Trong chuyến viếng thăm Anh sắp tới, Đức Bênêđíctô XVI sẽ chủ sự lễ phong chân phúc cho Đức Hồng Y John Henry Newman, một cử chỉ được kể là ngoại lệ, vì thường thì lễ này do các vị hồng y chủ sự. Theo linh mục Lombardi, phát ngôn viên Tòa Thánh, điều ấy nói lên cảm tình sâu đậm của Đức Giáo Hoàng dành cho người con ưu tú của đất nước và Giáo Hội Anh, một con người vừa thánh thiện vừa hết mực thông minh sáng chói, người từng đi trước cả Công Đồng Vatican II, người, theo lời cha Lombardi, từng được Đức Bênêđíctô XVI coi là "thực sự vĩ đại, phong phú về khôn ngoan nhân hậu và điển hình về chính trực và thánh thiện trong đời, người đã dùng các trước tác và công việc của mình làm nguồn linh hứng cho Giáo Hội và xã hội ở nhiều nơi trên thế giới, người đã tổng hợp cách sâu sắc đức tin Kitô Giáo với tinh thần Anh Quốc…”. Linh mục B.C. Butler, OSB, trong một bài mới đây, đã đề cập chuyên biệt tới khía cạnh đi trước Công Đồng Vatican II của Đức Hồng Y.
Theo cha, ý tưởng phong giám mục cho Newman đã bị hủy bỏ trước Công Đồng Vatican I khá lâu và chính ngài quyết định không tham dự Công Đồng này trong tư cách chuyên viên. Rất có thể vì ngài cảm thấy không thoải mái với không khí của Vatican I, nơi người Ý và phe Tân Tôn Giáo Độc Quyền (New Ultramontane) hết sức nổi bật, và nền thần học chính thức tại đó là chủ nghĩa kinh viện, trước khi Đức Lêô XIII phục hưng chủ thuyết Tô Ma. Điều ấy vẫn không cản trở Newman viết bức thư ngỏ “Thư Gửi Quận Công Norfolk” để bênh vực tín điều vô ngộ của Đức Giáo Hoàng 4 năm sau khi được công bố.
Từ đó, tiếng nói của Newman được coi như tiếng nói nơi hoang địa của Đạo Công Giáo Anh hồi đó, một tiếng nói tiên tri. Công Đồng Vatican II quả đã chứng minh điều này. Ta chỉ cần duyệt lại một số mô thức trổi vượt của Công Đồng và so sánh chúng với quan điểm của Newman cách đó hơn một thế kỷ.
1. Tại Công Đồng Vatican, một cố gắng đầy quyết tâm và thành công một phần đã được đưa ra nhằm phục hưng nền thần học có tính thánh kinh nhiều hơn. Bây giờ thì một cố gắng như thế chẳng có chi lạ. Thánh Tô Ma Aquinô từng đặt cơ sở nền thần học của ngài trên các dữ kiện thánh kinh. Nhưng đến thời cận đại, càng ngày người ta càng tách biệt việc nghiên cứu thánh kinh và thần học tín lý thành hai môn riêng rẽ, và dành ưu tiên cho môn sau bất cứ khi nào có truyện tranh cãi nổi lên giữa chúng với nhau. Dĩ nhiên trong các chuyên khảo về môn thần học tín lý, trích dẫn Thánh Kinh không hẳn là điều vắng bóng, nhưng không phải lúc nào cũng là những trích dẫn được ngành nghiên cứu thánh kinh nhìn nhận. Trong thời Công Đồng, các nhà chuyên môn về thánh kinh luôn chú tâm theo dõi việc sử dụng thánh kinh để ngăn ngừa phe duy tín lý (dogmatists) đừng “chứng minh” các chủ trương của mình bằng những trích dẫn thực ra không hề mang ý nghĩa như họ mong muốn.
Cách ngắn nhất đủ để thấy Công Đồng thực sự muốn dựa hẳn vào thánh kinh là xem sét văn kiện hàng đầu, tức hiến chế Lumen Gentium về Giáo Hội. Chương đầu tiên của Hiến Chế nói tới Giáo Hội như một mầu nhiệm, và văn kiện này đã minh giải mầu nhiệm nảy bằng nhiều hình ảnh trong thánh kinh: Giáo Hội như đoàn chiên của Chúa, như vườn nho, như cánh đồng của Người, và Giáo Hội như Thân Thể Chúa Kitô. Không mầu nhiệm nào đã được lên quan niệm một cách thích đáng như thế, như thể Công Đồng muốn bảo ta: hãy suy niệm về các hình ảnh thánh kinh ấy; hãy nhớ rằng chúng là hình ảnh, chứ không phải là luận chứng, nên không thể trực tiếp tổng hợp chúng thành một thứ siêu hình ảnh hay một ý niệm. Nhưng nếu bạn xét chúng chung với nhau, thì qua chúng, bạn có thể có được một cái nhìn thông sáng có giá trị hơn bất cứ ý niệm nào và có tính thuyết phục hơn bất cứ luận chứng nào.
Cùng một cách tiếp cận có tính thánh kinh đó đã được đem áp dụng vào chương hai của cùng Hiến Chế, trong đó, Giáo Hội được xem sét dưới một hình ảnh duy nhất là Dân Thiên Chúa. Nhưng sự căng thẳng có tính thánh kinh lộ rõ ngay ở đoạn đầu, trong đó, kế hoạch Thiên Chúa nhằm cứu rỗi mọi người nhờ gia nhập vào đoàn Dân này đã được trình bày qua lời cam kết rằng cơ sở đầy đủ để được Thiên Chúa chấp nhận không phải là thành viên Dân Thiên Chúa, nhưng là “Kính sợ Thiên Chúa và thực hành công lý”. Lòng trung thành như thế đối với thánh kinh dẫn ta tới học lý “thuộc về Giáo Hội”, một học lý tuy không được quảng diễn trọn vẹn trong Hiến Chế, nhưng hết sức phong phú và uyển chuyển hơn học lý thành viên Giáo Hội như Đức Piô XII nhấn mạnh.
Tưởng khỏi cần nhắc lại ta cũng thấy nền thần học của Newman hầu như chỉ dựa vào Thánh Kinh. Nền tảng thực sự của nền thần học này được trình bày trong Các Bài Giảng Giáo Xứ và Đơn Giản (Parochial and Plain Sermons) cũng như Các Bài Giảng Đại Học (University Sermons) thời ngài còn ở Oxford. Những bài giảng này cho thấy một tiến triển biện chứng đi từ chủ nghĩa duy thánh kinh hẹp hòi của Thệ Phản cổ truyền qua cái nhìn biến hóa, sẽ hiện rõ trong Các Bài Giảng Đại Học, về “nguyên lý của phát triển”.
Chính trong công trình vĩ đại từng đánh dấu việc Newman chuyển từ Anh Giáo qua Công Giáo này, ta tìm thấy lời phát biểu thời danh của ngài về quan điểm đối với Thánh Kinh: “Ta cũng cần lưu ý tới cấu trúc và văn phong của Sách Thánh, một cấu trúc phi hệ thống và khá đa dạng, một cấu trúc hết sức tượng hình và gián tiếp đến độ không một ai, ngay cái nhìn đầu tiên, có thể tự hào nói rằng trong đó có cái gì và không có cái gì. Ta không thể, và chưa bao giờ có thể, vẽ bản đồ hay lên danh bộ được nội dung của nó; bất chấp mọi lao nhọc chăm chỉ của ta, cho đến cuối đời ta và cho tới ngày tận cùng của Giáo Hội, nó vẫn mãi mãi là mảnh đất chưa được khám phá và chưa bị khuất phục, với đủ núi non cùng thung lũng, rừng xanh cùng suối mát, ở bên phải cùng bên trái đường ta đi và rất gần quanh ta, đầy những diệu kỳ dấu ẩn và trân châu quý giá. Bất cứ học thuyết nào, miễn là không thực sự mâu thuẫn với những điều trình bày, lại dám cho rằng mình không có trong Sách Thánh; bất cứ độc giả nào, thuộc bất cứ ngành nghiên cứu nào về Sách Thánh, lại dám vênh vang cho rằng mình nắm vững mọi học thuyết chứa đựng trong nó”.
Đó là quan điểm của Newman về Sách Thánh ngay trước khi ngài quyết định gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Gần 20 năm sau, khi tranh luận ngược với Pusey, ngài cho rằng người Công Giáo không buộc phải tin rằng phạm vi của học lý mạc khải lớn hơn phạm vi thực sự của học lý ấy như được trình bày trong Sách Thánh; theo ngài, chức năng của thánh truyền là hướng dẫn và soi sáng để chúng ta hiểu lời linh hứng của Sách Thánh.
Vấn đề Sách Thánh có đủ tư liệu cho mọi học lý (material sufficiency) từng được đem ra tranh luận sôi nổi tại Công Đồng. Một trong các lý do khiến dự thảo đầu tiên về “Các nguồn của Mạc Khải” bị bác bỏ là: nó muốn Giáo Hội chấp nhận quan điểm cho rằng Sách Thánh không đủ tư liệu về phương diện học lý. Liên tiếp trong ba năm kế tiếp, nhiều cố gắng đã được đưa ra nhằm tránh cho các bản văn thay thế không rơi vào quan điểm ấy. Tuy nhiên, các cố gắng này đã bị cưỡng lại một cách thành công và ngay Đức Hồng Y Newman có lẽ cũng sẽ không chống lại quan điểm cho rằng chính nhờ thánh truyền, ta mới biết được phạm vi của qui điển thánh kinh.
Cuộc tranh luận trên thực ra chưa thực sự kết thúc vì Hiến Chế về Mạc Khải cũng hết sức thận trọng không khẳng định dứt khoát tính đầy đủ của Thánh Kinh. Nều Đức Hồng Y Newman còn sống tới ngày ấy, có lẽ ngài sẽ hoan nghinh tinh thần tôn trọng của công đồng dành cho những cuộc tranh luận thần học sống động.
2. Trên đây có nhắc tới Tiểu Luận về Phát Triển (Essay on Development). Đức HY Newman rất có thể cũng hài lòng với đoạn sau đây của Hiến Chế về Mạc Khải: “Thánh Truyền do các Tông Ðồ truyền lại được tiến triển trong Giáo Hội dưới sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần. Thật vậy, các sự việc và lời nói truyền lại được hiểu biết thấu đáo hơn, nhờ sự chiêm ngắm và học hỏi của các tín hữu, những người đã ghi nhận các điều đó trong lòng (x. Lc 2,19 và 51); nhờ sự thông hiểu những điều thiêng liêng họ cảm nghiệm được, hoặc nhờ việc giảng dạy của những người lãnh nhận một đoàn sủng chắc chắn về chân lý, do việc kế vị trong chức Giám Mục. Nói cách khác, qua bao thế kỷ Giáo Hội luôn hướng tới sự viên mãn của chân lý Thiên Chúa, cho đến khi lời Chúa được hoàn tất nơi chính Giáo Hội” (số 8).
Trong đoạn văn trên, ta thấy rõ ý niệm này: cái hiểu của Giáo Hội về mạc khải là một cái hiểu tiệm tiến, không bao giờ hoàn tất khi còn lữ thứ trên trần gian. Nhiều người còn thấy nhiều điều khác nữa. Thuyết trình viên chính thức của Ủy Ban Tín Lý, khi trình bày chương này cho Công Đồng, đã sử dụng hạn từ “proficit” (tăng trưởng tốt và mạnh mẽ) và ở đây, hạn từ này không áp dụng cho cái hiểu của Giáo Hội về thánh truyền của mình, mà là áp dụng vào chính Thánh Truyền. Điều này có nghĩa gì? Theo phát ngôn viên này, người không đại diện cho Công Đồng mà chỉ đại diện cho Ủy Ban Tín Lý, nó không hề có nghĩa sẽ có chuyện cộng thêm bất cứ chất liệu cơ bản nào vào nội dung của Kho Tàng Đức Tin nhưng có nghĩa: Thánh Truyền chịu chi phối bởi luật tiến triển nội tại, giống như bất cứ thực tại sống động nào khác, một sự tiến triển không thay đổi bản chất của nó, nhưng quả có đem lại sự hoàn hảo cho thực tại sống động này. Việc hiểu biết gia tăng đối với các sự việc và lời nói được lưu truyền tới ta không ngoại tại đối với chính chúng, nhưng đúng hơn đã trở thành một yếu tố của chúng. Ở đây, ta thấy công bố trên như làm vang lại lời của Đức Hồng Y Newman ngày nào. Ngài viết: “[Ý niệm vĩ đại ấy] với thời gian đã bước vào một mảnh đất lạ; các điểm tranh cãi làm thay đổi phương hướng của nó; quanh nó, hết phe phái này trồi lên rồi lại đi xuống; các đe dọa và hy vọng xuất hiện trong những tương quan mới mẻ; và các nguyên tắc cũ xuất hiện dưới hình thức mới. Ý niệm đó thay đổi cùng với những hình thức này ngõ hầu còn tồn tại như cũ. Ở một thế giới cao hơn, nó có thể khác, nhưng ở dưới thế này, sống là thay đổi, và muốn hoàn hảo thì cần phải thay đổi luôn”.
3. Trên thực tế, việc phát triển của học lý hay việc biến hóa của thần học đã diễn ra như thế nào? Câu hỏi này dẫn ta tới một trong những đóng góp quan trọng nhất của Đức Hồng Y Newman vào tư duy Kitô Giáo. Đóng góp này được dễ dàng hơn nhờ ngài vốn không được giáo dục trong hệ thống chủng viện Công Giáo lúc bấy giờ. Ở Phương Tâ, ít nhất kể từ thời Arístốt, người ta vốn cho rằng sự phát triển tự nhiên trong việc con người nắm bắt chân lý là từ các dữ kiện giác quan, họ tiến qua việc phán đoán thuận lý rồi dùng lý trí diễn dịch mà có được các kết luận hợp luận lý một cách chắc chắn. Nhưng mô tả của Newman về sự phát triển nơi một ý niệm lại hoàn toàn khác hẳn. Giống các nhà duy truyền thống, ngài cũng khởi sự từ các dữ kiện có sẵn. Nhưng theo ngài, sự phát triển của ý niệm vốn do các dữ kiện phát sinh bị lịch sử điều kiện hóa nhiều hơn là được luận lý tiên thiên hướng dẫn. Ngài cho rằng ta không thể rút gọn ý niệm lúc ban đầu vào một mệnh đề duy nhất. Ngài viết: “Dù có được đầy đủ các nhận thức thâm hậu về sự sống động vật và về cơ cấu của các động vật đặc thù, ta vẫn chưa đạt được một định nghĩa thực sự về bất cứ động vật nào, nên bắt buộc phải kể ra các đặc tính cũng như các tùy thể của chúng bằng mô tả mà thôi".
Ngài cũng nhận xét rằng: “Mưu toan xác định được ‘ý niệm hàng đầu’, như người ta thường nói, của Kitô Giáo là một cố gắng đầy tham vọng nếu nói về một công trình siêu nhiên, trong khi dù chỉ nói về những tạo thành hữu hình cũng như các phát minh của con người, nhiệm vụ này cũng đã vượt quá khả năng của ta rồi”.
Đó là bản chất và điều kiện lúc ban đầu của ý niệm, sau đó ý niệm này sẽ kinh qua cuộc sống của những người chấp nhận nó và việc biến hóa của nó sẽ được lên khuôn nhờ hàng nghìn hoàn cảnh khác nhau tác động một cách tình cờ trên bản chất nội tại của nó. Quan niệm về một sự sống của ý niệm, với việc tác động của diễn trình luận lý, chính là chủ đề của cuốn “Văn Phạm của Đồng Thuận” (Grammar of Assent), trong đó, sự đồng thuận thực sự từ đó mà có rất khác với các kết luận do diễn dịch hoàn toàn dựa vào luận lý phát sinh ra.
Người ta có thể nói rằng diễn biến gay cấn xẩy ra tại Vatican II phần lớn là do cuộc thách đố của suy tư luận lý trước các đòi hỏi của việc phát triển có tính lịch sử. Có người đã gợi ý rằng Vatican II chẳng qua chỉ là cuộc đọ sức giữa chủ nghĩa yếu tính (essentialism) và chủ nghĩa hiện sinh. Có nhiều điều cần phải bàn về cái nhìn như thế, nhưng ta vẫn có thể nhận định rằng việc chống lại quan điểm ấy có chăng chỉ có tính triết học chứ không có tính thần học đúng nghĩa. Thành thử có người lại gợi ý rằng sự trái ngược là ở giữa ý niệm Giáo Hội Cởi Mở một bên và bên kia là ý niệm Chính Thống Phi Lịch Sử. Việc phân tích này chắc chắn được củng cố qua kinh nghiệm của chính các cuộc tranh luận tại Công Đồng. Điều mà Công Đồng thực sự làm là mở toang Giáo Hội ra, là hướng tầm nhìn và các hoài mong của Giáo Hội ra bên ngoài, bỏ lối nhìn vào mình vốn không lành mạnh xưa nay, để giáp mặt với các thách đố và đòi hỏi của một thế giới đang hết sức sinh động và đang ở một giai đoạn biến hóa nhanh chóng vô lường. Khi lắng nghe một số phát biểu thần học có giá của một số diễn giả bảo thủ tại các cuộc tranh luận trên, người ta không khỏi có cảm tưởng họ đang đưa ra các giải đáp tuyệt vời cho những câu hỏi đã từ lâu chẳng còn ăn uống gì với ai nữa; trái lại đối với những câu hỏi thực sự của con người đương thời, thì đó chỉ là những lời tiên đoán đần độn.
Người ta dám đồ đoán rằng tự bản chất, một trong những luồng tư tưởng sâu sắc nhất tại Vatican II đã được điều hướng về việc cho ra đời nguyên lý lịch sử và dùng lịch sử đánh giá lại chủ nghĩa duy ý tưởng (idealism) của Hy Lạp, lấy đó làm các phạm trù có giá trị cho tư duy Kitô Giáo. Hai nét có thể đánh dấu tư duy con người hiện đại là: khoa học tự nhiên và ý thức lịch sử hay ý thức thời gian kéo dài (duration). Dù ta vẫn được người ta nói cho hay: ta đang sống trong thời đại khoa học, song dám chắc cái nhìn thông sáng sau, tức ý thức về thời gian kéo dài, chưa có tính sâu sắc và tổng bộ bằng cái nhìn thông sáng trước. Thánh Tôma Aquinô được vinh dự mãi mãi vì khi giáp mặt với sự chống đối của nhiều giới trong Giáo Hội, ngài vẫn không lên án chủ thuyết Aristốt, trái lại đã hoan nghinh nó. Ngài chứng minh rằng các đòi hỏi chính đáng của chủ thuyết này có thể được Phúc Âm thoả mãn đầy đủ và trên thực tế có thể biến thành các trợ thủ cho việc rao giảng Phúc Âm. Vatican II phần lớn đã ủng hộ các cố gắng của một số thần học gia hiện đại nhằm thoả mãn các đòi hỏi của quan điểm lịch sử như vậy. Thực thế, người ta có thể chủ trương rằng các phạm trù lịch sử thích hợp với một tôn giáo nhập thể hơn là các phạm trù của chủ nghĩa duy ý tưởng Hy Lạp. Khi chấp nhận thái độ này, Vatican II, trên thực tế, đã công nhận quan điểm tổng quát từng linh hứng cho tư duy của Newman từ thời Các Bài Giảng tại Oxford cho tới lúc ấn hành cuốn “Văn Phạm Của Đồng Thuận”.
4. “Sự đồng thuận thực sự” có đặc tính này: trong khi các kết luận của diễn trình suy luận theo luận lý học có tính phổ quát nhưng cũng hết sức vô bản vị, thì sự đồng thuận thực sự là một cam kết có tính bản vị trọn vẹn, bên trong một hoàn cảnh có tính sinh tử độc đáo và không thể nào mô tả được. Có những người xem ra không có khả năng định vị chân lý ở một nơi nào khác ngoài các kết luận vô bản vị hoàn toàn hợp luận lý. Một trong những người có khả năng nhất trong việc chống lại tuyên ngôn của Vatican II về người Do Thái từng biện luận rằng ở “tòa ngoài”, người ta được phép nói một cách khách quan về người Do Thái, coi họ như người giết Chúa, và để Chúa phán xét sự dốt nát chủ quan có thể có của họ về chính tội lỗi của mình (Đức Cha Luigi Carli, trong La palestro del Clero). Lối lý luận này khá rõ ràng và các ý tưởng rất rành mạch. Theo Công Đồng Êphêsô, Chúa Giêsu quả là Thiên Chúa. Còn theo Thánh Phaolô, người Do Thái quả giết Chúa Giêsu. Cho nên người Do Thái là người giết Chúa. Nhưng trên thực tế, rất nhiều người không ủng hộ lối lý luận ấy.
Kitô Giáo có hai cực: một bên là sự cứu chuộc loài người có tính khách quan, một lần cho tất cả, được thể hiện trong biến cố Vượt Qua; bên kia là hành vi và tập quán (habit) đức tin. Như Vatican II từng nhấn mạnh, đức tin là sự cam kết có tính hoàn toàn bản vị được sự tự do có trách nhiệm, hay trách nhiệm có tự do, đưa ra. Trong số ít ỏi các lời phát biểu thực sự nắm được trọng tâm suy nghĩ căn bản của Vatican II là của Đức Cha Ancel, giám mục phụ tá của Lyons, nói về tuyên ngôn tự do tôn giáo. Ngài cho rằng không nên coi tự do mà phải coi trách nhiệm như là ý niệm nền tảng trong phạm vi này. Vì con người có trách nhiệm phải tự do. Quả là hữu ích nếu ta chịu xem sét các văn kiện của Vatican II để thấy được chiều rộng dài trong quan tâm của các nghị phụ đối với sự tự do có trách nhiệm, một quan tâm có từ lúc các ngài nhấn mạnh tới phẩm giá của con người nhân bản và lòng kính trọng từ đó mà ra, như trong hiến chế về Giáo Hội Trong Thế Giới Hiện nay. Lòng kính trọng ấy phát sinh ra sự lịch lãm Kitô Giáo, một yếu tố của đức ái, biết chấp nhận những người tuy khác với ta nhưng vẫn là những người có thiện chí và có niềm tin tốt. Có thể minh họa điều ấy qua việc tránh không sử dụng các hạn từ “rối đạo” hay “phản đạo” và khước từ việc đổ lỗi như Sắc Lệnh về Đại Kết từng nhấn mạnh; hay qua quyết tâm không xem sét các sai lầm của họ mà xem sét bất cứ điều hay, điều cao thượng nào của họ, như Tuyên Ngôn về các Tôn Giáo ngoài Kitô Giáo đã đề cập. Điều ấy giải thích được quyền tự do tôn giáo mà Công Đồng đòi hỏi nơi Nhà Nước, không phải chỉ cho Giáo Hội mà thôi mà còn cho mọi nhóm tôn giáo đáng kính khác, và đề nghị cho rằng nhà cầm quyền dân sự phải đưa ra các điều khoản hợp lý cho những người phản kháng nhân danh lương tâm. Điều ấy cũng có liên quan tới nhận định cho rằng quyền tự do tư tưởng và phát biểu phải được dành cho các tín hữu giáo dân đã đành mà còn phải dành cho cả các giáo sĩ nữa, những người đang dấn thân vào các công trình bác học và khoa học.
Tác phẩm chính yếu trong đó Newman trình bày tính tối thượng của lương tâm thiển nghĩ chính là bức thư ngỏ của ngài tựa là Thư Gửi Quận Công Norfolk. Trong thư này, ngài cho hay ngài sẽ uống chúc mừng sức khỏe của Đức Giáo Hoàng, nhưng trước tiên, ngài phải uống chúc mừng lương tâm đã.
5. Đức HY Newman chịu đau khổ nhiều năm vì bị hiểu lầm và nghi kỵ trong thời gian đã gia nhập Giáo Hội Công Giáo, chỉ vì tác phẩm “Về Việc Tham Khảo Giáo Dân” (On Consulting the Faithful). Ngài đã dám đề nghị rằng khi hàng giám mục không chu toàn vai trò Chúa trao là gìn giữ đức tin chân chính, thì vai trò ấy có thể trao cho hàng ngũ giáo dân. Một thế kỷ sau, Vatican II đã thừa nhận giá trị của “cảm thức đức tin” (sensus fidei) nơi toàn bộ Dân Thiên Chúa, và gần như đã so sánh nó với ơn vô ngộ của Đức Giáo Hoàng. Trong đoạn nói về các ơn đặc sủng (Lumen Gentium số 8), Công Đồng này cũng chỉ rõ rằng rằng toàn bộ Dân Thiên Chúa, nghĩa là những người đã rửa tội, bất kể họ có tư cách phẩm trật hay không, đều là người tiếp nhận các thúc đẩy và linh hứng của Chúa Thánh Thần, tức những điều tạo nên yếu tố năng động trong Giáo Hội, ngược với yếu tố tĩnh lặng là chính phẩm trật, theo kiểu nói của Hiến Chế. Hiến Chế này đã dành trọn một chương để nói về giáo dân, và lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội, một Công Đồng đã cho công bố một sắc lệnh hoàn toàn nói tới thành phần giáo dân trong sứ mệnh của Giáo Hội. Giáo huấn của Giáo Hội về giáo dân, về Dân Chúa như một toàn thể, về đặc tính thừa tác của phẩm trật và chức linh mục thụ phong, và về các ơn đặc sủng đã dẫn tới việc phát sinh ra nhiều sáng kiến từ bên dưới. Dĩ nhiên, Công Đồng không quên vai trò hướng dẫn của các giám mục, nhưng điều có ý nghĩa là các đấng bậc làm cha chúng ta trong Chúa được nhắc nhở là đừng ‘dập tắt Chúa Thánh Thần’.
6. Người ta rất hy vọng rằng giáo huấn trên, cùng với việc nhấn mạnh tới quyền tự do, trong đó có quyền tự do nghiên cứu, sẽ giúp thần học theo hai cách có liên hệ với nhau. Giáo Hội Công Giáo vốn bị thống trị quá lâu bởi một truyền thống thần học duy nhất, mà người ta có thể mô tả cách chung chung là kinh viện, và cách chuyên biệt hơn là Tô-mít (Thomistic). Người ta vẫn có thể là người ái mộ nhiệt thành của Thánh Tôma Aquinô mà không cần bán linh hồn cho những người được gọi là người theo chủ thuyết Thánh Tôma hay Tômít. Một trong những thành quả giá trị nhất của Công Đồng thiển nghĩ chính là việc ngộ (realisation) ra rằng truyền thống thần học kinh viện không có cùng một chiều rộng dài với nền thần học Công Giáo; và các Nghi Lễ Phương Đông, những nghi lễ vốn có đầy đủ quyền được coi là “kinh thành” (droit de cité) trong Giáo Hội, không phải chỉ là những phức thể có tính phụng vụ, có tính “chữ đỏ”, mà còn là các truyền thống thần học. Do kết quả của Công Đồng và có lẽ một phần do hậu quả việc Công Đồng thừa nhận rằng việc đào tạo giáo sĩ phải thích ứng với các địa điểm nơi Giáo Hội sinh hoạt, rất có thể sẽ có việc từ từ trở về với tính đa nguyên thần học mà Newman rất ngưỡng mộ nơi các trường phái thời Trung Cổ và vốn được ngài chủ trương trong nền giáo dục đại học.
Phúc lợi thần học thứ hai mà người ta mong có được từ giáo huấn của Công Đồng về Dân Chúa, về giáo dân, và về các ơn đặc sủng, là việc gia tăng con số, và việc cải thiện phẩm chất các nhà thần học giáo dân. "[Do hậu quả của cuộc ly khai giữa văn hóa và thần học trong thời cận đại] các chức năng thực sự trong Dân Chúa, gồm giáo sĩ và giáo dân, đã mang vóc dáng của một mối liên hệ trong đó giáo dân phải tùy thuộc giáo sĩ; tư cách làm môn đệ (docibles) càng ngày càng được gán cho kẻ bầy tôi… Thần học biến thành một môn huấn luyện đặc thù dành cho giáo sĩ… Môn này khai triển các thuật ngữ riêng của nó, một thứ ngôn từ càng ngày càng xa rời tâm tư, trí hiểu và đời sống văn hóa của quảng đại quần chúng”.
Người ta mong rằng các nhà thần học giáo dân có nhiệm vụ đặc biệt phải giải thoát ta khỏi các tệ hại do cuộc ly dị giữa thần học và văn hóa gây ra. Việc ấy không những hoàn toàn phù hợp với các mô thức chủ yếu của Vatican II, mà nó còn làm nên trọn niềm hy vọng hết sức tha thiết của Đức Hồng Y Newman, dù đó là những hy vọng quá xa vời của ngài lúc đó. Ngài vẫn nghĩ rằng sự việc bao giờ cũng tồi tệ trước khi trở thành tốt hơn.
7. Lùi về đàng sau các điểm so sánh từ trước đến nay, để nhìn tổng quát về Đức Hồng Y Newman một bên và bên kia là Vatican II, ta thấy gì? Nơi Newman, người ta thấy một tiếng kêu trong sa mạc, như đầu bài từng nhấn mạnh. Dĩ nhiên, lúc đó cũng có nhiều tiếng nói khác tại lục địa Âu Châu. Tại Đức, ta có Döllinger. Tại Vatican I, có những người chống lại định nghĩa về ơn vô ngộ của Đức Giáo Hoàng, trong đó có Dupanloup và một số giáo phẩm có tiếng người Đức và Trung Âu. Nhưng sự căng thẳng gây ra cho Giáo Hội trong thế kỷ 19, một thế kỷ cách mạng và cấp tiến, đã làm nẩy sinh khuynh hướng tân độc quyền (new-ultramontane), chủ trương phải trung thành với Giáo Hội một cách mù quáng. Nhất là trong thập niên quyền bính phần đời của giáo hoàng bị sụp đổ, thì “hệ phái hiếu chiến và thô lỗ này”, nói theo Newman, đã trở thành người phát ngôn của Công Giáo. Các đe dọa chống lại quyền bính phần đời được coi như một cuộc tấn công nhằm vào con người của vị giáo hoàng, đến độ chủ nghĩa cuồng tín phe phái đã được liên minh với việc tôn sùng cá nhân. Chính tại Anh, Tổng Giám Mục Westminster trở thành quán quân cho chủ thuyết vô ngộ. Và W.G. Ward, một đầu óc Công Giáo vĩ đại nhất sau Newman, đã sử dụng tập san The Dublin Review làm diễn đàn cho nền thần học tân độc quyền; mọi thông điệp của giáo hoàng, mọi chỉ dụ giáo hoàng, hầu như mọi đoản sắc đều phải được coi là văn kiện vô ngộ.
Một trăm năm sau, ta lại có một Công Đồng khác, giống công đồng trước ở điểm cũng xuất hiện hai trường phái với ý kiến và mục tiêu đối chọi nhau. Nhưng lần này, hậu duệ của phe tân độc quyền chỉ là thiểu số và buộc phải ở thế phòng ngự, dù được các nhân viên giáo triều hết lòng yểm trợ, nhưng vẫn không đủ để đạt chiến thắng.
Tuy nhiên, công đồng chung, bất chấp giáng dấp bề ngoài, vẫn không phải là một nghị viện dân chủ nơi một bên thắng là thắng tất cả. Người tín hữu luôn tin rằng bên trên các phe tranh chấp, luôn có sự hướng dẫn trổi vượt của Chúa Thánh Thần, mà sự hiện diện có lúc hết sức hữu hình tại Vatican II. Sau năm 1870, cuộc đối thoại bên trong Giáo Hội vẫn tiếp diễn, và cả sau Vatican II cũng thế. Phần lớn nhờ sự canh chừng đầy kiên trì và nhẹ nhàng của các vị kế nhiệm Đức Piô IX, hai trường phái kình chống về ý kiến ấy vẫn duy trì được quyền hiện hữu. Newman hẳn phải ủng hộ kết quả này. Một điểm nữa hẳn cũng được ngài hài lòng là sự kiện hiện nay Giáo Hội Công Giáo có khả năng mời được những người ở bên ngoài mình tham dự cuộc đối thoại tương tự, dựa trên lòng tôn trọng huynh đệ của những người cùng tin Chúa Kitô hay dựa vào việc cùng thừa nhận phẩm giá con người, cùng thừa nhận quyền tự do có trách nhiệm.
Câu hỏi liệu tư tưởng của Đức HY Newman có ảnh hưởng tới Vatican II hay không cần được nghiên cứu tường tận hơn. Người ta có cảm tưởng ảnh hưởng ấy không hẳn sâu xa và có tính quyết định. Nhưng thiển nghĩ ngài có được một đặc sủng tiên tri, của một người nhờ chỉ biết dựa vào hai thực tại sáng chói là Thiên Chúa và linh hồn mình, đã có thể không những chẩn mạch được nhiều chứng bệnh của thời đại, mà còn qua đó nhìn ra các mục tiêu cứu rỗi lâu dài của Thiên Chúa. Lòng với lòng tâm sự (Cor ad cor loquitur) không những có nghĩa trái tim người đạo hạnh nói truyện với trái tim Thiên Chúa, nhưng còn có nghĩa một cuộc truyện trò giữa trái tim Thiên Chúa và trái tim người tôi tớ trung thành của Người. Đó chính là khẩu hiệu của Đức HY Newman. Nếu các công đồng chung cần một khẩu hiệu, thì thiển nghĩ khẩu hiệu này nên là khẩu hiệu của Vatican II. Cor ad cor loquitur: trái tim Thiên Chúa nói với trái tim Giáo Hội của Người; trái tim Giáo Hội nói truyện với trái tim Thiên Chúa của mình, và do đó với trái tim mọi người thiện chí.
Theo cha, ý tưởng phong giám mục cho Newman đã bị hủy bỏ trước Công Đồng Vatican I khá lâu và chính ngài quyết định không tham dự Công Đồng này trong tư cách chuyên viên. Rất có thể vì ngài cảm thấy không thoải mái với không khí của Vatican I, nơi người Ý và phe Tân Tôn Giáo Độc Quyền (New Ultramontane) hết sức nổi bật, và nền thần học chính thức tại đó là chủ nghĩa kinh viện, trước khi Đức Lêô XIII phục hưng chủ thuyết Tô Ma. Điều ấy vẫn không cản trở Newman viết bức thư ngỏ “Thư Gửi Quận Công Norfolk” để bênh vực tín điều vô ngộ của Đức Giáo Hoàng 4 năm sau khi được công bố.
Từ đó, tiếng nói của Newman được coi như tiếng nói nơi hoang địa của Đạo Công Giáo Anh hồi đó, một tiếng nói tiên tri. Công Đồng Vatican II quả đã chứng minh điều này. Ta chỉ cần duyệt lại một số mô thức trổi vượt của Công Đồng và so sánh chúng với quan điểm của Newman cách đó hơn một thế kỷ.
1. Tại Công Đồng Vatican, một cố gắng đầy quyết tâm và thành công một phần đã được đưa ra nhằm phục hưng nền thần học có tính thánh kinh nhiều hơn. Bây giờ thì một cố gắng như thế chẳng có chi lạ. Thánh Tô Ma Aquinô từng đặt cơ sở nền thần học của ngài trên các dữ kiện thánh kinh. Nhưng đến thời cận đại, càng ngày người ta càng tách biệt việc nghiên cứu thánh kinh và thần học tín lý thành hai môn riêng rẽ, và dành ưu tiên cho môn sau bất cứ khi nào có truyện tranh cãi nổi lên giữa chúng với nhau. Dĩ nhiên trong các chuyên khảo về môn thần học tín lý, trích dẫn Thánh Kinh không hẳn là điều vắng bóng, nhưng không phải lúc nào cũng là những trích dẫn được ngành nghiên cứu thánh kinh nhìn nhận. Trong thời Công Đồng, các nhà chuyên môn về thánh kinh luôn chú tâm theo dõi việc sử dụng thánh kinh để ngăn ngừa phe duy tín lý (dogmatists) đừng “chứng minh” các chủ trương của mình bằng những trích dẫn thực ra không hề mang ý nghĩa như họ mong muốn.
Cách ngắn nhất đủ để thấy Công Đồng thực sự muốn dựa hẳn vào thánh kinh là xem sét văn kiện hàng đầu, tức hiến chế Lumen Gentium về Giáo Hội. Chương đầu tiên của Hiến Chế nói tới Giáo Hội như một mầu nhiệm, và văn kiện này đã minh giải mầu nhiệm nảy bằng nhiều hình ảnh trong thánh kinh: Giáo Hội như đoàn chiên của Chúa, như vườn nho, như cánh đồng của Người, và Giáo Hội như Thân Thể Chúa Kitô. Không mầu nhiệm nào đã được lên quan niệm một cách thích đáng như thế, như thể Công Đồng muốn bảo ta: hãy suy niệm về các hình ảnh thánh kinh ấy; hãy nhớ rằng chúng là hình ảnh, chứ không phải là luận chứng, nên không thể trực tiếp tổng hợp chúng thành một thứ siêu hình ảnh hay một ý niệm. Nhưng nếu bạn xét chúng chung với nhau, thì qua chúng, bạn có thể có được một cái nhìn thông sáng có giá trị hơn bất cứ ý niệm nào và có tính thuyết phục hơn bất cứ luận chứng nào.
Cùng một cách tiếp cận có tính thánh kinh đó đã được đem áp dụng vào chương hai của cùng Hiến Chế, trong đó, Giáo Hội được xem sét dưới một hình ảnh duy nhất là Dân Thiên Chúa. Nhưng sự căng thẳng có tính thánh kinh lộ rõ ngay ở đoạn đầu, trong đó, kế hoạch Thiên Chúa nhằm cứu rỗi mọi người nhờ gia nhập vào đoàn Dân này đã được trình bày qua lời cam kết rằng cơ sở đầy đủ để được Thiên Chúa chấp nhận không phải là thành viên Dân Thiên Chúa, nhưng là “Kính sợ Thiên Chúa và thực hành công lý”. Lòng trung thành như thế đối với thánh kinh dẫn ta tới học lý “thuộc về Giáo Hội”, một học lý tuy không được quảng diễn trọn vẹn trong Hiến Chế, nhưng hết sức phong phú và uyển chuyển hơn học lý thành viên Giáo Hội như Đức Piô XII nhấn mạnh.
Tưởng khỏi cần nhắc lại ta cũng thấy nền thần học của Newman hầu như chỉ dựa vào Thánh Kinh. Nền tảng thực sự của nền thần học này được trình bày trong Các Bài Giảng Giáo Xứ và Đơn Giản (Parochial and Plain Sermons) cũng như Các Bài Giảng Đại Học (University Sermons) thời ngài còn ở Oxford. Những bài giảng này cho thấy một tiến triển biện chứng đi từ chủ nghĩa duy thánh kinh hẹp hòi của Thệ Phản cổ truyền qua cái nhìn biến hóa, sẽ hiện rõ trong Các Bài Giảng Đại Học, về “nguyên lý của phát triển”.
Chính trong công trình vĩ đại từng đánh dấu việc Newman chuyển từ Anh Giáo qua Công Giáo này, ta tìm thấy lời phát biểu thời danh của ngài về quan điểm đối với Thánh Kinh: “Ta cũng cần lưu ý tới cấu trúc và văn phong của Sách Thánh, một cấu trúc phi hệ thống và khá đa dạng, một cấu trúc hết sức tượng hình và gián tiếp đến độ không một ai, ngay cái nhìn đầu tiên, có thể tự hào nói rằng trong đó có cái gì và không có cái gì. Ta không thể, và chưa bao giờ có thể, vẽ bản đồ hay lên danh bộ được nội dung của nó; bất chấp mọi lao nhọc chăm chỉ của ta, cho đến cuối đời ta và cho tới ngày tận cùng của Giáo Hội, nó vẫn mãi mãi là mảnh đất chưa được khám phá và chưa bị khuất phục, với đủ núi non cùng thung lũng, rừng xanh cùng suối mát, ở bên phải cùng bên trái đường ta đi và rất gần quanh ta, đầy những diệu kỳ dấu ẩn và trân châu quý giá. Bất cứ học thuyết nào, miễn là không thực sự mâu thuẫn với những điều trình bày, lại dám cho rằng mình không có trong Sách Thánh; bất cứ độc giả nào, thuộc bất cứ ngành nghiên cứu nào về Sách Thánh, lại dám vênh vang cho rằng mình nắm vững mọi học thuyết chứa đựng trong nó”.
Đó là quan điểm của Newman về Sách Thánh ngay trước khi ngài quyết định gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Gần 20 năm sau, khi tranh luận ngược với Pusey, ngài cho rằng người Công Giáo không buộc phải tin rằng phạm vi của học lý mạc khải lớn hơn phạm vi thực sự của học lý ấy như được trình bày trong Sách Thánh; theo ngài, chức năng của thánh truyền là hướng dẫn và soi sáng để chúng ta hiểu lời linh hứng của Sách Thánh.
Vấn đề Sách Thánh có đủ tư liệu cho mọi học lý (material sufficiency) từng được đem ra tranh luận sôi nổi tại Công Đồng. Một trong các lý do khiến dự thảo đầu tiên về “Các nguồn của Mạc Khải” bị bác bỏ là: nó muốn Giáo Hội chấp nhận quan điểm cho rằng Sách Thánh không đủ tư liệu về phương diện học lý. Liên tiếp trong ba năm kế tiếp, nhiều cố gắng đã được đưa ra nhằm tránh cho các bản văn thay thế không rơi vào quan điểm ấy. Tuy nhiên, các cố gắng này đã bị cưỡng lại một cách thành công và ngay Đức Hồng Y Newman có lẽ cũng sẽ không chống lại quan điểm cho rằng chính nhờ thánh truyền, ta mới biết được phạm vi của qui điển thánh kinh.
Cuộc tranh luận trên thực ra chưa thực sự kết thúc vì Hiến Chế về Mạc Khải cũng hết sức thận trọng không khẳng định dứt khoát tính đầy đủ của Thánh Kinh. Nều Đức Hồng Y Newman còn sống tới ngày ấy, có lẽ ngài sẽ hoan nghinh tinh thần tôn trọng của công đồng dành cho những cuộc tranh luận thần học sống động.
2. Trên đây có nhắc tới Tiểu Luận về Phát Triển (Essay on Development). Đức HY Newman rất có thể cũng hài lòng với đoạn sau đây của Hiến Chế về Mạc Khải: “Thánh Truyền do các Tông Ðồ truyền lại được tiến triển trong Giáo Hội dưới sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần. Thật vậy, các sự việc và lời nói truyền lại được hiểu biết thấu đáo hơn, nhờ sự chiêm ngắm và học hỏi của các tín hữu, những người đã ghi nhận các điều đó trong lòng (x. Lc 2,19 và 51); nhờ sự thông hiểu những điều thiêng liêng họ cảm nghiệm được, hoặc nhờ việc giảng dạy của những người lãnh nhận một đoàn sủng chắc chắn về chân lý, do việc kế vị trong chức Giám Mục. Nói cách khác, qua bao thế kỷ Giáo Hội luôn hướng tới sự viên mãn của chân lý Thiên Chúa, cho đến khi lời Chúa được hoàn tất nơi chính Giáo Hội” (số 8).
Trong đoạn văn trên, ta thấy rõ ý niệm này: cái hiểu của Giáo Hội về mạc khải là một cái hiểu tiệm tiến, không bao giờ hoàn tất khi còn lữ thứ trên trần gian. Nhiều người còn thấy nhiều điều khác nữa. Thuyết trình viên chính thức của Ủy Ban Tín Lý, khi trình bày chương này cho Công Đồng, đã sử dụng hạn từ “proficit” (tăng trưởng tốt và mạnh mẽ) và ở đây, hạn từ này không áp dụng cho cái hiểu của Giáo Hội về thánh truyền của mình, mà là áp dụng vào chính Thánh Truyền. Điều này có nghĩa gì? Theo phát ngôn viên này, người không đại diện cho Công Đồng mà chỉ đại diện cho Ủy Ban Tín Lý, nó không hề có nghĩa sẽ có chuyện cộng thêm bất cứ chất liệu cơ bản nào vào nội dung của Kho Tàng Đức Tin nhưng có nghĩa: Thánh Truyền chịu chi phối bởi luật tiến triển nội tại, giống như bất cứ thực tại sống động nào khác, một sự tiến triển không thay đổi bản chất của nó, nhưng quả có đem lại sự hoàn hảo cho thực tại sống động này. Việc hiểu biết gia tăng đối với các sự việc và lời nói được lưu truyền tới ta không ngoại tại đối với chính chúng, nhưng đúng hơn đã trở thành một yếu tố của chúng. Ở đây, ta thấy công bố trên như làm vang lại lời của Đức Hồng Y Newman ngày nào. Ngài viết: “[Ý niệm vĩ đại ấy] với thời gian đã bước vào một mảnh đất lạ; các điểm tranh cãi làm thay đổi phương hướng của nó; quanh nó, hết phe phái này trồi lên rồi lại đi xuống; các đe dọa và hy vọng xuất hiện trong những tương quan mới mẻ; và các nguyên tắc cũ xuất hiện dưới hình thức mới. Ý niệm đó thay đổi cùng với những hình thức này ngõ hầu còn tồn tại như cũ. Ở một thế giới cao hơn, nó có thể khác, nhưng ở dưới thế này, sống là thay đổi, và muốn hoàn hảo thì cần phải thay đổi luôn”.
3. Trên thực tế, việc phát triển của học lý hay việc biến hóa của thần học đã diễn ra như thế nào? Câu hỏi này dẫn ta tới một trong những đóng góp quan trọng nhất của Đức Hồng Y Newman vào tư duy Kitô Giáo. Đóng góp này được dễ dàng hơn nhờ ngài vốn không được giáo dục trong hệ thống chủng viện Công Giáo lúc bấy giờ. Ở Phương Tâ, ít nhất kể từ thời Arístốt, người ta vốn cho rằng sự phát triển tự nhiên trong việc con người nắm bắt chân lý là từ các dữ kiện giác quan, họ tiến qua việc phán đoán thuận lý rồi dùng lý trí diễn dịch mà có được các kết luận hợp luận lý một cách chắc chắn. Nhưng mô tả của Newman về sự phát triển nơi một ý niệm lại hoàn toàn khác hẳn. Giống các nhà duy truyền thống, ngài cũng khởi sự từ các dữ kiện có sẵn. Nhưng theo ngài, sự phát triển của ý niệm vốn do các dữ kiện phát sinh bị lịch sử điều kiện hóa nhiều hơn là được luận lý tiên thiên hướng dẫn. Ngài cho rằng ta không thể rút gọn ý niệm lúc ban đầu vào một mệnh đề duy nhất. Ngài viết: “Dù có được đầy đủ các nhận thức thâm hậu về sự sống động vật và về cơ cấu của các động vật đặc thù, ta vẫn chưa đạt được một định nghĩa thực sự về bất cứ động vật nào, nên bắt buộc phải kể ra các đặc tính cũng như các tùy thể của chúng bằng mô tả mà thôi".
Ngài cũng nhận xét rằng: “Mưu toan xác định được ‘ý niệm hàng đầu’, như người ta thường nói, của Kitô Giáo là một cố gắng đầy tham vọng nếu nói về một công trình siêu nhiên, trong khi dù chỉ nói về những tạo thành hữu hình cũng như các phát minh của con người, nhiệm vụ này cũng đã vượt quá khả năng của ta rồi”.
Đó là bản chất và điều kiện lúc ban đầu của ý niệm, sau đó ý niệm này sẽ kinh qua cuộc sống của những người chấp nhận nó và việc biến hóa của nó sẽ được lên khuôn nhờ hàng nghìn hoàn cảnh khác nhau tác động một cách tình cờ trên bản chất nội tại của nó. Quan niệm về một sự sống của ý niệm, với việc tác động của diễn trình luận lý, chính là chủ đề của cuốn “Văn Phạm của Đồng Thuận” (Grammar of Assent), trong đó, sự đồng thuận thực sự từ đó mà có rất khác với các kết luận do diễn dịch hoàn toàn dựa vào luận lý phát sinh ra.
Người ta có thể nói rằng diễn biến gay cấn xẩy ra tại Vatican II phần lớn là do cuộc thách đố của suy tư luận lý trước các đòi hỏi của việc phát triển có tính lịch sử. Có người đã gợi ý rằng Vatican II chẳng qua chỉ là cuộc đọ sức giữa chủ nghĩa yếu tính (essentialism) và chủ nghĩa hiện sinh. Có nhiều điều cần phải bàn về cái nhìn như thế, nhưng ta vẫn có thể nhận định rằng việc chống lại quan điểm ấy có chăng chỉ có tính triết học chứ không có tính thần học đúng nghĩa. Thành thử có người lại gợi ý rằng sự trái ngược là ở giữa ý niệm Giáo Hội Cởi Mở một bên và bên kia là ý niệm Chính Thống Phi Lịch Sử. Việc phân tích này chắc chắn được củng cố qua kinh nghiệm của chính các cuộc tranh luận tại Công Đồng. Điều mà Công Đồng thực sự làm là mở toang Giáo Hội ra, là hướng tầm nhìn và các hoài mong của Giáo Hội ra bên ngoài, bỏ lối nhìn vào mình vốn không lành mạnh xưa nay, để giáp mặt với các thách đố và đòi hỏi của một thế giới đang hết sức sinh động và đang ở một giai đoạn biến hóa nhanh chóng vô lường. Khi lắng nghe một số phát biểu thần học có giá của một số diễn giả bảo thủ tại các cuộc tranh luận trên, người ta không khỏi có cảm tưởng họ đang đưa ra các giải đáp tuyệt vời cho những câu hỏi đã từ lâu chẳng còn ăn uống gì với ai nữa; trái lại đối với những câu hỏi thực sự của con người đương thời, thì đó chỉ là những lời tiên đoán đần độn.
Người ta dám đồ đoán rằng tự bản chất, một trong những luồng tư tưởng sâu sắc nhất tại Vatican II đã được điều hướng về việc cho ra đời nguyên lý lịch sử và dùng lịch sử đánh giá lại chủ nghĩa duy ý tưởng (idealism) của Hy Lạp, lấy đó làm các phạm trù có giá trị cho tư duy Kitô Giáo. Hai nét có thể đánh dấu tư duy con người hiện đại là: khoa học tự nhiên và ý thức lịch sử hay ý thức thời gian kéo dài (duration). Dù ta vẫn được người ta nói cho hay: ta đang sống trong thời đại khoa học, song dám chắc cái nhìn thông sáng sau, tức ý thức về thời gian kéo dài, chưa có tính sâu sắc và tổng bộ bằng cái nhìn thông sáng trước. Thánh Tôma Aquinô được vinh dự mãi mãi vì khi giáp mặt với sự chống đối của nhiều giới trong Giáo Hội, ngài vẫn không lên án chủ thuyết Aristốt, trái lại đã hoan nghinh nó. Ngài chứng minh rằng các đòi hỏi chính đáng của chủ thuyết này có thể được Phúc Âm thoả mãn đầy đủ và trên thực tế có thể biến thành các trợ thủ cho việc rao giảng Phúc Âm. Vatican II phần lớn đã ủng hộ các cố gắng của một số thần học gia hiện đại nhằm thoả mãn các đòi hỏi của quan điểm lịch sử như vậy. Thực thế, người ta có thể chủ trương rằng các phạm trù lịch sử thích hợp với một tôn giáo nhập thể hơn là các phạm trù của chủ nghĩa duy ý tưởng Hy Lạp. Khi chấp nhận thái độ này, Vatican II, trên thực tế, đã công nhận quan điểm tổng quát từng linh hứng cho tư duy của Newman từ thời Các Bài Giảng tại Oxford cho tới lúc ấn hành cuốn “Văn Phạm Của Đồng Thuận”.
4. “Sự đồng thuận thực sự” có đặc tính này: trong khi các kết luận của diễn trình suy luận theo luận lý học có tính phổ quát nhưng cũng hết sức vô bản vị, thì sự đồng thuận thực sự là một cam kết có tính bản vị trọn vẹn, bên trong một hoàn cảnh có tính sinh tử độc đáo và không thể nào mô tả được. Có những người xem ra không có khả năng định vị chân lý ở một nơi nào khác ngoài các kết luận vô bản vị hoàn toàn hợp luận lý. Một trong những người có khả năng nhất trong việc chống lại tuyên ngôn của Vatican II về người Do Thái từng biện luận rằng ở “tòa ngoài”, người ta được phép nói một cách khách quan về người Do Thái, coi họ như người giết Chúa, và để Chúa phán xét sự dốt nát chủ quan có thể có của họ về chính tội lỗi của mình (Đức Cha Luigi Carli, trong La palestro del Clero). Lối lý luận này khá rõ ràng và các ý tưởng rất rành mạch. Theo Công Đồng Êphêsô, Chúa Giêsu quả là Thiên Chúa. Còn theo Thánh Phaolô, người Do Thái quả giết Chúa Giêsu. Cho nên người Do Thái là người giết Chúa. Nhưng trên thực tế, rất nhiều người không ủng hộ lối lý luận ấy.
Kitô Giáo có hai cực: một bên là sự cứu chuộc loài người có tính khách quan, một lần cho tất cả, được thể hiện trong biến cố Vượt Qua; bên kia là hành vi và tập quán (habit) đức tin. Như Vatican II từng nhấn mạnh, đức tin là sự cam kết có tính hoàn toàn bản vị được sự tự do có trách nhiệm, hay trách nhiệm có tự do, đưa ra. Trong số ít ỏi các lời phát biểu thực sự nắm được trọng tâm suy nghĩ căn bản của Vatican II là của Đức Cha Ancel, giám mục phụ tá của Lyons, nói về tuyên ngôn tự do tôn giáo. Ngài cho rằng không nên coi tự do mà phải coi trách nhiệm như là ý niệm nền tảng trong phạm vi này. Vì con người có trách nhiệm phải tự do. Quả là hữu ích nếu ta chịu xem sét các văn kiện của Vatican II để thấy được chiều rộng dài trong quan tâm của các nghị phụ đối với sự tự do có trách nhiệm, một quan tâm có từ lúc các ngài nhấn mạnh tới phẩm giá của con người nhân bản và lòng kính trọng từ đó mà ra, như trong hiến chế về Giáo Hội Trong Thế Giới Hiện nay. Lòng kính trọng ấy phát sinh ra sự lịch lãm Kitô Giáo, một yếu tố của đức ái, biết chấp nhận những người tuy khác với ta nhưng vẫn là những người có thiện chí và có niềm tin tốt. Có thể minh họa điều ấy qua việc tránh không sử dụng các hạn từ “rối đạo” hay “phản đạo” và khước từ việc đổ lỗi như Sắc Lệnh về Đại Kết từng nhấn mạnh; hay qua quyết tâm không xem sét các sai lầm của họ mà xem sét bất cứ điều hay, điều cao thượng nào của họ, như Tuyên Ngôn về các Tôn Giáo ngoài Kitô Giáo đã đề cập. Điều ấy giải thích được quyền tự do tôn giáo mà Công Đồng đòi hỏi nơi Nhà Nước, không phải chỉ cho Giáo Hội mà thôi mà còn cho mọi nhóm tôn giáo đáng kính khác, và đề nghị cho rằng nhà cầm quyền dân sự phải đưa ra các điều khoản hợp lý cho những người phản kháng nhân danh lương tâm. Điều ấy cũng có liên quan tới nhận định cho rằng quyền tự do tư tưởng và phát biểu phải được dành cho các tín hữu giáo dân đã đành mà còn phải dành cho cả các giáo sĩ nữa, những người đang dấn thân vào các công trình bác học và khoa học.
Tác phẩm chính yếu trong đó Newman trình bày tính tối thượng của lương tâm thiển nghĩ chính là bức thư ngỏ của ngài tựa là Thư Gửi Quận Công Norfolk. Trong thư này, ngài cho hay ngài sẽ uống chúc mừng sức khỏe của Đức Giáo Hoàng, nhưng trước tiên, ngài phải uống chúc mừng lương tâm đã.
5. Đức HY Newman chịu đau khổ nhiều năm vì bị hiểu lầm và nghi kỵ trong thời gian đã gia nhập Giáo Hội Công Giáo, chỉ vì tác phẩm “Về Việc Tham Khảo Giáo Dân” (On Consulting the Faithful). Ngài đã dám đề nghị rằng khi hàng giám mục không chu toàn vai trò Chúa trao là gìn giữ đức tin chân chính, thì vai trò ấy có thể trao cho hàng ngũ giáo dân. Một thế kỷ sau, Vatican II đã thừa nhận giá trị của “cảm thức đức tin” (sensus fidei) nơi toàn bộ Dân Thiên Chúa, và gần như đã so sánh nó với ơn vô ngộ của Đức Giáo Hoàng. Trong đoạn nói về các ơn đặc sủng (Lumen Gentium số 8), Công Đồng này cũng chỉ rõ rằng rằng toàn bộ Dân Thiên Chúa, nghĩa là những người đã rửa tội, bất kể họ có tư cách phẩm trật hay không, đều là người tiếp nhận các thúc đẩy và linh hứng của Chúa Thánh Thần, tức những điều tạo nên yếu tố năng động trong Giáo Hội, ngược với yếu tố tĩnh lặng là chính phẩm trật, theo kiểu nói của Hiến Chế. Hiến Chế này đã dành trọn một chương để nói về giáo dân, và lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội, một Công Đồng đã cho công bố một sắc lệnh hoàn toàn nói tới thành phần giáo dân trong sứ mệnh của Giáo Hội. Giáo huấn của Giáo Hội về giáo dân, về Dân Chúa như một toàn thể, về đặc tính thừa tác của phẩm trật và chức linh mục thụ phong, và về các ơn đặc sủng đã dẫn tới việc phát sinh ra nhiều sáng kiến từ bên dưới. Dĩ nhiên, Công Đồng không quên vai trò hướng dẫn của các giám mục, nhưng điều có ý nghĩa là các đấng bậc làm cha chúng ta trong Chúa được nhắc nhở là đừng ‘dập tắt Chúa Thánh Thần’.
6. Người ta rất hy vọng rằng giáo huấn trên, cùng với việc nhấn mạnh tới quyền tự do, trong đó có quyền tự do nghiên cứu, sẽ giúp thần học theo hai cách có liên hệ với nhau. Giáo Hội Công Giáo vốn bị thống trị quá lâu bởi một truyền thống thần học duy nhất, mà người ta có thể mô tả cách chung chung là kinh viện, và cách chuyên biệt hơn là Tô-mít (Thomistic). Người ta vẫn có thể là người ái mộ nhiệt thành của Thánh Tôma Aquinô mà không cần bán linh hồn cho những người được gọi là người theo chủ thuyết Thánh Tôma hay Tômít. Một trong những thành quả giá trị nhất của Công Đồng thiển nghĩ chính là việc ngộ (realisation) ra rằng truyền thống thần học kinh viện không có cùng một chiều rộng dài với nền thần học Công Giáo; và các Nghi Lễ Phương Đông, những nghi lễ vốn có đầy đủ quyền được coi là “kinh thành” (droit de cité) trong Giáo Hội, không phải chỉ là những phức thể có tính phụng vụ, có tính “chữ đỏ”, mà còn là các truyền thống thần học. Do kết quả của Công Đồng và có lẽ một phần do hậu quả việc Công Đồng thừa nhận rằng việc đào tạo giáo sĩ phải thích ứng với các địa điểm nơi Giáo Hội sinh hoạt, rất có thể sẽ có việc từ từ trở về với tính đa nguyên thần học mà Newman rất ngưỡng mộ nơi các trường phái thời Trung Cổ và vốn được ngài chủ trương trong nền giáo dục đại học.
Phúc lợi thần học thứ hai mà người ta mong có được từ giáo huấn của Công Đồng về Dân Chúa, về giáo dân, và về các ơn đặc sủng, là việc gia tăng con số, và việc cải thiện phẩm chất các nhà thần học giáo dân. "[Do hậu quả của cuộc ly khai giữa văn hóa và thần học trong thời cận đại] các chức năng thực sự trong Dân Chúa, gồm giáo sĩ và giáo dân, đã mang vóc dáng của một mối liên hệ trong đó giáo dân phải tùy thuộc giáo sĩ; tư cách làm môn đệ (docibles) càng ngày càng được gán cho kẻ bầy tôi… Thần học biến thành một môn huấn luyện đặc thù dành cho giáo sĩ… Môn này khai triển các thuật ngữ riêng của nó, một thứ ngôn từ càng ngày càng xa rời tâm tư, trí hiểu và đời sống văn hóa của quảng đại quần chúng”.
Người ta mong rằng các nhà thần học giáo dân có nhiệm vụ đặc biệt phải giải thoát ta khỏi các tệ hại do cuộc ly dị giữa thần học và văn hóa gây ra. Việc ấy không những hoàn toàn phù hợp với các mô thức chủ yếu của Vatican II, mà nó còn làm nên trọn niềm hy vọng hết sức tha thiết của Đức Hồng Y Newman, dù đó là những hy vọng quá xa vời của ngài lúc đó. Ngài vẫn nghĩ rằng sự việc bao giờ cũng tồi tệ trước khi trở thành tốt hơn.
7. Lùi về đàng sau các điểm so sánh từ trước đến nay, để nhìn tổng quát về Đức Hồng Y Newman một bên và bên kia là Vatican II, ta thấy gì? Nơi Newman, người ta thấy một tiếng kêu trong sa mạc, như đầu bài từng nhấn mạnh. Dĩ nhiên, lúc đó cũng có nhiều tiếng nói khác tại lục địa Âu Châu. Tại Đức, ta có Döllinger. Tại Vatican I, có những người chống lại định nghĩa về ơn vô ngộ của Đức Giáo Hoàng, trong đó có Dupanloup và một số giáo phẩm có tiếng người Đức và Trung Âu. Nhưng sự căng thẳng gây ra cho Giáo Hội trong thế kỷ 19, một thế kỷ cách mạng và cấp tiến, đã làm nẩy sinh khuynh hướng tân độc quyền (new-ultramontane), chủ trương phải trung thành với Giáo Hội một cách mù quáng. Nhất là trong thập niên quyền bính phần đời của giáo hoàng bị sụp đổ, thì “hệ phái hiếu chiến và thô lỗ này”, nói theo Newman, đã trở thành người phát ngôn của Công Giáo. Các đe dọa chống lại quyền bính phần đời được coi như một cuộc tấn công nhằm vào con người của vị giáo hoàng, đến độ chủ nghĩa cuồng tín phe phái đã được liên minh với việc tôn sùng cá nhân. Chính tại Anh, Tổng Giám Mục Westminster trở thành quán quân cho chủ thuyết vô ngộ. Và W.G. Ward, một đầu óc Công Giáo vĩ đại nhất sau Newman, đã sử dụng tập san The Dublin Review làm diễn đàn cho nền thần học tân độc quyền; mọi thông điệp của giáo hoàng, mọi chỉ dụ giáo hoàng, hầu như mọi đoản sắc đều phải được coi là văn kiện vô ngộ.
Một trăm năm sau, ta lại có một Công Đồng khác, giống công đồng trước ở điểm cũng xuất hiện hai trường phái với ý kiến và mục tiêu đối chọi nhau. Nhưng lần này, hậu duệ của phe tân độc quyền chỉ là thiểu số và buộc phải ở thế phòng ngự, dù được các nhân viên giáo triều hết lòng yểm trợ, nhưng vẫn không đủ để đạt chiến thắng.
Tuy nhiên, công đồng chung, bất chấp giáng dấp bề ngoài, vẫn không phải là một nghị viện dân chủ nơi một bên thắng là thắng tất cả. Người tín hữu luôn tin rằng bên trên các phe tranh chấp, luôn có sự hướng dẫn trổi vượt của Chúa Thánh Thần, mà sự hiện diện có lúc hết sức hữu hình tại Vatican II. Sau năm 1870, cuộc đối thoại bên trong Giáo Hội vẫn tiếp diễn, và cả sau Vatican II cũng thế. Phần lớn nhờ sự canh chừng đầy kiên trì và nhẹ nhàng của các vị kế nhiệm Đức Piô IX, hai trường phái kình chống về ý kiến ấy vẫn duy trì được quyền hiện hữu. Newman hẳn phải ủng hộ kết quả này. Một điểm nữa hẳn cũng được ngài hài lòng là sự kiện hiện nay Giáo Hội Công Giáo có khả năng mời được những người ở bên ngoài mình tham dự cuộc đối thoại tương tự, dựa trên lòng tôn trọng huynh đệ của những người cùng tin Chúa Kitô hay dựa vào việc cùng thừa nhận phẩm giá con người, cùng thừa nhận quyền tự do có trách nhiệm.
Câu hỏi liệu tư tưởng của Đức HY Newman có ảnh hưởng tới Vatican II hay không cần được nghiên cứu tường tận hơn. Người ta có cảm tưởng ảnh hưởng ấy không hẳn sâu xa và có tính quyết định. Nhưng thiển nghĩ ngài có được một đặc sủng tiên tri, của một người nhờ chỉ biết dựa vào hai thực tại sáng chói là Thiên Chúa và linh hồn mình, đã có thể không những chẩn mạch được nhiều chứng bệnh của thời đại, mà còn qua đó nhìn ra các mục tiêu cứu rỗi lâu dài của Thiên Chúa. Lòng với lòng tâm sự (Cor ad cor loquitur) không những có nghĩa trái tim người đạo hạnh nói truyện với trái tim Thiên Chúa, nhưng còn có nghĩa một cuộc truyện trò giữa trái tim Thiên Chúa và trái tim người tôi tớ trung thành của Người. Đó chính là khẩu hiệu của Đức HY Newman. Nếu các công đồng chung cần một khẩu hiệu, thì thiển nghĩ khẩu hiệu này nên là khẩu hiệu của Vatican II. Cor ad cor loquitur: trái tim Thiên Chúa nói với trái tim Giáo Hội của Người; trái tim Giáo Hội nói truyện với trái tim Thiên Chúa của mình, và do đó với trái tim mọi người thiện chí.