Chúa Kitô, "Hình ảnh Thiên Chúa Vô Hình”

VATICAN(Zenit.org).- Bài huấn đức của Đức Gioan Phaolô II trong buổi triều yết chung Thứ Tư hàng tuần 24/11, mà ngài dành để suy niệm về thánh thi trong Thư Thánh Phaolô gởi tín hữu Colosse (1:3, 12-20).

* * *

1. Bài thánh thi cả thể về Chúa Kitô, khai mở Thư gởi tín hữu Colossê vừa mới cất lên. Nổi bật trong thánh thi này là gương mặt vinh hiển của Chúa Kitô, là con tim phụng vụ và trung tâm của toàn diện sự sống giáo hội. Tuy nhiên chân trời thánh thi liền mở ra tới sự sáng tạo và sự cứu rỗi, bao hàm mọi tạo vật và toàn thể lịch sử.

Trong bài ca này ngưới ta thấy đức tin sống động và kinh nguyện của cộng đồng Kitô hữu thời xa xưa, mà thánh Tông Đồ tham gia tiếng nói và chứng từ, đồng thời in dấu của cộng đồng ấy trong thánh thi.

2. Sau phần dẫn nhập trong đó lòng biết ơn đuợc bày tỏ cho Chúa Cha vì ơn cứu độ (x.cc 12-14), bài thánh ca này, mà phung vụ kinh chiều đề nghị trong mỗi tuần, được phát biểu trong hai vế. Vế thứ nhất ca ngợi Chúa Kitô như "người trưởng tử của toàn thể tạo vật," nghĩa là, được sinh ra trước mọi hữu thể, như vậy là khẳng định tính đời đời của Người vượt qua không gian và thời gian (cc. 15-18a). Người là "hình ảnh," là "tượng " hữu hình của Thiên Chúa Đấng vô hình trong mầu nhiệm của Người. Đó là kinh nghiệm của ông Maisen, khi ông mong ước được xem thấy thực tại bản thể của Thiên Chúa, thì ông nghe câu trả lời như sau: "Ngươi không thể xem thấy tôn nhan Ta, vì con người không thể thấy Ta mà vẫn sống (Xh 33:20; x. Ga 14: 8-9).

Bù lại, gương mặt của Chúa Cha Sáng tạo vũ trụ trở nên thấy được trong Chúa Kitô, tác giả của thực tại được sáng tạo: "vì trong Người muôn vật được tạo thành...tất cả đều tồn tại trong Người" (Colossians 1:16, 17). Do đó, một mặt, Chúa Kitô là cao hơn thực tại được sáng tạo, nhưng mặt khác, Người được bao hàm trong tạo vật của Người. Vì lẽ này, chúng ta có thể xem thấy Người như là "hình ảnh Thiên Chúa vô hình," được đưa tới gần chúng ta qua hành vi sáng tạo.

3. Lời ca ngợi tôn vinh Chúa Kitô tiến hành trong vế thứ hai (x. cc 18b-20), tới chân trời khác: đó là chân trời cứu rỗi, cứu chuộc, tái sinh nhân loại đo Người tạo dựng, nhưng vì phạm tội nên bị nhận chìm trong sự chết.

Bây giờ, sự đầy tràn "ân sủng" và Chúa Thánh Thần mà Chúa Cha đặt trong Con là như thế, đến nỗi qua sự chết và sống lại, Người có thể thông truyền cho chúng ta một sự sống mới (x. cc.19-20) (x. cc 19-20).

4. Do đó, Người được tôn vinh là "trưởng tử trong số những người từ cõi chết sống lại" (1:18b). Với sự "viên mãn" thần linh của Người, nhưng cũng với máu Người đổ ra trên thánh giá, Chúa kitô "giao hòa" và "bình định" tất cả mọi thực tại, trên trời và dưới dắt. Như vậy Người đưa chúng trở về hoàn cảnh nguyên thủy, tái lập sự hài hoà nguyên thủy, mà Thiên Chúa muốn theo chương trình của Người về tình yêu và sự sống. Do đó, sự sáng tạo và sự cứu rỗi liên kết với nhau như những giai đoạn của cùng một lịch sử cứu rỗi.

5.Như thường lệ, bây giờ chúng ta nhường chỗ cho suy niệm của những bậc thầy dạy đức tin, các Giáo Phụ. Một trong các ngài sẽ dẫn chúng ta suy niệm về công trình cứu chuộc Chúa Kitô đã hoàn thành trong máu hy tế của Người.

Khi bình luận về thánh thi chúng ta, Thánh Gioan Damascene, trong bài Suy niệm về những Thư Thánh Phaolô, ngài viết "Thánh Phaolô nói về 'sự cứu chuộc nhờ máu của Người' (Eph 1:7). Trên thực tế, máu của Chúa được ban cho làm tiền chuộc, dẫn những tù nhân bị án tử tới sự sống. Những kẻ bị khuất phục quyền sư chết chỉ có thể được cứu thoát nhờ Người Đấng tự hiến mình tham gia sự chết với chúng ta... Khi Người đến chúng ta được biết bản tính của Thiên Chúa hiện hữu trước khi Người đến. Trên thực tế, đó là công trình của Thiên Chúa đã diệt trừ sự chết, phục hồi sự sống, và dẫn thế giới trở về với Thiên Chúa. Đó là lý do tại sao ngài nói: "Người là hình ảnh Thiên Chúa vô hình' (col 1:15), để chứng tỏ Người là Thiên Chúa, tuy không phải Chúa Cha, nhưng là hình ảnh Chúa Cha, và có một căn tính như Chúa Cha, mặc dầu Người không phải là Chúa Cha" ("I Libri della Biblia Interpretati dalla Grande Tradizione" [Những quyển Kinh Thánh giải thích theo Truyền Thống Cao Cả], Bologna, 2000, tr 18, 23).

Sau đó Gioan Damascene kết thúc với một cái nhìn toàn diện về công trình cứu rỗi và đã phục hồi cho các thiên thần niềm vui nguyên thủy của các ngài, vì những kẻ được cứu, và kết hợp những thực tại thấp hơn với nhữngcái cao hơn...Thực vậy, Người đem bình an và đẩy xa sự thù nghịch khỏi những thực tại đó. Đó là lý do các thiên thần đã hát: 'Sáng danh Thiên Chúa trên trời cao và hòa bình dưới thế" 9ibid., p. 37).

Cuối buổi triều yết, môt viên chức giáo hoàng đọc bản tóm sau đây băng tiếng Anh:

Anh chị em thân mến,

Trong thánh thi cao cả về Chúa Kitô trích từ Thư gởi các tín hữu Colosse, chúng ta tán dương gương mặt Chúa Kitô, con tim phụng vụ và trung tâm sự sống toàn diện của Giáo Hội. Trong thánh ca này chúng ta nhận ra đức tin sống động và kinh nguyện của cộng đồng Kitô hữu xưa liên quan tới Chúa Giêsu Đức Chúa, được ca tụng như là "trưởng tử" của mọi tạo vật và của những người được chổi dậy từ kẻ chết (x. Col 1: 15,18).

Với sự "viên mãn" thần linh của Người, nhưng cũng nhờ máu Người đổ ra trên thánh giá, Chúa Kitô "giao hòa" và "phục hồi" mọi sự trên trời dưới đất. Do đó Người đã đem chúng trở về điều kiện nguyên thủy của chúng, như Chúa muốn theo chương trình yêu thương của Người về sự sống.

Sau đó Đức Thánh Cha chào những người hành hương trong nhiều thư tiếng. Trong tiếng Anh, ngài nói:

Tôi gởi một lời chào nồng ấm tới những người hành hương nói tiếng Anh hiện diện ở đây hôm nay, gồm những nhóm đến từ Anh Quốc, Đan Mạch, Úc và Hoa Kỳ. Trên tất cả anh chị em tôi cầu xin sự bình an và niềm vui của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, và tôi cầu cho cuộc lưu trú của anh chị em tại Roma mang lại cho anh chị em những phúc lành dồi dào.