Tầm quan trọng về sứ mạng của người giáo dân

Phong trào giáo dân của Giáo Hội tùy thuộc vào sự nên thánh của từng cá nhân, và ảnh hưởng chung của tập thể lên xã hội

VATICAN CITY (CNA).- Sau Thánh Lễ ngày Chủ Nhật tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI cùng tham dự với hàng ngàn khách hành hương đang tụ tập phía dưới cửa sổ phòng đọc sách của Ngài để cùng đọc Kinh Truyền Tin. Ngài cũng đồng thời đưa ra một thách đố dành cho những cho thành viên của các phong trào giáo dân trong Giáo Hội, là hãy biết cùng nhau quy kết lại cùng với Chúa Kitô.

Đức Hồng Y Jose Saraiva Martins, CMF, tổng trưởng của Thánh Bộ Phong Thánh, đã cử hành Thánh Lễ và công bố các Chân Phước mới cho Giáo Hội là Charles de Foucauld, Maria Pia Mastena, và Maria Crocifissa Curcio.

Trước khi đọc kinh Mân Côi, Đức Thánh Cha đã nêu ra rằng: "những vị tân Chân Phước này sẽ gia nhập vào hàng ngũ các Chân Phước được tôn kính trong suốt triều đại của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị... một truyền thống vốn được nhấn mạnh đến trong suốt Công Đồng Chung Vaticăn II rằng tất cả mọi tín hữu được rửa tội đều được mời gọi để hoàn thiện lấy đời sống Kitô Giáo của riêng mình, gồm các linh mục, các nam/nữ tu sĩ dòng/triều, và toàn thể giáo dân, tùy theo từng ơn gọi cụ thể và lòng đạo đức của mình."

Đức Thánh Cha đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Công Đồng Chung Vaticăn II trong việc nhấn mạnh đến vai trò của giáo dân, vốn được Công Đồng "dành trọn một chương, và phần 4 của Tông Hiến 'Lumen Gentium'".

Đức Thánh Cha nói văn kiện này nhấn mạnh đến "ơn gọi và sứ vụ của người giáo dân, vốn được bắt rể từ Phép Rửa Tội và Phép Thêm Sức, để hướng người giáo dân biết tham gia vào các hoạt động của xã hội, để hiện thực hóa kế hoạch của Thiên Chúa ở trần gian. Các tổ phụ của Công Đồng cũng đã đồng ý chuẩn phê ra một sắc lệnh cụ thể liên quan đến tông đồ giáo dân được gọi là 'Apostolicam actuositatem.' Văn kiện này nêu ra rằng 'sự thành công của phong trào tông đồ giáo dân tùy thuộc vào việc mỗi người giáo dân biết sống hiệp thông cùng với Chúa Kitô,' hay nói cách khác, nó tùy thuộc vào sự năng động tâm linh được dưỡng nuôi bằng việc tích cực tham gia vào phụng vụ và được diễn tả bằng các Hồng Phúc của Phúc Âm. "

"Đối với người giáo dân," Đức Thánh Cha nhấn mạnh, "khả năng chuyên môn, ý thức gia đình, thái độ cởi mở và hòa đồng xã hội, vốn có tầm quan trọng rất lớn. Tuy nhiên, nếu đúng thật sự là mọi người giáo dân được mời gọi theo cách riêng để dám làm chứng bằng cuộc sống cá nhân - vốn là một điều vô cùng quý giá khi sự tự do của Giáo Hội bị xâm phạm, thì Công Đồng cứ mãi nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các tông đồ giáo dân có tổ chức để có thể tạo ra những ảnh hưởng, những thái độ và những điều kiện xã hội tốt đẹp chung nơi các tổ chức công quyền."

Đức Thánh Cha nhắc lại vị tiền nhiệm của Ngài là Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, Người đã nhận thấy việc này rất quan trọng, nên đã dành Kỳ Họp của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới vào năm 1987, để khám phá ra ơn gọi và sứ mệnh của người giáo dân trong Giáo Hội và nơi xã hội.

Đức Thánh Cha kết thúc buổi nói chuyện ngắn của Ngài bằng việc kể về Chân Phước Eurosia Fabrisin của thành Vicenza, Ý Quốc, được phong chân phước vào ngày Chủ Nhật tuần trước rằng: "Chân Phước Fabrisin là một người vợ và cũng là một người mẹ đã dám đón nhận các trẻ em mồ côi của cuộc Đại Chiến Thứ I vào nhà mình," và đó là một trong những lý do mà Giáo Hội giờ đây xem vị nữ Chân Phước này như là "một mẫu gương về đời sống Kitô Giáo trong một cảnh đời rất thường của người giáo dân."