VATICAN. Sáng Chúa Nhật Lễ Lá, ngày 13.4.2014, hàng chục ngàn người đã quy tụ về quảng trường Thánh Phêrô, Vatican để tham dự thánh lễ do Đức Thánh Cha chủ sự vào lúc 9h30. Thánh lễ này cũng được cử hành với ý hướng Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ 29 với chủ đề "Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó vì Nước Trời là của họ" (Mt 5,3). Theo truyền thống, sẽ có nghi thức trao chuyển thánh giá của ngày Quốc Tế Giới Trẻ và hình Mẹ Maria Salus Populi Romani từ các bạn trẻ Brazil đến các bạn trẻ Ba Lan, để mang tới Cracovia, nơi sẽ tổ chức Ngày Quốc Tế Giới Trẻ vào mùa hè năm 2016. Sau đó là Angelus như thường lệ.
Phụng vụ bắt đầu với việc làm phép lá truyền thống. Khoảng 300 nhành lá được tết rất đẹp và kỹ thuật bởi các nghệ nhân vùng Sanremo và Bordighera theo truyền thống cổ của Phụng Vụ Tây phương. Dành cho Đức Thánh Cha là chiếc lá được làm từ ba lá cọ lớn kết lại với nhau tượng trưng cho Chúa Ba Ngôi. Các nhành Ô-liu và hoa dùng để trang hoàng Quảng Trường Phêrô do vùng Puglia cung cấp. Khu vực chung quanh bút tháp được bố trí theo cách nhằm gợi nhắc về việc Đức Giêsu được mọi người chào đón khi tiến vào Giêrusalem. Gậy mục tử mà Đức Thánh Cha sử dụng được làm từ gỗ cây Ô-liu ở nhà tù Sanremo.
Lấy gợi hứng từ Bài Thương Khó theo thánh Matthêu, bài chia sẻ của Đức Thánh Cha gợi lên cho mọi người rất nhiều câu hỏi. Đức Thánh Cha đã nhắc lại toàn bộ những nhân vật xuất hiện trong Tin Mừng, từ khi Đức Giêsu bước vào thành cho đến khi Ngài được chôn cất trong mồ, với câu hỏi trọng tâm: Tôi là ai?
Sau đây là toàn bộ bài chia sẻ của ngài:
Tuần này bắt đầu với việc rước những nhành lá Ô-liu: tất cả mọi người chào đón Giêsu. Trẻ em, thanh thiếu niên ca hát, ngợi ca Đức Giêsu. Với tuần này, chúng ta tiến vào mầu nhiệm sự chết và phục sinh của Đức Giêsu. Chúng ta đã vừa nghe cuộc thương khó của Chúa: cuộc thương khó ấy đặt ra cho chúng ta một câu hỏi rất lý thú: tôi là ai? Tôi là ai trước Thiên Chúa của tôi? Tôi là ai, trước Giêsu Đấng tiến vào Ngày Lễ Vượt Qua ở Giêrusalem? Tôi có diễn tả niềm vui của tôi, tôi có chúc tụng Người không? Hay tôi đứng đàng xa? Tôi là ai trước Đức Giêsu đang chịu đau khổ? Chúng ta nghe thấy rất nhiều cái tên. Nhóm lãnh đạo, một số tư tế, Pharisêu, thầy thông luật đã quyết định giết Đức Giêsu. Họ chờ cơ hội để triệt hạ Người. Tôi có là một trong số họ không? Chúng ta cũng nghe một tên khác: Giuđa, 30 đồng bạc. Tôi có là Giuđa không? Chúng ta cũng nghe một số tên khác: các môn đệ chẳng hiểu gì cả, họ buồn ngủ khi Chúa đang chịu đau khổ.
Cuộc sống của tôi có buồn ngủ không? Tôi có giống các môn đệ, không hiểu điều gì là phản bội Giêsu không? Tôi có giống một số các môn đệ khác muốn giải quyết mọi chuyện với đao kiếm không? Tôi có giống Giuđa, kẻ giả vờ yêu và hôn Thầy mình để giao nộp Thầy, để phản bội Thầy không? Tôi có là kẻ phản bội không? Tôi có giống như các nhà lãnh đạo vội vàng triệu tập tòa án và tìm chứng gian không? Và giả như tôi có làm những điều này thì khi ấy tôi có tin là với những điều này tôi có thể cứu độ mọi dân không? Tôi có giống Philatô không, khi thấy tình cảnh khó khăn, thì rửa tay và chối bỏ trách nhiệm và để mặc cho người khác kết án - hay chính tôi kết ác - không? Tôi có giống đám đông, không biết gì cả nhưng lại đòi tha cho Barabba không? Với họ thì như nhau cả: nhưng hạ nhục Giêsu thì vui thú hơn.
Tôi có giống những tên lính đánh Chúa, đóng đinh Chúa, treo người lên, hạ nhục Người không? Tôi có giống ông Simon thành Cyrene, đi làm về, mệt mỏi nhưng có ý tốt giúp Chúa vác cây Thập giá không? Tôi có giống những người đi ngang qua thập giá và chế nhạo Giêsu không: Nào, cố lên! Xuống khỏi thập giá đi rồi chúng tôi sẽ tini vào ông!" Họ chế nhạo Giêsu. Tôi có giống những người phụ nữ can đảm, và giống như mẹ của Giêsu, đứng ở đó, hứng chịu bao đau khổ trong thinh lặng? Tôi có giống Giuse, người môn đệ ẩn danh, đã mang xác Giêsu với trọng tình yêu và đem đi chôn cất không? Tôi có giống những nhà lãnh đạo vào ngày hôm sau đi đến chỗ Philatô và nói: ""Thưa ngài, chúng tôi nhớ tên bịp bợm ấy khi còn sống có nói: "Sau ba ngày, Ta sẽ chỗi dậy". Vậy xin quan lớn truyền canh mộ kỹ càng cho đến ngày thứ ba, kẻo môn đệ hắm đến lấy trộm hắn đi, rồi phao với dân là hắn đã từ cõi chết chỗi dậy. Và như thế, chuyện bịp bợm cuối cùng này sẽ còn tệ hại hơn chuyện trước". Họ đóng cuộc sống mình lại, đóng ngôi mộ lại để bảo vệ học thuyết của mình để cuộc sống của mình không đi ra ngoài. Con tim của tôi đang ở đâu? Tôi thấy mình giống ai trong những người này? Những câu hỏi này sẽ theo chúng ta trong suốt tuần này."
Trong phần Lời nguyện giáo dân, có lời nguyện bằng tiếng Pháp cầu nguyện cho "những người bị bách hại vì đức tin" để "hiến tế tình yêu" của Chúa "có thể nâng đỡ sự trung tín và sự hiền lành của các Kitô hữu" trong cuộc thử thách. Lời nguyện bằng tiếng Hoa cầu cho hòa bình giữa các dân tộc và công lý trên thế giới.
Sau thánh lễ là nghi thức trao Thánh Giá và ảnh Đức Mẹ. Trước hết, Đức Thánh Cha gửi lời chào đến 250 giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân, những người đã tham gia vào Ngày Quốc Tế Giới Trẻ được Ủy Ban Giáo Hoàng về Giáo dân tổ chức. Ngày gặp gỡ thế giới lần tới được tổ chức vào tháng 7.2016 tại Cracovia với chủ đề "Phúc cho ai có lòng thương xót vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.” (Mt 5,7)
Đức Thánh Cha chia sẻ rằng: “Các bạn trẻ Brazil đã sớm chuyển cho các bạn trẻ Ba Lan cây Thánh Giá của ngày Giới Trẻ thế giới. Việc chuyển giao thánh giá cho giới trẻ đã được thực hiện 30 năm trước do Đức Chân Phức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thực hiện: ngài mời gọi họ hãy mang thánh giá ấy đi khắp thế giới như dấu chỉ tình yêu của Đức Kitô dành cho nhân loại. Ngày 27.4 sắp tới chúng ta vui mừng cử hành lễ phong thánh cho vị Giáo Hoàng này, cùng với Đức Gioan 23. Đức Gioan Phaolô 2, người đã khởi xướng Ngày Giới Trẻ Thế Giới, sẽ trở thành Đấng bảo trợ vĩ đại cho sự kiện này; trong sự hiệp thông với các thánh, ngài sẽ trở thành người cha và người bạn của tất cả các bạn trẻ trên khắp thế giới. Chúng ta hãy cùng cầu xin Chúa để cây Thập Giá, cùng với hình Mẹ Maria Salus Populi Romani, trở thành dấu chỉ niềm hy vọng dành cho tất cả mọi người, biểu lộ cho thế giới tình yêu chiến thắng của Đức Kitô.”
Sau chia sẻ của Đức Thánh Cha, các bạn trẻ trao thánh giá cho nhau. Thánh giá được dựng đứng giữa quảng trường cùng với ảnh Đức Mẹ. Sau cùng, Đức Thánh Cha gửi lời chào đến tất cả mọi người. Ngài đặc biệt nói đến sự kiện ngài sẽ đến Hàn Quốc vào tháng 8 tới để gặp gỡ các bạn trẻ ở Châu Á.
Thánh lễ và mọi nghi thức kết thức, sau khi đã thay phẩm phục, Đức Thánh Cha tiếp tục ra phía trước quảng trường để gặp gỡ, nói chuyện và chụp hình với các bạn trẻ trong tiếng hô vang và tiếng cười hạnh phúc của họ.
Phụng vụ bắt đầu với việc làm phép lá truyền thống. Khoảng 300 nhành lá được tết rất đẹp và kỹ thuật bởi các nghệ nhân vùng Sanremo và Bordighera theo truyền thống cổ của Phụng Vụ Tây phương. Dành cho Đức Thánh Cha là chiếc lá được làm từ ba lá cọ lớn kết lại với nhau tượng trưng cho Chúa Ba Ngôi. Các nhành Ô-liu và hoa dùng để trang hoàng Quảng Trường Phêrô do vùng Puglia cung cấp. Khu vực chung quanh bút tháp được bố trí theo cách nhằm gợi nhắc về việc Đức Giêsu được mọi người chào đón khi tiến vào Giêrusalem. Gậy mục tử mà Đức Thánh Cha sử dụng được làm từ gỗ cây Ô-liu ở nhà tù Sanremo.
Lấy gợi hứng từ Bài Thương Khó theo thánh Matthêu, bài chia sẻ của Đức Thánh Cha gợi lên cho mọi người rất nhiều câu hỏi. Đức Thánh Cha đã nhắc lại toàn bộ những nhân vật xuất hiện trong Tin Mừng, từ khi Đức Giêsu bước vào thành cho đến khi Ngài được chôn cất trong mồ, với câu hỏi trọng tâm: Tôi là ai?
Sau đây là toàn bộ bài chia sẻ của ngài:
Tuần này bắt đầu với việc rước những nhành lá Ô-liu: tất cả mọi người chào đón Giêsu. Trẻ em, thanh thiếu niên ca hát, ngợi ca Đức Giêsu. Với tuần này, chúng ta tiến vào mầu nhiệm sự chết và phục sinh của Đức Giêsu. Chúng ta đã vừa nghe cuộc thương khó của Chúa: cuộc thương khó ấy đặt ra cho chúng ta một câu hỏi rất lý thú: tôi là ai? Tôi là ai trước Thiên Chúa của tôi? Tôi là ai, trước Giêsu Đấng tiến vào Ngày Lễ Vượt Qua ở Giêrusalem? Tôi có diễn tả niềm vui của tôi, tôi có chúc tụng Người không? Hay tôi đứng đàng xa? Tôi là ai trước Đức Giêsu đang chịu đau khổ? Chúng ta nghe thấy rất nhiều cái tên. Nhóm lãnh đạo, một số tư tế, Pharisêu, thầy thông luật đã quyết định giết Đức Giêsu. Họ chờ cơ hội để triệt hạ Người. Tôi có là một trong số họ không? Chúng ta cũng nghe một tên khác: Giuđa, 30 đồng bạc. Tôi có là Giuđa không? Chúng ta cũng nghe một số tên khác: các môn đệ chẳng hiểu gì cả, họ buồn ngủ khi Chúa đang chịu đau khổ.
Cuộc sống của tôi có buồn ngủ không? Tôi có giống các môn đệ, không hiểu điều gì là phản bội Giêsu không? Tôi có giống một số các môn đệ khác muốn giải quyết mọi chuyện với đao kiếm không? Tôi có giống Giuđa, kẻ giả vờ yêu và hôn Thầy mình để giao nộp Thầy, để phản bội Thầy không? Tôi có là kẻ phản bội không? Tôi có giống như các nhà lãnh đạo vội vàng triệu tập tòa án và tìm chứng gian không? Và giả như tôi có làm những điều này thì khi ấy tôi có tin là với những điều này tôi có thể cứu độ mọi dân không? Tôi có giống Philatô không, khi thấy tình cảnh khó khăn, thì rửa tay và chối bỏ trách nhiệm và để mặc cho người khác kết án - hay chính tôi kết ác - không? Tôi có giống đám đông, không biết gì cả nhưng lại đòi tha cho Barabba không? Với họ thì như nhau cả: nhưng hạ nhục Giêsu thì vui thú hơn.
Tôi có giống những tên lính đánh Chúa, đóng đinh Chúa, treo người lên, hạ nhục Người không? Tôi có giống ông Simon thành Cyrene, đi làm về, mệt mỏi nhưng có ý tốt giúp Chúa vác cây Thập giá không? Tôi có giống những người đi ngang qua thập giá và chế nhạo Giêsu không: Nào, cố lên! Xuống khỏi thập giá đi rồi chúng tôi sẽ tini vào ông!" Họ chế nhạo Giêsu. Tôi có giống những người phụ nữ can đảm, và giống như mẹ của Giêsu, đứng ở đó, hứng chịu bao đau khổ trong thinh lặng? Tôi có giống Giuse, người môn đệ ẩn danh, đã mang xác Giêsu với trọng tình yêu và đem đi chôn cất không? Tôi có giống những nhà lãnh đạo vào ngày hôm sau đi đến chỗ Philatô và nói: ""Thưa ngài, chúng tôi nhớ tên bịp bợm ấy khi còn sống có nói: "Sau ba ngày, Ta sẽ chỗi dậy". Vậy xin quan lớn truyền canh mộ kỹ càng cho đến ngày thứ ba, kẻo môn đệ hắm đến lấy trộm hắn đi, rồi phao với dân là hắn đã từ cõi chết chỗi dậy. Và như thế, chuyện bịp bợm cuối cùng này sẽ còn tệ hại hơn chuyện trước". Họ đóng cuộc sống mình lại, đóng ngôi mộ lại để bảo vệ học thuyết của mình để cuộc sống của mình không đi ra ngoài. Con tim của tôi đang ở đâu? Tôi thấy mình giống ai trong những người này? Những câu hỏi này sẽ theo chúng ta trong suốt tuần này."
Trong phần Lời nguyện giáo dân, có lời nguyện bằng tiếng Pháp cầu nguyện cho "những người bị bách hại vì đức tin" để "hiến tế tình yêu" của Chúa "có thể nâng đỡ sự trung tín và sự hiền lành của các Kitô hữu" trong cuộc thử thách. Lời nguyện bằng tiếng Hoa cầu cho hòa bình giữa các dân tộc và công lý trên thế giới.
Sau thánh lễ là nghi thức trao Thánh Giá và ảnh Đức Mẹ. Trước hết, Đức Thánh Cha gửi lời chào đến 250 giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân, những người đã tham gia vào Ngày Quốc Tế Giới Trẻ được Ủy Ban Giáo Hoàng về Giáo dân tổ chức. Ngày gặp gỡ thế giới lần tới được tổ chức vào tháng 7.2016 tại Cracovia với chủ đề "Phúc cho ai có lòng thương xót vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.” (Mt 5,7)
Đức Thánh Cha chia sẻ rằng: “Các bạn trẻ Brazil đã sớm chuyển cho các bạn trẻ Ba Lan cây Thánh Giá của ngày Giới Trẻ thế giới. Việc chuyển giao thánh giá cho giới trẻ đã được thực hiện 30 năm trước do Đức Chân Phức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thực hiện: ngài mời gọi họ hãy mang thánh giá ấy đi khắp thế giới như dấu chỉ tình yêu của Đức Kitô dành cho nhân loại. Ngày 27.4 sắp tới chúng ta vui mừng cử hành lễ phong thánh cho vị Giáo Hoàng này, cùng với Đức Gioan 23. Đức Gioan Phaolô 2, người đã khởi xướng Ngày Giới Trẻ Thế Giới, sẽ trở thành Đấng bảo trợ vĩ đại cho sự kiện này; trong sự hiệp thông với các thánh, ngài sẽ trở thành người cha và người bạn của tất cả các bạn trẻ trên khắp thế giới. Chúng ta hãy cùng cầu xin Chúa để cây Thập Giá, cùng với hình Mẹ Maria Salus Populi Romani, trở thành dấu chỉ niềm hy vọng dành cho tất cả mọi người, biểu lộ cho thế giới tình yêu chiến thắng của Đức Kitô.”
Sau chia sẻ của Đức Thánh Cha, các bạn trẻ trao thánh giá cho nhau. Thánh giá được dựng đứng giữa quảng trường cùng với ảnh Đức Mẹ. Sau cùng, Đức Thánh Cha gửi lời chào đến tất cả mọi người. Ngài đặc biệt nói đến sự kiện ngài sẽ đến Hàn Quốc vào tháng 8 tới để gặp gỡ các bạn trẻ ở Châu Á.
Thánh lễ và mọi nghi thức kết thức, sau khi đã thay phẩm phục, Đức Thánh Cha tiếp tục ra phía trước quảng trường để gặp gỡ, nói chuyện và chụp hình với các bạn trẻ trong tiếng hô vang và tiếng cười hạnh phúc của họ.