Trong diễn từ với các Giám Mục Việt Nam hôm 27/6/2009, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã khích lệ người Công Giáo Việt Nam hãy thể hiện qua cuộc sống hàng ngày tình bác ái, sự chân thật và tình yêu mãnh liệt của họ cho thiện ích chung của xã hội để mọi người nhận ra chân lý rằng “Người Công Giáo tốt là người công dân tốt”.
Trong hai năm vừa qua, nhà cầm quyền tại Việt Nam đã ra sức bóp méo và xuyên tạc cụm từ “Người Công Giáo tốt là người công dân tốt” theo những chiều hướng có lợi cho họ và gây ít nhiều hoang mang trong lòng người Công Giáo Việt Nam.
Cần phải nói ngay rằng khẳng định “Người Công Giáo tốt là người công dân tốt” là bản đúc kết chính xác và xúc tích của một thực tại lịch sử nhân loại trong suốt hơn 2 thiên niên kỷ vừa qua.
Ngay khi ngài được bầu làm Giáo Hoàng, các quan sát viên đã nhận định rằng vị Tân Giáo Hoàng này có một phẩm chất không chỉ nổi bật trong số các vị Hồng Y mà còn là hiếm hoi trong nhân loại: một trí tuệ thông minh xuất chúng. Thế giới truyền thông đề cập đến trí thông minh sắc bén của ngài “a razor intellect”, trong khi giới khoa bảng tại Cambridge như Piers Paul Read đề cập đến trí thông minh “đáng kinh ngạc của ngài -an amazing intellect”.
Ngài có khả năng đánh giá một khối lượng thông tin lớn lao về thời đại, văn hóa và thế giới chúng ta đang sống và rồi đưa ra đánh giá này trong một thứ ngôn ngữ mà từ quan điểm thuần lý không làm sao thách thức lại được. Ngài nói với một giọng nói đầy quyền lực. Không phải thứ quyền lực chính trị thủ đắc từ cương vị của mình để bắt người ta phải vâng phục, nhưng là quyền lực trí tuệ: một đặc sủng hiếm hoi có sức đánh động người nghe với cùng một lực dù cho họ có cảm tình hay không với quan điểm của người nói.
Người Công Giáo tốt là người kính mến Thiên Chúa trên hết mọi sự và yêu thương tha nhân như chính mình vậy. Đấy là những phẩm chất thiết yếu trong đời sống chung, cho việc kiến tạo một xã hội văn minh nơi phẩm giá con người được tôn trọng, nơi con người được yêu thương và được tạo điều kiện để thăng tiến về mọi mặt chứ không phải một thứ xã hội cá lớn nuốt cá bé, lừa đảo trâng tráo, tàn sát lẫn nhau.
Jurgen Habermas, trong cuốn "A Time of Transition", khẳng định rằng:
"Kitô giáo chứ không phải điều gì khác là nền tảng cơ bản của sự tự do, lương tâm, nhân quyền và dân chủ, các tiến bộ đáng kể của văn minh Tây Phương. Chúng ta tiếp tục được nuôi dưỡng tự nguồn gốc này."
Trong cuốn “What’s so great about Christianity” của Dinesh D’Souza đã được thầy phó tế Giuse Trần Văn Nhật dịch ra Việt Ngữ, ta có thể thấy rằng lịch sử Âu Châu cho thấy người Hun, người Goth, người Vandal, và Visigoth đã tiêu diệt văn minh La Mã. Họ là những người man rợ đến từ các vùng ngoại giáo ở phía bắc Âu Châu, tàn phá điêu tàn thành Rôma. May mắn thay, sau cùng họ trở lại Kitô Giáo. Chính Kitô Giáo đã văn minh hóa những người thô lỗ này. Một cách từ từ và chắc chắn, Kitô Giáo đã chiếm lục địa lạc hậu này và đem cho nó kiến thức và trật tự, sự vững vàng và phẩm giá. Chính các đan sĩ là những người đã sao chép và nghiên cứu các bản thảo mà nhờ đó đã duy trì được kiến thức của thời cổ xưa tại lục địa này.
Trong cuốn "Religion and the Rise of Western Culture", Christopher Dawson cho thấy làm thế nào mà các đan viện đã trở nên các địa điểm thành công và có kiến thức trên toàn Âu Châu. Nơi trước đây từng bị bỏ hoang nay họ làm thành các thôn xóm, sau đó thị xã, và sau cùng các khối thịnh vượng chung và thành phố. Qua nhiều năm, các chiến sĩ man rợ độc ác trở nên hiệp sĩ Kitô Giáo có tác phong, và các lý tưởng về văn minh và phong cách cũng như tình cảm được hình thành mà chúng khuôn đúc xã hội chúng ta ngày nay.
Kitô Giáo góp phần quá nhiều vào hệ thống luật lệ, kinh tế, chính trị, nghệ thuật, lịch, ngày lễ của chúng ta, cũng như các ưu thế về luân lý và văn hóa mà sử gia J.M. Roberts viết trong cuốn The Triumph of the West rằng "Không ai trong chúng ta ngày nay có thể trở nên như bây giờ nếu một nhóm người Do Thái cách đây gần hai ngàn năm đã không tin rằng họ được biết đến một bậc thầy vĩ đại, từng thấy Ngài bị đóng đinh, bị chết, bị mai táng, và sau đó sống lại."
Hãy nghĩ đến nghệ thuật Tây Phương. Bạn đã đến Đền Sistine chưa? Đã thấy bức tượng Pietà của Michelangelo chưa? Bức Last Supper của Leonardo da Vinci? Có lẽ bạn quen thuộc với bức Christ at Emmaus hay bức Simeon in the Temple của Rembrandt. Ở Venice bạn có thể thấy các bích họa tuyệt vời của Veronese, Titian, và Tintoretto. Âm nhạc Tây Phương sẽ thế nào nếu không có bản Messiah của Handel, bản Requiem của Mozart, và hàng loạt sáng tác của Johann Sebastian Bach? Nếu bạn chưa bao giờ thì hãy đặt chân vào một trong những vương cung thánh đường vĩ đại kiểu Gothic và nhìn ngắm những gì mà các thợ xây cất vô danh đã thực hiện với đá và kính. Làm thế nào có thể mường tượng được văn chương Tây Phương mà không có Dante, Milton, và Shakespeare? Điều tôi muốn nói là không chỉ đơn thuần là tất cả các đại nghệ sĩ này là Kitô Hữu. Đúng hơn, đó là, các công trình vĩ đại của họ sẽ không được thực hiện nếu không có Kitô Giáo. Điều chúng ta biết là Kitô Giáo đã đem lại những đường nét độc đáo cho thiên tài của họ. Không đâu có sự hứng khởi con người quá cao hay rung động tâm hồn quá sâu đậm hơn là các công trình về nghệ thuật, kiến trúc, văn chương và âm nhạc có sắc thái Kitô Giáo.
Cho nên, hoàn toàn chính đáng để khẳng định như Đức Bênêđíctô XVI: “Người Công Giáo tốt là người công dân tốt”. Theo ý nghĩa khách quan và phổ quát của khái niệm người công dân tốt, thì người Công Giáo là những người có những phẩm chất tốt đẹp để xây đắp một xã hội dựa trên một nền văn minh tình thương.
Tuy nhiên, với truyền thống bài xích tôn giáo cố hữu, người cộng sản thường phủ nhận điều này. Nhan nhãn trên các phương tiện truyền thông của nhà nước, người Công Giáo thường được coi là thành phần “lạc hậu”, “cá biệt”, “chưa tốt” của xã hội. Ngay cả khi họ “khen” người Công Giáo, họ cũng để lộ ra ý đó. Điệp khúc thường gặp trên các báo chí nhà nước, kể cả tờ Công Giáo và Dân Tộc là: “Nhờ những cuộc vận động của cấp ủy [tỉnh, quận, huyện, xã], bà con giáo dân tại... đã bắt đầu có những biểu hiện tốt,” với hậu ý rõ ràng là từ trước đến nay chúng ta “chưa tốt”. Bây giờ mới bắt đầu “tốt” đấy.
Các nhân vật cộng sản thường thích đề cập đến “đạo đức cách mạng”. Đặc biệt chữ “tốt” rất hay được dùng. Nhưng hãy coi chừng “đồ giả”.
Họ hướng đến ông Hồ Chí Minh như một mẫu gương của “người công dân tốt”. Con nít thì được khuyên bảo 5 điều "bác Hồ" dạy: chẳng hạn như Yêu Tổ Quốc, Yêu Đồng Bào, khiêm tốn, thật thà, dũng cảm...Người lớn thì “Sống và học tập theo gương Hồ Chủ Tịch Vĩ Đại”.
Thực chất của mẫu gương “người công dân tốt” ấy là gì? Yêu Tổ Quốc thì ký hiệp định thư dâng đất, dâng biển cho Tầu. Yêu đồng bào thì thẳng tay tàn sát trong Cải Cách Ruộng Đất ở Miền Bắc, trong biến cố Tết Mậu Thân ở Miền Nam, đẩy đưa dân tộc vào một cuộc nội chiến kinh hoàng kéo dài gần một phần tư thế kỷ gây ra cái chết của hàng triệu thanh niên và đồng bào và cảnh điêu tàn khốn khổ của cả hai miền, rồi học tập cải tạo mút mùa, rồi xuất cảng lao động, cô dâu nước ngoài theo kiểu đem con bỏ chợ để hốt đô la...
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm đến mức giả dạng đứa khác viết sách tự tôn mình lên làm “cha già dân tộc”, tự bốc thơm mình là “khiêm tốn, thật thà” qua những huyền thoại hoang đường do chính mình thêu dệt lên để ca ngợi mình và bắt nhân dân "thành tâm kính ngưỡng". Còn biết bao những điều tồi bại và ấm ớ khác nữa mà những người còn chút liêm sỉ không thể nào dám trâng tráo như thế được.
Những kiểu “người công dân tốt” như thế đã và còn đang tiếp tục gây ra những hậu quả nặng nề cho xã hội và đất nước và cho một dân tộc chồng chất những oan khiên, uất ức và tủi nhục.
Trong diễn từ trong thánh lễ khai mạc Cơ Mật Viện hôm 18/4/2005, Đức Bênêđíctô XVI đã cảnh cáo:
“Biết bao nhiêu làn gió chủ thuyết mà chúng ta đã biết đến trong những thập niên cuối cùng … Con thuyền nhỏ tư duy của nhiều Kitô hữu đã thường bị đánh bởi những đợt sóng này - trôi giạt từ thái cực này sang thái cực khác: từ Mác Xít tới chủ nghĩa tự do, tới mức chủ nghĩa tự do phóng túng; từ chủ nghĩa tập thể đến chủ nghĩa cá nhân; từ chủ nghĩa vô thần tới chủ nghĩa duy huyền bí tôn giáo mơ hồ; từ chủ nghĩa vô tín đến chủ nghĩa hỗn tạp và vân vân.”
Đối diện với những xuyên tạc của chế độ, chúng ta được mời gọi để trưởng thành thực sự trong đức tin. Chúng ta không thể cứ mãi là những trẻ thơ trong đức tin, trong trạng thái vị thành niên nghĩa là “bị sóng đánh trôi giạt theo mọi chiều gió đạo lý.” (Eph 4:14).
Theo nghĩa đó, người công dân tốt phải là người dám công nhiên thể hiện qua cuộc sống hàng ngày, trong mọi trạng huống của cuộc sống, tình bác ái, sự chân thật và tình yêu mãnh liệt của họ cho thiện ích chung của xã hội bằng cách tích cực học tập, hoạt động cho một xã hội văn minh, một xã hội biết tôn trọng phẩm giá và can đảm bênh vực sự sống con người từ lúc thụ thai đến cái chết tự nhiên, bênh vực những kẻ yếu đuối, những người bị loại ra ngoài lề xã hội và dám can đảm hét to lên cho đồng bào và cộng đồng quốc tế thấu hiểu, chia sẻ, và liên đới với những bách hại, những oan khiên, uất ức, bất công chồng chất mà đất nước và dân tộc phải gánh chịu dưới ách một chế độ độc tài phản dân hại nước.
Trong hai năm vừa qua, nhà cầm quyền tại Việt Nam đã ra sức bóp méo và xuyên tạc cụm từ “Người Công Giáo tốt là người công dân tốt” theo những chiều hướng có lợi cho họ và gây ít nhiều hoang mang trong lòng người Công Giáo Việt Nam.
Cần phải nói ngay rằng khẳng định “Người Công Giáo tốt là người công dân tốt” là bản đúc kết chính xác và xúc tích của một thực tại lịch sử nhân loại trong suốt hơn 2 thiên niên kỷ vừa qua.
Ngay khi ngài được bầu làm Giáo Hoàng, các quan sát viên đã nhận định rằng vị Tân Giáo Hoàng này có một phẩm chất không chỉ nổi bật trong số các vị Hồng Y mà còn là hiếm hoi trong nhân loại: một trí tuệ thông minh xuất chúng. Thế giới truyền thông đề cập đến trí thông minh sắc bén của ngài “a razor intellect”, trong khi giới khoa bảng tại Cambridge như Piers Paul Read đề cập đến trí thông minh “đáng kinh ngạc của ngài -an amazing intellect”.
Ngài có khả năng đánh giá một khối lượng thông tin lớn lao về thời đại, văn hóa và thế giới chúng ta đang sống và rồi đưa ra đánh giá này trong một thứ ngôn ngữ mà từ quan điểm thuần lý không làm sao thách thức lại được. Ngài nói với một giọng nói đầy quyền lực. Không phải thứ quyền lực chính trị thủ đắc từ cương vị của mình để bắt người ta phải vâng phục, nhưng là quyền lực trí tuệ: một đặc sủng hiếm hoi có sức đánh động người nghe với cùng một lực dù cho họ có cảm tình hay không với quan điểm của người nói.
Người Công Giáo tốt là người kính mến Thiên Chúa trên hết mọi sự và yêu thương tha nhân như chính mình vậy. Đấy là những phẩm chất thiết yếu trong đời sống chung, cho việc kiến tạo một xã hội văn minh nơi phẩm giá con người được tôn trọng, nơi con người được yêu thương và được tạo điều kiện để thăng tiến về mọi mặt chứ không phải một thứ xã hội cá lớn nuốt cá bé, lừa đảo trâng tráo, tàn sát lẫn nhau.
Jurgen Habermas, trong cuốn "A Time of Transition", khẳng định rằng:
"Kitô giáo chứ không phải điều gì khác là nền tảng cơ bản của sự tự do, lương tâm, nhân quyền và dân chủ, các tiến bộ đáng kể của văn minh Tây Phương. Chúng ta tiếp tục được nuôi dưỡng tự nguồn gốc này."
Trong cuốn “What’s so great about Christianity” của Dinesh D’Souza đã được thầy phó tế Giuse Trần Văn Nhật dịch ra Việt Ngữ, ta có thể thấy rằng lịch sử Âu Châu cho thấy người Hun, người Goth, người Vandal, và Visigoth đã tiêu diệt văn minh La Mã. Họ là những người man rợ đến từ các vùng ngoại giáo ở phía bắc Âu Châu, tàn phá điêu tàn thành Rôma. May mắn thay, sau cùng họ trở lại Kitô Giáo. Chính Kitô Giáo đã văn minh hóa những người thô lỗ này. Một cách từ từ và chắc chắn, Kitô Giáo đã chiếm lục địa lạc hậu này và đem cho nó kiến thức và trật tự, sự vững vàng và phẩm giá. Chính các đan sĩ là những người đã sao chép và nghiên cứu các bản thảo mà nhờ đó đã duy trì được kiến thức của thời cổ xưa tại lục địa này.
Trong cuốn "Religion and the Rise of Western Culture", Christopher Dawson cho thấy làm thế nào mà các đan viện đã trở nên các địa điểm thành công và có kiến thức trên toàn Âu Châu. Nơi trước đây từng bị bỏ hoang nay họ làm thành các thôn xóm, sau đó thị xã, và sau cùng các khối thịnh vượng chung và thành phố. Qua nhiều năm, các chiến sĩ man rợ độc ác trở nên hiệp sĩ Kitô Giáo có tác phong, và các lý tưởng về văn minh và phong cách cũng như tình cảm được hình thành mà chúng khuôn đúc xã hội chúng ta ngày nay.
Kitô Giáo góp phần quá nhiều vào hệ thống luật lệ, kinh tế, chính trị, nghệ thuật, lịch, ngày lễ của chúng ta, cũng như các ưu thế về luân lý và văn hóa mà sử gia J.M. Roberts viết trong cuốn The Triumph of the West rằng "Không ai trong chúng ta ngày nay có thể trở nên như bây giờ nếu một nhóm người Do Thái cách đây gần hai ngàn năm đã không tin rằng họ được biết đến một bậc thầy vĩ đại, từng thấy Ngài bị đóng đinh, bị chết, bị mai táng, và sau đó sống lại."
Hãy nghĩ đến nghệ thuật Tây Phương. Bạn đã đến Đền Sistine chưa? Đã thấy bức tượng Pietà của Michelangelo chưa? Bức Last Supper của Leonardo da Vinci? Có lẽ bạn quen thuộc với bức Christ at Emmaus hay bức Simeon in the Temple của Rembrandt. Ở Venice bạn có thể thấy các bích họa tuyệt vời của Veronese, Titian, và Tintoretto. Âm nhạc Tây Phương sẽ thế nào nếu không có bản Messiah của Handel, bản Requiem của Mozart, và hàng loạt sáng tác của Johann Sebastian Bach? Nếu bạn chưa bao giờ thì hãy đặt chân vào một trong những vương cung thánh đường vĩ đại kiểu Gothic và nhìn ngắm những gì mà các thợ xây cất vô danh đã thực hiện với đá và kính. Làm thế nào có thể mường tượng được văn chương Tây Phương mà không có Dante, Milton, và Shakespeare? Điều tôi muốn nói là không chỉ đơn thuần là tất cả các đại nghệ sĩ này là Kitô Hữu. Đúng hơn, đó là, các công trình vĩ đại của họ sẽ không được thực hiện nếu không có Kitô Giáo. Điều chúng ta biết là Kitô Giáo đã đem lại những đường nét độc đáo cho thiên tài của họ. Không đâu có sự hứng khởi con người quá cao hay rung động tâm hồn quá sâu đậm hơn là các công trình về nghệ thuật, kiến trúc, văn chương và âm nhạc có sắc thái Kitô Giáo.
Cho nên, hoàn toàn chính đáng để khẳng định như Đức Bênêđíctô XVI: “Người Công Giáo tốt là người công dân tốt”. Theo ý nghĩa khách quan và phổ quát của khái niệm người công dân tốt, thì người Công Giáo là những người có những phẩm chất tốt đẹp để xây đắp một xã hội dựa trên một nền văn minh tình thương.
Tuy nhiên, với truyền thống bài xích tôn giáo cố hữu, người cộng sản thường phủ nhận điều này. Nhan nhãn trên các phương tiện truyền thông của nhà nước, người Công Giáo thường được coi là thành phần “lạc hậu”, “cá biệt”, “chưa tốt” của xã hội. Ngay cả khi họ “khen” người Công Giáo, họ cũng để lộ ra ý đó. Điệp khúc thường gặp trên các báo chí nhà nước, kể cả tờ Công Giáo và Dân Tộc là: “Nhờ những cuộc vận động của cấp ủy [tỉnh, quận, huyện, xã], bà con giáo dân tại... đã bắt đầu có những biểu hiện tốt,” với hậu ý rõ ràng là từ trước đến nay chúng ta “chưa tốt”. Bây giờ mới bắt đầu “tốt” đấy.
Các nhân vật cộng sản thường thích đề cập đến “đạo đức cách mạng”. Đặc biệt chữ “tốt” rất hay được dùng. Nhưng hãy coi chừng “đồ giả”.
Họ hướng đến ông Hồ Chí Minh như một mẫu gương của “người công dân tốt”. Con nít thì được khuyên bảo 5 điều "bác Hồ" dạy: chẳng hạn như Yêu Tổ Quốc, Yêu Đồng Bào, khiêm tốn, thật thà, dũng cảm...Người lớn thì “Sống và học tập theo gương Hồ Chủ Tịch Vĩ Đại”.
Thực chất của mẫu gương “người công dân tốt” ấy là gì? Yêu Tổ Quốc thì ký hiệp định thư dâng đất, dâng biển cho Tầu. Yêu đồng bào thì thẳng tay tàn sát trong Cải Cách Ruộng Đất ở Miền Bắc, trong biến cố Tết Mậu Thân ở Miền Nam, đẩy đưa dân tộc vào một cuộc nội chiến kinh hoàng kéo dài gần một phần tư thế kỷ gây ra cái chết của hàng triệu thanh niên và đồng bào và cảnh điêu tàn khốn khổ của cả hai miền, rồi học tập cải tạo mút mùa, rồi xuất cảng lao động, cô dâu nước ngoài theo kiểu đem con bỏ chợ để hốt đô la...
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm đến mức giả dạng đứa khác viết sách tự tôn mình lên làm “cha già dân tộc”, tự bốc thơm mình là “khiêm tốn, thật thà” qua những huyền thoại hoang đường do chính mình thêu dệt lên để ca ngợi mình và bắt nhân dân "thành tâm kính ngưỡng". Còn biết bao những điều tồi bại và ấm ớ khác nữa mà những người còn chút liêm sỉ không thể nào dám trâng tráo như thế được.
Những kiểu “người công dân tốt” như thế đã và còn đang tiếp tục gây ra những hậu quả nặng nề cho xã hội và đất nước và cho một dân tộc chồng chất những oan khiên, uất ức và tủi nhục.
Trong diễn từ trong thánh lễ khai mạc Cơ Mật Viện hôm 18/4/2005, Đức Bênêđíctô XVI đã cảnh cáo:
“Biết bao nhiêu làn gió chủ thuyết mà chúng ta đã biết đến trong những thập niên cuối cùng … Con thuyền nhỏ tư duy của nhiều Kitô hữu đã thường bị đánh bởi những đợt sóng này - trôi giạt từ thái cực này sang thái cực khác: từ Mác Xít tới chủ nghĩa tự do, tới mức chủ nghĩa tự do phóng túng; từ chủ nghĩa tập thể đến chủ nghĩa cá nhân; từ chủ nghĩa vô thần tới chủ nghĩa duy huyền bí tôn giáo mơ hồ; từ chủ nghĩa vô tín đến chủ nghĩa hỗn tạp và vân vân.”
Đối diện với những xuyên tạc của chế độ, chúng ta được mời gọi để trưởng thành thực sự trong đức tin. Chúng ta không thể cứ mãi là những trẻ thơ trong đức tin, trong trạng thái vị thành niên nghĩa là “bị sóng đánh trôi giạt theo mọi chiều gió đạo lý.” (Eph 4:14).
Theo nghĩa đó, người công dân tốt phải là người dám công nhiên thể hiện qua cuộc sống hàng ngày, trong mọi trạng huống của cuộc sống, tình bác ái, sự chân thật và tình yêu mãnh liệt của họ cho thiện ích chung của xã hội bằng cách tích cực học tập, hoạt động cho một xã hội văn minh, một xã hội biết tôn trọng phẩm giá và can đảm bênh vực sự sống con người từ lúc thụ thai đến cái chết tự nhiên, bênh vực những kẻ yếu đuối, những người bị loại ra ngoài lề xã hội và dám can đảm hét to lên cho đồng bào và cộng đồng quốc tế thấu hiểu, chia sẻ, và liên đới với những bách hại, những oan khiên, uất ức, bất công chồng chất mà đất nước và dân tộc phải gánh chịu dưới ách một chế độ độc tài phản dân hại nước.