"Tiếng gọi của Công lý không thể qui về những Phạm trù của thế giới này"
VATICAN (Zenit.org).- ZENIT phổ biến bài giảng mới này của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, bây giờ là Tân Giáo Hoàng Biển Đức XVI, như là một mẫu của viển ảnh ngài về một văn kiện chìa khóa của Công đồng Vaticanô II.
* * *
Vương Cung Thánh Đường Phêrô
Ngày 18 Thánh Ba 2005
Anh chị em của tôi trong Chúa Kitô
Trong bài Tin Mừng của chúng ta hôm nay, chúng ta cảm thấy sự căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Chúa kitô và những kẻ thù địch của Người, một sự căng thẳng đang phát triển, hầu như không thể tránh được, theo những biến cố nằm trong trung tâm đức tin chúng ta: những mầu nhiệm lớn về sự thương khó, sự chết và phục sinh của Chúa, những mầu nhiệm này bây giờ hầu hết ở trên chúng ta.
Trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu đối mặt những kẻ thù địch với Người, họ đang tìm giết Nguời mặc cho những việc lành Người đã làm--những việc của lòng thương xót, đồng cảm và tình yêu. Họ trả lời Chúa: "Chúng tôi ném đá ông, không phải vì một việc tốt đẹp, nhưng vì một lời nói phạm thượng. Ông là một người phàm mà lại tự cho mình là Thiên Chúa" (Ga 10:33).
Những kẻ thù của Chúa Giêsu không thể từ chối những việc lành họ đã thấy, nhưng điều họ có thể từ chối là những việc lành này chỉ về một cái gì hơn nữa, môt cái gì ở bên kia chính những việc làm.
Những kẻ thù của Người nổi điên, không phải vì Chúa Kitô đã chữa lành người mù, như vì Người đã nói rằng những việc làm thương xót đó chỉ quan hê đôc nhất của Người với Chúa Cha: "Chúa Cha ở trong tôi và tôi ở trong Chúa Cha" (Ga 10:38).
Chúa Giêsu luôn mời gọi những thính giả của Người tin vào sự thật này về căn tính của Người, và trong Người trở nên có khả năng thờ phượng Chúa Cha "trong tinh thần và chân lý" ( x.Ga 4:23). Nhưng họ khước từ ý nghĩa của những điều họ đã thấy và đã nghe; họ ở trong mức độ phán đoán nhân loại và công lý nhân loại, và họ nại đến luật đòi phải ném đá trị tội phạm thượng. Những viên đá trong tay họ phản ảnh sự gay gắt và những hạn chế của sự phán đoán thuần tính nhân loại.
Tôi lấy làm vui mừng được cử hành Thánh Lễ này cho anh em như là thành phần của hội nghị về tiếng "Kêu tới Công Lý," di sản của hiến chế mục vụ "Gaudium et Spes-Vui Mừng và Hy Vong." 40 năm sau khi công bố hiến chế đó. Có thể nói bài Tin Mừng hôm nay, đưa chúng ta tới chính ngưỡng cửa Tuần thánh, được cấu trúc cách quan phòng như là một bài gẫm về vấn đề mà "Gaudium et Spes" tìm cách xử lý: nghĩa là, ý nghĩa của sự đóng góp Kitô hữu vào sự cải thiện hạnh phúc con người, qua những việc làm thương xót và công lý, trong sứ vụ toàn diện của Giáo Hội.
Sự kiện hội nghị của anh em đã chọn chủ đề tiếng "Gọi đến công lý" rất là thích hợp.
Thần học cổ điển, như chúng ta biết, hiểu nhân đức công lý gồm hai yếu tố không thể chia cắt đối với người Kitô hữu, công lý là ý muốn trả lại cho Chúa điều gì đã nợ với Chúa, và trả lại cho người anh em chúng ta điều gì nợ với họ; thật vậy, công lý đối với Chúa là điều chúng ta gọi là "nhân đức tôn giáo", công lý đối với những con ngươi khác là thái độ cơ bản tôn trọng kẻ khác như một nhân vật được Chúa tạo dựng.
Chúng ta sẽ không ngạc nhiên nếu những thái độ đối với Chúa Giêsu mà chúng ta gặp trong Tin Mừng, tiếp tục ngày nay trong những thái độ đối với Giáo Hội Người.
Điều chắc chắn đúng thật là ngày nay, khi Giáo Hội dấn thân trong những việc làm công lý trên cấp bậc con người (và có ít cơ chế trên thế giới hoàn thành điều mà Giáo Hội Công Giáo hoàn thành cho những kẻ nghèo và những kẻ bị thiệt thòi), thế giới ca ngợi Giáo Hội.
Nhưng khi công việc của Giáo Hội vì công lý mà đụng tới những quan điểm và những vấn đề mà thế giới không còn thấy bị ràng buộc với phẩm giá con người, như bảo vệ những quyền sự sống của mọi người từ lúc thụ thai cho tới lúc chết tự nhiên, hay là khi Giáo Hội tuyên xưng rằng công lý cũng bao hàm những trách nhiệm chúng ta đối với chính Thiên Chúa, lúc đó thế giới thường cầm đá như đã nói trong bài Tin Mừng hôm nay.
Là người Kitô hữu chúng ta phải luôn nhớ rằng tiếng gọi công lý không phải là một cái gì có thể qui về những phạm trù của thế giới này. Và đó là vẻ đẹp của hiến chế mục vụ "Gaudium et Spes," rõ ràng trong chính cấu trúc bản văn Công đồng; chỉ khi chúng ta là người Kitô hữu hiểu thấu ơn gọi của chúng ta, như được dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa và tin rằng "hình thù thế giới này đang qua đi...[và] Chúa đang chuẩn bị môt nơi ở mới và một đất mới, trong đó công lý ngự trị" )"Gaudium et Spes," Số 39), chúng ta có thể đề cập những vấn đề xã hội khẩn cấp thời đại chúng ta từ một viển ảnh thật sự Kitô hữu.
"Không hề giảm bớt quan tâm của chúng ta về việc phát triển trái đất này, sự chờ đợi một đất mới phải thúc đẩy chúng ta tiến lên, vì chính ở đây mà thân mình một xã hội mới lớn mạnh, báo trước bằng cách nào đó thế giới sẽ đến" (ibid. Số 39).
Và như vậy, muốn nên những người thợ xây dựng nền công lý thật sự, chúng ta phải nên những nguời thợ được huấn luyện qua sự tiếp xúc với Người là chính công lý: Chúa Giêsu thành Nadareth. Nơi găp gỡ này là Giáo Hội, hiện diện hùng mạnh không nơi nào khác hơn là trong các bí tích và phụng vụ của Giáo Hội. Việc cử hành tam nhật thánh, mà chúng ta sắp bước vào trong tuần tới, là sự khải hoàn của nền công lý Thiên Chúa trên những phán đoán của loài người.
Trong mầu nhiệm của Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, Thiên Chúa bị con người xét xử và bị nền công lý nhân loại kết án.
Trong Đêm Vọng Phục Sinh, ánh sáng công lý của Thiên Chúa đánh tan sự tối tăm tội lỗi và sự chết; tảng đá tại ngôi mộ (làm bằng cũng một vật liêu giống như những hòn đá trong tay những kẻ mà trong Tin Mừng hôm nay tìm cách giết Chúa Kitô) bị đẩy bật ra mãi mãi, và sự sống con người được ban cho một tương lai, đi qua bên kia những phạm trù thế giới này, mặc khải ý nghĩa thật và giá trị thật của những thực tại trần thế,
Và chúng ta là những người được rửa tội, như những con cái của một thế giới còn đương đến, trong phung vụ Vọng Phục Sinh, liếc nhìn thế giới này và thở không khí của thế giới này, nơi công lý của Thiên Chúa sẽ ở mãi mãi.
Và bấy giờ, được đổi mới và biến hình bởi những mầu nhiệm chúng ta cử hành, chúng ta có thể đi đúng trong thế giới này--như Kinh Tiền Tụng mùa Chay nói rất đẹp--" con cái Chúa xử dụng của đời chóng qua, mà gắn bó hơn với gia tài vĩnh cửu" (Kinh Tiền Tụng Mùa Chay II)
VATICAN (Zenit.org).- ZENIT phổ biến bài giảng mới này của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, bây giờ là Tân Giáo Hoàng Biển Đức XVI, như là một mẫu của viển ảnh ngài về một văn kiện chìa khóa của Công đồng Vaticanô II.
* * *
Vương Cung Thánh Đường Phêrô
Ngày 18 Thánh Ba 2005
Anh chị em của tôi trong Chúa Kitô
Trong bài Tin Mừng của chúng ta hôm nay, chúng ta cảm thấy sự căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Chúa kitô và những kẻ thù địch của Người, một sự căng thẳng đang phát triển, hầu như không thể tránh được, theo những biến cố nằm trong trung tâm đức tin chúng ta: những mầu nhiệm lớn về sự thương khó, sự chết và phục sinh của Chúa, những mầu nhiệm này bây giờ hầu hết ở trên chúng ta.
Trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu đối mặt những kẻ thù địch với Người, họ đang tìm giết Nguời mặc cho những việc lành Người đã làm--những việc của lòng thương xót, đồng cảm và tình yêu. Họ trả lời Chúa: "Chúng tôi ném đá ông, không phải vì một việc tốt đẹp, nhưng vì một lời nói phạm thượng. Ông là một người phàm mà lại tự cho mình là Thiên Chúa" (Ga 10:33).
Những kẻ thù của Chúa Giêsu không thể từ chối những việc lành họ đã thấy, nhưng điều họ có thể từ chối là những việc lành này chỉ về một cái gì hơn nữa, môt cái gì ở bên kia chính những việc làm.
Những kẻ thù của Người nổi điên, không phải vì Chúa Kitô đã chữa lành người mù, như vì Người đã nói rằng những việc làm thương xót đó chỉ quan hê đôc nhất của Người với Chúa Cha: "Chúa Cha ở trong tôi và tôi ở trong Chúa Cha" (Ga 10:38).
Chúa Giêsu luôn mời gọi những thính giả của Người tin vào sự thật này về căn tính của Người, và trong Người trở nên có khả năng thờ phượng Chúa Cha "trong tinh thần và chân lý" ( x.Ga 4:23). Nhưng họ khước từ ý nghĩa của những điều họ đã thấy và đã nghe; họ ở trong mức độ phán đoán nhân loại và công lý nhân loại, và họ nại đến luật đòi phải ném đá trị tội phạm thượng. Những viên đá trong tay họ phản ảnh sự gay gắt và những hạn chế của sự phán đoán thuần tính nhân loại.
Tôi lấy làm vui mừng được cử hành Thánh Lễ này cho anh em như là thành phần của hội nghị về tiếng "Kêu tới Công Lý," di sản của hiến chế mục vụ "Gaudium et Spes-Vui Mừng và Hy Vong." 40 năm sau khi công bố hiến chế đó. Có thể nói bài Tin Mừng hôm nay, đưa chúng ta tới chính ngưỡng cửa Tuần thánh, được cấu trúc cách quan phòng như là một bài gẫm về vấn đề mà "Gaudium et Spes" tìm cách xử lý: nghĩa là, ý nghĩa của sự đóng góp Kitô hữu vào sự cải thiện hạnh phúc con người, qua những việc làm thương xót và công lý, trong sứ vụ toàn diện của Giáo Hội.
Sự kiện hội nghị của anh em đã chọn chủ đề tiếng "Gọi đến công lý" rất là thích hợp.
Thần học cổ điển, như chúng ta biết, hiểu nhân đức công lý gồm hai yếu tố không thể chia cắt đối với người Kitô hữu, công lý là ý muốn trả lại cho Chúa điều gì đã nợ với Chúa, và trả lại cho người anh em chúng ta điều gì nợ với họ; thật vậy, công lý đối với Chúa là điều chúng ta gọi là "nhân đức tôn giáo", công lý đối với những con ngươi khác là thái độ cơ bản tôn trọng kẻ khác như một nhân vật được Chúa tạo dựng.
Chúng ta sẽ không ngạc nhiên nếu những thái độ đối với Chúa Giêsu mà chúng ta gặp trong Tin Mừng, tiếp tục ngày nay trong những thái độ đối với Giáo Hội Người.
Điều chắc chắn đúng thật là ngày nay, khi Giáo Hội dấn thân trong những việc làm công lý trên cấp bậc con người (và có ít cơ chế trên thế giới hoàn thành điều mà Giáo Hội Công Giáo hoàn thành cho những kẻ nghèo và những kẻ bị thiệt thòi), thế giới ca ngợi Giáo Hội.
Nhưng khi công việc của Giáo Hội vì công lý mà đụng tới những quan điểm và những vấn đề mà thế giới không còn thấy bị ràng buộc với phẩm giá con người, như bảo vệ những quyền sự sống của mọi người từ lúc thụ thai cho tới lúc chết tự nhiên, hay là khi Giáo Hội tuyên xưng rằng công lý cũng bao hàm những trách nhiệm chúng ta đối với chính Thiên Chúa, lúc đó thế giới thường cầm đá như đã nói trong bài Tin Mừng hôm nay.
Là người Kitô hữu chúng ta phải luôn nhớ rằng tiếng gọi công lý không phải là một cái gì có thể qui về những phạm trù của thế giới này. Và đó là vẻ đẹp của hiến chế mục vụ "Gaudium et Spes," rõ ràng trong chính cấu trúc bản văn Công đồng; chỉ khi chúng ta là người Kitô hữu hiểu thấu ơn gọi của chúng ta, như được dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa và tin rằng "hình thù thế giới này đang qua đi...[và] Chúa đang chuẩn bị môt nơi ở mới và một đất mới, trong đó công lý ngự trị" )"Gaudium et Spes," Số 39), chúng ta có thể đề cập những vấn đề xã hội khẩn cấp thời đại chúng ta từ một viển ảnh thật sự Kitô hữu.
"Không hề giảm bớt quan tâm của chúng ta về việc phát triển trái đất này, sự chờ đợi một đất mới phải thúc đẩy chúng ta tiến lên, vì chính ở đây mà thân mình một xã hội mới lớn mạnh, báo trước bằng cách nào đó thế giới sẽ đến" (ibid. Số 39).
Và như vậy, muốn nên những người thợ xây dựng nền công lý thật sự, chúng ta phải nên những nguời thợ được huấn luyện qua sự tiếp xúc với Người là chính công lý: Chúa Giêsu thành Nadareth. Nơi găp gỡ này là Giáo Hội, hiện diện hùng mạnh không nơi nào khác hơn là trong các bí tích và phụng vụ của Giáo Hội. Việc cử hành tam nhật thánh, mà chúng ta sắp bước vào trong tuần tới, là sự khải hoàn của nền công lý Thiên Chúa trên những phán đoán của loài người.
Trong mầu nhiệm của Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, Thiên Chúa bị con người xét xử và bị nền công lý nhân loại kết án.
Trong Đêm Vọng Phục Sinh, ánh sáng công lý của Thiên Chúa đánh tan sự tối tăm tội lỗi và sự chết; tảng đá tại ngôi mộ (làm bằng cũng một vật liêu giống như những hòn đá trong tay những kẻ mà trong Tin Mừng hôm nay tìm cách giết Chúa Kitô) bị đẩy bật ra mãi mãi, và sự sống con người được ban cho một tương lai, đi qua bên kia những phạm trù thế giới này, mặc khải ý nghĩa thật và giá trị thật của những thực tại trần thế,
Và chúng ta là những người được rửa tội, như những con cái của một thế giới còn đương đến, trong phung vụ Vọng Phục Sinh, liếc nhìn thế giới này và thở không khí của thế giới này, nơi công lý của Thiên Chúa sẽ ở mãi mãi.
Và bấy giờ, được đổi mới và biến hình bởi những mầu nhiệm chúng ta cử hành, chúng ta có thể đi đúng trong thế giới này--như Kinh Tiền Tụng mùa Chay nói rất đẹp--" con cái Chúa xử dụng của đời chóng qua, mà gắn bó hơn với gia tài vĩnh cửu" (Kinh Tiền Tụng Mùa Chay II)