Đức Thánh Cha Phanxicô tố giác sự chuyên chế của một hệ thống toàn cầu cai trị bởi “roi của sự sợ hãi, sự bất bình đẳng, và bạo lực”, trong bài nói chuyện hôm 05 tháng 11 tại Đại hội thế giới lần thứ ba của phong trào Bình Dân.
Đức Thánh Cha khuyến khích các tham dự viên hoạt động cho sự thay đổi cấu trúc. Ngài nói rằng một hệ thống bất công cần phải được loại bỏ. “Toàn bộ học thuyết xã hội của Giáo Hội và những giáo huấn của các vị tiền nhiệm của tôi đều chống lại sự cai trị của thần tiền đang ngự trị và khủng bố nhân loại - thay vì phục vụ con người”.
Đức Thánh Cha chỉ trích một hệ thống kinh tế toàn cầu, trong đó, khi một ngân hàng lớn phải đối mặt với phá sản “ngay lập tức xuất hiện các khoản tín dụng khổng lồ để cứu nó”, nhưng chẳng có quỹ tín dụng nào sẵn sàng cho những người sống trong cảnh nghèo đói kinh niên. Ngài quan sát rằng trong khi người ta có sẵn số tiền hàng tỷ để giải cứu các ngân hàng đầu tư lớn, “nhưng trước sự phá sản của con người, không có đến một phần ngàn số tiền đó được sử dụng để cứu đói cho những anh chị em đau khổ của chúng ta.”
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng hệ thống toàn cầu ngày nay được duy trì bởi sự sợ hãi. “Sự sợ hãi, cùng với sự thịnh vượng trong việc buôn bán vũ khí và cái chết, đang làm suy yếu chúng ta và khiến chúng ta mất ổn định, phá hủy khả năng tự vệ tâm lý và tinh thần của chúng ta, khiến chúng ta tê đi trước sự đau khổ của người khác, và cuối cùng nó làm cho chúng ta trở nên độc ác.” Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng sự sợ hãi dẫn đến việc hình thành các bức tường; trong khi tình yêu khuyến khích xây dựng những nhịp cầu.
Trong bài phát biểu của mình trước Đại hội thế giới lần thứ ba của phong trào Bình Dân, Đức Thánh Cha nhắc lại cuộc họp trước đó, mà ngài đã phát hiểu hồi tháng Bảy. Ngài liệt kê ra các mục tiêu tổ chức này đã thông qua:
. .. Công việc xứng với phẩm giá cho những người bị loại ra khỏi thị trường công ăn việc làm; đất đai cho nông dân và người dân bản địa; nhà ở cho các gia đình vô gia cư; hội nhập đô thị cho các khu lao động; xóa bỏ phân biệt đối xử, loại trừ bạo lực đối với phụ nữ và các hình thức nô lệ mới; chấm dứt tất cả các cuộc chiến tranh, đặt dấu chấm hết cho các tội phạm có tổ chức và các hành vi áp chế; tự do ngôn luận và truyền thông dân chủ; khoa học và công nghệ để phục vụ con người. Chúng tôi cũng đã nghe nói về cách thế các bạn đang tham gia trong việc thực thi một dự án cho cuộc sống trong đó từ khước chủ nghĩa tiêu thụ và phục hồi tinh thần đoàn kết, tình yêu giữa chúng ta và tôn trọng thiên nhiên như các giá trị thiết yếu.
Đức Giáo Hoàng cảnh báo các tham dự viên rằng các phong trào Bình Dân đang đối mặt với hai nguy cơ: nguy cơ bị đóng khung và có nguy cơ bị băng hoại. Phong trào Bình Dân bị đóng khung khi những kẻ cầm quyền chấp nhận cho các phong trào này được tồn tại miễn là nó được giới hạn trong các “chính sách xã hội,” và đừng thách thức hệ thống chính trị và kinh tế hiện hành. Ngài khuyến khích các nhà hoạt động đưa ra những thách đố lớn hơn, ngay cả khi điều này dẫn đến thái độ bất khoan dung của những người cầm quyền. Để tránh nguy cơ thứ hai là băng hoại, Đức Thánh Cha nói, “không có phương thuốc nào tốt hơn là kiên vững trong lập trường của mình.”
Nguồn: Catholic World News: Pope denounces inequality, encourages work for dramatic political change
Đức Thánh Cha khuyến khích các tham dự viên hoạt động cho sự thay đổi cấu trúc. Ngài nói rằng một hệ thống bất công cần phải được loại bỏ. “Toàn bộ học thuyết xã hội của Giáo Hội và những giáo huấn của các vị tiền nhiệm của tôi đều chống lại sự cai trị của thần tiền đang ngự trị và khủng bố nhân loại - thay vì phục vụ con người”.
Đức Thánh Cha chỉ trích một hệ thống kinh tế toàn cầu, trong đó, khi một ngân hàng lớn phải đối mặt với phá sản “ngay lập tức xuất hiện các khoản tín dụng khổng lồ để cứu nó”, nhưng chẳng có quỹ tín dụng nào sẵn sàng cho những người sống trong cảnh nghèo đói kinh niên. Ngài quan sát rằng trong khi người ta có sẵn số tiền hàng tỷ để giải cứu các ngân hàng đầu tư lớn, “nhưng trước sự phá sản của con người, không có đến một phần ngàn số tiền đó được sử dụng để cứu đói cho những anh chị em đau khổ của chúng ta.”
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng hệ thống toàn cầu ngày nay được duy trì bởi sự sợ hãi. “Sự sợ hãi, cùng với sự thịnh vượng trong việc buôn bán vũ khí và cái chết, đang làm suy yếu chúng ta và khiến chúng ta mất ổn định, phá hủy khả năng tự vệ tâm lý và tinh thần của chúng ta, khiến chúng ta tê đi trước sự đau khổ của người khác, và cuối cùng nó làm cho chúng ta trở nên độc ác.” Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng sự sợ hãi dẫn đến việc hình thành các bức tường; trong khi tình yêu khuyến khích xây dựng những nhịp cầu.
Trong bài phát biểu của mình trước Đại hội thế giới lần thứ ba của phong trào Bình Dân, Đức Thánh Cha nhắc lại cuộc họp trước đó, mà ngài đã phát hiểu hồi tháng Bảy. Ngài liệt kê ra các mục tiêu tổ chức này đã thông qua:
. .. Công việc xứng với phẩm giá cho những người bị loại ra khỏi thị trường công ăn việc làm; đất đai cho nông dân và người dân bản địa; nhà ở cho các gia đình vô gia cư; hội nhập đô thị cho các khu lao động; xóa bỏ phân biệt đối xử, loại trừ bạo lực đối với phụ nữ và các hình thức nô lệ mới; chấm dứt tất cả các cuộc chiến tranh, đặt dấu chấm hết cho các tội phạm có tổ chức và các hành vi áp chế; tự do ngôn luận và truyền thông dân chủ; khoa học và công nghệ để phục vụ con người. Chúng tôi cũng đã nghe nói về cách thế các bạn đang tham gia trong việc thực thi một dự án cho cuộc sống trong đó từ khước chủ nghĩa tiêu thụ và phục hồi tinh thần đoàn kết, tình yêu giữa chúng ta và tôn trọng thiên nhiên như các giá trị thiết yếu.
Đức Giáo Hoàng cảnh báo các tham dự viên rằng các phong trào Bình Dân đang đối mặt với hai nguy cơ: nguy cơ bị đóng khung và có nguy cơ bị băng hoại. Phong trào Bình Dân bị đóng khung khi những kẻ cầm quyền chấp nhận cho các phong trào này được tồn tại miễn là nó được giới hạn trong các “chính sách xã hội,” và đừng thách thức hệ thống chính trị và kinh tế hiện hành. Ngài khuyến khích các nhà hoạt động đưa ra những thách đố lớn hơn, ngay cả khi điều này dẫn đến thái độ bất khoan dung của những người cầm quyền. Để tránh nguy cơ thứ hai là băng hoại, Đức Thánh Cha nói, “không có phương thuốc nào tốt hơn là kiên vững trong lập trường của mình.”
Nguồn: Catholic World News: Pope denounces inequality, encourages work for dramatic political change