Từ khả năng thống nhất hai miền Triều Tiên, cho đến ý tưởng về một cuộc "chiến chính đáng" chống lại quân khủng bố Hồi Giáo IS đang bách hại tàn bạo các nhóm thiểu số tại Iraq, cũng như chuyến viếng thăm sắp tới của ngài tại Albania và những vấn đề khác đã là chủ đề được các ký giả nêu ra với Đức Thánh Cha trong cuộc họp báo kéo dài hơn một giờ trên chuyến bay trở về từ Hàn Quốc.
"Ở đâu có những tấn kích bất công tôi chỉ có thể nói rằng thật là hợp pháp để ngăn chặn những kẻ tấn công bất chính. Tôi nhấn mạnh từ ‘ngăn chặn’. Tôi không nói rằng 'ném bom' hoặc 'gây chiến’ nhưng ‘ngăn chặn người đó’. Những phương thế để ngăn chặn hắn phải được đánh giá. Ngăn chặn kẻ gây hấn là hợp pháp. "
Đức Thánh Cha Phanxicô đã rất cẩn trọng với những từ ngữ được dùng vì cái từ "hắn", và "kẻ tấn công bất chính" mà ngài đề cập đến ám chỉ Abu Bakr al-Baghdadi là kẻ hôm 29 tháng 6 đã tự xức dầu cho mình là "khalip", là “Đấng Thống Lĩnh Các Tín Đồ” với “tước hiệu” là Ibrahim. Một kẻ được nhiều người đánh giá là nguy hiểm hơn Osama Bin Laden rất nhiều lần.
Những vụ đóng đinh các tín hữu Kitô, chặt đầu và hành quyết hàng loạt những người đàn ông, những vụ bắt cóc phụ nữ để làm nô lệ tình dục cho cái gọi là những chiến binh thánh chiến, sự hủy diệt các nền văn minh cổ đại và các nền văn hóa, từ các bức tượng Assyria của người Yazidi, đến những hình thức đe dọa có hệ thống, tống tiền và giết hại các Kitô hữu, tất cả đều có một mục đích người ta không thể bỏ qua:
“Đấng Thống Lĩnh Các Tín Đồ” Ibrahim, muốn kích động một cuộc thập tự chinh chống lại Nhà nước Hồi giáo thế kỷ 21 do hắn ta dựng lên. Hắn muốn buộc những kẻ thù của mình phải lao vào một cuộc chiến tranh tôn giáo có khả năng kích động bản năng hoài niệm quá khứ huy hoàng thời Trung Cổ, lòng mơ tưởng đến những ngày vinh quang của Hồi giáo, vẫn tiềm tàng trong con tim của nhiều người Hồi giáo trên toàn thế giới. Và trong tất cả mọi khía cạnh đã có những dấu chỉ cho thấy hắn đang rất thành công.
Bộ ngoại giao Úc Đại Lợi ghi nhận có ít nhất là 61 người Úc gốc Trung Đông đã từ bỏ doanh nghiệp, và công ăn việc làm của mình trên mảnh đất Úc giàu có để quay lại Iraq và Syria tham gia trong đội quân thánh chiến của “Đấng Thống Lĩnh Các Tín Đồ” Ibrahim. Trong khi đó, cựu thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki đã có lần cho biết là tình báo Iraq có những bằng cớ cho thấy trương mục của “Đấng Thống Lĩnh Các Tín Đồ” Ibrahim có đến hàng mấy chục tỉ đô la tiền quyên góp được từ các nước Hồi Giáo Sunni trong vùng, là điều mà Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã cảnh cáo trong nghị quyết 2161.
“Đấng Thống Lĩnh Các Tín Đồ” Ibrahim tinh ranh đến mức dành cho những kẻ thù của hắn ta rất ít những lựa chọn. Thật vậy, với mỗi quả bom Mỹ được thả xuống, với mỗi chiếc may bay không người lái trên các lãnh thổ bọn IS đã chinh phục, “Đấng Thống Lĩnh Các Tín Đồ” Ibrahim đến gần hơn mục tiêu hắn trông đợi một chút.
Tại Anh, thủ tướng David Cameron nói với tờ The Sunday Telegraph: “Nếu chúng ta không hành động để ngăn chặn sự tấn công của phong trào khủng bố đặc biệt nguy hiểm này, nó sẽ chỉ phát triển mạnh mẽ và đến một lúc nào đó nó có thể tấn công chúng ta ngay trên các đường phố của nước Anh.”
Tất cả điều này làm hài lòng “Đấng Thống Lĩnh Các Tín Đồ” Ibrahim, người đã có khả năng chuyển hóa bản thân và những người theo hắn từ một nhóm cuồng tín trong vùng sa mạc Syria và Iraq chỉ một vài năm thành một lực lượng ngày nay đang thách thức toàn bộ thế giới.
Khi Abu Bakr al-Baghdadi tuyên bố thành lập Nhà nước Hồi giáo vào cuối tháng Sáu, hắn không che đậy ý đồ khơi lên một cuộc thánh chiến với những hình ảnh rất Trung cổ:
"Hỡi các chiến binh mujahidin theo con đường của Allah, những người là tu sĩ trong đêm và là hiệp sĩ ban ngày, hãy giơ cánh tay lên, cầm vũ khí, hỡi các chiến binh của Nhà nước Hồi giáo! hãy chiến đấu, và chiến đấu!.
Không lâu đâu, với sự cho phép của Allah, sẽ có một ngày người Hồi giáo sẽ rảo bước khắp mọi nơi như một vị tôn sư, đầy danh dự, được tôn kính, được ngẩng cao đầu đầy trọng vọng. Bất cứ ai dám xúc phạm đến anh em sẽ bị xử nặng, và bất kỳ kẻ nào dám ra tay làm hại anh em thì tay nó sẽ bị cắt bỏ. Chúng ta phải cho thế giới biết rằng chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên mới... Thế giới ngày nay đã được chia thành hai phe và hai chiến hào, không có phe thứ ba. Chỉ có hai phe là phe Hồi giáo và đức tin, và phe của bọn kufr (hoài nghi) và đạo đức giả. Phe của người Hồi giáo, của các chiến binh mujahidin phải tấn công ở khắp mọi nơi, vào phe của người Do Thái, là những kẻ xâm lược, và đồng minh của chúng, cùng với phần còn lại của thế giới của những kẻ ngoại đạo, được dẫn dắt bởi Mỹ và Nga, và được giật dây bởi người Do Thái.
Hãy tấn công và anh em sẽ chinh phục Roma và sở hữu thế giới, nếu Allah muốn."
Abu Bakr al-Baghdadi và quân khủng bố Hồi Giáo IS phải bị ngăn chặn nhưng “những phương thế để ngăn chặn hắn phải được đánh giá”, hắn phải bị chính các nhà lãnh đạo Hồi Giáo lên án trước hết để đừng xảy ra những vụ nổ bom tự sát ào ạt tại các đường phố, trên những máy bay, xe buýt và đường hầm xe điện tại Paris, London, và khắp nơi trên thế giới.
“Tình trạng thê thảm của các tín hữu Kitô, của những người Yazidis và các cộng đồng tôn giáo và chủng tộc thiểu số tại Iraq đòi phải có một lập trường minh bạch và can đảm từ phía các vị lãnh đạo tôn giáo, nhất là Hồi giáo, những người dấn thân trong cuộc đối thoại liên tôn và tất cả mọi người thiện chí. Tất cả phải đồng thanh quyết liệt lên án những tội ác vừa nói và tố giác việc lạm dụng tôn giáo để biện minh cho những việc làm ấy. Nếu không như thế thì các tôn giáo này, các tín đồ và thủ lãnh của họ còn có gì đáng cho người ta tin? Cuộc đối thoại liên tôn đã được kiên nhẫn theo đuổi trong những năm qua còn chút uy tín nào nữa không?” (Tuyên ngôn của Hội Đồng Tòa Thánh về Đối Thoại Liên Tôn).
Đức Thánh Cha Phanxicô đã rất cẩn trọng với những từ ngữ được dùng vì cái từ "hắn", và "kẻ tấn công bất chính" mà ngài đề cập đến ám chỉ Abu Bakr al-Baghdadi là kẻ hôm 29 tháng 6 đã tự xức dầu cho mình là "khalip", là “Đấng Thống Lĩnh Các Tín Đồ” với “tước hiệu” là Ibrahim. Một kẻ được nhiều người đánh giá là nguy hiểm hơn Osama Bin Laden rất nhiều lần.
Những vụ đóng đinh các tín hữu Kitô, chặt đầu và hành quyết hàng loạt những người đàn ông, những vụ bắt cóc phụ nữ để làm nô lệ tình dục cho cái gọi là những chiến binh thánh chiến, sự hủy diệt các nền văn minh cổ đại và các nền văn hóa, từ các bức tượng Assyria của người Yazidi, đến những hình thức đe dọa có hệ thống, tống tiền và giết hại các Kitô hữu, tất cả đều có một mục đích người ta không thể bỏ qua:
“Đấng Thống Lĩnh Các Tín Đồ” Ibrahim, muốn kích động một cuộc thập tự chinh chống lại Nhà nước Hồi giáo thế kỷ 21 do hắn ta dựng lên. Hắn muốn buộc những kẻ thù của mình phải lao vào một cuộc chiến tranh tôn giáo có khả năng kích động bản năng hoài niệm quá khứ huy hoàng thời Trung Cổ, lòng mơ tưởng đến những ngày vinh quang của Hồi giáo, vẫn tiềm tàng trong con tim của nhiều người Hồi giáo trên toàn thế giới. Và trong tất cả mọi khía cạnh đã có những dấu chỉ cho thấy hắn đang rất thành công.
Bộ ngoại giao Úc Đại Lợi ghi nhận có ít nhất là 61 người Úc gốc Trung Đông đã từ bỏ doanh nghiệp, và công ăn việc làm của mình trên mảnh đất Úc giàu có để quay lại Iraq và Syria tham gia trong đội quân thánh chiến của “Đấng Thống Lĩnh Các Tín Đồ” Ibrahim. Trong khi đó, cựu thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki đã có lần cho biết là tình báo Iraq có những bằng cớ cho thấy trương mục của “Đấng Thống Lĩnh Các Tín Đồ” Ibrahim có đến hàng mấy chục tỉ đô la tiền quyên góp được từ các nước Hồi Giáo Sunni trong vùng, là điều mà Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã cảnh cáo trong nghị quyết 2161.
“Đấng Thống Lĩnh Các Tín Đồ” Ibrahim tinh ranh đến mức dành cho những kẻ thù của hắn ta rất ít những lựa chọn. Thật vậy, với mỗi quả bom Mỹ được thả xuống, với mỗi chiếc may bay không người lái trên các lãnh thổ bọn IS đã chinh phục, “Đấng Thống Lĩnh Các Tín Đồ” Ibrahim đến gần hơn mục tiêu hắn trông đợi một chút.
Tại Anh, thủ tướng David Cameron nói với tờ The Sunday Telegraph: “Nếu chúng ta không hành động để ngăn chặn sự tấn công của phong trào khủng bố đặc biệt nguy hiểm này, nó sẽ chỉ phát triển mạnh mẽ và đến một lúc nào đó nó có thể tấn công chúng ta ngay trên các đường phố của nước Anh.”
Tất cả điều này làm hài lòng “Đấng Thống Lĩnh Các Tín Đồ” Ibrahim, người đã có khả năng chuyển hóa bản thân và những người theo hắn từ một nhóm cuồng tín trong vùng sa mạc Syria và Iraq chỉ một vài năm thành một lực lượng ngày nay đang thách thức toàn bộ thế giới.
Khi Abu Bakr al-Baghdadi tuyên bố thành lập Nhà nước Hồi giáo vào cuối tháng Sáu, hắn không che đậy ý đồ khơi lên một cuộc thánh chiến với những hình ảnh rất Trung cổ:
"Hỡi các chiến binh mujahidin theo con đường của Allah, những người là tu sĩ trong đêm và là hiệp sĩ ban ngày, hãy giơ cánh tay lên, cầm vũ khí, hỡi các chiến binh của Nhà nước Hồi giáo! hãy chiến đấu, và chiến đấu!.
Không lâu đâu, với sự cho phép của Allah, sẽ có một ngày người Hồi giáo sẽ rảo bước khắp mọi nơi như một vị tôn sư, đầy danh dự, được tôn kính, được ngẩng cao đầu đầy trọng vọng. Bất cứ ai dám xúc phạm đến anh em sẽ bị xử nặng, và bất kỳ kẻ nào dám ra tay làm hại anh em thì tay nó sẽ bị cắt bỏ. Chúng ta phải cho thế giới biết rằng chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên mới... Thế giới ngày nay đã được chia thành hai phe và hai chiến hào, không có phe thứ ba. Chỉ có hai phe là phe Hồi giáo và đức tin, và phe của bọn kufr (hoài nghi) và đạo đức giả. Phe của người Hồi giáo, của các chiến binh mujahidin phải tấn công ở khắp mọi nơi, vào phe của người Do Thái, là những kẻ xâm lược, và đồng minh của chúng, cùng với phần còn lại của thế giới của những kẻ ngoại đạo, được dẫn dắt bởi Mỹ và Nga, và được giật dây bởi người Do Thái.
Hãy tấn công và anh em sẽ chinh phục Roma và sở hữu thế giới, nếu Allah muốn."
Abu Bakr al-Baghdadi và quân khủng bố Hồi Giáo IS phải bị ngăn chặn nhưng “những phương thế để ngăn chặn hắn phải được đánh giá”, hắn phải bị chính các nhà lãnh đạo Hồi Giáo lên án trước hết để đừng xảy ra những vụ nổ bom tự sát ào ạt tại các đường phố, trên những máy bay, xe buýt và đường hầm xe điện tại Paris, London, và khắp nơi trên thế giới.
“Tình trạng thê thảm của các tín hữu Kitô, của những người Yazidis và các cộng đồng tôn giáo và chủng tộc thiểu số tại Iraq đòi phải có một lập trường minh bạch và can đảm từ phía các vị lãnh đạo tôn giáo, nhất là Hồi giáo, những người dấn thân trong cuộc đối thoại liên tôn và tất cả mọi người thiện chí. Tất cả phải đồng thanh quyết liệt lên án những tội ác vừa nói và tố giác việc lạm dụng tôn giáo để biện minh cho những việc làm ấy. Nếu không như thế thì các tôn giáo này, các tín đồ và thủ lãnh của họ còn có gì đáng cho người ta tin? Cuộc đối thoại liên tôn đã được kiên nhẫn theo đuổi trong những năm qua còn chút uy tín nào nữa không?” (Tuyên ngôn của Hội Đồng Tòa Thánh về Đối Thoại Liên Tôn).