Trong thánh lễ sáng 15 tháng 5 tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định rằng các cộng đoàn sợ hãi và không có niềm vui không phải là các cộng đoàn Kitô.
“Sự sợ hãi” và “niềm vui” là hai từ chủ yếu của phụng vụ ngày Thứ Sáu trong Tuần Thứ Sáu Mùa Phục sinh. Đức Thánh Cha nhận xét rằng “Sợ hãi là một thái độ làm hại chúng ta. Nó làm cho chúng ta suy yếu và ti tiện. Nó thậm chí còn làm tê liệt chúng ta. Một người đang sợ không dám làm gì cả, không biết phải làm gì. Anh ta tập trung vào chính bản thân mình để đừng có chuyện gì xấu xảy ra. Sự sợ hãi dẫn anh chị em đến một thái độ ích kỷ tập trung vào mình và làm tê liệt anh chị em. Một Kitô hữu sợ hãi là một người không hiểu được thông điệp của Đức Giêsu”
“Đây là lý do tại sao Chúa Giêsu nói với Thánh Phaolô: “Đừng sợ. Cứ tiếp tục nói”. Sợ không phải là một thái độ Kitô giáo. Chúng ta có thể nói đó là một thái độ cá chậu chim lồng, là thái độ của những người không có tự do để nhìn về phía trước, để tạo ra một cái gì đó, để làm tốt ... là thái độ của những kẻ lúc nào cũng nói “không”: “nhưng điều này rất nguy hiểm, phải có cái gì đó khác.. Sợ hãi là một tật xấu. Sợ hãi gây ra những thiệt hại.
“Đừng sợ, hãy xin ơn can đảm, sự can đảm của Chúa Thánh Thần mà Ngài sai đến cùng chúng ta”:
“Có những cộng đoàn sợ hãi, họ luôn luôn đi ở phiá an toàn: 'Không, không, chúng ta đừng làm điều này ... Không, không, điều này không thể thực hiện được, đừng làm như vậy.” Có vẻ như họ đã viết sẵn trên lối ra vào mấy chữ ‘Tử Cấm Thành’ Tất cả mọi thứ đều bị cấm vì sợ hãi. Và khi anh chị em gia nhập vào cộng đoàn này anh chị em sẽ thấy một bầu không khí cũ mèm, bởi vì đó là một cộng đoàn bệnh hoạn. Sợ hãi làm cho một cộng đoàn trở nên bệnh hoạn. Thiếu can đảm làm cho một cộng đoàn mất sinh khí”
Đức Giáo Hoàng giải thích thêm là sự sợ hãi cần phải được phân biệt với “sự kính sợ Chúa”, là một thái độ thánh thiện. Thái độ kính sợ trước tôn nhan Chúa là một nhân đức. Thái độ kính sợ Thiên Chúa không làm chúng ta ra ti tiện, hèn yếu, tê liệt nhưng đưa chúng ta tiến về phía trước, với sứ mệnh Chúa trao phó cho chúng ta.
Một từ khác trong phụng vụ hôm nay là “niềm vui”. “Không ai có thể lấy đi niềm vui của anh em” Chúa Giêsu nói với chúng ta. Và, Đức Thánh Cha nói, “trong những khoảnh khắc buồn bã nhất, trong những khoảnh khắc sầu muộn,” niềm vui “mang lại hòa bình.” “Một Kitô hữu mà không có niềm vui thì không phải là Kitô hữu. Một Kitô hữu liên tục sống trong nỗi buồn không phải là một Kitô hữu đích thực. Và khi một Kitô hữu, trong lúc gặp thử thách, bệnh tật, và rất nhiều khó khăn, mà mất đi an bình – thì người ấy đang còn thiếu một cái gì đó”.
“Niềm vui Kitô hữu không chỉ đơn giản là sự hân hoan, không phải là một sự vui tươi phù du. Niềm vui Kitô hữu là một ân sủng, đó là một ân sủng của Chúa Thánh Thần. Trong tim người ấy luôn có sự vui mừng vì Chúa đã chiến thắng, Chúa đang hiển trị, Ngài đang ngự bên hữu Chúa Cha, Chúa đã đoái nhìn tôi và gọi tôi và đã ban cho tôi ân sủng của Ngài, và đã khiến tôi trở thành một người Con của Chúa Cha ... Đó là niềm vui Kitô giáo. Kitô hữu phải sống trong niềm vui.”
Cũng thế “cộng đoàn không có niềm vui” là một cộng đoàn bệnh. Có lẽ nó sẽ là một “cộng đoàn yêu đời” đấy, nhưng “nó đã trở nên bệnh hoạn với những sự thế gian, vì nó không có niềm vui của Chúa Giêsu Kitô. Và như thế, “khi Giáo Hội sợ hãi và khi Giáo Hội không nhận được niềm vui của Chúa Thánh Thần, Giáo Hội thành ra bệnh hoạn, các cộng đoàn thành đau yếu, các tín hữu đâm ra ốm đau.” Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận bài giảng của ngài bằng lời cầu nguyện này: “Lạy Chúa, xin nâng chúng con lên với Chúa Kitô Đấng đang ngự bên hữu Chúa Cha ... xin vực dậy tinh thần của chúng con. Xin lấy đi mọi nỗi sợ hãi của chúng con, và ban cho chúng con niềm vui và bình an.”
“Sự sợ hãi” và “niềm vui” là hai từ chủ yếu của phụng vụ ngày Thứ Sáu trong Tuần Thứ Sáu Mùa Phục sinh. Đức Thánh Cha nhận xét rằng “Sợ hãi là một thái độ làm hại chúng ta. Nó làm cho chúng ta suy yếu và ti tiện. Nó thậm chí còn làm tê liệt chúng ta. Một người đang sợ không dám làm gì cả, không biết phải làm gì. Anh ta tập trung vào chính bản thân mình để đừng có chuyện gì xấu xảy ra. Sự sợ hãi dẫn anh chị em đến một thái độ ích kỷ tập trung vào mình và làm tê liệt anh chị em. Một Kitô hữu sợ hãi là một người không hiểu được thông điệp của Đức Giêsu”
“Đây là lý do tại sao Chúa Giêsu nói với Thánh Phaolô: “Đừng sợ. Cứ tiếp tục nói”. Sợ không phải là một thái độ Kitô giáo. Chúng ta có thể nói đó là một thái độ cá chậu chim lồng, là thái độ của những người không có tự do để nhìn về phía trước, để tạo ra một cái gì đó, để làm tốt ... là thái độ của những kẻ lúc nào cũng nói “không”: “nhưng điều này rất nguy hiểm, phải có cái gì đó khác.. Sợ hãi là một tật xấu. Sợ hãi gây ra những thiệt hại.
“Đừng sợ, hãy xin ơn can đảm, sự can đảm của Chúa Thánh Thần mà Ngài sai đến cùng chúng ta”:
“Có những cộng đoàn sợ hãi, họ luôn luôn đi ở phiá an toàn: 'Không, không, chúng ta đừng làm điều này ... Không, không, điều này không thể thực hiện được, đừng làm như vậy.” Có vẻ như họ đã viết sẵn trên lối ra vào mấy chữ ‘Tử Cấm Thành’ Tất cả mọi thứ đều bị cấm vì sợ hãi. Và khi anh chị em gia nhập vào cộng đoàn này anh chị em sẽ thấy một bầu không khí cũ mèm, bởi vì đó là một cộng đoàn bệnh hoạn. Sợ hãi làm cho một cộng đoàn trở nên bệnh hoạn. Thiếu can đảm làm cho một cộng đoàn mất sinh khí”
Đức Giáo Hoàng giải thích thêm là sự sợ hãi cần phải được phân biệt với “sự kính sợ Chúa”, là một thái độ thánh thiện. Thái độ kính sợ trước tôn nhan Chúa là một nhân đức. Thái độ kính sợ Thiên Chúa không làm chúng ta ra ti tiện, hèn yếu, tê liệt nhưng đưa chúng ta tiến về phía trước, với sứ mệnh Chúa trao phó cho chúng ta.
Một từ khác trong phụng vụ hôm nay là “niềm vui”. “Không ai có thể lấy đi niềm vui của anh em” Chúa Giêsu nói với chúng ta. Và, Đức Thánh Cha nói, “trong những khoảnh khắc buồn bã nhất, trong những khoảnh khắc sầu muộn,” niềm vui “mang lại hòa bình.” “Một Kitô hữu mà không có niềm vui thì không phải là Kitô hữu. Một Kitô hữu liên tục sống trong nỗi buồn không phải là một Kitô hữu đích thực. Và khi một Kitô hữu, trong lúc gặp thử thách, bệnh tật, và rất nhiều khó khăn, mà mất đi an bình – thì người ấy đang còn thiếu một cái gì đó”.
“Niềm vui Kitô hữu không chỉ đơn giản là sự hân hoan, không phải là một sự vui tươi phù du. Niềm vui Kitô hữu là một ân sủng, đó là một ân sủng của Chúa Thánh Thần. Trong tim người ấy luôn có sự vui mừng vì Chúa đã chiến thắng, Chúa đang hiển trị, Ngài đang ngự bên hữu Chúa Cha, Chúa đã đoái nhìn tôi và gọi tôi và đã ban cho tôi ân sủng của Ngài, và đã khiến tôi trở thành một người Con của Chúa Cha ... Đó là niềm vui Kitô giáo. Kitô hữu phải sống trong niềm vui.”
Cũng thế “cộng đoàn không có niềm vui” là một cộng đoàn bệnh. Có lẽ nó sẽ là một “cộng đoàn yêu đời” đấy, nhưng “nó đã trở nên bệnh hoạn với những sự thế gian, vì nó không có niềm vui của Chúa Giêsu Kitô. Và như thế, “khi Giáo Hội sợ hãi và khi Giáo Hội không nhận được niềm vui của Chúa Thánh Thần, Giáo Hội thành ra bệnh hoạn, các cộng đoàn thành đau yếu, các tín hữu đâm ra ốm đau.” Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận bài giảng của ngài bằng lời cầu nguyện này: “Lạy Chúa, xin nâng chúng con lên với Chúa Kitô Đấng đang ngự bên hữu Chúa Cha ... xin vực dậy tinh thần của chúng con. Xin lấy đi mọi nỗi sợ hãi của chúng con, và ban cho chúng con niềm vui và bình an.”