Hôm nay, lãnh tụ của đảng cầm quyền tại Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan, sẽ gặp tổng thống Bush tại Washington.
Thổ Nhĩ Kỳ đang đứng trước một loạt các vấn đề về ngoại giao: nước này đang cố gắng thuyết phục liên hiệp châu Âu đưa ra ngày cụ thể cho việc đàm phán gia nhập EU, đồng thời xem xét kế hoạch thống nhất do Liên Hiệp Quốc đưa ra liên quan đảo Sip.
Và nước này cũng đang chịu sức ép của Hoa Kỳ muốn tìm kiếm sự ủng hộ cho cuộc chiến chống Iraq, một ý tưởng mà nhiều người Thổ phản đối.
Thổ Nhĩ Kỳ đang cho phép Anh và Hoa Kỳ sử dụng một căn cứ không quân cho mục đích kiểm soát vùng cấm bay tại miền bắc Iraq.
Trong chuyến thăm Hoa Kỳ kéo dài một ngày, ông Erdogan sẽ gặp các nhân vật chủ chốt của Nhà Trắng, từ tổng thống cho tới bộ trưởng quốc phòng, những người sẽ bày tỏ sự ủng hộ đối với việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập liên hiệp châu Âu.
Nhưng để đổi lại, ông Erdogan sẽ bị thúc giục cam kết hợp tác trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Iraq.
Trong khi đó, thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ, Richard Armitage, đang ở Hàn Quốc tham dự các cuộc họp với mục đích gây sức ép buộc Bắc Hàn từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân và tìm kiếm sự ủng hộ trong trường hợp xảy ra cuộc tấn công Iraq do Hoa Kỳ lãnh đạo.
Gần đây, tinh thần bài Mỹ tăng cao tại Hàn Quốc sau quyết định xử trắng án hai lính Mỹ lái xe đè chết hai nữ sinh Hàn Quốc.
Chính phủ Hàn Quốc cảm thấy lo lắng về tầm mức của các hoạt động phản đối. Tổng thống Kim Đại Trọng đã hai lần kêu gọi người dân bình tĩnh và biểu lộ quan ngại rằng mối quan hệ quân sự gần gũi giữa Hoa Kỳ và Hàn Quốc trong hơn nửa thế kỉ qua có thể bị tổn hại nặng nề.
Các nhà quan sát tin rằng tổng thống và các quan chức cao cấp của Hàn Quốc sẽ thảo luận về việc tu chỉnh điều luật liên quan sự có mặt của quân Mỹ tại nước này.
Các hoạt động chống Iraq của Washington diễn ra rộng khắp. Ông Bush đã chỉ thị cho bộ quốc phòng cung cấp thiết bị và huấn luyện quân sự trị giá 92 triệu đôla cho các tổ chức chống tổng thống Saddam Hussein.
Chính quyền Hoa Kỳ cũng chính thức thừa nhận sáu tổ chức đối lập với chính quyền Baghdad.
Tin này đến vào lúc những lãnh đạo đối lập của Iraq đang họp tại Iran trước khi sang London tham dự các cuộc gặp quan trọng. Trước sức ép từ Hoa Kỳ, những tổ chức đối lập sẽ phải cố tìm ra cách đoàn kết với nhau – một điều mà cho tới nay vẫn là xa vời đối với các nhóm đối lập hải ngoại của Iraq. (BBC)
Thổ Nhĩ Kỳ đang đứng trước một loạt các vấn đề về ngoại giao: nước này đang cố gắng thuyết phục liên hiệp châu Âu đưa ra ngày cụ thể cho việc đàm phán gia nhập EU, đồng thời xem xét kế hoạch thống nhất do Liên Hiệp Quốc đưa ra liên quan đảo Sip.
Và nước này cũng đang chịu sức ép của Hoa Kỳ muốn tìm kiếm sự ủng hộ cho cuộc chiến chống Iraq, một ý tưởng mà nhiều người Thổ phản đối.
Thổ Nhĩ Kỳ đang cho phép Anh và Hoa Kỳ sử dụng một căn cứ không quân cho mục đích kiểm soát vùng cấm bay tại miền bắc Iraq.
Trong chuyến thăm Hoa Kỳ kéo dài một ngày, ông Erdogan sẽ gặp các nhân vật chủ chốt của Nhà Trắng, từ tổng thống cho tới bộ trưởng quốc phòng, những người sẽ bày tỏ sự ủng hộ đối với việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập liên hiệp châu Âu.
Nhưng để đổi lại, ông Erdogan sẽ bị thúc giục cam kết hợp tác trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Iraq.
Trong khi đó, thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ, Richard Armitage, đang ở Hàn Quốc tham dự các cuộc họp với mục đích gây sức ép buộc Bắc Hàn từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân và tìm kiếm sự ủng hộ trong trường hợp xảy ra cuộc tấn công Iraq do Hoa Kỳ lãnh đạo.
Gần đây, tinh thần bài Mỹ tăng cao tại Hàn Quốc sau quyết định xử trắng án hai lính Mỹ lái xe đè chết hai nữ sinh Hàn Quốc.
Chính phủ Hàn Quốc cảm thấy lo lắng về tầm mức của các hoạt động phản đối. Tổng thống Kim Đại Trọng đã hai lần kêu gọi người dân bình tĩnh và biểu lộ quan ngại rằng mối quan hệ quân sự gần gũi giữa Hoa Kỳ và Hàn Quốc trong hơn nửa thế kỉ qua có thể bị tổn hại nặng nề.
Các nhà quan sát tin rằng tổng thống và các quan chức cao cấp của Hàn Quốc sẽ thảo luận về việc tu chỉnh điều luật liên quan sự có mặt của quân Mỹ tại nước này.
Các hoạt động chống Iraq của Washington diễn ra rộng khắp. Ông Bush đã chỉ thị cho bộ quốc phòng cung cấp thiết bị và huấn luyện quân sự trị giá 92 triệu đôla cho các tổ chức chống tổng thống Saddam Hussein.
Chính quyền Hoa Kỳ cũng chính thức thừa nhận sáu tổ chức đối lập với chính quyền Baghdad.
Tin này đến vào lúc những lãnh đạo đối lập của Iraq đang họp tại Iran trước khi sang London tham dự các cuộc gặp quan trọng. Trước sức ép từ Hoa Kỳ, những tổ chức đối lập sẽ phải cố tìm ra cách đoàn kết với nhau – một điều mà cho tới nay vẫn là xa vời đối với các nhóm đối lập hải ngoại của Iraq. (BBC)