Ngày thứ Tư vừa qua TT Obama đã kêu gọi Quốc Hội hãy gấp rút bỏ phiếu cho dự luật Cải Tổ Y Tế ‘dù thành hay bại’ (Up or Down vote) trong vòng hai tuần tới đây.
Mặc dù tránh dùng danh từ ‘reconciliation' (tiến trình hòa giải ngân sách), ông tuyên bố dự luật này cần được hưởng sự biểu quyết của đa số, ám chỉ cách thức biểu quyết của tiến trình reconciliation, một tiến trình đang gây tranh cãi.
Được biết dự luật cuối được thông qua bởi Thượng Viện đã gặp sự chống đối của đại đa số dân chúng trong đó có Hội Đồng Các Giám Mục HK, và dự thảo mới để hòa giải hai dự luật của Thượng Viện và Hạ Viện do chính Obama đề xuất mới đây thì lại là một bản sao y của dự luật Thượng Viện.
Ngay lập tức đảng Cộng Hòa đã mạnh mẽ tuyên chiến.
"Nếu dự luật này được thông qua, thì trong cuộc bầu cử sắp tới mỗi ứng viên Cộng hòa sẽ vận động để bãi bỏ nó", lãnh đạo đảng Cộng hòa Mitch McConnell tuyên bố.
Ông nói rằng hầu hết người Mỹ phản đối việc cắt giảm tới $500 tỷ Medicare, đánh thuế thêm $500 tỷ, và tiêu xài thêm $2.5 ngàn tỷ. “rõ ràng ông ta (Obama) kêu gọi chúng tôi làm ngơ ý nguyện của người dân Mỹ”. McConnell nói thêm.
Vấn đề không chỉ là chính sách mà thôi, nhưng ngay cả cách thức mà tòa Bạch Ốc muốn dùng để thông qua dự luật, nghĩa là dùng tiến trình hòa giải ngân sách (reconciliation) để chỉ cần có đa số phiếu là đủ.
Phương thức của đảng Dân Chủ nói chung sẽ như sau: Hạ Viện sẽ thông qua dự luật của Thượng Viện (dự luật ngày 24-12-2009 với tỷ số phiếu 60-39). Nhưng vì dự luật này có nhiều điều khỏan trái ngược với dự luật của Hạ Viện và đang có sự chống đối của các dân biểu Hạ Viện ngay trong chính đảng Dân Chủ, cho nên Hạ Viện cũng sẽ kèm theo một tổng hợp những sửa đổi. Thượng Viện sau đó thông qua những sửa đổi, sự thông qua này chỉ cần có đa số phiếu (51) là đủ.
Câu hỏi được đặt ra là liệu những sửa đổi này, đã từng bị Thượng Viện bỏ qua, sẽ được Thượng Viện chấp thuận hay không?
Sự thực thì những dân biểu Hạ Viện chỉ có một hy vọng duy nhất là bên Thượng Viện sẽ giữ lời cam kết của họ mà thôi. Còn kết quả ra sao thì không thể lường trước được.
Theo qui tắc của tiến trình reconciliation (gọi là qui tắc Byrd, do TNS Byrd đặt ra), thì bất kỳ đối thủ nào cũng có thể phản đối một sửa đổi với lý do là sửa đổi đó ‘không liên quan’ đến dự luật. Không liên quan được định nghĩa là bất kỳ biện pháp nào mà không đóng góp cho mục đích của việc giảm thâm hụt ngân sách liên bang. Một khi một sửa đổi đã bị dẹp bỏ thì, theo quy luật Byrd, không có cách nào để thêm vào dưới một dạng thức khác.
Đây là một canh bạc mà các dân biểu Dân Chủ tại Hạ Viện chỉ có thể lỗ chứ không bao giờ có lời.
Cho nên trong những ngày tới đây giới lãnh đạo Dân Chủ chắc chắn sẽ phải vất vả ép buộc các đảng viên chống đối của mình chấp thuận hy sinh cho đảng. Không chỉ hy sinh trên bình diện chính sách mà thôi, nhưng còn hy sinh cả cái ghế dân biểu của mình trước cái nguy cơ lớn hơn nữa khi họ đương đầu với một cử tri đòan giận dữ trong cuộc bầu cử tháng 11 tới.
Có ba thành phần chống đối chính:
Thành phần thứ nhất là các dân biểu Dân Chủ Cấp Tiến chủ trương có một public option (Chương trình bảo hiểm công cộng của Liên Bang) mà Thượng Viện đã bác bỏ.
Thành phần thứ hai là các dân biểu Dân Chủ Bảo Thủ cho rằng cái giá của bộ luật là quá đắt.
Và thành phần thứ ba là các dân biểu Dân Chủ Phò Sự Sống không hài lòng với sự thiếu sót một ngôn ngữ mạnh mẽ cấm dùng quĩ Liên Bang tài trợ cho quĩ phá thai.
Con tóan hiện nay là phải thỏa mãn ít là hai trong ba thành phần trên thì mới có chút cơ may thúc đẩy dự luật tiến tới.
Mặc dù tránh dùng danh từ ‘reconciliation' (tiến trình hòa giải ngân sách), ông tuyên bố dự luật này cần được hưởng sự biểu quyết của đa số, ám chỉ cách thức biểu quyết của tiến trình reconciliation, một tiến trình đang gây tranh cãi.
Được biết dự luật cuối được thông qua bởi Thượng Viện đã gặp sự chống đối của đại đa số dân chúng trong đó có Hội Đồng Các Giám Mục HK, và dự thảo mới để hòa giải hai dự luật của Thượng Viện và Hạ Viện do chính Obama đề xuất mới đây thì lại là một bản sao y của dự luật Thượng Viện.
Ngay lập tức đảng Cộng Hòa đã mạnh mẽ tuyên chiến.
"Nếu dự luật này được thông qua, thì trong cuộc bầu cử sắp tới mỗi ứng viên Cộng hòa sẽ vận động để bãi bỏ nó", lãnh đạo đảng Cộng hòa Mitch McConnell tuyên bố.
Ông nói rằng hầu hết người Mỹ phản đối việc cắt giảm tới $500 tỷ Medicare, đánh thuế thêm $500 tỷ, và tiêu xài thêm $2.5 ngàn tỷ. “rõ ràng ông ta (Obama) kêu gọi chúng tôi làm ngơ ý nguyện của người dân Mỹ”. McConnell nói thêm.
Vấn đề không chỉ là chính sách mà thôi, nhưng ngay cả cách thức mà tòa Bạch Ốc muốn dùng để thông qua dự luật, nghĩa là dùng tiến trình hòa giải ngân sách (reconciliation) để chỉ cần có đa số phiếu là đủ.
Phương thức của đảng Dân Chủ nói chung sẽ như sau: Hạ Viện sẽ thông qua dự luật của Thượng Viện (dự luật ngày 24-12-2009 với tỷ số phiếu 60-39). Nhưng vì dự luật này có nhiều điều khỏan trái ngược với dự luật của Hạ Viện và đang có sự chống đối của các dân biểu Hạ Viện ngay trong chính đảng Dân Chủ, cho nên Hạ Viện cũng sẽ kèm theo một tổng hợp những sửa đổi. Thượng Viện sau đó thông qua những sửa đổi, sự thông qua này chỉ cần có đa số phiếu (51) là đủ.
Câu hỏi được đặt ra là liệu những sửa đổi này, đã từng bị Thượng Viện bỏ qua, sẽ được Thượng Viện chấp thuận hay không?
Sự thực thì những dân biểu Hạ Viện chỉ có một hy vọng duy nhất là bên Thượng Viện sẽ giữ lời cam kết của họ mà thôi. Còn kết quả ra sao thì không thể lường trước được.
Theo qui tắc của tiến trình reconciliation (gọi là qui tắc Byrd, do TNS Byrd đặt ra), thì bất kỳ đối thủ nào cũng có thể phản đối một sửa đổi với lý do là sửa đổi đó ‘không liên quan’ đến dự luật. Không liên quan được định nghĩa là bất kỳ biện pháp nào mà không đóng góp cho mục đích của việc giảm thâm hụt ngân sách liên bang. Một khi một sửa đổi đã bị dẹp bỏ thì, theo quy luật Byrd, không có cách nào để thêm vào dưới một dạng thức khác.
Đây là một canh bạc mà các dân biểu Dân Chủ tại Hạ Viện chỉ có thể lỗ chứ không bao giờ có lời.
Cho nên trong những ngày tới đây giới lãnh đạo Dân Chủ chắc chắn sẽ phải vất vả ép buộc các đảng viên chống đối của mình chấp thuận hy sinh cho đảng. Không chỉ hy sinh trên bình diện chính sách mà thôi, nhưng còn hy sinh cả cái ghế dân biểu của mình trước cái nguy cơ lớn hơn nữa khi họ đương đầu với một cử tri đòan giận dữ trong cuộc bầu cử tháng 11 tới.
Có ba thành phần chống đối chính:
Thành phần thứ nhất là các dân biểu Dân Chủ Cấp Tiến chủ trương có một public option (Chương trình bảo hiểm công cộng của Liên Bang) mà Thượng Viện đã bác bỏ.
Thành phần thứ hai là các dân biểu Dân Chủ Bảo Thủ cho rằng cái giá của bộ luật là quá đắt.
Và thành phần thứ ba là các dân biểu Dân Chủ Phò Sự Sống không hài lòng với sự thiếu sót một ngôn ngữ mạnh mẽ cấm dùng quĩ Liên Bang tài trợ cho quĩ phá thai.
Con tóan hiện nay là phải thỏa mãn ít là hai trong ba thành phần trên thì mới có chút cơ may thúc đẩy dự luật tiến tới.