Nạn đói là một Trở ngại cho một Xã hội đáng giá
VATICAN 17/10/ 2002 (Zenit. org). - Đây là sứ điệp Đức Gioan Phaolô II gởi cho Jacques Diouf, tổng giám đốc Tổ chức Lương Nông U. N. , trong dịp Ngày Lương thực Thế giới.
* * *
Gởi Mr. Jacques Diouf
Tổng Giám đốc
Tổ chức Lương Nông
Liên Hiệp Quốc (FAO)
Việc cử hành hằng năm Ngày Lương thực Thế giới, bằng cách tập trung quan tâm vào FAO và những cố gắng tổ chức này chống đói và suy dinh dưỡng, giúp nhắc chúng ta một làn nữa về tình huống của vô số người khắp thế giới đang ở trong tình trạng thiếu an ninh lương thực.
Những kết luận của Thượng đỉnh Lương thực Thế giới--5 Năm sau còn mói mẻ trong tâm trí chúng ta. Cộng đồng quốc tế cam kết bảo đảm tình trạng cơ bản không sợ đói và có được thức ăn đầy đủ và lành mạnh, đó là những biểu thị chính của quyền sống và tôn trọng nhân phẩm thường được long trọng công bố, nhưng vẫn còn xa thực tế.
Trên thực tế, khi những thành công của nhân loại mang đến hy vọng có một tương lai đáp ứng hơn với các nhu cầu nhân bản, thì thế giới bị chia cắt thê thảm giữa những người sống trong dư dật và những kẻ thiếu cả những gì thiết yếu cho thức ăn thức uống hằng ngày. Tình huống này làm nên một trong những trở ngại rõ rệt nhất cho việc xây dựng một xã hội xứng với nhân loại, một thế giới thật sự nhân bản và huynh đệ.
Chủ đề chọn cho năm nay: "Nước, nguồn mạch an ninh lương thực" là một lời mời suy nghĩ về tầm quan trọng của nước, không có nó các cá nhân và cộng đồng không thể sống. Như một yếu tố cần thiết trong sinh hoạt nhân bản, nước là yêu tố cơ bản bảo đảm lương thực. Chúng ta cũng không thể quên rằng nước, một biểu trưng dùng trong các nghi lễ công cộng của nhiều tôn giáo và văn hóa, có nghĩa là sự tùy thuộc và thanh tẩy.
Theo những từ ngữ Kitô giáo, nước được sử dụng như một dấu chỉ quá trình biến đổi nội tâm và cải tạo. Từ giá trị biểu trưng của nó nẩy sinh một lời mời phải ý thức đầy đủ về tầm quan trọng của tiện nghi quí báu này, và do vậy phải duyệt lại những kiểu ứng xử hiện nay để bảo dảm, ngày nay và trong tương lai, cho mọi người sẽ có nước cần thiết cho các nhu cầu của mình, và các sinh hoạt sản xuất, cách riêng nông nghiệp, sẽ hưởng những mức độ thỏa đáng của nguồn mạch vô giá này. Ý thức ngày càng lớn rằng nước là một nguồn mạch có hạn, nhưng tuyệt đối cần thiết để bảo đảm lương thực, ý thức đó đưa nhiều người tới chỗ thay đổi thái độ, một sự thay đổi phải được ủng hộ vì lợí ích các thế hệ tương lai.
Cộng đồng quốc tế và các cơ quan của nó cần phải can thiệp cách hiệu nghiệm và hữu hình hơn trong lãnh vực này. Việc can thịệp đó phải nhắm cổ động sự hợp tác lớn hơn trong việc bảo vệ những nguồn tiếp tế nước khỏi bị ô nhiễm và dùng sai, và khỏi sự khai thác chỉ nhằm lợi ích và đặc lợi. Trong những cố gắng này, chủ đích chính của cộng đồng quốc tế phải là hạnh phúc của những người--nam, nữ, trẻ con, gia đình, cộng đồng-- đang sống trong những nơi nghèo nhất thê giới và do đó đau khổ hơn hết vì thiếu hay vì sử dụng sai những nguồn nước.
Những kết luận của các cuộc họp quốc tế mới đây đã cho thấy cách thức trận chiến chống đói và suy dinh dưỡng--và chung chung hơn trận chiến chống nạn nghèo và binh vực những hệ thống sinh thái trên mặt đất-- phải thực hiện trong nhiều hoàn cảnh khác nhau và giữa những tranh giành quyền lợi. Bước đầu trong cố gắng này là phục hồi sự quân bình vững bền giữa sự tiêu thụ và những tài nguyên có được.
Tất cả chúng ta ý thức rằng không lưu tâm tới những nguyên lý cơ bản của đạo đức học và trật tự luân lý, những nguyên lý mọc rễ trong con tim và lương tâm của mổi người, thì chủ đích này không thể đạt được. Trên thật tế, trật tự tạo vật và sự hài hòa tế nhị của nó đang lâm nguy vì bị làm hại không thể cứu vãn được.
Sự khôn ngoan kinh thánh nhắc chúng ta đừng bỏ "mạch nước mát và sự sống" để "lam những hồ nứt rạn, không giữ được nước" (Jer 2: 13). Hầu như chúnhg ta có thể thấy ở đây một lời cảnh cáo về hoàn cảnh hiện tại của chúng ta. Nói cách khác, chúng ta được nhắc nhớ rằng những giải pháp ký thuật, dầu có phát triển đến đâu đi nữa, cũng không giúp ích nếu chúng không quan tâm tới tính trung tâm của nhân vi, trong những chiều kích thiêng liêng và vật chất của nó, nhân vị là thước đo tất cả quyền lợi và do đó phải là tiêu chuẩn hướng dẫn các chương trình và chính sách.
Những mức độ công bằng của sự phát triển trong mọi lãnh vực địa lý, sẽ được bảo đảm cách hợp pháp và kính cẩn, chỉ khi nào quyền sử dụng nước được coi là một quyền của các cá nhân và các dân tộc. Muốn được vậy chính sách quốc tế phải lưu ý mới về giá trị vô lường của các nguồn nước, chúng thường không thể đổi mới được và không thể trở thành gia sản của một số ít mà thôi, bởi vì chúng là của chung toàn thể nhân loại. Do bản chất của chúng, các nguồn nước "phải được phân phối cho tất cả mọi người một cách hợp lý theo luật công bằng là luật đi lền với bác ái" (Công dồng Vatican II, Gaudium et Spes, 69).
Ước chi việc cử hành Ngày Lương thực Thế giới năm nay giúp nhắc nhở mọi người về chính chiều kích nhân bản của thảm cảnh đói và suy dinh dưỡng, và giúp cộng đồng quốc tế tái xác nhận mệnh lệnh luân lý về tình liên đới. Điều này phải là hướng đi của những cố gắng bảo đảm mổi người và mổi quốc gia sẽ được cung cấp nước cần thiết hầu bảo đảm một mức độ xứng họp về an ninh lương thực.
Với sự ước muốn này, tội cầu xin những phúc lành dồi dào tự trời xuống trên FAO, trên các Quốc gia thành viên, những giám đốc và nhân viên tổ chức này, và tôi lập lại với ngài, thưa Ông Tổng Giám đốc, sự bày tỏ lòng quí trọng cao nhất của tôi.
Từ Vatican, 1/10/ 2002
IOANNES PAULUS II
VATICAN 17/10/ 2002 (Zenit. org). - Đây là sứ điệp Đức Gioan Phaolô II gởi cho Jacques Diouf, tổng giám đốc Tổ chức Lương Nông U. N. , trong dịp Ngày Lương thực Thế giới.
* * *
Gởi Mr. Jacques Diouf
Tổng Giám đốc
Tổ chức Lương Nông
Liên Hiệp Quốc (FAO)
Việc cử hành hằng năm Ngày Lương thực Thế giới, bằng cách tập trung quan tâm vào FAO và những cố gắng tổ chức này chống đói và suy dinh dưỡng, giúp nhắc chúng ta một làn nữa về tình huống của vô số người khắp thế giới đang ở trong tình trạng thiếu an ninh lương thực.
Những kết luận của Thượng đỉnh Lương thực Thế giới--5 Năm sau còn mói mẻ trong tâm trí chúng ta. Cộng đồng quốc tế cam kết bảo đảm tình trạng cơ bản không sợ đói và có được thức ăn đầy đủ và lành mạnh, đó là những biểu thị chính của quyền sống và tôn trọng nhân phẩm thường được long trọng công bố, nhưng vẫn còn xa thực tế.
Trên thực tế, khi những thành công của nhân loại mang đến hy vọng có một tương lai đáp ứng hơn với các nhu cầu nhân bản, thì thế giới bị chia cắt thê thảm giữa những người sống trong dư dật và những kẻ thiếu cả những gì thiết yếu cho thức ăn thức uống hằng ngày. Tình huống này làm nên một trong những trở ngại rõ rệt nhất cho việc xây dựng một xã hội xứng với nhân loại, một thế giới thật sự nhân bản và huynh đệ.
Chủ đề chọn cho năm nay: "Nước, nguồn mạch an ninh lương thực" là một lời mời suy nghĩ về tầm quan trọng của nước, không có nó các cá nhân và cộng đồng không thể sống. Như một yếu tố cần thiết trong sinh hoạt nhân bản, nước là yêu tố cơ bản bảo đảm lương thực. Chúng ta cũng không thể quên rằng nước, một biểu trưng dùng trong các nghi lễ công cộng của nhiều tôn giáo và văn hóa, có nghĩa là sự tùy thuộc và thanh tẩy.
Theo những từ ngữ Kitô giáo, nước được sử dụng như một dấu chỉ quá trình biến đổi nội tâm và cải tạo. Từ giá trị biểu trưng của nó nẩy sinh một lời mời phải ý thức đầy đủ về tầm quan trọng của tiện nghi quí báu này, và do vậy phải duyệt lại những kiểu ứng xử hiện nay để bảo dảm, ngày nay và trong tương lai, cho mọi người sẽ có nước cần thiết cho các nhu cầu của mình, và các sinh hoạt sản xuất, cách riêng nông nghiệp, sẽ hưởng những mức độ thỏa đáng của nguồn mạch vô giá này. Ý thức ngày càng lớn rằng nước là một nguồn mạch có hạn, nhưng tuyệt đối cần thiết để bảo đảm lương thực, ý thức đó đưa nhiều người tới chỗ thay đổi thái độ, một sự thay đổi phải được ủng hộ vì lợí ích các thế hệ tương lai.
Cộng đồng quốc tế và các cơ quan của nó cần phải can thiệp cách hiệu nghiệm và hữu hình hơn trong lãnh vực này. Việc can thịệp đó phải nhắm cổ động sự hợp tác lớn hơn trong việc bảo vệ những nguồn tiếp tế nước khỏi bị ô nhiễm và dùng sai, và khỏi sự khai thác chỉ nhằm lợi ích và đặc lợi. Trong những cố gắng này, chủ đích chính của cộng đồng quốc tế phải là hạnh phúc của những người--nam, nữ, trẻ con, gia đình, cộng đồng-- đang sống trong những nơi nghèo nhất thê giới và do đó đau khổ hơn hết vì thiếu hay vì sử dụng sai những nguồn nước.
Những kết luận của các cuộc họp quốc tế mới đây đã cho thấy cách thức trận chiến chống đói và suy dinh dưỡng--và chung chung hơn trận chiến chống nạn nghèo và binh vực những hệ thống sinh thái trên mặt đất-- phải thực hiện trong nhiều hoàn cảnh khác nhau và giữa những tranh giành quyền lợi. Bước đầu trong cố gắng này là phục hồi sự quân bình vững bền giữa sự tiêu thụ và những tài nguyên có được.
Tất cả chúng ta ý thức rằng không lưu tâm tới những nguyên lý cơ bản của đạo đức học và trật tự luân lý, những nguyên lý mọc rễ trong con tim và lương tâm của mổi người, thì chủ đích này không thể đạt được. Trên thật tế, trật tự tạo vật và sự hài hòa tế nhị của nó đang lâm nguy vì bị làm hại không thể cứu vãn được.
Sự khôn ngoan kinh thánh nhắc chúng ta đừng bỏ "mạch nước mát và sự sống" để "lam những hồ nứt rạn, không giữ được nước" (Jer 2: 13). Hầu như chúnhg ta có thể thấy ở đây một lời cảnh cáo về hoàn cảnh hiện tại của chúng ta. Nói cách khác, chúng ta được nhắc nhớ rằng những giải pháp ký thuật, dầu có phát triển đến đâu đi nữa, cũng không giúp ích nếu chúng không quan tâm tới tính trung tâm của nhân vi, trong những chiều kích thiêng liêng và vật chất của nó, nhân vị là thước đo tất cả quyền lợi và do đó phải là tiêu chuẩn hướng dẫn các chương trình và chính sách.
Những mức độ công bằng của sự phát triển trong mọi lãnh vực địa lý, sẽ được bảo đảm cách hợp pháp và kính cẩn, chỉ khi nào quyền sử dụng nước được coi là một quyền của các cá nhân và các dân tộc. Muốn được vậy chính sách quốc tế phải lưu ý mới về giá trị vô lường của các nguồn nước, chúng thường không thể đổi mới được và không thể trở thành gia sản của một số ít mà thôi, bởi vì chúng là của chung toàn thể nhân loại. Do bản chất của chúng, các nguồn nước "phải được phân phối cho tất cả mọi người một cách hợp lý theo luật công bằng là luật đi lền với bác ái" (Công dồng Vatican II, Gaudium et Spes, 69).
Ước chi việc cử hành Ngày Lương thực Thế giới năm nay giúp nhắc nhở mọi người về chính chiều kích nhân bản của thảm cảnh đói và suy dinh dưỡng, và giúp cộng đồng quốc tế tái xác nhận mệnh lệnh luân lý về tình liên đới. Điều này phải là hướng đi của những cố gắng bảo đảm mổi người và mổi quốc gia sẽ được cung cấp nước cần thiết hầu bảo đảm một mức độ xứng họp về an ninh lương thực.
Với sự ước muốn này, tội cầu xin những phúc lành dồi dào tự trời xuống trên FAO, trên các Quốc gia thành viên, những giám đốc và nhân viên tổ chức này, và tôi lập lại với ngài, thưa Ông Tổng Giám đốc, sự bày tỏ lòng quí trọng cao nhất của tôi.
Từ Vatican, 1/10/ 2002
IOANNES PAULUS II