Họ là hàng chục nguời thuộc những quốc tịch khác nhau

VATICAN (ZENIT,org)- Không những có các thiên thần bản mệnh chăm lo an ninh cho Đức Gioan Phaolô II, mà cũng có những "hữu thể nhân bản, những con người bằng thịt và bằng xương", ông Glauco Benigni đã giải thích với Zenit, ông là tác giả một quyển sách nghiên cứu về những con người và cách thức làm việc của những người gắn bó cho sự an ninh của Đức Thánh Cha.

"Gli angeli custodi del Papa" (ed.Utet) (Những thiên thần giữ mình Đức Giáo Hoàng), mới phổ biến bằng tiếng Ý, giới thiệu gương mặt các "công dân Vatican này, các cảnh sát viên Ý, các cảnh sát viên những quốc gia liên hệ với những chuyến hành trình cùa ngài" cũng như những dính líu đến "cơ cấu đưa tin, tình báo và phản tình báo”.

Glauco Benigni, trưởng phục vụ tại RAI điều khiển những chiến lược kỹ thuật và là giáo sư về ngành Thông Tin thế giới tại NUCT tại Roma, phổ biến lần đầu một cuộc điều tra về thế giới bí mật này.

Zenit: Cho tới điểm nào có thể biết ai là những kẻ thân vệ Đức Giáo Hoàng?

G.Benigni: An ninh cá nhân Đức Giáo Hoàng tùy thuộc những "mức độ" khác nhau và được tổ chức theo những nơi cư trú và làm việc khác nhau. Trước hết, cần phân biệt giữa một mức độ "khả kiến" và một mức độ "bất khả kiến". Tất cả nhưng người tùy thuộc mức độ thứ nhất không thể được định nghĩa là " bí mật" nhưng chắc chắn là "rất kín đáo".

Ngược lại, những người xếp hạng trong mức độ bất khả kiến thì thật sự bí mật và, vói danh nghĩa này, không thể nói đúng về họ. Mức độ khả kiến được chia làm ba nhóm lớn.

Chính bên trong Tòa Thánh, những lính thân vệ cũng làm việc gọi là cá nhân, gồm có những lính Thụy sĩ cũng như cảnh sát Vatican (kế thừa Garde Noble và Garde palatine). Bên ngoài những Bức Tường thánh, trên lãnh địa Ý, được can thiệp do những nhân viên thuộc Cơ Quan Thanh Tra An Ninh công cộng bên cạnh Toà Thánh.

Trên mức độ quốc tế, mỗi khi Đức Giáo Hoàng đi tông du, an ninh cho ngài được giáo phó cho những Binh đoàn khác nhau của các nước nơi Ngài đến.

Zenit: Người ta có luôn luôn và cần thiết tìm ra những người an ninh cho Đức Giáo Hoàng? và tại sao?

G.Benigni: Về mức độ khả kiến chúng ta luôn luôn thấy " những con người" biến đổi do truyền thống xưa và có lẽ vì sư kiện là công việc này cần một vẻ oai vệ thể lý. Về mức độ bất khả kiến, ai có thể biết được?

Zenit: Họ được tuyển chọn theo tiêu chuẩn nào?

G.Benigni: Bên trong quốc gia thành Vatican chắc có những tiêu chuẩn chọn lựa được quyết định bởi sự làm việc tốt và sự tin cậy cá nhân. Ví dụ; đại tá chỉ huy binh đoàn Thụy Sĩ do Đức Giáo Hoàng chọn đích danh, cũng như điều đó đối với l' ""Esente" (vị chỉ huy) của đoàn cận vệ danh dự ngày xưa.

Bên ngoài, sự lựa chọn được giao phó các phẩm trật của Bộ Nội Vụ, các phẩm trật này tự nhiên phả lưu ý đến nhiều yêu tố khác nhau: những đơn xin, nhưng sự gỡi gấm, những kinh nghiệm trong lãnh vực cận vệ. Trong những lúc du hành (chính thức), phải động viên những thành pần tốt nhất thuộc những Đoàn khác nhau của mổi quốc gia tiếp rước.

Zenit: Chúng ta có thể ước tính con số những người nầy? Có phải tất cả thuộc quốc tịch Ý?

G.Benigni: Tổng số thuộc mức độ khả kiến có thể lên tới hàng chục người, nhưng như chúng tôi đã nói, ho không những là người Ý, và được tuyển mộ theo tùy địa điểm. Trong những cuộc hành trình đến những nơi được xếp hạng "rất khó", ngoài những người thuộc đoàn hộ tống thân cận, cũng có tuyển mộ thêm hàng ngàn và hàng ngàn nhân viên.

Zenit: Vai trò chính của họ là gì, và vai nào được biết ít nhất?

G.Benigni: Vai trò rõ ràng nhất của họ là "bảo vệ nhân vật thánh khỏi những vụ nổ bom và những rối loạn do sự phấn khởi". Đinh nghĩa này, công thức hoá cuối thế kỷ XV, vẫn có tính thời sự ngày nay theo mộtcách nào đó.

Trong trường hợp có tính cách tuyệt đối, một số những người này sẵn sàng phục vụ như "bia đỡ đạn". Vai trò ít được biết nhất của họ là thích ứng với những chương trình khác nhau về an ninh, với những kiểu cách thông tin đến từ những nguồn tình báo khác nhau.

Zenit: Cái gì đã thay đổi với Đức Gioan Phaolô II trong lòng Đoàn An Ninh?

G.Benigni: Cải tổ lớn có từ 1970 với Đức Phaolô VI. Với Đức Giáo Hoàng Wojtyla, tiếp theo vụ cố sát năm 1981 và nhiều cuộc tông du của ngài, an ninh đã tăng cường tối đa trên cấp bậc quốc tế.

Nhưng, nếu tôi qui chiếu về những tin tức tôi có được, tôi biết Đức Giáo Hoàng luôn đặc mình trong tay Chúa Quan Phòng.

Zenit: Ai là những người chăm lo đến công việc an ninh của Đức Giáo Hoàng?

G.Benigni: Những con người, những nguời bằng thịt và bằng xương, những công dân Vatican, những cảnh sát Ý, những cảnh sát các quôc gia quan hệ với những cuộc hành trình của ngài, cũng như những cơ cấu đưa tin, tình báo và phản tình báo.