trưởng Hội Đồng này.
Trong hai kỳ họp cuối cùng của Vatican II (1964 và 1965), Rosemary được mời làm dự thính viên cùng với một số ít các phụ nữ vừa tu sĩ vừa giáo dân. Các nữ giáo dân dự thính viên tham dự các buổi họp khoáng đại của Công Đồng trong tư cách quan sát viên không góp tiếng, nhưng được tham dự tích cực vào ủy ban soạn thảo Sắc Lệnh về Tông Đồ Giáo Dân và Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay. Sau này, bà trở thành Phó Chủ Tịch và Giáo Sư về môn Tông Đồ Giáo Dân tại Viện Mục Vụ của Đại Học Laterano. Trong những năm cuối đời, bà trở về Úc nhưng vẫn tích cực quan tâm tới sinh hoạt và việc phát triển của tông đồ giáo dân. Đức TGM Philip Wilson, trong phát biểu nói trên, có thêm rằng: “Dấn thân của bà vào việc tông đồ giáo dân là một niềm mê say suốt đời và các thành tựu của bà giúp dọn đường co các thế hệ hiện nay”.
Quán quân vĩ đại của hàng giáo dân Công Giáo
Giáo sư, cựu linh mục, Michael Costigan, giám đốc Văn Phòng Truyền Thông Công Giáo của TGP Sydney gọi Rosemary Goldie là quán quân vĩ đại của hàng giáo dân Công Giáo. Ông biết Rosemary từ rất lâu vì hai người gần như cùng tới sống tại Rôma trong tháng 10 năm 1952. Chính Costigan, lúc ấy đang theo học tại Trường Truyền Giáo, đã cùng một số sinh viên khác, mời Rosemary tới Trường Truyền Giáo nói truyện với các chủng sinh về công việc của bà, nhất là về việc chuẩn bị cho Đại Hội Thế Giới Lần Thứ Hai về Tông Đồ Giáo Dân, tổ chức năm 1957 tại Rôma.
Theo GS Costigan, ba nhân vật có liên hệ mật thiết với Rosemary trong những năm này là cấp trên cận kề của bà, tức lãnh tụ giáo dân Ý và là Tổng Giám Đốc tương lai của UNESCO, Vittorino Veronese, sáng lập viên của Thanh Niên Lao Động Kitô Giáo, là linh mục người Bỉ và tương lai hồng y Joseph Cardijn, và là Thứ Trưởng Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Cha Montini, tức Đức Phaolô VI tương lai.
Cũng theo GS Costigan, tại Đại Học Laterano, Rosemary cộng tác với vị Viện Trưởng là Đức Cha Franco Biffi, trong một số dự án. Một trong các dự án ấy là bản tóm lược, được bà dịch sang tiếng Anh, giáo huấn kinh tế xã hội của vị tiền nhiệm của Đức Cha, tức Hồng Y Pietro Pavan tương lai, người vốn là nhà soạn thảo chính của thông điệp gây chấn động thời đại của Chân Phúc GH Gioan XXIII, Hòa Bình Trên Thế Giới (Pacem in Terris).
Như trên đã nói, năm 1998, bà cho xuất bản cuốn From A Roman Window. Cũng năm đó, bà cho xuất bản cuốn tự truyện của thân mẫu, Dulcie Deamer, vốn là một tiểu thuyết gia và là một khuôn mặt Bôhêmiêng nổi tiếng của Sydney trong thập niên 1920. Bà viết lời phi lộ, nhiều ghi chú cho bản văn hồi ký và thuật lại đôi hàng về lịch sử bản thảo chưa công bố của Dulcie Deamer. Trong bản đề tặng GS Costigan, bà ghi: “Từ người con gái không được Bôhêmiêng mấy của Dulcie Deamer! Với những lời cầu chúc nồng nàn nhất”.
Có nhà báo gọi bà là "la bambina Vaticana". Tờ Tablet tại London mô tả bà là “người tí hon, khôn ngoan, sinh động và tinh quái”. Nữ tu Carmel McEnroy, tác giả cuốn “Guests in Their Own House: the Women of Vatican II”, phần lớn dựa vào các nghiên cứu của Rosemary, viết rằng “người đàn bà nhỏ con nhưng có uy quyền này” được nhiều vị trong Công Đồng coi là “cuốn bách khoa từ điển biết đi về tín liệu, nhất là về giáo dân khắp nơi trên thế giới”. Cha Edmund Campion, một nhà viết sử Công Giáo Úc, nói rằng cuộc sống bà được dành để “soi sáng các khả thể làm một người giáo dân Công Giáo trong thế giới ngày nay”. GS Costigan nhận định rằng: tuy có vóc dáng nhỏ thó, nhưng Rosemary quả là người khổng lồ trong việc phục vụ Giáo Hội và trong việc cổ vũ cho người Giáo Dân, xứng đáng được xếp ngang hàng với Caroline Chisholm và Mary MacKillop.
Rosemary từng làm việc gần gũi với rất nhiều nhân vật tại Vatican, từng được cử nhiệm vào chức thứ trưởng của Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân, một chức vụ bà nắm giữ trong gần một thập niên. Nói với hãng tin Zenit, vị thứ trưởng hiện nay của Hội Đồng Giáo Dân là Guzman Carriquiry mô tả bà là “một trong những người chủ đạo của trào lưu lịch sử vĩ đại thời hiện đại nhằm cổ vũ người giáo dân trong Giáo Hội. Bà đồng hành với nhiều thập kỷ chủ yếu trong chủ đề về phẩm giá và trách nhiệm của tín hữu giáo dân trong Giáo Hội”.
Phục vụ Giáo Hội
Dù sinh tại Manly, Sydney, ngày 1 tháng 2 năm 1916, phần lớn bà sống tại Rôma, ít nhất cũng từ năm 1952 cho tới năm 2002. Lúc còn là một thiếu nữ, bà theo học tại Đại Học Sydney, rồi sau đó, nhờ một học bổng của chính phủ Pháp, bà đã qua Paris học tại Sorbonne. Trong số các giáo sư của bà, người ta thấy nhà triết học thời danh, đồng thời cũng là một chuyên gia về vai trò giáo dân trong Giáo Hội, Jacques Maritain. Nhờ ông, bà tiếp xúc với Grail, một tổ chức phụ nữ giáo dân Công Giáo, và Pax Romana, một liên đoàn trí thức Công Giáo quốc tế.
Sau Thế Chiến II, Rosemary trở lại Úc, theo một khóa học khác tại đại học và cổ vũ cho hai tổ chức Grail và Pax Romana tại cấp địa phương. Cuối cùng, bà trở lại Paris dự tính lấy tiến sĩ về văn chương Pháp.
Nhưng sau đó, bà tới Fribourg trong tư cách một nhân viên của Pax Romana. Tháng 10 năm 1952, bà qua Rôma và tham gia Ủy Ban Thường Trực tổ chức Các Đại Hội Quốc Tế Cho Tông Đồ Giáo Dân (COPECIAL). Năm 1957, khi đang lo chuẩn bị cho Đại Hội Thế Giới Lần Thứ Hai về Tông Đồ Giáo Dân, bà được dịp gặp gỡ những nhân vật nổi tiếng như Joseph Cardjin, sau này lên hồng y, và Đức Cha Giovanni Battista Montini, người sau này lên ngôi giáo hoàng với danh hiệu Phaolô VI. Năm 1959, khi Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan XXIII công bố việc triệu tập Công Đồng Vatican II, Ủy Ban Thường Trực của bà được yêu cầu tham gia việc chuẩn bị
Chưa có tiền lệ
Rosemary là một trong những người đàn bà đầu tiên được chọn làm dự thính viên của Công Đồng, một động thái chưa có tiền lệ trong lịch sử Giáo Hội, vì trước đó chỉ có nam giới mới được tham dự Công Đồng.
Năm 1967, khi đang lo tổ chức đại hội thứ ba về tông đồ giáo dân, thì Ủy Ban của bà được thay thế bởi Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân. Bà được đề cử làm một trong hai thứ trưởng của Hội Đồng. Rời chức vụ này vào năm 1976, bà trở thành giáo sư môn thần học mục vụ tại Đại Học Giáo Hoàng Laterano.
Carriquiry nhớ lại 5 năm được làm việc với bà: “tôi đánh giá cao không những chứng tá Kitô Giáo trung thành của bà mà còn tinh thần phục vụ không mệt mỏi của bà tại Giáo Triều. Bà hết sức dấn thân cho công việc của cơ quan mới này. Bà tới rất sớm vào buổi sáng để làm việc và rời đó rất trễ”. Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Úc là Đức TGM Philip Wilson của TGP Adelaide nhắc đến lòng can đảm của bà: “vào thời điểm lúc người giáo dân, nhất là phụ nữ giáo dân, phải vất vả lắm để có tiếng nói trong công việc của Giáo Hội, Rosemary Goldie đã tạo ra lịch sử, vì là người đàn bà đầu tiên được cử làm viên chức cao cấp tại Giáo Triều Vatican”.
Không biết mệt
Khi đã về hưu, Rosemary vẫn tiếp tục làm hướng dẫn viên dọn tiến sĩ cho một số sinh viên. Năm 1998, bà cho xuất bản cuốn "From a Roman Window," (Từ Một Cửa Sổ Rôma) và chuẩn bị xuất bản cuốn tự truyện của thân mẫu bà là nhà văn Dulcie Deamer.
Trở về quê hương Úc, bà quyết định sống tại trụ sở dòng Tiểu Muội Người Nghèo, nơi thân mẫu bà từng sống cách đấy 30 năm. Tại đó, bà tiếp tục phục vụ Tòa Thánh trong tư cách cố vấn cho Hội Đồng Giáo Dân.
Carriquiry tuyên bố: “Chúng ta biết vào cuối Công Đồng có biết bao cuộc khủng hoảng và xáo trộn trong một số tổ chức có liên quan tới giáo dân. Nhưng Rosemary luôn có một phán đoán thanh thản và quân bình, luôn duy trì sự hiệp thông giáo hội một cách mạnh mẽ và không biết mệt. Khi nói không biết mệt, tôi muốn nói trọn cuộc đời bà thực sự đã tập trung vào công cuộc độc đáo và hết sức vất vả qua cơ quan này của Tòa Thánh”.
Bộ máy nhớ tại Giáo Triều
Trên đây là bản tin của Zenit. Trang mạng www.au.christiantoday.com cho rằng: Hôm nay, Giáo Hội Công Giáo tại Úc tưởng niệm cuộc đời và các thành tựu phi thường của một trong những nữ anh thư âm thầm của mình là Rosemary Goldie, người đàn bà đầu tiên xưa nay đảm nhiệm một chức vụ chính thức có uy quyền trong Giáo Triều Rôma.
Từng được mô tả là bộ máy nhớ tại Giáo Triều Rôma về diễn trình phát triển của tông đồ giáo dân, Rosemary cũng là một trong số ít phụ nữ được mời làm dự thính viên tại CĐ Vatican II. Là một trong 4 người con của một gia đình ký giả ở Sydney, bà được bà ngoại nuôi dưỡng và tốt nghiệp Đại Học Sydney năm 1936. Hai năm sau đó, lúc 20 tuổi, bà theo học tại Sorbonne, Paris, nhờ học bổng của chính phủ Pháp, như đã nói trên đây.
Mùa Phục Sinh năm 1938, bà qua Rôma lần đầu. Trở lại đó ít năm sau, bà được mời tham gia Ủy Ban Thường Trực lo tổ chức Các Đại Hội Quốc Tế về Tông Đồ Giáo Dân do Đức Piô XII thành lập tại Rôma năm 1952. Năm 1959, bà trở thành tổng thư ký (executive secretary) của Ủy Ban. Cơ quan này chính là hạt nhân của Hội Đồng Giáo Dân do Đức Phaolô VI thiết lập như là thành quả của Vatican II. Và như trên đã nói, năm 1966, bà được đề cử làm thứ trưởng Hội Đồng này.
Trong hai kỳ họp cuối cùng của Vatican II (1964 và 1965), Rosemary được mời làm dự thính viên cùng với một số ít các phụ nữ vừa tu sĩ vừa giáo dân. Các nữ giáo dân dự thính viên tham dự các buổi họp khoáng đại của Công Đồng trong tư cách quan sát viên không góp tiếng, nhưng được tham dự tích cực vào ủy ban soạn thảo Sắc Lệnh về Tông Đồ Giáo Dân và Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay. Sau này, bà trở thành Phó Chủ Tịch và Giáo Sư về môn Tông Đồ Giáo Dân tại Viện Mục Vụ của Đại Học Laterano. Trong những năm cuối đời, bà trở về Úc nhưng vẫn tích cực quan tâm tới sinh hoạt và việc phát triển của tông đồ giáo dân. Đức TGM Philip Wilson, trong phát biểu nói trên, có thêm rằng: “Dấn thân của bà vào việc tông đồ giáo dân là một niềm mê say suốt đời và các thành tựu của bà giúp dọn đường co các thế hệ hiện nay”.
Quán quân vĩ đại của hàng giáo dân Công Giáo
Giáo sư, cựu linh mục, Michael Costigan, giám đốc Văn Phòng Truyền Thông Công Giáo của TGP Sydney gọi Rosemary Goldie là quán quân vĩ đại của hàng giáo dân Công Giáo. Ông biết Rosemary từ rất lâu vì hai người gần như cùng tới sống tại Rôma trong tháng 10 năm 1952. Chính Costigan, lúc ấy đang theo học tại Trường Truyền Giáo, đã cùng một số sinh viên khác, mời Rosemary tới Trường Truyền Giáo nói truyện với các chủng sinh về công việc của bà, nhất là về việc chuẩn bị cho Đại Hội Thế Giới Lần Thứ Hai về Tông Đồ Giáo Dân, tổ chức năm 1957 tại Rôma.
Theo GS Costigan, ba nhân vật có liên hệ mật thiết với Rosemary trong những năm này là cấp trên cận kề của bà, tức lãnh tụ giáo dân Ý và là Tổng Giám Đốc tương lai của UNESCO, Vittorino Veronese, sáng lập viên của Thanh Niên Lao Động Kitô Giáo, là linh mục người Bỉ và tương lai hồng y Joseph Cardijn, và là Thứ Trưởng Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Cha Montini, tức Đức Phaolô VI tương lai.
Cũng theo GS Costigan, tại Đại Học Laterano, Rosemary cộng tác với vị Viện Trưởng là Đức Cha Franco Biffi, trong một số dự án. Một trong các dự án ấy là bản tóm lược, được bà dịch sang tiếng Anh, giáo huấn kinh tế xã hội của vị tiền nhiệm của Đức Cha, tức Hồng Y Pietro Pavan tương lai, người vốn là nhà soạn thảo chính của thông điệp gây chấn động thời đại của Chân Phúc GH Gioan XXIII, Hòa Bình Trên Thế Giới (Pacem in Terris).
Như trên đã nói, năm 1998, bà cho xuất bản cuốn From A Roman Window. Cũng năm đó, bà cho xuất bản cuốn tự truyện của thân mẫu, Dulcie Deamer, vốn là một tiểu thuyết gia và là một khuôn mặt Bôhêmiêng nổi tiếng của Sydney trong thập niên 1920. Bà viết lời phi lộ, nhiều ghi chú cho bản văn hồi ký và thuật lại đôi hàng về lịch sử bản thảo chưa công bố của Dulcie Deamer. Trong bản đề tặng GS Costigan, bà ghi: “Từ người con gái không được Bôhêmiêng mấy của Dulcie Deamer! Với những lời cầu chúc nồng nàn nhất”.
Có nhà báo gọi bà là "la bambina Vaticana". Tờ Tablet tại London mô tả bà là “người tí hon, khôn ngoan, sinh động và tinh quái”. Nữ tu Carmel McEnroy, tác giả cuốn “Guests in Their Own House: the Women of Vatican II”, phần lớn dựa vào các nghiên cứu của Rosemary, viết rằng “người đàn bà nhỏ con nhưng có uy quyền này” được nhiều vị trong Công Đồng coi là “cuốn bách khoa từ điển biết đi về tín liệu, nhất là về giáo dân khắp nơi trên thế giới”. Cha Edmund Campion, một nhà viết sử Công Giáo Úc, nói rằng cuộc sống bà được dành để “soi sáng các khả thể làm một người giáo dân Công Giáo trong thế giới ngày nay”. GS Costigan nhận định rằng: tuy có vóc dáng nhỏ thó, nhưng Rosemary quả là người khổng lồ trong việc phục vụ Giáo Hội và trong việc cổ vũ cho người Giáo Dân, xứng đáng được xếp ngang hàng với Caroline Chisholm và Mary MacKillop.