GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG 2014
BẢN TIN 02
Thưa quý độc giả và quý tác giả,
Trước thềm năm mới Giáp Ngọ, Ban tổ chức Giải Viết Văn Đường Trường xin kính chúc quý Ban Biên Tập các trang Truyền Thông Công Giáo, quý tác giả và độc giả bốn phương một cái Tết vui tươi đầm ấm và một Năm Mới an bình hạnh phúc trong Chúa.
Nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của các trang truyền thông Công Giáo, cuộc thi Giải Viết Văn Đường Trường lần thứ 2 (2014) được biết đến khá rộng rãi, hứa hẹn sẽ có nhiều tác giả tham gia. Tới nay chúng tôi đã nhận được 35 tác phẩm dự thi. Dưới đây chúng tôi hân hạnh giới thiệu 5 truyện ngắn đầu tiên được chọn vào vòng sơ khảo.
Nhằm tìm kiếm và xây dựng các tài năng văn xuôi cho văn học Công Giáo, Giải Viết Văn Đường Trường được tổ chức liên tục từng năm và trao giải trong 6 năm liền (2013-2018) dành cho những truyện ngắn có nội dung Kitô giáo, đồng thời sẽ ấn hành giới thiệu các tuyển tập truyện ngắn cho các tác giả đạt giải.
Hiện nay cuộc thi lần thứ 2 (2014) vẫn đang tiếp tục nhận bài dự thi. Ước mong quý vị và các bạn giúp giới thiệu chương trình này thật rộng rãi.
Xin mời xem Bản Thể Lệ Giải Viết Văn Đường Trường
tại http://gpquinhon.org/qn/news/viet-van/
Xin chân thành cám ơn.
Qui Nhơn, ngày 25-01-2014
Thay lời Ban Tổ chức
Linh mục TRĂNG THẬP TỰ
BÀI DỰ THI
Mã số 14-001
HÀNH TRÌNH CỦA MỘT CUỘC TRỞ VỀ!
…Ừ, tôi là đồ bỏ đi, tôi là đồ xếp xó, tôi là đồ vô dụng thì đã sao nào? Trong cơn giận dữ, Nó bỗng thốt lên những lời đó. Nhưng Nó cũng không biết Nó đang nổi giận với ai, với chính bản thân Nó hay với một ai khác? Dù thế nào thì Nó cũng hy vọng sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn sau khi gào lên những lời đó. Vậy mà, Nó đã sai. Đã hét, đã gào lên rồi, hả được cơn giận hay không thì không biết nhưng hơn lúc nào hết Nó thấy trong lòng Nó một sự trống trải dường như dài vô tận không có lối ra.
Ngoài kia, những cơn giông mùa bão vẫn đang thi nhau ùa về. Chốc chốc lại kéo những cành cây hai bên đường ngả bên này nghiêng bên kia, tạo nên những tiếng huýt dài dữ tợn. Cả tuần nay, trời lúc nào cũng tối sầm. Mưa rả rích cả ngày lẫn đêm. Căn phòng chứa đồ vốn đã chật chội nay lại ngột ngạt hơn vì mùi ẩm mốc.
Đó là một căn phòng nhỏ nằm ngay bên hông phải của nhà thờ. Bên trong căn phòng chứa rất nhiều đồ đạc cần dùng của giáo xứ. Ngay bên cạnh cửa vào là một cái hòm bằng gỗ đã khá cũ. Nó được đặt ở trong cái hòm đó đã khá lâu rồi. Những ngày này, Nó cảm thấy khó chịu, bứt rứt lắm! Càng nghĩ Nó lại càng tủi cho thân phận mình. Nó nghĩ lại những ngày tháng trước đây, khi mà vị linh mục vẫn còn dùng đến Nó trong những buổi chầu Thánh Thể của giáo xứ.
Lúc ấy, Nó hãnh diện vì bản thân lắm. Nó hãnh diện bởi vì nhỏ bé như Nó đấy, mà Nó được diễm phúc Mình Thánh Chúa ngự vào. Cứ những ngày đầu của tháng, vị linh mục long trọng đặt Mình Thánh Chúa vào cung lòng Nó và đặt giữa bàn thờ cho cộng đoàn giáo xứ thờ phượng ngợi khen Chúa. Khi đó, nhà thờ vang câu kinh, người lớn, con nít đồng thanh hát xướng, hạnh phúc và thiêng liêng biết bao! Nó sẽ chẳng bao giờ có thể quên được dĩ vãng nhiều kỷ niệm ấy. Nghĩ mà Nó thấy nhớ những ngày tháng xa xưa. Nó thấy hối hận. Hơn lúc nào hết, lúc này đây Nó muốn khóc. Nó muốn khóc cho những tháng ngày lầm lỗi. Nó muốn được quay lại với những ngày tháng đó để lại được Chúa ngự vào lòng. Nghĩ vậy, Nó bỗng cảm thấy trong lòng ấm áp lạ thường, bởi vì Nó biết Thiên Chúa là Cha nhân hiền vẫn luôn luôn trông ngóng sự trở về của tất cả mọi hối nhân như Nó… Đúng vậy, mình sẽ giũ bỏ bụi bặm của những năm tháng qua để lại được đón Chúa vào lòng mình như xưa. Nó thầm nghĩ như vậy.
Trước đây, Nó đã để cho mạng nhện giăng đầy. Bụi trần đã bao bọc Nó. Vậy mà Nó chẳng nhận ra, chẳng chịu thanh tẩy bản thân. Chẳng mấy chốc, Nó trở nên hoen ố. Nó đã và đang đeo bám vào quá nhiều thứ, chẳng còn khoảng trống nào cho Chúa nữa. Còn Chúa thì vẫn yêu thương và đợi chờ Nó ngày ngày. Tình yêu thì đã cho đi rồi đấy, nhưng phải có “người nhận” thì mới là một tình yêu trọn vẹn. Tình yêu cho đi mà không người nhận, thì tình yêu ấy sẽ lại trở về với “người đã trao ban”. Thiên Chúa là Cha đã coi Nó như bạn hữu của Ngài (x. Ga 15,15), vậy mà Nó lại ngoảnh mặt đi, khước từ lời mời gọi yêu thương của Ngài để làm bạn với tội lỗi. Mặc dầu vậy, Ngài vẫn ở đó trông ngóng và chờ đợi sự trở về của Nó.
…Người thanh niên đọc được câu chuyện về chiếc Mặt Nhật, anh ta gặp thấy hình ảnh mình trong đó. “Đúng vậy, mỗi lần rước Mình Thánh Chúa vào lòng là ta trở nên chiếc Mặt Nhật để chiếu rọi tình yêu của Chúa cho những người anh em xung quanh.
Vậy mà, tháng ngày qua ta bỏ quên Chúa để bám víu vào tội lỗi. Ta thường xuyên để cho sự ích kỷ và lòng tham giăng kín tâm hồn. Cuộc sống của ta toàn là những toan tính về tiền tài, danh vọng. Hơn thế nữa, những bụi bẩn của sự nhỏ nhoi, của lòng ghen tị kéo ta ra xa Chúa. Tất cả những thứ đó làm đầy tràn quả tim nhỏ bé của ta. Chẳng nhẽ cả đời ta cứ theo đuổi những thứ hư vô đó ư? Vậy thì ta đâu còn khoảng trống nào để dành cho Chúa. Ta thật khờ dại”. Người thanh niên thầm nói với mình như vậy.
Thinh lặng một hồi lâu… Anh ta quyết đứng lên trở về với Chúa, để lại được nép mình vào trái tim yêu thương của Ngài. Người thanh niên ấy đã tìm đến với bí tích Giao Hòa. Ánh mắt anh ta rướm lệ vì hạnh phúc. Và rồi sau cơn giông trời lại hửng nắng chứa chan hy vọng, cỏ cây tươi xanh. Một mùa xuân thiêng liêng mới đang nở. Hương nắng mới chan hòa ấm cúng trong lòng người.
Hương vị của Tình Yêu vẫn tiếp tục tỏa lan khắp nơi, làm ấm lòng mọi trái tim những ai đang thổn thức. Muôn vạn thuở Ngài vẫn là Tình Yêu (X. 1Ga 4, 8). Ngài vẫn còn ở đó chờ đợi và gọi mời.
MÃ SỐ: 14-003
NẮNG MỚI
Ngôi làng nằm lọt thỏm giữa rừng thông xanh trải dài thăm thẳm. Chiều tàn! Những con chim kéo nhau về tổ, để lại bầu trời trơ trọi với gam màu tối. Những ánh lửa le lói sáng lên giữa màu đen của đại ngàn chiều hôm. “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh, gian khổ” , hi vọng ánh lên từ đêm đen!
Trong căn nhà nhỏ mới dựng tạm bợ sơ sài ở một góc làng, cha Tâm đang trầm tư trước Thánh thể. Dường như cha đang suy nghĩ nhiều lắm. Một tuần nay, cứ đêm về, khi những công việc bộn bề của một ngày kết thúc, cha Tâm lại ngồi trầm tư thất thần như vậy. Cha đang nói gì với Chúa? Có lẽ chỉ có cha và Chúa biết thôi. Ngoài kia, nhóm giáo dân ít ỏi đang tập trung cầu nguyện chung ở đài Đức Mẹ được đặt ngay giữa làng. Họ có biết những suy nghĩ của cha lúc này chăng?
– Cha, sao mấy hôm nay cha không cầu nguyện chung với bà con?
– Già đó hả! Già hướng dẫn mọi người đọc kinh giúp con, mấy nay con…con…
– Cha bị bệnh sao hả? Tui kêu mấy thằng thanh niên chở cha đi bệnh viện nghen!
– Không sao đâu già, con hơi mệt chút thôi! Cám ơn già!
– Dạ! Cha nghỉ ngơi, tui ra với bà con!
Tiếng của ông già Lý làm cha Tâm giật mình quay lại, trên gương mặt vẫn còn chút bần thần. Điều đó làm cho ông già lo vị linh mục trẻ bị bệnh nên mới hỏi “Cha bị bệnh sao hả? Tui nói mấy thằng thanh niên chở cha đi bệnh viện nghen?” Có lẽ ông không biết những ưu tư đang đan xen trong tâm hồn vị linh mục lúc này thật. Nhìn ông già lọm khọm bước về phía bà con giáo dân, cha thấy thương! Cha Tâm không biết nói sao với bà con đây! “Có nên nói cho họ suy nghĩ của mình không”, câu hỏi đó cứ vang mãi trong đầu vị linh mục trẻ. Nó bắt cha Tâm phải đắn đo, phải suy nghĩ, phải dằn vặt, phải lựa chọn! Giá như không xảy ra cơ sự như thế này thì…
Ngôi làng nhỏ, nơi cha Tâm về gieo hạt giống Tin Mừng vốn dĩ bình yên, người dân tuy nghèo nhưng chung sống với nhau chan hòa, đoàn kết. Hơn năm năm cha về đây, không có một cuộc ẩu đả, có chăng là ánh mắt hờn giận, vài lời nặng nhẹ giữa mấy chị em phụ nữ rồi thôi. Tưởng như cuộc sống êm ả trôi…. Ai ngờ đâu vào một ngày trung tuần tháng tư, một bọn côn đồ ở đâu đến đây, hà hiếp, cướp bóc tài sản của bà con nghèo. Nghĩ đến mà cha Tâm còn giật mình: Tiếng la hét thất thanh của chị em phụ nữ, tiếng ré khóc của mấy đứa trẻ, người già cầm tràng chuỗi lo lắng cầu xin cùng Đức Mẹ. Chỉ có đàn ông, trai tráng của làng ra chống cự với bọn chúng, nhưng cũng không làm gì được, bởi bọn chúng quá đông lại hung hãn. Lúc đó, đang cầu nguyện, cha cũng đành bỏ tràng chuỗi chạy ra ngoài xem có việc gì. Thấy cha, chúng bỏ đi. Đó là lần đầu tiên chúng đến gây sự.
Trời về khuya, mọi người đã về ngủ từ khi nào, ngôi làng chìm vào thinh lặng, chỉ còn nghe tiếng côn trùng rả rích, tiếng thở đều đặn của những con người hiền lành đang say ngủ sau một ngày lao động mệt nhọc. Có lắng tai tập trung lắm mới nhận ra tiếng thở đều đặn an nhiên ấy. Con cún nhà ai ngủ mớ kêu ăng ẳng! Vòm trời về đêm, trong trong, đôi ba chòm sao lấp lánh dõi về nhân thế, vạn vật. Một làn gió mát, êm dịu thổi qua làm cha Tâm cảm thấy dễ chịu hơn chút. Giá như cứ mãi thanh bình như đêm nay thì hay biết mấy! Đời là hạnh phúc khi ta vui vẻ đón nhận, là hạnh phúc khi ta thấy hạnh phúc. Vị linh mục trở về chiếc giường của mình, nhưng ngài không thể nào chợp mắt. Những hình ảnh đau thương, những tiếng hét thất thanh, tiếng trẻ con khóc lại kéo về chật tâm trí của vị mục tử trẻ. Nó làm đầu ngài đau buốt!
Sau cái lần đầu tiên ấy, thi thoảng chúng lại đến cướp phá xóm nghèo, lần sau hung hăng hơn lần trước! Có lần, chúng đánh cả cha Tâm, chỉ vì cha cố sức can ngăn không cho chúng hạ tượng Đức Mẹ, may mà thời còn ở chủng viện, cha có tham gia câu lạc bộ võ thuật nên không bị sao. Một hôm, cha gợi ý với dân làng chuyển đi nơi khác lập nghiệp, thì ngay đêm ấy, vừa ăn tối xong, già Lý xin gặp:
– Thưa cha, tui muốn thưa cha chuyện này, tui để trong bụng không được cha hà!
– Già cứ nói, con nghe hết!
– Hồi trưa, cha có gợi cho dân làng đi nơi khác lập nghiệp, nhưng mà…!
– Nhưng mà sao già?
– Cha cho tui nói thì tui mới dám nói
– Già cứ nói đi, con nghe mà, tuy mọi người gọi con là “cha” nhưng với con, con coi mọi người là anh chị em, già như ngoại của con vậy.
– Dạ, cám ơn cha, tụi tui ở đây thôi, không đi đâu cha à!
– Sao vậy?! (Cha Tâm tỏ vẻ ngạc nhiên)
– Thực sự dân làng không thể xa cái nương, cái rẫy, con nước được cha à! Huống hồ chi ở đây còn mồ mả ông cha mấy đời. Bỏ đi, tội các cụ lắm cha à.
– …..
– Tui biết, cha thương dân làng, cha sợ dân làng chịu khổ cực, mất mát bởi lũ mất dạy kia. Nhưng mà ông cha à, dân làng tụi tui không sợ khổ cực, không sợ chúng, mình còn Chúa, còn Đức Mẹ, có Chúa là có hết. Tui tin mình sẽ thắng cha hà!
– Cám ơn già, nghe già nói con cũng thấy vui chút đỉnh.
Hàn huyên với cha chán, ông già về, chỉ còn lại mình cha Tâm. Một ánh lửa vui lóe lên trong trái tim của vị mục tử trẻ, ngài thầm cầu nguyện “Tạ ơn Chúa, con không ngờ dân làng có đức tin vững vàng đến vậy”.
Dân làng không đi, cha Tâm cũng ở lại với bà con. Họ cùng sống trong Đức Tin, cùng đấu tranh chống lại côn đồ quấy rối. Đã mấy lần cha nhờ chính quyền can thiệp. Họ cũng đã đến trợ giúp vài lần, rồi thì họ cũng nản. Một lần ông Tư Bòn, bí thư xã, đến nói với cha:
– Chuyện của ông cha và giáo dân của ông cha, ông cha tự giải quyết đi, chúng tôi mệt rồi. Chúng tôi không can thiệp chuyện Giáo Hội của ông nữa đâu. Chúng tôi còn nhiều việc phải lo lắm. Ông cha thông cảm nghen!
Không phải cái thiện lúc nào cũng chiến thắng, có khi cái thiện phải thất bại, thất bại tạm thời, cái ác chiến thắng, chiến thắng tạm thời. Những cuộc “vật lộn” giữa chính và tà ngày một nhiều hơn. Xóm nhỏ không còn chút bình yên vốn có, không còn những đêm bình an cầu nguyện. Bọn côn đồ đó quá hung hăng, có lần chúng gọi cha Tâm bằng “thằng” và chúng dọa, nếu cha không đi khỏi cái làng này, nếu cha còn ở đây và can ngăn thì chúng sẽ san bằng nhà nguyện của cha. Một thằng trong bọn còn lộng ngôn thách thức “để thử Chúa của thằng Tâm mạnh hơn hay cái búa của tao mạnh hơn”. Vậy là chúng nhằm vào cha! Nhưng cha có thù oán với ai đâu, hay là chúng ghét bởi cha đã cảm hóa nhiều thanh niên hư hỏng, giúp các em hoàn lương?!
Những tưởng chúng chỉ nói rồi thôi, ai ngờ! Cũng vào một buổi chiều như chiều nay, khi những con chim bắt đầu bay về tổ. Cha Tâm đang dọn bàn thánh chuẩn bị cho thánh lễ thì nghe huyên náo, tiếng chửi bới, tiếng hỉgì sắp xảy ra. Chúng lại đến! Từ trong nhà nguyện, cha bình tĩnh bước ra và… Một cú đấm bất ngờ như trời giáng vô giữa mặt người mục tử, ngài ngã xuống. Đâu chỉ thế, chúng còn thi nhau đá vào người cha Tâm, vừa đá vừa văng tục. Cha chỉ còn biết ôm đầu quằn quại. Nhóm giáo dân ít ỏi, những hoa quả đầu mùa của cha như tức nước vỡ bờ, nhào lên chống chọi với chúng, số khác hối hả đưa cha về nhà già Lý, băng bó vết thương, những kỹ năng sơ cứu người bị thương mà cha đã từng dạy họ trước đó và đưa cha đi bệnh viện. Khi cha xuất viện về thì mọi sự đã rồi, ngôi nhà nguyện nhỏ giờ chỉ còn là một đống gạch vụn nát. Thế là hết! Mọi công sức của những con người lam lũ nơi đây bỏ ra vì yêu Chúa… thế là hết! Cha Tâm nhớ lại, lúc đó cha như không thể đứng trên đôi chân của mình nữa khi nhóm giáo dân ít ỏi của cha rơi những giọt nước mắt
– Chúng đông quá cha à, mình chống không lại (bà Sáu thưa)
– Con đã cố hết sức để bảo vệ nhà nguyện nhưng…(Anh Tư Sậu ngậm ngùi)
– Đám thanh niên cũng bị chúng đánh tơi tả, thằng A Nay bị gãy tay, thằng An mấy nay còn ê ẩm mình mẩy… ( già Lý nói)
Đây quả là một cú sốc lớn đối với một linh mục trẻ! Lúc đó, vòm trời như thể đổ sập xuống đầu cha Tâm. Ngày còn ở đệ tử viện cho đến khi được trao thánh chức linh mục, cha Tâm vẫn mơ về một tương lai đẹp đẽ, một hành trình truyền giáo theo lý tưởng của riêng mình. Cha vẫn mơ về ngôi làng, tiếng trẻ con đọc kinh ê a, người lớn hăng say cầu nguyện. Ở nơi đó, cha sẽ truyền đạt cho giáo dân hết những gì cha hiểu, cha học khi còn ở nhà dòng. Nhưng sự thật, công cuộc truyền giáo khó khăn hơn nhiều với suy nghĩ của cha. Nơi cha đến cũng có tiếng trẻ ê a kinh kệ, mọi người cũng hăng say cầu nguyện. Nhưng cha đâu lường trước được những khó khăn, những tai ương, những thử thách đón đường cha bất cứ lúc nào.
Tiếng đồng hồ tít tít báo mười hai giờ khuya, cha vẫn không thể ngủ được, tất cả những sự việc diễn ra mấy tháng nay cứ ám ảnh cha, cứ mỗi lần chợp mắt là những hình ảnh đau thương ấy lại hiện về. Nó làm đầu cha đau, nó làm cha có cảm giác như khó thở, thiếu oxi trong lồng ngực và nhói lên như một vết dao cứa vào con tim. Lá đơn xin thuyên chuyển đi nơi khác đã để sẵn trên bàn. Một tuần nay, cha cứ đắn đo mãi. Chiều nay, trong một phút chùng lòng, cha Tâm đã viết nó. “Ta không thể ở lại đây nữa, nếu ở đây, với cái đà này, ta có thể bị mất mạng bất cứ lúc nào. Dân làng không đi, ta sẽ ra đi. Ở đâu mà không truyền đạo được chứ!” cha đã thầm nghĩ như vậy. Nằm vắt tay lên trán, cha Tâm thầm mơ về một chân trời đầy tương lai, có nhà thờ, nhà xứ đàng hoàng “ngày mai, mình sẽ gởi đơn này lên xin với bề trên”.
Tiếng ông già Lý hôm nào chợt vang lên mơ hồ trong tâm trí: “mình còn Chúa, còn Đức Mẹ, có Chúa là có hết” làm cha Tâm chợt khựng lại và cảm thấy xấu hổ với những suy nghĩ của mình, “Sao mình đê hèn đến vậy! Sao mình ích kỉ vậy! Sao mình có thể…! Không thể được, mình phải ở lại…”. Hai khóe mắt cha chợt nhòe ướt. Lương tâm một mục tử của Chúa, không cho phép vị mục tử thoái lui trước khó khăn. Những hình ảnh của quá khứ lại kéo về đầy tâm trí của vị linh mục, trước mắt cha là hình ảnh của chính mình hơn năm năm về trước. Cái ngày được lãnh nhận thiên chức linh mục thật đẹp biết bao. Cha nhớ lại tất cả, những cử chỉ, những lời tuyên hứa. Lời nguyện thầm khi sấp mình trước cung thánh rõ như in “Chúa ơi, con mỏng dòn yếu đuối, nhưng con sẽ sẵn sàng đem tình yêu của Chúa đến với mọi người, con không sợ áp bức, con không sợ khó khăn, con chỉ sợ con lùi bước. Chúa ơi gìn giữ con.” Rồi cái ngày đầu tiên mới về ngôi làng nhỏ đơn sơ này, những ánh mắt lạ lẫm của trẻ thơ, những lời chào xã giao, câu làm quen, những phút giây bị “khớp” khi nói về Chúa cho mọi người... Thật dễ thương biết bao! Rồi những đêm cầu nguyện chung, những ngày cùng bà con gánh nước khiêng cây xây nhà nguyện, tiếng bi bô của mấy đứa trẻ tập nói…Tất cả những hình ảnh đó hiện lên trong cha rõ nét. Hình ảnh thằng cu Tin làm cha bật cười một mình. Thằng cu Tin thương “ông cố” lắm. lúc nào cũng chạy qua nhà “ông cố” để chơi, để chọc con nhồng kiểng của cha. Nó chưa gọi được “ông cố” bằng cái giọng ngọng líu của trẻ con ba tuổi, nó gọi cha là “ông chó”. Nhưng được cái nó ngoan ngoãn và vâng lời. Một điều đặc biệt làm cha nhớ mãi, đó là cái ngày cha xuất viện sau trận đánh nhau kinh hoàng kia. Đứng trước ngôi làng tan hoang vì bị phá, đứng trước ngôi nhà của Chúa bị đập nát, cha quặn thắt lòng. Một bạn trẻ ngập ngừng nhìn cha rồi nói:
– Con xin lỗi, con không thể bảo vệ nhà Chúa. Nhưng, cha yên tâm, nhà nguyện mất ta sẽ dựng lại, nhà bị phá, ta sẽ xây lai, còn niềm tin là còn tất cả, còn Chúa là còn tất cả cha à. Con tin Chúa, dân làng mình tin Chúa. Con tin Ngài không bỏ rơi chúng ta. Ông Trời có mắt cha à!
Nghĩ lại, cha thấy vừa xấu hổ vừa thấy vui! Nhìn lên tượng Giêsu chịu nạn, nhìn nét hiền dịu của Mẹ Maria, cha cảm thấy bình an hơn bao giờ hết. Từ giây phút đó, cha Tâm thấy mình có tất cả dù cha vừa mất tất cả. Câu nói của người thanh niên hôm nào cứ vang mãi trong tim, nó như quyện hòa vào máu vị linh mục, nó trở thành điều xác tín “còn niềm tin là còn tất cả, còn Chúa là còn tất cả”. Cha nhẹ nhàng xé lá đơn trên bàn và thiếp đi trong bình an.
Cha Tâm nghe có tiếng chim hót ngoài kia, tiếng trẻ con cười, tiếng ông già Lý hô một hai cho mấy đứa con nít tập thể dục. Cha Tâm tỉnh giấc, hơn tháng nay, cha mới có được một giấc ngủ ngon đến vậy. Cha nhìn lại mình, vừa xấu hổ, vừa hi vọng. Rồi đây, cha và bà con sẽ xây lại nhà nguyện mới, sẽ lại phải chống chọi với côn đồ kia. Nhưng điều đó có sao, có Chúa là có tất cả. Cha mở cửa, bước ra ngoài. Thằng Tin không biết từ đâu chạy đến bi bô “ông chó ơi ông chó, xíu nữa ông chó ạy con làm ấu Ánh Giá như anh hai hen ông chó”. Cha Tâm mỉm cười: “Ừ, ông cố sẽ dạy Tin làm dấu…” Mặt trời đã lên cao, những tia nắng của một ngày mới lại bắt đầu, những tia nắng chứa đựng hạnh phúc và hy vọng.
MÃ SỐ: 14-005
TÔI LÀ MỘT CỤC THAN LẺ LOI
Vào một ngày đen tối trong cuộc đời, với nỗi thất vọng, chán chường vì lời cầu nguyện của mình không được Chúa đoái nhận, Chúa dường như trở nên xa lạ trong tâm trí tôi. Tai Người như điếc lác đến nỗi không còn có thể nghe lời thống thiết kêu xin. Mắt Người xem ra chỉ còn thấy tội lỗi con người mà chấp tội. Những cám dỗ ấy cứ đeo bám tôi mãi khiến toàn thân tôi rã rời không hồi cứu vãn. Tôi chúi đầu, cặm cụi để đọc ngấu đọc nghiến những trang sách về Tâm lý trị liệu của Anselm Grun, một tác giả người Đức, viết rất hay về đời sống tâm linh mà tôi ưa thích. Nhưng lúc này nó trở thành một phế phẩm cho tâm hồn tôi. Sự trống rỗng của tâm hồn, sự đen tối của tâm linh cộng thêm một buổi chiều mưa khiến lòng tôi trở nên lạnh lùng và lạc lõng, lẻ loi và lầm lạc. Tôi đã quyết định tìm đến vị linh hướng trong nhà dòng. Tôi đến phòng riêng của ngài như những lần có vấn đề trước kia. Vừa gặp ngài, tinh thần tôi phấn chấn, tâm hồn được bình an và tấm lòng tôi cởi mở, tôi đã thổ lộ với ngài tất cả. Trầm lắng một hồi lâu, ngài ôn tồn lên tiếng:
– Điểm rối của con đó là thiếu sự nâng đỡ đức tin.
Rồi ngài kể cho tôi câu chuyện này:
Ở một Giáo xứ kia, có một cha xứ rất tận tụy, yêu thương hết tình chăm sóc quan tâm từng con chiên: ai dự lễ thường xuyên mỗi ngày, ai dự lễ Chúa Nhật…Cha nhận thấy có một ông cụ đã lâu không đến nhà thờ; hỏi ra mới biết ông có chuyện không hay với một ông trùm trong xứ nên bỏ lễ hai tuần nay. Cha xứ quyết định đích thân đến nhà ông xem sao. Vừa vào đến nhà, cha xứ chào ông, ông không nói lời nào. Thay vì mời cha vào nhà khách, ông lại kéo ghế đến lò sưởi, cả hai không nói một lời nhưng như hiểu hết mọi chuyện. Trong một chốc ngẫu hứng, vị linh mục đã làm một hình ảnh biểu tượng gây tác động mạnh lên tâm trí ông: ngài gắp ra một cục than rồi để trần trên đất, cả hai cùng quan sát. Một lát sau, cục than như mất lửa rồi tàn dần. Ngài lại gắp cục than đem về chỗ cũ trong lò lửa. Thế là nó cháy rực lên đến nỗi không còn thấy rõ nguyên hình cục than nữa. Ông như nhận ra con người mình trong hành động biểu tượng ấy. Ông như nhận ra thân phận mình là cục than lẻ loi, nước mắt giọt vắn giọt dài, ôm chầm lấy cha xứ và nói trong nghẹn ngào: “Thưa cha, từ nay con sẽ không bao giờ bỏ Chúa bỏ Mẹ nữa!”
Quay lại nhìn tôi, cha nói:
– Thân con như cục than đen đủi và khô khốc phải được đặt trong lò lửa vĩ đại là Giáo Hội. Hơn nữa, nó phải được đốt cháy trong lò lửa đại dương yêu thương của Thiên Chúa là Cha.
Tạm biệt ngài, tôi về phòng dọc theo hành lang, trong trí vẫn ám ảnh hình tượng cục than… Thình lình, tôi nghe tiếng vỡ vụn của một cái ly rơi xuống đất. Tôi trở lại phụ người anh em lượm lại những mảnh vụn, nhưng chẳng may, miểng sành đâm vào tay khiến tôi chảy máu. Anh hỏi:
– Có sao không ?
– Không sao. Tôi trả lời.
Về đến phòng, anh ấy mang đến cho tôi một bình oxy già. Tôi cám ơn và quay vào phòng, lòng tự nhủ: “Đúng là đức tin không có việc làm là đức tin chết, cục than không đặt vào lò lửa là một cục than trơ trọi, lẻ loi, không sức sống”. Và dần dà, tôi mới hiểu đức tin phải được diễn tả bằng hành động, cục than đốt cháy phải biết tỏa lan sức nóng cho mọi người. Chính hành động bác ái của người anh em trong dòng đã kích động niềm cảm thức thuộc về một cộng đồng trong tôi, rằng tôi không phải là một cục than lẻ loi. Cuối cùng, tôi đã được tái sinh từ khi nhận ra mình là cục than vô duyên.
Quả thật, tôi là cục than đen đủi, trơ trọi bước vào đời. Thánh vương David thật có lý khi nói:
“Lúc chào đời con đã vương lầm lỗi,
Đã mang tội khi mẹ mới hoài thai” (Tv 50,7)
Thế rồi, tôi đã được lãnh Bí tích Rửa tội. Cũng như bao kitô hữu khác, tôi được đặt trong lòng Giáo Hội là lò lửa vĩ đại; được đốt cháy trong tình yêu đại dương của Thiên Chúa là Cha. Mặc dù, tôi chẳng cảm nhận gì nhưng không vì thế mà lửa ấy lại không sưởi ấm lòng tôi. Tình Yêu nhưng không là thế! Vượt qua khỏi mọi cản trở của nhân loại để đến với nó và sống trong nó.
Trong những lúc gặp thử thách bị cám dỗ muốn bỏ Chúa, đức tin của tôi như vỡ vụn làm vương hại bản thân như mảnh vỡ và làm vương hại Giáo Hội cách nào đó. Hồng ân đức tin tôi đã lãnh nhận nhưng vẫn còn cần tái sinh từng ngày. Biểu tượng cục than, hay chiếc ly vỡ là những dấu chỉ Chúa đặt để trong hành trình đức tin hầu ta nhận ra dấu chứng tình thương của Chúa. Giờ đây, tôi mới hiểu phần nào câu nói của chị thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu: “Tất cả là hồng ân”. Khởi đi từ hồng ân đức tin rồi kéo dài suốt đời sống tôi là những dấu chứng và qua các Bí tích, tôi được tái sinh hằng ngày. Những lúc tôi phạm tội đã có Bí tích Giao Hòa gắn kết; những lúc tôi yếu mệt đã có Bí tích Thánh Thể tăng sức; những khi đau bệnh, liệt bại tôi đã có Bí tích Xức Dầu nâng đỡ… Tóm lại, Giáo Hội với vai trò là mẹ luôn có mặt trong mọi cảnh huống của cuộc đời tôi. Điều còn lại là cách mỗi người đáp trả với những nghĩa cử của Mẹ Giáo Hội.
Như thế, có thể nói, đức tin của mỗi người chỉ được sinh dưỡng và tăng trưởng trong lòng Mẹ Giáo Hội, như cục than chỉ được đốt cháy và lan tỏa trong lò lửa vĩ đại. Nếu đức tin được sinh động nhờ đức ái thì cũng là do Tình Yêu Thiên Chúa bao bọc chở che. Quả thật, không một nơi nào có dấu vết con người mà lại không có sự hiện diện yêu thương và ơn cứu độ của Thiên Chúa.
MÃ SỐ: 14-006
MÓN QUÀ BẤT NGỜ
Hai mẹ con Tèo sống tại một Giáo họ nhỏ, ở một vùng quê cách xa ánh đèn đô thị. Nay hai mẹ con phải mang lấy một cái tang bất ngờ: người chồng, người cha của họ ra đi lần cuối trong một cơn cảm lạnh do say rượu. Ông ra đi để lại người vợ và đứa con thơ chưa tròn 10 tuổi cùng với những tổn thương của “một ngôi nhà mất nóc”. Từ đây, hình ảnh một người đàn ông say rượu luôn là nỗi ám ảnh trong cuộc đời của Tèo.
Mỗi lần thấy Tèo trầm ngâm suy nghĩ, mẹ lại trấn an:
– Tương lai đang còn phía trước, không gì có thể cản bước tiến của con. Mẹ sẽ làm tất cả cho con khôn lớn thành người…
Câu nói ấy đã giúp Tèo lớn lên; xóa đi những mặc cảm thiệt thòi, quên đi những quá khứ đau thương và lấp đầy nỗi trống vắng thiếu cha. Những lời tâm nguyện ấy chưa kịp thấm vào tâm trí của một đứa trẻ hướng nội dễ mủi lòng thì tang thương lại đến.
Kể từ ngày bố mất đã được 3 năm, mẹ có nhiều giờ để đến sinh hoạt với hội đoàn của Giáo họ. Mỗi lần đi họp về, mẹ đều có quà: hôm thì cái bánh ngọt, lúc thì hộp chuối khô…Hỏi ra mới biết, trong lúc họ dùng bánh, mẹ xin phép về sớm hơn vì lý do có con nhỏ nhưng… thật ra, vì mẹ hy sinh không ăn, dành phần bánh cho con. Cũng như mọi ngày, trong lúc học bài, Tèo trông ngóng mẹ về. Nhưng lần này là một hung tin: mẹ đã bị đập đầu xuống đất ngất xỉu do một tên nhậu say tông vào.
Nỗi đau chồng chất nỗi khổ, tổn thương tiếp nối thê lương, như búa tạ trăm cân giáng xuống nền đất cũ, nay càng tan nát thê lương. Đời Tèo kéo lê một chuỗi ngày vô vọng, lời mẹ khi xưa lại vọng về: Mẹ sẽ làm tất cả cho con khôn lớn thành người…
Đúng hơn, sự ra đi của mẹ làm con không lớn nỗi thành người. Tèo tự nhủ thế và thiếp đi trong sự rã rời thống thiết. Sau đó, Tèo được các cô chú trong hội đoàn nâng đỡ và kể lại những điều mẹ Tèo rất hãnh diện về Tèo…Nhờ đó, Tèo dễ dàng vượt qua và tha thứ cho kẻ đã tông mẹ mình và làm cho mình đau khổ. Từ đây, Tèo lại có một người bố nuôi là vị “ân nhân” của mẹ mình.
Mặc dù, lo cho con ăn học nhưng ông vẫn chứng nào tật nấy; sớm say rượu, chiều say sưa, tối nằm bừa. Cảnh tượng ấy lại gợi Tèo nhớ về người cha năm xưa, hai mảnh đời hằn lên một vết thương. Thay vì cúi đầu chấp nhận số phận, Tèo quyết chí đứng lên, thoát ra khỏi cảnh “bóng rượu, hình men”. Cậu quyết định lên Sài gòn để tiếp tục con đường trí thức. Cậu đã đậu trường đại học Luật và một vị ân nhân giấu tên hứa sẽ giúp cậu ăn học thành tài. Tèo chia tay với bố nuôi nhưng lòng muốn cự tuyệt “men rượu”. Ông thương con nhưng không một lời biện hộ, chỉ cầu mong con sớm được như lòng sở nguyện.
Hơn 4 năm trôi qua, nay Tèo đã trở thành luật sư Lã Quốc Đạt, mở một trung tâm tư vấn chuyên về việc cai nghiện bằng phương pháp đọc Kinh Thánh do một linh mục dòng Chúa Cứu Thế đỡ đầu. Sự nghiệp ổn định, đã đến lúc anh cần một tình yêu sánh vai. Đạt đã cố đi tìm cho được người con gái như người mẹ lý tưởng năm xưa. Cuối cùng, anh đã quyết định kết hôn với Liên, một cô gái sâu sắc, chịu khó chịu nhọc, lại đồng cảnh ngộ với anh vì mất bố sớm. Sắp đến ngày cưới anh quyết định tổ chức tại Sài gòn cho tiện và chỉ mời một số người trong làng nhưng không báo cho bố nuôi tại quê nhà biết. Liên đã dùng nhiều lời thuyết phục Đạt:
– Anh yêu ! Em là một cô gái mất cha từ nhỏ. Điểm tựa của niềm tin và sự tự tin vào cuộc sống vắng bóng trong cuộc đời của em. Em đã vượt qua bằng cách ngắm nhìn những người cha của những đứa bạn mà tự an ủi mình. Trong số họ, cũng chẳng gương mẫu gì, nhưng sự hiện diện của người cha trong gia đình luôn là động lực giúp những đứa con sống hy sinh và quên mình. Chính khi những đứa con ấy thành đạt, những người cha này lại thay đổi cách sống vì vinh dự làm bố của “ông nọ bà kia”. Anh có quyền hy vọng một tương lai tốt đẹp hơn. Anh có thể…
Đạt tỏ ra bối rối và lo lắng, Liên tiếp tục tâm sự với sự hiểu biết và đồng cảm với trường hợp của người yêu:
– Hơn nữa, anh biết không ! Vị ân nhân gởi tiền hàng tháng cho anh ăn học là ai ?
Đạt cảm thấy bất lực vì không hiểu điều Liên vừa nói, ngỡ ngàng xen lẫn với lòng tự trọng, Đạt lắng nghe Liên tiếp tục giải bày:
– Vị ân nhân ấy chính là bố anh…còn tên trên bì thư là quí danh của một dì phước trong giáo xứ. Xin lỗi anh, em đã giấu anh điều này vì sợ anh bị chi phối bởi tình cảm mà không tiến xa được trên đường công danh. Anh đừng dập tắt tim đèn đang còn leo lét. Anh đừng dập tắt niềm hy vọng còn lại trong cuộc đời anh. Người cha phải là niềm vinh dự và hy vọng cho con cái. Bố anh là món quà Chúa trao trong cuộc đời bất hạnh của anh…Nhưng anh không phải là người bất hạnh vì anh đã có cha, rồi sẽ có vợ có con. Con anh cần một người để gọi là ông. Anh cần phải tôn trọng bố anh để con anh cũng biết cách tôn trọng anh. Bố anh là người đáng được kính trọng…
Đạt đã khóc như chưa từng được ai đồng cảm sâu sắc như vậy. Anh nghẹn ngào:
– Anh thật sự hạnh phúc vì có bố và có em.
Trong lúc mọi người tưng bừng, vui mừng để chuẩn bị cho ngày hạnh phúc. Cả cơ quan của Đạt và Liên rất đổi phấn khởi chúc mừng hai đứa xứng đôi vừa lứa. Điện thoại tự ngoài quê cũng liên tục gởi lời chúc mừng. Đến ngày cưới, mọi người đều tề tựu đông đủ nhưng lại không thấy sự hiện diện của bố. Chỉ thấy một lá thư chuyển tay gởi đến: hai con Đạt và Liên. Cuối ngày, sau khi tiệc rượu đã tàn, hai vợ chồng mới ngồi lại đếm tiền mừng rồi dừng lại khi bắt gặp lá thư của bố:
– Hai con Đạt và Liên thương nhớ ! Bố không thể hiện diện được trong ngày vui của hai con. Bố có chút quà gởi mừng hai con là một cái chân bị gẫy vì nhậu say ngã té và một lời hứa: tự nay, bố sẽ không bao giờ uống rượu nữa. Chào hai con. Hãy đón nhận món quà này và tha thứ cho bố…
Hai vợ chồng ôm nhau khóc nức nở vì hạnh phúc khi nhận được món quà bất ngờ.
Vài tuần sau, hai vợ chồng thu xếp về quê. Nỗi nhớ đắp đổi niềm vui, niềm vui kéo dài hạnh phúc và hạnh phúc vì đã thỏa lòng nhớ mong. Bố ôm con sau bao năm gặp lại…Đạt và Liên ở lại ít ngày để sống chung với bố và đi cảm ơn những người đã đến dự lễ cưới. Tay trong tay, bố con không cầm được nước mắt. Ngẹn ngào hồi lâu, Đạt lên tiếng:
– Cảm ơn bố cho chúng con món quà bất ngờ trong ngày cưới và giờ đây, càng ngạc nhiên hơn khi bố trở thành trưởng ban phòng chống cai nghiện rượu…Bố là niềm vinh dự cho chúng con !
Mã số: 14-007
SỢI DÂY CHUYỀN KHÔNG THÁNH GIÁ
Đêm cuối tuần, Sài Gòn như náo nhiệt hơn! Người vội vã trở về sau ca làm việc, kẻ hối hả xuống đường đi dạo phố. Tuấn hẹn tôi đêm nay tới vũ trường làm quen với anh Phương, trưởng phòng nhân sự công ty truyền thông CCM mà tôi đang dự tuyển. Thú thực, một người vừa tốt nghiệp như tôi khó có cơ hội vào làm việc cho một công ty lớn như CCM. Dù vậy, tôi vẫn nộp hồ sơ, với chút hy vọng cầu may. Vả lại, từ mấy tuần qua tôi đã rơi vào tình trạng chẳng còn gì để mất. Không kiếm được việc làm, tháng tới tôi biết lấy gì trang trải tiền nhà trọ, tiền điện nước, ăn uống sinh hoạt…. Lòng tôi rối bời trăn trở.
– Linh, gỡ ngay sợi dây chuyền ra khỏi cổ. - Tuấn đột nhiên yêu cầu tôi, giọng điệu như ra lệnh.
Tôi ngơ ngác.
– Sao lại phải như vậy? Nó chỉ là sợi dây bạc thôi mà!
– Nhưng tao nói mày bỏ ra hoặc mày đeo sợi dây đó thì cất cây thánh giá đi. Mày phải biết rằng chưa có ai theo đạo làm việc trong CCM. Hơn nữa, đi vũ trường, mày mang cây thánh giá như thế, người ta sẽ nghĩ gì về mày?
Tôi lưỡng lự:
– Thôi được. Tất cả vì công việc. Như thế này được chưa? Tao để cây thánh giá vào túi rồi đó.
– Ok!
¯¯¯
Cửa vũ trường Diamond lấp lánh đèn hoa. Tôi cùng Tuấn bước vào giữa tiếng nhạc đệm, tiếng nói cười của các cặp nam nữ. Trên sàn nhảy, hai cô gái đang múa cột uốn éo theo điệu nhạc.
– Xoảng…!
Hai thằng chạc 17 tuổi gây gổ gì đó, một thằng đập vỡ cái chai cầm nhăm nhăm trên tay. Nhìn cảnh tượng đó, tôi bàng hoàng, hai tay tôi hơi run rẩy, miệng thốt lên theo phản xạ tự nhiên: "Lạy Chúa!"
Vũ trường vẫn huyên náo. Mọi hoạt động tiếp diễn. Chuyện đánh đấm nhau ở đây là bình thường. Tôi lùi lại sau Tuấn, quyết định quay gót ra về.Thôi kệ, ngày mai đi phỏng vấn được thì được, không việc gì phải cầu cạnh người này người kia mà sa chân vào chốn vũ trường này.
Tôi chạy như bay ra phố, vẫy taxi trở về nhà trọ.
¯¯¯
– Anh là người Công Giáo? - Một phụ nữ trẻ dáng vẻ sang trọng trong số những người tuyển nhân viên hôm ấy hỏi tôi.
– Vâng, thưa chị! Tôi trả lời trong tâm trạng hồi hộp pha chút ngạc nhiên.
– À, không có gì! Vì tôi nhìn thấy anh mang thánh giá. Không ít người đeo thánh giá cho đẹp, nhưng nhìn anh, tôi nghĩ anh không như thế. Tại sao anh chọn công ty của chúng tôi?
– Vì công việc ở đây hợp với chuyên ngành của tôi.
– Anh đã từng viết cho tờ báo hay trang Web nào chưa?
– Tôi mới ra trường. Thời sinh viên, tôi mới chỉ viết vài ba bài cho trang Web của trường.
....
Chị nhìn tôi, trầm ngâm một lát rồi đột nhiên quay sang mấy người ngồi bên:
– Tôi chọn anh này. Anh ta sẽ làm việc cho văn phòng của tôi.
Mọi người ngẩn ra trước quyết định nhanh chóng của chị.
Vài hôm sau, qua Tuấn, người đã làm ở công ty này gần một năm, tôi biết chị chính là chủ tịch hội đồng quản trị. Ngày tôi dự tuyển, đích thân chị xuống phỏng vấn để tìm một thư ký riêng.
¯¯¯
Thời gian trôi đi, tôi quen dần với công việc và bắt đầu tích luỹ những kinh nghiệm trong ngành truyền thông. Ngày kia, sau buổi làm việc, tôi mở email và nhận được một thư điện tử, nội dung như sau:
Tôi cảm ơn anh rất nhiều! Anh là người tôi chưa biết mặt nhưng cũng là người đã đánh động con gái tôi từ bao năm bỏ quên nhà thờ, lãng quên Thiên Chúa, thậm chí không còn nhớ mình là người Công Giáo. Từ khi gặp anh, con gái tôi hồi tâm trở lại. Bây giờ nó tới nhà thờ dự lễ hàng tuần.
Con gái tôi đã viết cho tôi những dòng này:
"Con biết từ lâu mẹ mong con tới nhà thờ, mong con can đảm nhận mình là người tín hữu. Thật bất ngờ mẹ ạ! Từ khi tuyển anh chàng sinh viên Công Giáo mới ra trường vào làm việc cho công ty, nhìn cây thánh giá anh ta mang trên người, con đã thực sự suy nghĩ và tự hỏi: Tại sao anh ta không ngần ngại công khai đời sống tôn giáo? Là người Công Giáo có gì xấu mà bao lâu nay mình không dám tỏ lộ? Lần đầu tiên các nhân viên công ty thấy con nhận người Công Giáo vào làm việc. Họ không hề biết con cũng theo đạo. Anh chàng kia chẳng có gì chống lưng mà còn can đảm tuyên xưng Thiên Chúa, trong khi con có đầy đủ, mà vẫn sợ công khai đức tin của mình. Con cảm thấy hối tiếc! Phải chăng bao năm qua, những thành công của con đều do bàn tay Chúa sắp đặt? Vậy mà con đã lãng quên. Lẽ ra con phải hiểu điều này sớm hơn. Mẹ ạ, chắc chắn tuần sau con sẽ tới nhà thờ. Mẹ an tâm và giữ gìn sức khỏe, Giáng sinh này con sẽ sang thăm Mẹ!"
Anh biết không, tôi đã òa khóc vì sung sướng. Nhiều năm qua con gái tôi chỉ lo làm ăn, kiếm tiền và càng thành công thì dường như nó càng xa Chúa. Con gái tôi sợ công khai mình là người Công Giáo sẽ ảnh hưởng xấu tới các mối quan hệ làm ăn.
Tôi cảm ơn anh nhiều. Cảm ơn anh đã mang sợi dây chuyền có cây thánh giá đến công ty của con gái tôi. Cầu chúc anh luôn giữ vững niềm tin và thành đạt trong công việc!
Tôi ra về, lòng ngổn ngang suy nghĩ. Thì ra người gửi thư là mẹ của sếp, bà định cư ở Mỹ mà một vài lần sếp tôi nhắc đến. Thảo nào lúc đó chị nhìn tôi đầy tư lự, cái giây phút mà tôi lo lắng không biết mình có được nhận vào làm việc hay không. Tôi chợt nhớ thời sinh viên, tôi đã từng không dám nhận mình là người theo đạo. Một lần tôi về thăm nhà bạn ở miền quê; hôm đó, tôi ở lại ăn trưa cùng gia đình bạn. Gia đình vốn hiếu khách, thấy bạn của con từ thành phố về chơi nên thết đãi tươm tất. Nhà bạn tôi không cùng tôn giáo, nên tôi loay hoay tìm cơ hội âm thầm làm dấu thánh, đọc kinh trước bữa ăn. Chẳng lẽ tôi phải nói cả nhà đợi tôi đọc kinh cầu nguyện rồi mới ăn cơm? Tôi đành có một "sáng kiến": giả bộ chạy ra cầu ao rửa tay, lén lút làm dấu, rồi nhẩm thầm kinh Lạy Cha. Trời đất ơi! cứ như thời bách hại đạo vậy!
Xét cho cùng, con người ta ai cũng có lúc yếu đuối, nhưng tôi không hiểu sao mình yếu đuối tới mức phải che giấu niềm tin tôn giáo. Mãi khi gần tốt nghiệp, có lần nhân tiện nói về tôn giáo, tôi bộc lộ với bạn tôi mình là người Công Giáo. Với giọng điệu khá nghiêm túc pha chút cảm thông, anh bạn hỏi tôi: Đi đạo thì có gì là xấu mà cậu không dám nói? Từ đó, tôi không còn phải lo che giấu cây thánh giá mang trên người.
Tôi không nghĩ mình đã góp phần thay đổi đời sống tâm linh của sếp tôi. Chắc chắn sức tôi không thể làm được; nhưng đó là việc của Chúa, ngay cả chuyện của tôi cũng thế, mọi việc xảy ra luôn luôn qua một trung gian nào đó. Trong trường hợp của tôi, thông qua câu nói của người bạn không cùng tôn giáo, Chúa đã giúp tôi thay đổi cách sống đạo.
¯¯¯
Chiều cuối tuần được nghỉ việc, tôi theo anh bạn ngược về Quy Nhơn tham dự cuộc triển lãm tranh. Quy Nhơn đẹp hơn những gì tôi mường tượng. Con đường Trần Hưng Đạo dẫn lối vào nhà thờ Chính toà với những tà áo tha thướt đi về hướng giáo đường dự lễ. Ngắm những tán lá phượng xanh biếc xen giữa những chùm hoa rực lửa, rủ xuống hai bên đường, tôi thấy lòng mình xôn xao đến lạ. Không thơ mộng như Hà Nội, không ồn ã như Sài Gòn, Thành phố này có nét đặc trưng rất riêng mà anh bạn hoạ sĩ gọi là "rất Quy Nhơn". Nhịp theo từng bước chân, tôi lắng nghe tiếng chuông nhà thờ thong thả đổ hồi.
Nhìn theo những tà áo dài thấp thoáng trước mặt, tôi chợt nhận ra bóng dáng một phụ nữ quen quen, giống như chị trưởng phòng kế hoạch của công ty.
– Chị Tân! - Tôi gọi tên chị.
Đúng là chị Tân rồi. Chị quay lại nhìn tôi:
– Sao cậu ở đây?
– Em đi cùng anh bạn này, cuộc triển lãm tranh về thành phố Qui Nhơn ngày mai có tác phẩm của cậu ấy. Thế còn chị, sao chị lại ở đây?
– Đây là quê tôi. Tôi về dự lễ cưới của một người bà con trong họ; ngày mốt tôi trở lại Sài Gòn.
– Thế Chị đang đi ...!?
– Đi lễ. Tôi cũng là người Công Giáo như cậu đó. Nhưng ở công ty, tôi không dám để mọi người biết. Từ khi có cậu vào làm, tôi nhận ra sếp của mình cũng theo đạo. Thế là tôi không cần che giấu nữa.
Thì ra thế! Biết đâu trong công ty mình còn nhiều người theo đạo, tôi thầm nghĩ trong lòng.
– Hai cậu còn ở lại Quy Nhơn lâu không, tôi mời đến nhà chơi và thăm thành phố?
– Chắc không kịp chị ạ. Ngày mai triển lãm, tối mai chúng em trở lại Sài Gòn để bắt đầu tuần làm việc. Chúng em mời chị tới dự triển lãm ngày mai!
– Chắc chắn tôi sẽ tới. Và tôi cũng hy vọng trong tương lai các cậu không chỉ vẽ những tác phẩm nghệ thuật bên ngoài mà còn vẽ và triển lãm cả những tác phẩm tôn giáo nữa!
Tôi đưa chị tấm thiệp triển lãm. Cả ba chúng tôi cùng sải bước về hướng nhà thờ Chính toà. Niềm vui bừng sáng như nắng ấm lan toả trong tôi. Điều chị Tân mong ước, cả tôi và anh bạn hoạ sĩ có lẽ chưa bao giờ nghĩ tới.
¯¯¯
Đêm trên đất Quy Nhơn không khí thật trong lành. Gió biển lồng lộng thổi vào căn gác. Ca khúc "Biển Nhớ" từ góc phố xa xa vang vọng tới phòng tôi. Tôi trở mình qua lại. Không ngủ được. Tiếng chân người trên sàn nhà. Tiếng cọ quét trên giấy. Có lẽ anh bạn tôi đang mải mê vẽ phố biển Quy Nhơn. Tôi rón rén bước xuống cầu thang.
– Không ngủ à Phong? Mày đang vẽ thành phố Quy Nhơn hả?
– Không. Tao đang hoạ lại bức chân dung ông thánh Anrê Phú Yên mà hôm nay tao nhìn thấy ở nhà thờ. Mày không nhớ chị Tân nói gì sao? Chị hy vọng sẽ có những tranh vẽ tôn giáo trong triển lãm lần tới.
Ừ nhỉ! Tôi không nghĩ câu nói của chị có thể khơi nguồn cảm hứng cho anh bạn của mình. Tôi trở về phòng. Nghe câu hát phố biển lúc gần lúc xa. Đêm nghe phố Quy Nhơn thanh bình đến lạ. Tôi ngồi dậy viết thư cho mẹ, kể về chuyện cây thánh giá và sợi dây chuyền mà mẹ đã đeo vào cổ tôi từ những năm học cuối cấp. Tôi cũng kể cho mẹ biết về Qui Nhơn, thành phố biển thanh bình mà lần đầu tôi tới đã thấy thật thân thương. Chắc giờ này mẹ tôi đã ngủ sau khi lần chuỗi Mân côi. Ước gì tôi đang ở bên mẹ, tôi sẽ kể mẹ nghe thật nhiều chuyện cuộc sống của tôi.
Đêm. Quy Nhơn thật an bình!
BẢN TIN 02
Thưa quý độc giả và quý tác giả,
Trước thềm năm mới Giáp Ngọ, Ban tổ chức Giải Viết Văn Đường Trường xin kính chúc quý Ban Biên Tập các trang Truyền Thông Công Giáo, quý tác giả và độc giả bốn phương một cái Tết vui tươi đầm ấm và một Năm Mới an bình hạnh phúc trong Chúa.
Nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của các trang truyền thông Công Giáo, cuộc thi Giải Viết Văn Đường Trường lần thứ 2 (2014) được biết đến khá rộng rãi, hứa hẹn sẽ có nhiều tác giả tham gia. Tới nay chúng tôi đã nhận được 35 tác phẩm dự thi. Dưới đây chúng tôi hân hạnh giới thiệu 5 truyện ngắn đầu tiên được chọn vào vòng sơ khảo.
Nhằm tìm kiếm và xây dựng các tài năng văn xuôi cho văn học Công Giáo, Giải Viết Văn Đường Trường được tổ chức liên tục từng năm và trao giải trong 6 năm liền (2013-2018) dành cho những truyện ngắn có nội dung Kitô giáo, đồng thời sẽ ấn hành giới thiệu các tuyển tập truyện ngắn cho các tác giả đạt giải.
Hiện nay cuộc thi lần thứ 2 (2014) vẫn đang tiếp tục nhận bài dự thi. Ước mong quý vị và các bạn giúp giới thiệu chương trình này thật rộng rãi.
Xin mời xem Bản Thể Lệ Giải Viết Văn Đường Trường
tại http://gpquinhon.org/qn/news/viet-van/
Xin chân thành cám ơn.
Qui Nhơn, ngày 25-01-2014
Thay lời Ban Tổ chức
Linh mục TRĂNG THẬP TỰ
BÀI DỰ THI
Mã số 14-001
HÀNH TRÌNH CỦA MỘT CUỘC TRỞ VỀ!
…Ừ, tôi là đồ bỏ đi, tôi là đồ xếp xó, tôi là đồ vô dụng thì đã sao nào? Trong cơn giận dữ, Nó bỗng thốt lên những lời đó. Nhưng Nó cũng không biết Nó đang nổi giận với ai, với chính bản thân Nó hay với một ai khác? Dù thế nào thì Nó cũng hy vọng sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn sau khi gào lên những lời đó. Vậy mà, Nó đã sai. Đã hét, đã gào lên rồi, hả được cơn giận hay không thì không biết nhưng hơn lúc nào hết Nó thấy trong lòng Nó một sự trống trải dường như dài vô tận không có lối ra.
Ngoài kia, những cơn giông mùa bão vẫn đang thi nhau ùa về. Chốc chốc lại kéo những cành cây hai bên đường ngả bên này nghiêng bên kia, tạo nên những tiếng huýt dài dữ tợn. Cả tuần nay, trời lúc nào cũng tối sầm. Mưa rả rích cả ngày lẫn đêm. Căn phòng chứa đồ vốn đã chật chội nay lại ngột ngạt hơn vì mùi ẩm mốc.
Đó là một căn phòng nhỏ nằm ngay bên hông phải của nhà thờ. Bên trong căn phòng chứa rất nhiều đồ đạc cần dùng của giáo xứ. Ngay bên cạnh cửa vào là một cái hòm bằng gỗ đã khá cũ. Nó được đặt ở trong cái hòm đó đã khá lâu rồi. Những ngày này, Nó cảm thấy khó chịu, bứt rứt lắm! Càng nghĩ Nó lại càng tủi cho thân phận mình. Nó nghĩ lại những ngày tháng trước đây, khi mà vị linh mục vẫn còn dùng đến Nó trong những buổi chầu Thánh Thể của giáo xứ.
Lúc ấy, Nó hãnh diện vì bản thân lắm. Nó hãnh diện bởi vì nhỏ bé như Nó đấy, mà Nó được diễm phúc Mình Thánh Chúa ngự vào. Cứ những ngày đầu của tháng, vị linh mục long trọng đặt Mình Thánh Chúa vào cung lòng Nó và đặt giữa bàn thờ cho cộng đoàn giáo xứ thờ phượng ngợi khen Chúa. Khi đó, nhà thờ vang câu kinh, người lớn, con nít đồng thanh hát xướng, hạnh phúc và thiêng liêng biết bao! Nó sẽ chẳng bao giờ có thể quên được dĩ vãng nhiều kỷ niệm ấy. Nghĩ mà Nó thấy nhớ những ngày tháng xa xưa. Nó thấy hối hận. Hơn lúc nào hết, lúc này đây Nó muốn khóc. Nó muốn khóc cho những tháng ngày lầm lỗi. Nó muốn được quay lại với những ngày tháng đó để lại được Chúa ngự vào lòng. Nghĩ vậy, Nó bỗng cảm thấy trong lòng ấm áp lạ thường, bởi vì Nó biết Thiên Chúa là Cha nhân hiền vẫn luôn luôn trông ngóng sự trở về của tất cả mọi hối nhân như Nó… Đúng vậy, mình sẽ giũ bỏ bụi bặm của những năm tháng qua để lại được đón Chúa vào lòng mình như xưa. Nó thầm nghĩ như vậy.
Trước đây, Nó đã để cho mạng nhện giăng đầy. Bụi trần đã bao bọc Nó. Vậy mà Nó chẳng nhận ra, chẳng chịu thanh tẩy bản thân. Chẳng mấy chốc, Nó trở nên hoen ố. Nó đã và đang đeo bám vào quá nhiều thứ, chẳng còn khoảng trống nào cho Chúa nữa. Còn Chúa thì vẫn yêu thương và đợi chờ Nó ngày ngày. Tình yêu thì đã cho đi rồi đấy, nhưng phải có “người nhận” thì mới là một tình yêu trọn vẹn. Tình yêu cho đi mà không người nhận, thì tình yêu ấy sẽ lại trở về với “người đã trao ban”. Thiên Chúa là Cha đã coi Nó như bạn hữu của Ngài (x. Ga 15,15), vậy mà Nó lại ngoảnh mặt đi, khước từ lời mời gọi yêu thương của Ngài để làm bạn với tội lỗi. Mặc dầu vậy, Ngài vẫn ở đó trông ngóng và chờ đợi sự trở về của Nó.
…Người thanh niên đọc được câu chuyện về chiếc Mặt Nhật, anh ta gặp thấy hình ảnh mình trong đó. “Đúng vậy, mỗi lần rước Mình Thánh Chúa vào lòng là ta trở nên chiếc Mặt Nhật để chiếu rọi tình yêu của Chúa cho những người anh em xung quanh.
Vậy mà, tháng ngày qua ta bỏ quên Chúa để bám víu vào tội lỗi. Ta thường xuyên để cho sự ích kỷ và lòng tham giăng kín tâm hồn. Cuộc sống của ta toàn là những toan tính về tiền tài, danh vọng. Hơn thế nữa, những bụi bẩn của sự nhỏ nhoi, của lòng ghen tị kéo ta ra xa Chúa. Tất cả những thứ đó làm đầy tràn quả tim nhỏ bé của ta. Chẳng nhẽ cả đời ta cứ theo đuổi những thứ hư vô đó ư? Vậy thì ta đâu còn khoảng trống nào để dành cho Chúa. Ta thật khờ dại”. Người thanh niên thầm nói với mình như vậy.
Thinh lặng một hồi lâu… Anh ta quyết đứng lên trở về với Chúa, để lại được nép mình vào trái tim yêu thương của Ngài. Người thanh niên ấy đã tìm đến với bí tích Giao Hòa. Ánh mắt anh ta rướm lệ vì hạnh phúc. Và rồi sau cơn giông trời lại hửng nắng chứa chan hy vọng, cỏ cây tươi xanh. Một mùa xuân thiêng liêng mới đang nở. Hương nắng mới chan hòa ấm cúng trong lòng người.
Hương vị của Tình Yêu vẫn tiếp tục tỏa lan khắp nơi, làm ấm lòng mọi trái tim những ai đang thổn thức. Muôn vạn thuở Ngài vẫn là Tình Yêu (X. 1Ga 4, 8). Ngài vẫn còn ở đó chờ đợi và gọi mời.
MÃ SỐ: 14-003
NẮNG MỚI
Ngôi làng nằm lọt thỏm giữa rừng thông xanh trải dài thăm thẳm. Chiều tàn! Những con chim kéo nhau về tổ, để lại bầu trời trơ trọi với gam màu tối. Những ánh lửa le lói sáng lên giữa màu đen của đại ngàn chiều hôm. “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh, gian khổ” , hi vọng ánh lên từ đêm đen!
Trong căn nhà nhỏ mới dựng tạm bợ sơ sài ở một góc làng, cha Tâm đang trầm tư trước Thánh thể. Dường như cha đang suy nghĩ nhiều lắm. Một tuần nay, cứ đêm về, khi những công việc bộn bề của một ngày kết thúc, cha Tâm lại ngồi trầm tư thất thần như vậy. Cha đang nói gì với Chúa? Có lẽ chỉ có cha và Chúa biết thôi. Ngoài kia, nhóm giáo dân ít ỏi đang tập trung cầu nguyện chung ở đài Đức Mẹ được đặt ngay giữa làng. Họ có biết những suy nghĩ của cha lúc này chăng?
– Cha, sao mấy hôm nay cha không cầu nguyện chung với bà con?
– Già đó hả! Già hướng dẫn mọi người đọc kinh giúp con, mấy nay con…con…
– Cha bị bệnh sao hả? Tui kêu mấy thằng thanh niên chở cha đi bệnh viện nghen!
– Không sao đâu già, con hơi mệt chút thôi! Cám ơn già!
– Dạ! Cha nghỉ ngơi, tui ra với bà con!
Tiếng của ông già Lý làm cha Tâm giật mình quay lại, trên gương mặt vẫn còn chút bần thần. Điều đó làm cho ông già lo vị linh mục trẻ bị bệnh nên mới hỏi “Cha bị bệnh sao hả? Tui nói mấy thằng thanh niên chở cha đi bệnh viện nghen?” Có lẽ ông không biết những ưu tư đang đan xen trong tâm hồn vị linh mục lúc này thật. Nhìn ông già lọm khọm bước về phía bà con giáo dân, cha thấy thương! Cha Tâm không biết nói sao với bà con đây! “Có nên nói cho họ suy nghĩ của mình không”, câu hỏi đó cứ vang mãi trong đầu vị linh mục trẻ. Nó bắt cha Tâm phải đắn đo, phải suy nghĩ, phải dằn vặt, phải lựa chọn! Giá như không xảy ra cơ sự như thế này thì…
Ngôi làng nhỏ, nơi cha Tâm về gieo hạt giống Tin Mừng vốn dĩ bình yên, người dân tuy nghèo nhưng chung sống với nhau chan hòa, đoàn kết. Hơn năm năm cha về đây, không có một cuộc ẩu đả, có chăng là ánh mắt hờn giận, vài lời nặng nhẹ giữa mấy chị em phụ nữ rồi thôi. Tưởng như cuộc sống êm ả trôi…. Ai ngờ đâu vào một ngày trung tuần tháng tư, một bọn côn đồ ở đâu đến đây, hà hiếp, cướp bóc tài sản của bà con nghèo. Nghĩ đến mà cha Tâm còn giật mình: Tiếng la hét thất thanh của chị em phụ nữ, tiếng ré khóc của mấy đứa trẻ, người già cầm tràng chuỗi lo lắng cầu xin cùng Đức Mẹ. Chỉ có đàn ông, trai tráng của làng ra chống cự với bọn chúng, nhưng cũng không làm gì được, bởi bọn chúng quá đông lại hung hãn. Lúc đó, đang cầu nguyện, cha cũng đành bỏ tràng chuỗi chạy ra ngoài xem có việc gì. Thấy cha, chúng bỏ đi. Đó là lần đầu tiên chúng đến gây sự.
Trời về khuya, mọi người đã về ngủ từ khi nào, ngôi làng chìm vào thinh lặng, chỉ còn nghe tiếng côn trùng rả rích, tiếng thở đều đặn của những con người hiền lành đang say ngủ sau một ngày lao động mệt nhọc. Có lắng tai tập trung lắm mới nhận ra tiếng thở đều đặn an nhiên ấy. Con cún nhà ai ngủ mớ kêu ăng ẳng! Vòm trời về đêm, trong trong, đôi ba chòm sao lấp lánh dõi về nhân thế, vạn vật. Một làn gió mát, êm dịu thổi qua làm cha Tâm cảm thấy dễ chịu hơn chút. Giá như cứ mãi thanh bình như đêm nay thì hay biết mấy! Đời là hạnh phúc khi ta vui vẻ đón nhận, là hạnh phúc khi ta thấy hạnh phúc. Vị linh mục trở về chiếc giường của mình, nhưng ngài không thể nào chợp mắt. Những hình ảnh đau thương, những tiếng hét thất thanh, tiếng trẻ con khóc lại kéo về chật tâm trí của vị mục tử trẻ. Nó làm đầu ngài đau buốt!
Sau cái lần đầu tiên ấy, thi thoảng chúng lại đến cướp phá xóm nghèo, lần sau hung hăng hơn lần trước! Có lần, chúng đánh cả cha Tâm, chỉ vì cha cố sức can ngăn không cho chúng hạ tượng Đức Mẹ, may mà thời còn ở chủng viện, cha có tham gia câu lạc bộ võ thuật nên không bị sao. Một hôm, cha gợi ý với dân làng chuyển đi nơi khác lập nghiệp, thì ngay đêm ấy, vừa ăn tối xong, già Lý xin gặp:
– Thưa cha, tui muốn thưa cha chuyện này, tui để trong bụng không được cha hà!
– Già cứ nói, con nghe hết!
– Hồi trưa, cha có gợi cho dân làng đi nơi khác lập nghiệp, nhưng mà…!
– Nhưng mà sao già?
– Cha cho tui nói thì tui mới dám nói
– Già cứ nói đi, con nghe mà, tuy mọi người gọi con là “cha” nhưng với con, con coi mọi người là anh chị em, già như ngoại của con vậy.
– Dạ, cám ơn cha, tụi tui ở đây thôi, không đi đâu cha à!
– Sao vậy?! (Cha Tâm tỏ vẻ ngạc nhiên)
– Thực sự dân làng không thể xa cái nương, cái rẫy, con nước được cha à! Huống hồ chi ở đây còn mồ mả ông cha mấy đời. Bỏ đi, tội các cụ lắm cha à.
– …..
– Tui biết, cha thương dân làng, cha sợ dân làng chịu khổ cực, mất mát bởi lũ mất dạy kia. Nhưng mà ông cha à, dân làng tụi tui không sợ khổ cực, không sợ chúng, mình còn Chúa, còn Đức Mẹ, có Chúa là có hết. Tui tin mình sẽ thắng cha hà!
– Cám ơn già, nghe già nói con cũng thấy vui chút đỉnh.
Hàn huyên với cha chán, ông già về, chỉ còn lại mình cha Tâm. Một ánh lửa vui lóe lên trong trái tim của vị mục tử trẻ, ngài thầm cầu nguyện “Tạ ơn Chúa, con không ngờ dân làng có đức tin vững vàng đến vậy”.
Dân làng không đi, cha Tâm cũng ở lại với bà con. Họ cùng sống trong Đức Tin, cùng đấu tranh chống lại côn đồ quấy rối. Đã mấy lần cha nhờ chính quyền can thiệp. Họ cũng đã đến trợ giúp vài lần, rồi thì họ cũng nản. Một lần ông Tư Bòn, bí thư xã, đến nói với cha:
– Chuyện của ông cha và giáo dân của ông cha, ông cha tự giải quyết đi, chúng tôi mệt rồi. Chúng tôi không can thiệp chuyện Giáo Hội của ông nữa đâu. Chúng tôi còn nhiều việc phải lo lắm. Ông cha thông cảm nghen!
Không phải cái thiện lúc nào cũng chiến thắng, có khi cái thiện phải thất bại, thất bại tạm thời, cái ác chiến thắng, chiến thắng tạm thời. Những cuộc “vật lộn” giữa chính và tà ngày một nhiều hơn. Xóm nhỏ không còn chút bình yên vốn có, không còn những đêm bình an cầu nguyện. Bọn côn đồ đó quá hung hăng, có lần chúng gọi cha Tâm bằng “thằng” và chúng dọa, nếu cha không đi khỏi cái làng này, nếu cha còn ở đây và can ngăn thì chúng sẽ san bằng nhà nguyện của cha. Một thằng trong bọn còn lộng ngôn thách thức “để thử Chúa của thằng Tâm mạnh hơn hay cái búa của tao mạnh hơn”. Vậy là chúng nhằm vào cha! Nhưng cha có thù oán với ai đâu, hay là chúng ghét bởi cha đã cảm hóa nhiều thanh niên hư hỏng, giúp các em hoàn lương?!
Những tưởng chúng chỉ nói rồi thôi, ai ngờ! Cũng vào một buổi chiều như chiều nay, khi những con chim bắt đầu bay về tổ. Cha Tâm đang dọn bàn thánh chuẩn bị cho thánh lễ thì nghe huyên náo, tiếng chửi bới, tiếng hỉgì sắp xảy ra. Chúng lại đến! Từ trong nhà nguyện, cha bình tĩnh bước ra và… Một cú đấm bất ngờ như trời giáng vô giữa mặt người mục tử, ngài ngã xuống. Đâu chỉ thế, chúng còn thi nhau đá vào người cha Tâm, vừa đá vừa văng tục. Cha chỉ còn biết ôm đầu quằn quại. Nhóm giáo dân ít ỏi, những hoa quả đầu mùa của cha như tức nước vỡ bờ, nhào lên chống chọi với chúng, số khác hối hả đưa cha về nhà già Lý, băng bó vết thương, những kỹ năng sơ cứu người bị thương mà cha đã từng dạy họ trước đó và đưa cha đi bệnh viện. Khi cha xuất viện về thì mọi sự đã rồi, ngôi nhà nguyện nhỏ giờ chỉ còn là một đống gạch vụn nát. Thế là hết! Mọi công sức của những con người lam lũ nơi đây bỏ ra vì yêu Chúa… thế là hết! Cha Tâm nhớ lại, lúc đó cha như không thể đứng trên đôi chân của mình nữa khi nhóm giáo dân ít ỏi của cha rơi những giọt nước mắt
– Chúng đông quá cha à, mình chống không lại (bà Sáu thưa)
– Con đã cố hết sức để bảo vệ nhà nguyện nhưng…(Anh Tư Sậu ngậm ngùi)
– Đám thanh niên cũng bị chúng đánh tơi tả, thằng A Nay bị gãy tay, thằng An mấy nay còn ê ẩm mình mẩy… ( già Lý nói)
Đây quả là một cú sốc lớn đối với một linh mục trẻ! Lúc đó, vòm trời như thể đổ sập xuống đầu cha Tâm. Ngày còn ở đệ tử viện cho đến khi được trao thánh chức linh mục, cha Tâm vẫn mơ về một tương lai đẹp đẽ, một hành trình truyền giáo theo lý tưởng của riêng mình. Cha vẫn mơ về ngôi làng, tiếng trẻ con đọc kinh ê a, người lớn hăng say cầu nguyện. Ở nơi đó, cha sẽ truyền đạt cho giáo dân hết những gì cha hiểu, cha học khi còn ở nhà dòng. Nhưng sự thật, công cuộc truyền giáo khó khăn hơn nhiều với suy nghĩ của cha. Nơi cha đến cũng có tiếng trẻ ê a kinh kệ, mọi người cũng hăng say cầu nguyện. Nhưng cha đâu lường trước được những khó khăn, những tai ương, những thử thách đón đường cha bất cứ lúc nào.
Tiếng đồng hồ tít tít báo mười hai giờ khuya, cha vẫn không thể ngủ được, tất cả những sự việc diễn ra mấy tháng nay cứ ám ảnh cha, cứ mỗi lần chợp mắt là những hình ảnh đau thương ấy lại hiện về. Nó làm đầu cha đau, nó làm cha có cảm giác như khó thở, thiếu oxi trong lồng ngực và nhói lên như một vết dao cứa vào con tim. Lá đơn xin thuyên chuyển đi nơi khác đã để sẵn trên bàn. Một tuần nay, cha cứ đắn đo mãi. Chiều nay, trong một phút chùng lòng, cha Tâm đã viết nó. “Ta không thể ở lại đây nữa, nếu ở đây, với cái đà này, ta có thể bị mất mạng bất cứ lúc nào. Dân làng không đi, ta sẽ ra đi. Ở đâu mà không truyền đạo được chứ!” cha đã thầm nghĩ như vậy. Nằm vắt tay lên trán, cha Tâm thầm mơ về một chân trời đầy tương lai, có nhà thờ, nhà xứ đàng hoàng “ngày mai, mình sẽ gởi đơn này lên xin với bề trên”.
Tiếng ông già Lý hôm nào chợt vang lên mơ hồ trong tâm trí: “mình còn Chúa, còn Đức Mẹ, có Chúa là có hết” làm cha Tâm chợt khựng lại và cảm thấy xấu hổ với những suy nghĩ của mình, “Sao mình đê hèn đến vậy! Sao mình ích kỉ vậy! Sao mình có thể…! Không thể được, mình phải ở lại…”. Hai khóe mắt cha chợt nhòe ướt. Lương tâm một mục tử của Chúa, không cho phép vị mục tử thoái lui trước khó khăn. Những hình ảnh của quá khứ lại kéo về đầy tâm trí của vị linh mục, trước mắt cha là hình ảnh của chính mình hơn năm năm về trước. Cái ngày được lãnh nhận thiên chức linh mục thật đẹp biết bao. Cha nhớ lại tất cả, những cử chỉ, những lời tuyên hứa. Lời nguyện thầm khi sấp mình trước cung thánh rõ như in “Chúa ơi, con mỏng dòn yếu đuối, nhưng con sẽ sẵn sàng đem tình yêu của Chúa đến với mọi người, con không sợ áp bức, con không sợ khó khăn, con chỉ sợ con lùi bước. Chúa ơi gìn giữ con.” Rồi cái ngày đầu tiên mới về ngôi làng nhỏ đơn sơ này, những ánh mắt lạ lẫm của trẻ thơ, những lời chào xã giao, câu làm quen, những phút giây bị “khớp” khi nói về Chúa cho mọi người... Thật dễ thương biết bao! Rồi những đêm cầu nguyện chung, những ngày cùng bà con gánh nước khiêng cây xây nhà nguyện, tiếng bi bô của mấy đứa trẻ tập nói…Tất cả những hình ảnh đó hiện lên trong cha rõ nét. Hình ảnh thằng cu Tin làm cha bật cười một mình. Thằng cu Tin thương “ông cố” lắm. lúc nào cũng chạy qua nhà “ông cố” để chơi, để chọc con nhồng kiểng của cha. Nó chưa gọi được “ông cố” bằng cái giọng ngọng líu của trẻ con ba tuổi, nó gọi cha là “ông chó”. Nhưng được cái nó ngoan ngoãn và vâng lời. Một điều đặc biệt làm cha nhớ mãi, đó là cái ngày cha xuất viện sau trận đánh nhau kinh hoàng kia. Đứng trước ngôi làng tan hoang vì bị phá, đứng trước ngôi nhà của Chúa bị đập nát, cha quặn thắt lòng. Một bạn trẻ ngập ngừng nhìn cha rồi nói:
– Con xin lỗi, con không thể bảo vệ nhà Chúa. Nhưng, cha yên tâm, nhà nguyện mất ta sẽ dựng lại, nhà bị phá, ta sẽ xây lai, còn niềm tin là còn tất cả, còn Chúa là còn tất cả cha à. Con tin Chúa, dân làng mình tin Chúa. Con tin Ngài không bỏ rơi chúng ta. Ông Trời có mắt cha à!
Nghĩ lại, cha thấy vừa xấu hổ vừa thấy vui! Nhìn lên tượng Giêsu chịu nạn, nhìn nét hiền dịu của Mẹ Maria, cha cảm thấy bình an hơn bao giờ hết. Từ giây phút đó, cha Tâm thấy mình có tất cả dù cha vừa mất tất cả. Câu nói của người thanh niên hôm nào cứ vang mãi trong tim, nó như quyện hòa vào máu vị linh mục, nó trở thành điều xác tín “còn niềm tin là còn tất cả, còn Chúa là còn tất cả”. Cha nhẹ nhàng xé lá đơn trên bàn và thiếp đi trong bình an.
Cha Tâm nghe có tiếng chim hót ngoài kia, tiếng trẻ con cười, tiếng ông già Lý hô một hai cho mấy đứa con nít tập thể dục. Cha Tâm tỉnh giấc, hơn tháng nay, cha mới có được một giấc ngủ ngon đến vậy. Cha nhìn lại mình, vừa xấu hổ, vừa hi vọng. Rồi đây, cha và bà con sẽ xây lại nhà nguyện mới, sẽ lại phải chống chọi với côn đồ kia. Nhưng điều đó có sao, có Chúa là có tất cả. Cha mở cửa, bước ra ngoài. Thằng Tin không biết từ đâu chạy đến bi bô “ông chó ơi ông chó, xíu nữa ông chó ạy con làm ấu Ánh Giá như anh hai hen ông chó”. Cha Tâm mỉm cười: “Ừ, ông cố sẽ dạy Tin làm dấu…” Mặt trời đã lên cao, những tia nắng của một ngày mới lại bắt đầu, những tia nắng chứa đựng hạnh phúc và hy vọng.
MÃ SỐ: 14-005
TÔI LÀ MỘT CỤC THAN LẺ LOI
Vào một ngày đen tối trong cuộc đời, với nỗi thất vọng, chán chường vì lời cầu nguyện của mình không được Chúa đoái nhận, Chúa dường như trở nên xa lạ trong tâm trí tôi. Tai Người như điếc lác đến nỗi không còn có thể nghe lời thống thiết kêu xin. Mắt Người xem ra chỉ còn thấy tội lỗi con người mà chấp tội. Những cám dỗ ấy cứ đeo bám tôi mãi khiến toàn thân tôi rã rời không hồi cứu vãn. Tôi chúi đầu, cặm cụi để đọc ngấu đọc nghiến những trang sách về Tâm lý trị liệu của Anselm Grun, một tác giả người Đức, viết rất hay về đời sống tâm linh mà tôi ưa thích. Nhưng lúc này nó trở thành một phế phẩm cho tâm hồn tôi. Sự trống rỗng của tâm hồn, sự đen tối của tâm linh cộng thêm một buổi chiều mưa khiến lòng tôi trở nên lạnh lùng và lạc lõng, lẻ loi và lầm lạc. Tôi đã quyết định tìm đến vị linh hướng trong nhà dòng. Tôi đến phòng riêng của ngài như những lần có vấn đề trước kia. Vừa gặp ngài, tinh thần tôi phấn chấn, tâm hồn được bình an và tấm lòng tôi cởi mở, tôi đã thổ lộ với ngài tất cả. Trầm lắng một hồi lâu, ngài ôn tồn lên tiếng:
– Điểm rối của con đó là thiếu sự nâng đỡ đức tin.
Rồi ngài kể cho tôi câu chuyện này:
Ở một Giáo xứ kia, có một cha xứ rất tận tụy, yêu thương hết tình chăm sóc quan tâm từng con chiên: ai dự lễ thường xuyên mỗi ngày, ai dự lễ Chúa Nhật…Cha nhận thấy có một ông cụ đã lâu không đến nhà thờ; hỏi ra mới biết ông có chuyện không hay với một ông trùm trong xứ nên bỏ lễ hai tuần nay. Cha xứ quyết định đích thân đến nhà ông xem sao. Vừa vào đến nhà, cha xứ chào ông, ông không nói lời nào. Thay vì mời cha vào nhà khách, ông lại kéo ghế đến lò sưởi, cả hai không nói một lời nhưng như hiểu hết mọi chuyện. Trong một chốc ngẫu hứng, vị linh mục đã làm một hình ảnh biểu tượng gây tác động mạnh lên tâm trí ông: ngài gắp ra một cục than rồi để trần trên đất, cả hai cùng quan sát. Một lát sau, cục than như mất lửa rồi tàn dần. Ngài lại gắp cục than đem về chỗ cũ trong lò lửa. Thế là nó cháy rực lên đến nỗi không còn thấy rõ nguyên hình cục than nữa. Ông như nhận ra con người mình trong hành động biểu tượng ấy. Ông như nhận ra thân phận mình là cục than lẻ loi, nước mắt giọt vắn giọt dài, ôm chầm lấy cha xứ và nói trong nghẹn ngào: “Thưa cha, từ nay con sẽ không bao giờ bỏ Chúa bỏ Mẹ nữa!”
Quay lại nhìn tôi, cha nói:
– Thân con như cục than đen đủi và khô khốc phải được đặt trong lò lửa vĩ đại là Giáo Hội. Hơn nữa, nó phải được đốt cháy trong lò lửa đại dương yêu thương của Thiên Chúa là Cha.
Tạm biệt ngài, tôi về phòng dọc theo hành lang, trong trí vẫn ám ảnh hình tượng cục than… Thình lình, tôi nghe tiếng vỡ vụn của một cái ly rơi xuống đất. Tôi trở lại phụ người anh em lượm lại những mảnh vụn, nhưng chẳng may, miểng sành đâm vào tay khiến tôi chảy máu. Anh hỏi:
– Có sao không ?
– Không sao. Tôi trả lời.
Về đến phòng, anh ấy mang đến cho tôi một bình oxy già. Tôi cám ơn và quay vào phòng, lòng tự nhủ: “Đúng là đức tin không có việc làm là đức tin chết, cục than không đặt vào lò lửa là một cục than trơ trọi, lẻ loi, không sức sống”. Và dần dà, tôi mới hiểu đức tin phải được diễn tả bằng hành động, cục than đốt cháy phải biết tỏa lan sức nóng cho mọi người. Chính hành động bác ái của người anh em trong dòng đã kích động niềm cảm thức thuộc về một cộng đồng trong tôi, rằng tôi không phải là một cục than lẻ loi. Cuối cùng, tôi đã được tái sinh từ khi nhận ra mình là cục than vô duyên.
Quả thật, tôi là cục than đen đủi, trơ trọi bước vào đời. Thánh vương David thật có lý khi nói:
“Lúc chào đời con đã vương lầm lỗi,
Đã mang tội khi mẹ mới hoài thai” (Tv 50,7)
Thế rồi, tôi đã được lãnh Bí tích Rửa tội. Cũng như bao kitô hữu khác, tôi được đặt trong lòng Giáo Hội là lò lửa vĩ đại; được đốt cháy trong tình yêu đại dương của Thiên Chúa là Cha. Mặc dù, tôi chẳng cảm nhận gì nhưng không vì thế mà lửa ấy lại không sưởi ấm lòng tôi. Tình Yêu nhưng không là thế! Vượt qua khỏi mọi cản trở của nhân loại để đến với nó và sống trong nó.
Trong những lúc gặp thử thách bị cám dỗ muốn bỏ Chúa, đức tin của tôi như vỡ vụn làm vương hại bản thân như mảnh vỡ và làm vương hại Giáo Hội cách nào đó. Hồng ân đức tin tôi đã lãnh nhận nhưng vẫn còn cần tái sinh từng ngày. Biểu tượng cục than, hay chiếc ly vỡ là những dấu chỉ Chúa đặt để trong hành trình đức tin hầu ta nhận ra dấu chứng tình thương của Chúa. Giờ đây, tôi mới hiểu phần nào câu nói của chị thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu: “Tất cả là hồng ân”. Khởi đi từ hồng ân đức tin rồi kéo dài suốt đời sống tôi là những dấu chứng và qua các Bí tích, tôi được tái sinh hằng ngày. Những lúc tôi phạm tội đã có Bí tích Giao Hòa gắn kết; những lúc tôi yếu mệt đã có Bí tích Thánh Thể tăng sức; những khi đau bệnh, liệt bại tôi đã có Bí tích Xức Dầu nâng đỡ… Tóm lại, Giáo Hội với vai trò là mẹ luôn có mặt trong mọi cảnh huống của cuộc đời tôi. Điều còn lại là cách mỗi người đáp trả với những nghĩa cử của Mẹ Giáo Hội.
Như thế, có thể nói, đức tin của mỗi người chỉ được sinh dưỡng và tăng trưởng trong lòng Mẹ Giáo Hội, như cục than chỉ được đốt cháy và lan tỏa trong lò lửa vĩ đại. Nếu đức tin được sinh động nhờ đức ái thì cũng là do Tình Yêu Thiên Chúa bao bọc chở che. Quả thật, không một nơi nào có dấu vết con người mà lại không có sự hiện diện yêu thương và ơn cứu độ của Thiên Chúa.
MÃ SỐ: 14-006
MÓN QUÀ BẤT NGỜ
Hai mẹ con Tèo sống tại một Giáo họ nhỏ, ở một vùng quê cách xa ánh đèn đô thị. Nay hai mẹ con phải mang lấy một cái tang bất ngờ: người chồng, người cha của họ ra đi lần cuối trong một cơn cảm lạnh do say rượu. Ông ra đi để lại người vợ và đứa con thơ chưa tròn 10 tuổi cùng với những tổn thương của “một ngôi nhà mất nóc”. Từ đây, hình ảnh một người đàn ông say rượu luôn là nỗi ám ảnh trong cuộc đời của Tèo.
Mỗi lần thấy Tèo trầm ngâm suy nghĩ, mẹ lại trấn an:
– Tương lai đang còn phía trước, không gì có thể cản bước tiến của con. Mẹ sẽ làm tất cả cho con khôn lớn thành người…
Câu nói ấy đã giúp Tèo lớn lên; xóa đi những mặc cảm thiệt thòi, quên đi những quá khứ đau thương và lấp đầy nỗi trống vắng thiếu cha. Những lời tâm nguyện ấy chưa kịp thấm vào tâm trí của một đứa trẻ hướng nội dễ mủi lòng thì tang thương lại đến.
Kể từ ngày bố mất đã được 3 năm, mẹ có nhiều giờ để đến sinh hoạt với hội đoàn của Giáo họ. Mỗi lần đi họp về, mẹ đều có quà: hôm thì cái bánh ngọt, lúc thì hộp chuối khô…Hỏi ra mới biết, trong lúc họ dùng bánh, mẹ xin phép về sớm hơn vì lý do có con nhỏ nhưng… thật ra, vì mẹ hy sinh không ăn, dành phần bánh cho con. Cũng như mọi ngày, trong lúc học bài, Tèo trông ngóng mẹ về. Nhưng lần này là một hung tin: mẹ đã bị đập đầu xuống đất ngất xỉu do một tên nhậu say tông vào.
Nỗi đau chồng chất nỗi khổ, tổn thương tiếp nối thê lương, như búa tạ trăm cân giáng xuống nền đất cũ, nay càng tan nát thê lương. Đời Tèo kéo lê một chuỗi ngày vô vọng, lời mẹ khi xưa lại vọng về: Mẹ sẽ làm tất cả cho con khôn lớn thành người…
Đúng hơn, sự ra đi của mẹ làm con không lớn nỗi thành người. Tèo tự nhủ thế và thiếp đi trong sự rã rời thống thiết. Sau đó, Tèo được các cô chú trong hội đoàn nâng đỡ và kể lại những điều mẹ Tèo rất hãnh diện về Tèo…Nhờ đó, Tèo dễ dàng vượt qua và tha thứ cho kẻ đã tông mẹ mình và làm cho mình đau khổ. Từ đây, Tèo lại có một người bố nuôi là vị “ân nhân” của mẹ mình.
Mặc dù, lo cho con ăn học nhưng ông vẫn chứng nào tật nấy; sớm say rượu, chiều say sưa, tối nằm bừa. Cảnh tượng ấy lại gợi Tèo nhớ về người cha năm xưa, hai mảnh đời hằn lên một vết thương. Thay vì cúi đầu chấp nhận số phận, Tèo quyết chí đứng lên, thoát ra khỏi cảnh “bóng rượu, hình men”. Cậu quyết định lên Sài gòn để tiếp tục con đường trí thức. Cậu đã đậu trường đại học Luật và một vị ân nhân giấu tên hứa sẽ giúp cậu ăn học thành tài. Tèo chia tay với bố nuôi nhưng lòng muốn cự tuyệt “men rượu”. Ông thương con nhưng không một lời biện hộ, chỉ cầu mong con sớm được như lòng sở nguyện.
Hơn 4 năm trôi qua, nay Tèo đã trở thành luật sư Lã Quốc Đạt, mở một trung tâm tư vấn chuyên về việc cai nghiện bằng phương pháp đọc Kinh Thánh do một linh mục dòng Chúa Cứu Thế đỡ đầu. Sự nghiệp ổn định, đã đến lúc anh cần một tình yêu sánh vai. Đạt đã cố đi tìm cho được người con gái như người mẹ lý tưởng năm xưa. Cuối cùng, anh đã quyết định kết hôn với Liên, một cô gái sâu sắc, chịu khó chịu nhọc, lại đồng cảnh ngộ với anh vì mất bố sớm. Sắp đến ngày cưới anh quyết định tổ chức tại Sài gòn cho tiện và chỉ mời một số người trong làng nhưng không báo cho bố nuôi tại quê nhà biết. Liên đã dùng nhiều lời thuyết phục Đạt:
– Anh yêu ! Em là một cô gái mất cha từ nhỏ. Điểm tựa của niềm tin và sự tự tin vào cuộc sống vắng bóng trong cuộc đời của em. Em đã vượt qua bằng cách ngắm nhìn những người cha của những đứa bạn mà tự an ủi mình. Trong số họ, cũng chẳng gương mẫu gì, nhưng sự hiện diện của người cha trong gia đình luôn là động lực giúp những đứa con sống hy sinh và quên mình. Chính khi những đứa con ấy thành đạt, những người cha này lại thay đổi cách sống vì vinh dự làm bố của “ông nọ bà kia”. Anh có quyền hy vọng một tương lai tốt đẹp hơn. Anh có thể…
Đạt tỏ ra bối rối và lo lắng, Liên tiếp tục tâm sự với sự hiểu biết và đồng cảm với trường hợp của người yêu:
– Hơn nữa, anh biết không ! Vị ân nhân gởi tiền hàng tháng cho anh ăn học là ai ?
Đạt cảm thấy bất lực vì không hiểu điều Liên vừa nói, ngỡ ngàng xen lẫn với lòng tự trọng, Đạt lắng nghe Liên tiếp tục giải bày:
– Vị ân nhân ấy chính là bố anh…còn tên trên bì thư là quí danh của một dì phước trong giáo xứ. Xin lỗi anh, em đã giấu anh điều này vì sợ anh bị chi phối bởi tình cảm mà không tiến xa được trên đường công danh. Anh đừng dập tắt tim đèn đang còn leo lét. Anh đừng dập tắt niềm hy vọng còn lại trong cuộc đời anh. Người cha phải là niềm vinh dự và hy vọng cho con cái. Bố anh là món quà Chúa trao trong cuộc đời bất hạnh của anh…Nhưng anh không phải là người bất hạnh vì anh đã có cha, rồi sẽ có vợ có con. Con anh cần một người để gọi là ông. Anh cần phải tôn trọng bố anh để con anh cũng biết cách tôn trọng anh. Bố anh là người đáng được kính trọng…
Đạt đã khóc như chưa từng được ai đồng cảm sâu sắc như vậy. Anh nghẹn ngào:
– Anh thật sự hạnh phúc vì có bố và có em.
Trong lúc mọi người tưng bừng, vui mừng để chuẩn bị cho ngày hạnh phúc. Cả cơ quan của Đạt và Liên rất đổi phấn khởi chúc mừng hai đứa xứng đôi vừa lứa. Điện thoại tự ngoài quê cũng liên tục gởi lời chúc mừng. Đến ngày cưới, mọi người đều tề tựu đông đủ nhưng lại không thấy sự hiện diện của bố. Chỉ thấy một lá thư chuyển tay gởi đến: hai con Đạt và Liên. Cuối ngày, sau khi tiệc rượu đã tàn, hai vợ chồng mới ngồi lại đếm tiền mừng rồi dừng lại khi bắt gặp lá thư của bố:
– Hai con Đạt và Liên thương nhớ ! Bố không thể hiện diện được trong ngày vui của hai con. Bố có chút quà gởi mừng hai con là một cái chân bị gẫy vì nhậu say ngã té và một lời hứa: tự nay, bố sẽ không bao giờ uống rượu nữa. Chào hai con. Hãy đón nhận món quà này và tha thứ cho bố…
Hai vợ chồng ôm nhau khóc nức nở vì hạnh phúc khi nhận được món quà bất ngờ.
Vài tuần sau, hai vợ chồng thu xếp về quê. Nỗi nhớ đắp đổi niềm vui, niềm vui kéo dài hạnh phúc và hạnh phúc vì đã thỏa lòng nhớ mong. Bố ôm con sau bao năm gặp lại…Đạt và Liên ở lại ít ngày để sống chung với bố và đi cảm ơn những người đã đến dự lễ cưới. Tay trong tay, bố con không cầm được nước mắt. Ngẹn ngào hồi lâu, Đạt lên tiếng:
– Cảm ơn bố cho chúng con món quà bất ngờ trong ngày cưới và giờ đây, càng ngạc nhiên hơn khi bố trở thành trưởng ban phòng chống cai nghiện rượu…Bố là niềm vinh dự cho chúng con !
Mã số: 14-007
SỢI DÂY CHUYỀN KHÔNG THÁNH GIÁ
Đêm cuối tuần, Sài Gòn như náo nhiệt hơn! Người vội vã trở về sau ca làm việc, kẻ hối hả xuống đường đi dạo phố. Tuấn hẹn tôi đêm nay tới vũ trường làm quen với anh Phương, trưởng phòng nhân sự công ty truyền thông CCM mà tôi đang dự tuyển. Thú thực, một người vừa tốt nghiệp như tôi khó có cơ hội vào làm việc cho một công ty lớn như CCM. Dù vậy, tôi vẫn nộp hồ sơ, với chút hy vọng cầu may. Vả lại, từ mấy tuần qua tôi đã rơi vào tình trạng chẳng còn gì để mất. Không kiếm được việc làm, tháng tới tôi biết lấy gì trang trải tiền nhà trọ, tiền điện nước, ăn uống sinh hoạt…. Lòng tôi rối bời trăn trở.
– Linh, gỡ ngay sợi dây chuyền ra khỏi cổ. - Tuấn đột nhiên yêu cầu tôi, giọng điệu như ra lệnh.
Tôi ngơ ngác.
– Sao lại phải như vậy? Nó chỉ là sợi dây bạc thôi mà!
– Nhưng tao nói mày bỏ ra hoặc mày đeo sợi dây đó thì cất cây thánh giá đi. Mày phải biết rằng chưa có ai theo đạo làm việc trong CCM. Hơn nữa, đi vũ trường, mày mang cây thánh giá như thế, người ta sẽ nghĩ gì về mày?
Tôi lưỡng lự:
– Thôi được. Tất cả vì công việc. Như thế này được chưa? Tao để cây thánh giá vào túi rồi đó.
– Ok!
¯¯¯
Cửa vũ trường Diamond lấp lánh đèn hoa. Tôi cùng Tuấn bước vào giữa tiếng nhạc đệm, tiếng nói cười của các cặp nam nữ. Trên sàn nhảy, hai cô gái đang múa cột uốn éo theo điệu nhạc.
– Xoảng…!
Hai thằng chạc 17 tuổi gây gổ gì đó, một thằng đập vỡ cái chai cầm nhăm nhăm trên tay. Nhìn cảnh tượng đó, tôi bàng hoàng, hai tay tôi hơi run rẩy, miệng thốt lên theo phản xạ tự nhiên: "Lạy Chúa!"
Vũ trường vẫn huyên náo. Mọi hoạt động tiếp diễn. Chuyện đánh đấm nhau ở đây là bình thường. Tôi lùi lại sau Tuấn, quyết định quay gót ra về.Thôi kệ, ngày mai đi phỏng vấn được thì được, không việc gì phải cầu cạnh người này người kia mà sa chân vào chốn vũ trường này.
Tôi chạy như bay ra phố, vẫy taxi trở về nhà trọ.
¯¯¯
– Anh là người Công Giáo? - Một phụ nữ trẻ dáng vẻ sang trọng trong số những người tuyển nhân viên hôm ấy hỏi tôi.
– Vâng, thưa chị! Tôi trả lời trong tâm trạng hồi hộp pha chút ngạc nhiên.
– À, không có gì! Vì tôi nhìn thấy anh mang thánh giá. Không ít người đeo thánh giá cho đẹp, nhưng nhìn anh, tôi nghĩ anh không như thế. Tại sao anh chọn công ty của chúng tôi?
– Vì công việc ở đây hợp với chuyên ngành của tôi.
– Anh đã từng viết cho tờ báo hay trang Web nào chưa?
– Tôi mới ra trường. Thời sinh viên, tôi mới chỉ viết vài ba bài cho trang Web của trường.
....
Chị nhìn tôi, trầm ngâm một lát rồi đột nhiên quay sang mấy người ngồi bên:
– Tôi chọn anh này. Anh ta sẽ làm việc cho văn phòng của tôi.
Mọi người ngẩn ra trước quyết định nhanh chóng của chị.
Vài hôm sau, qua Tuấn, người đã làm ở công ty này gần một năm, tôi biết chị chính là chủ tịch hội đồng quản trị. Ngày tôi dự tuyển, đích thân chị xuống phỏng vấn để tìm một thư ký riêng.
¯¯¯
Thời gian trôi đi, tôi quen dần với công việc và bắt đầu tích luỹ những kinh nghiệm trong ngành truyền thông. Ngày kia, sau buổi làm việc, tôi mở email và nhận được một thư điện tử, nội dung như sau:
Tôi cảm ơn anh rất nhiều! Anh là người tôi chưa biết mặt nhưng cũng là người đã đánh động con gái tôi từ bao năm bỏ quên nhà thờ, lãng quên Thiên Chúa, thậm chí không còn nhớ mình là người Công Giáo. Từ khi gặp anh, con gái tôi hồi tâm trở lại. Bây giờ nó tới nhà thờ dự lễ hàng tuần.
Con gái tôi đã viết cho tôi những dòng này:
"Con biết từ lâu mẹ mong con tới nhà thờ, mong con can đảm nhận mình là người tín hữu. Thật bất ngờ mẹ ạ! Từ khi tuyển anh chàng sinh viên Công Giáo mới ra trường vào làm việc cho công ty, nhìn cây thánh giá anh ta mang trên người, con đã thực sự suy nghĩ và tự hỏi: Tại sao anh ta không ngần ngại công khai đời sống tôn giáo? Là người Công Giáo có gì xấu mà bao lâu nay mình không dám tỏ lộ? Lần đầu tiên các nhân viên công ty thấy con nhận người Công Giáo vào làm việc. Họ không hề biết con cũng theo đạo. Anh chàng kia chẳng có gì chống lưng mà còn can đảm tuyên xưng Thiên Chúa, trong khi con có đầy đủ, mà vẫn sợ công khai đức tin của mình. Con cảm thấy hối tiếc! Phải chăng bao năm qua, những thành công của con đều do bàn tay Chúa sắp đặt? Vậy mà con đã lãng quên. Lẽ ra con phải hiểu điều này sớm hơn. Mẹ ạ, chắc chắn tuần sau con sẽ tới nhà thờ. Mẹ an tâm và giữ gìn sức khỏe, Giáng sinh này con sẽ sang thăm Mẹ!"
Anh biết không, tôi đã òa khóc vì sung sướng. Nhiều năm qua con gái tôi chỉ lo làm ăn, kiếm tiền và càng thành công thì dường như nó càng xa Chúa. Con gái tôi sợ công khai mình là người Công Giáo sẽ ảnh hưởng xấu tới các mối quan hệ làm ăn.
Tôi cảm ơn anh nhiều. Cảm ơn anh đã mang sợi dây chuyền có cây thánh giá đến công ty của con gái tôi. Cầu chúc anh luôn giữ vững niềm tin và thành đạt trong công việc!
Tôi ra về, lòng ngổn ngang suy nghĩ. Thì ra người gửi thư là mẹ của sếp, bà định cư ở Mỹ mà một vài lần sếp tôi nhắc đến. Thảo nào lúc đó chị nhìn tôi đầy tư lự, cái giây phút mà tôi lo lắng không biết mình có được nhận vào làm việc hay không. Tôi chợt nhớ thời sinh viên, tôi đã từng không dám nhận mình là người theo đạo. Một lần tôi về thăm nhà bạn ở miền quê; hôm đó, tôi ở lại ăn trưa cùng gia đình bạn. Gia đình vốn hiếu khách, thấy bạn của con từ thành phố về chơi nên thết đãi tươm tất. Nhà bạn tôi không cùng tôn giáo, nên tôi loay hoay tìm cơ hội âm thầm làm dấu thánh, đọc kinh trước bữa ăn. Chẳng lẽ tôi phải nói cả nhà đợi tôi đọc kinh cầu nguyện rồi mới ăn cơm? Tôi đành có một "sáng kiến": giả bộ chạy ra cầu ao rửa tay, lén lút làm dấu, rồi nhẩm thầm kinh Lạy Cha. Trời đất ơi! cứ như thời bách hại đạo vậy!
Xét cho cùng, con người ta ai cũng có lúc yếu đuối, nhưng tôi không hiểu sao mình yếu đuối tới mức phải che giấu niềm tin tôn giáo. Mãi khi gần tốt nghiệp, có lần nhân tiện nói về tôn giáo, tôi bộc lộ với bạn tôi mình là người Công Giáo. Với giọng điệu khá nghiêm túc pha chút cảm thông, anh bạn hỏi tôi: Đi đạo thì có gì là xấu mà cậu không dám nói? Từ đó, tôi không còn phải lo che giấu cây thánh giá mang trên người.
Tôi không nghĩ mình đã góp phần thay đổi đời sống tâm linh của sếp tôi. Chắc chắn sức tôi không thể làm được; nhưng đó là việc của Chúa, ngay cả chuyện của tôi cũng thế, mọi việc xảy ra luôn luôn qua một trung gian nào đó. Trong trường hợp của tôi, thông qua câu nói của người bạn không cùng tôn giáo, Chúa đã giúp tôi thay đổi cách sống đạo.
¯¯¯
Chiều cuối tuần được nghỉ việc, tôi theo anh bạn ngược về Quy Nhơn tham dự cuộc triển lãm tranh. Quy Nhơn đẹp hơn những gì tôi mường tượng. Con đường Trần Hưng Đạo dẫn lối vào nhà thờ Chính toà với những tà áo tha thướt đi về hướng giáo đường dự lễ. Ngắm những tán lá phượng xanh biếc xen giữa những chùm hoa rực lửa, rủ xuống hai bên đường, tôi thấy lòng mình xôn xao đến lạ. Không thơ mộng như Hà Nội, không ồn ã như Sài Gòn, Thành phố này có nét đặc trưng rất riêng mà anh bạn hoạ sĩ gọi là "rất Quy Nhơn". Nhịp theo từng bước chân, tôi lắng nghe tiếng chuông nhà thờ thong thả đổ hồi.
Nhìn theo những tà áo dài thấp thoáng trước mặt, tôi chợt nhận ra bóng dáng một phụ nữ quen quen, giống như chị trưởng phòng kế hoạch của công ty.
– Chị Tân! - Tôi gọi tên chị.
Đúng là chị Tân rồi. Chị quay lại nhìn tôi:
– Sao cậu ở đây?
– Em đi cùng anh bạn này, cuộc triển lãm tranh về thành phố Qui Nhơn ngày mai có tác phẩm của cậu ấy. Thế còn chị, sao chị lại ở đây?
– Đây là quê tôi. Tôi về dự lễ cưới của một người bà con trong họ; ngày mốt tôi trở lại Sài Gòn.
– Thế Chị đang đi ...!?
– Đi lễ. Tôi cũng là người Công Giáo như cậu đó. Nhưng ở công ty, tôi không dám để mọi người biết. Từ khi có cậu vào làm, tôi nhận ra sếp của mình cũng theo đạo. Thế là tôi không cần che giấu nữa.
Thì ra thế! Biết đâu trong công ty mình còn nhiều người theo đạo, tôi thầm nghĩ trong lòng.
– Hai cậu còn ở lại Quy Nhơn lâu không, tôi mời đến nhà chơi và thăm thành phố?
– Chắc không kịp chị ạ. Ngày mai triển lãm, tối mai chúng em trở lại Sài Gòn để bắt đầu tuần làm việc. Chúng em mời chị tới dự triển lãm ngày mai!
– Chắc chắn tôi sẽ tới. Và tôi cũng hy vọng trong tương lai các cậu không chỉ vẽ những tác phẩm nghệ thuật bên ngoài mà còn vẽ và triển lãm cả những tác phẩm tôn giáo nữa!
Tôi đưa chị tấm thiệp triển lãm. Cả ba chúng tôi cùng sải bước về hướng nhà thờ Chính toà. Niềm vui bừng sáng như nắng ấm lan toả trong tôi. Điều chị Tân mong ước, cả tôi và anh bạn hoạ sĩ có lẽ chưa bao giờ nghĩ tới.
¯¯¯
Đêm trên đất Quy Nhơn không khí thật trong lành. Gió biển lồng lộng thổi vào căn gác. Ca khúc "Biển Nhớ" từ góc phố xa xa vang vọng tới phòng tôi. Tôi trở mình qua lại. Không ngủ được. Tiếng chân người trên sàn nhà. Tiếng cọ quét trên giấy. Có lẽ anh bạn tôi đang mải mê vẽ phố biển Quy Nhơn. Tôi rón rén bước xuống cầu thang.
– Không ngủ à Phong? Mày đang vẽ thành phố Quy Nhơn hả?
– Không. Tao đang hoạ lại bức chân dung ông thánh Anrê Phú Yên mà hôm nay tao nhìn thấy ở nhà thờ. Mày không nhớ chị Tân nói gì sao? Chị hy vọng sẽ có những tranh vẽ tôn giáo trong triển lãm lần tới.
Ừ nhỉ! Tôi không nghĩ câu nói của chị có thể khơi nguồn cảm hứng cho anh bạn của mình. Tôi trở về phòng. Nghe câu hát phố biển lúc gần lúc xa. Đêm nghe phố Quy Nhơn thanh bình đến lạ. Tôi ngồi dậy viết thư cho mẹ, kể về chuyện cây thánh giá và sợi dây chuyền mà mẹ đã đeo vào cổ tôi từ những năm học cuối cấp. Tôi cũng kể cho mẹ biết về Qui Nhơn, thành phố biển thanh bình mà lần đầu tôi tới đã thấy thật thân thương. Chắc giờ này mẹ tôi đã ngủ sau khi lần chuỗi Mân côi. Ước gì tôi đang ở bên mẹ, tôi sẽ kể mẹ nghe thật nhiều chuyện cuộc sống của tôi.
Đêm. Quy Nhơn thật an bình!