Cổ võ công ích quốc tế
VATICAN (ZENIT.org).- Nhân ngày mừng Ngân Khánh Giáo Hoàng, Ðức Thánh Cha một lần nữa lên tiếng "Một liên minh quốc tế chống đói" nhất là kêu gọi giúp đỡ châu Phi.
Ðức Giáo Hoàng đã gởi một sứ điệp về chủ đề của Ngày thế giới chống đói 2003 tới ông Jacques Diouf, Tổng Giám đốc tổ chức Lương Nông Quốc Tế của Liên Hiệp Quốc.
Ðức Thánh Cha viết "Với nhiều cơ chế và những tổ chức này Giáo hội mong muốn đóng một vai trò trong liên minh "thế giới" này chống đói bằng cách cam kết cổ võ tình liên đới".
Như vậy Ðức Giáo Hoàng xin "các công đồng kitô hữu, các tín hữu và tất cả những người nam và nữ có thiện chí sống và làm việc để phuc vụ những người nghèo và đói hơn nữa, ngõ hầu cụ thể hóa một sự hoà giải thật sự giữa các cá nhân và dân tộc".
"Những con người ngày càng ý thức về sự cần thiết kết hợp các ý hướng và hành động, theo gương Giáo hội chia sẻ những hy vọng và những đau khổ của nhân loại".
Đức Gioan Phaolô II nói thêm “trong dịp này của Ngày Thế giới chống đói, điều đó khuyến khích tôi đưa ra một lời kêu gọi mới ủng hộ "Liên minh chống đói", một "liên minh" phải kín mục sức mạnh của mình từ một sự hiểu biết mới mẻ về những tương quan đa phần, sự hiểu biết dựa trên ý niệm cộng đồng quốc tế, với tư cách "những gia đình các nước", có trách nhiệm dấn thân vào công ích quốc tế".
"Việc cử hành Ngày Thế giới chống đói mời chúng ta suy nghĩ về sự kiện là nạn đói và thiếu dinh dưỡng hằng ngày hăm dọa sự sống của nhiều anh chị em chúng ta. Thực tại phũ phàng này là nguồn gốc sinh ra những chia rẽ giữa các cá nhân, những nhóm xã hội, những công đồng và những nước, thực tại đó rút ngắn khoảng cách đã hiện hữu trong nhũng mức độ phát triển và thời gian sống trong một số vùng thế giới".
Ðức Giáo Hoàng tố cáo những nguyên nhân của "hiện tượng nghéo đói tủi cực này", giữa những nguyên nhân khác có "sự quản lý tồi và sự bành trướng những hệ thống ý thức hệ và chính trị rất xa quan điểm liên đới".
Ðức Giáo Hoàng nhấn mạnh "Tôi nghĩ cách riêng đến châu Phi nơi tình huống vẫn còn rất nghiêm trọng: sự thiếu ăn, những vụ xung đột, những dịch tả và những sự di dân liên tục"
VATICAN (ZENIT.org).- Nhân ngày mừng Ngân Khánh Giáo Hoàng, Ðức Thánh Cha một lần nữa lên tiếng "Một liên minh quốc tế chống đói" nhất là kêu gọi giúp đỡ châu Phi.
Ðức Giáo Hoàng đã gởi một sứ điệp về chủ đề của Ngày thế giới chống đói 2003 tới ông Jacques Diouf, Tổng Giám đốc tổ chức Lương Nông Quốc Tế của Liên Hiệp Quốc.
Ðức Thánh Cha viết "Với nhiều cơ chế và những tổ chức này Giáo hội mong muốn đóng một vai trò trong liên minh "thế giới" này chống đói bằng cách cam kết cổ võ tình liên đới".
Như vậy Ðức Giáo Hoàng xin "các công đồng kitô hữu, các tín hữu và tất cả những người nam và nữ có thiện chí sống và làm việc để phuc vụ những người nghèo và đói hơn nữa, ngõ hầu cụ thể hóa một sự hoà giải thật sự giữa các cá nhân và dân tộc".
"Những con người ngày càng ý thức về sự cần thiết kết hợp các ý hướng và hành động, theo gương Giáo hội chia sẻ những hy vọng và những đau khổ của nhân loại".
Đức Gioan Phaolô II nói thêm “trong dịp này của Ngày Thế giới chống đói, điều đó khuyến khích tôi đưa ra một lời kêu gọi mới ủng hộ "Liên minh chống đói", một "liên minh" phải kín mục sức mạnh của mình từ một sự hiểu biết mới mẻ về những tương quan đa phần, sự hiểu biết dựa trên ý niệm cộng đồng quốc tế, với tư cách "những gia đình các nước", có trách nhiệm dấn thân vào công ích quốc tế".
"Việc cử hành Ngày Thế giới chống đói mời chúng ta suy nghĩ về sự kiện là nạn đói và thiếu dinh dưỡng hằng ngày hăm dọa sự sống của nhiều anh chị em chúng ta. Thực tại phũ phàng này là nguồn gốc sinh ra những chia rẽ giữa các cá nhân, những nhóm xã hội, những công đồng và những nước, thực tại đó rút ngắn khoảng cách đã hiện hữu trong nhũng mức độ phát triển và thời gian sống trong một số vùng thế giới".
Ðức Giáo Hoàng tố cáo những nguyên nhân của "hiện tượng nghéo đói tủi cực này", giữa những nguyên nhân khác có "sự quản lý tồi và sự bành trướng những hệ thống ý thức hệ và chính trị rất xa quan điểm liên đới".
Ðức Giáo Hoàng nhấn mạnh "Tôi nghĩ cách riêng đến châu Phi nơi tình huống vẫn còn rất nghiêm trọng: sự thiếu ăn, những vụ xung đột, những dịch tả và những sự di dân liên tục"